;
Vũ trụ không phải do Thượng Đế sáng tạo
1. Số lượng thế giới trong vũ trụ theo kinh điển Phật giáo
1.1. Quan điểm dân gian và của một số tôn giáo về vũ trụ
Sự tích “Bánh chưng, bánh giày” đã rất phổ biến đối với người dân Việt Nam. Sự tích này cho thấy hàng nghìn năm qua người dân Việt Nam vẫn nghĩ “Trời tròn, Đất vuông”.
Nho giáo cũng có quan điểm về trời đất là “Thiên viên địa phương” hay “Trời tròn, đất vuông” điều này được đề cập rõ nhất trong Kinh Dịch (gồm những tác giả là Phục Hy, Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử). Nho Giáo là hệ tư tưởng ảnh hưởng rất lớn đối với chế độ Phong Kiến Việt Nam do vậy quan điểm của Kinh Dịch về trời đất cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản. Điều đó giải thích vì sao mà hầu như những người lớn tuổi (những người sinh năm 1950 đổi về trước) do ảnh hưởng bởi quan điểm phong kiến, khi khoa học chưa được phổ cập thì vẫn cho rằng trời tròn đất vuông. Ngoài sự tích bánh chưng, bánh giày tại và kinh dịch ra thì tại Việt Nam hầu như không có trường phái tác phẩm nào đề cập đến vũ trụ (nôm na là bầu trời), và bầu trời cũng không phải là đối tượng của một môn khoa học có xuất sứ từ phương đông.
Quan điểm về trái đất bầu trời của Thiên chúa giáo như sau: Trích: “Thiên Chúa phán: “Phải có những vầng sáng trên vòm trời, để phân rẽ ngày với đêm, để làm dấu chỉ xác định các đại lễ, ngày và năm. Đó sẽ là những vầng sáng trên vòm trời để chiếu soi mặt đất.” Liền có như vậy. Thiên Chúa làm ra hai vầng sáng lớn: vầng sáng lớn hơn để điều khiển ngày, vầng sáng nhỏ hơn để điều khiển đêm; Người cũng làm ra các ngôi sao. Thiên Chúa đặt các vầng sáng trên vòm trời để chiếu soi mặt đất, để điều khiển ngày và đêm, và để phân rẽ ánh sáng với bóng tối. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp. Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ tư.” [1]
1.2. Quan sát về vũ trụ theo thiên văn học và mô tả của Phật giáo về vũ trụ
Nói về vũ trụ như một lĩnh vực khoa học thì phải kể đến thuyết địa tâm, thuyết địa tâm coi Trái đất là trung tâm của Vũ Trụ, thuyết này ra đời thế kỷ thứ 6 trước công nguyên được các nhà hiền triết như được cả Aristotle và Ptolemy và nhiều nhà triết học Hy Lạp cổ đại đồng thuân [2]. Thuyết địa tâm sau đó được dần thay thế bởi thuyết nhật tâm vào thế kỷ 16, 17 và được khi lý thuyết này được Copernicus, Galileo và Kepler đưa ra và ủng hộ, nó trở thành trung tâm của một cuộc tranh cãi lớn (giữa thuyết Địa Tâm và thuyết Nhật tâm) [3].
Ngày nay theo kết quả nghiên cứu của Thiên văn học hiện đại thì Mặt Trời cũng không phải là trung tâm của. Vũ Trụ gồm hàng các siêu thiên hà, thiên hà, mỗi thiên hà lại gồm hàng tỷ ngôi sao. Mặt trời là một ngôi sao nằm trong Thiên Hà có tên là Ngân Hà.
Điều kinh ngạc cách đây hơn 2000 năm trong một số kiển điển Phật Giáo, ví dụ điển hình là kinh Nikaya, kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa đã có các mô tả về vũ trụ khá phù hợp với kết quả quan sát của thiên văn học Hiện đại. Một số ví dụ:
Trích: “Trong thế giới hải đó có thế giới vi trần số thế giới chủng. Mỗi thế giới chủng có thế giới vi trần số thế giới.” (Kinh Hoa Nghiêm, Hòa thượng Thích Trí Tịnh, trang 954)
Nếu dùng ngôn ngữ hiện đại mà mô tả thì câu trên có nghĩa là: Trong siêu thiên hà (biển thế giới) có hàng tỷ tỷ thiên hà (thế giới chủng). Mỗi thiên hà có hàng tỷ tỷ ngôi sao (thế giới). Cũng từ đoạn kinh này có thể suy ra rằng theo quan điểm của Phật Giáo thì mặt trời cũng không phải là trung tâm của Vũ Trụ. Cũng theo đoạn kinh trên cho thấy số lượng các thiên hà, ngôi sao....là không thể kể được. Trong kinh Pháp Hoa cũng đề cập đến có rất nhiều thế giới ví dụ.
“Ví như năm trăm nghìn muôn ức na do tha A tăng kỳ cõi tam thiên, đại thiên thế giới , giả sử có người nghiền làm vi trần qua phương đông, cách năm trăm nghìn muôn ức na do tha a tăng kỳ cõi nước, bèn rơi một bụi trần, đi qua phía đông như thế cho đến hết vi trần đó.” (Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phẩm Như Lai Thọ Lượng, Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch)
Sau đây là một số kết quả quan sát gần đây từ kính thiên văn Hubble của Cơ quan Hàng không và không gian Hoa Kỳ NASA. Chú ý rằng trong các bức ảnh cũng có kèm theo nguồn và ngày chụp.
(Nguồn: https://www.nasa.gov/sites/default/files/thumbnails/
image/hubble_friday_04102015.jpg)
https://www.nasa.gov/sites/default/files/thumbnails/image/potw1710a.jpg
Điều đáng chú ý là hình dạng các siêu thiên hà cũng được kinh điển Phật Giáo mô tả phù hợp với kết quả quan sát của thiên văn học hiện đại.
Theo kinh Hoa Nghiêm: “Lúc đó Phổ Hiền Bồ Tát lại bảo đại chúng rằng: “Chư Phật tử! Thế giới hải có nhiều hình tướng sai khác, hoặc tròn, hoặc vuông, hoặc chẳng phải tròn vuông, hoặc hình như nước xoáy, hoặc hình như núi, hoặc hình như cây, hình như bông, hoặc hình như cung điện, như hình chúng sanh, như hình Phật, có thế giới vi trần số hình sai khác như vậy.” (Kinh Hoa Nghiêm, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, trang 103)
Sau đây là một số kết quả quan sát gần đây từ kính thiên văn Hubble của Cơ quan Hàng không và không gian Hoa Kỳ NASA. Chú ý rằng trong các bức ảnh cũng có kèm theo nguồn và ngày chụp.
Mô tả 1: Có thế giới hải hình tròn
https://www.nasa.gov/sites/default/files/thumbnails/
image/hubble_friday_02262016.jpg
Mô tả 2: Có thế giới hải giống hình xoáy nước
https://www.nasa.gov/sites/default/files/thumbnails/
image/hubble_friday_07152016.jpg
https://www.nasa.gov/sites/default/files/thumbnails/
image/image2stscihp1726bf4000x1750.png
https://www.nasa.gov/sites/default/files/thumbnails/image/potw1726a.jpg
https://www.nasa.gov/sites/default/files/thumbnails/
image/black_seed_images_1920x1200.jpg.jpeg
Nguồn https://www.nasa.gov/sites/default/files/thumbnails/
image/stsci-h-p1702a-m2000x1455.png
Mô tả 3: Có thế giới hải giống hình bông hoa
https://www.nasa.gov/sites/default/files/thumbnails/image/potw1722a.jpg
Mô tả 4: Có thế giới hải hình như trái núi
https://www.nasa.gov/sites/default/files/thumbnails/
image/eta-carinae-hubble20thpic.jpg
https://www.nasa.gov/sites/default/files/thumbnails/image/hubblebooklettitle.png
Mô tả 5: Có những thế giới hải hình cây
https://www.nasa.gov/sites/default/files/pia17555.jpg
Hàng trăm nghìn nhà khoa học đã bỏ bao nhiêu công sức nghiên cứu trong các lĩnh Vật Lý-Thiên Văn Học, họ tạo ra hàng trăm nghìn công trình khoa học và phải đầu tư hàng trăm tỷ đô la mới cho ra được các kết quả quan sát trên. Thì khi mà cách đây hơn hai nghìn năm Phật Giáo đã không dùng bất kỳ một công cụ, cũng không dựa trên bất cứ một phương tiện, hay ăn cắp ý tưởng từ bất kỳ ai lại có được mô tả về vũ trụ chính xác đến như vậy.[5]
Tác giả: Nguyễn Văn Mạnh
Chú thích:
[1]-http://www.conggiao.org/stk-chuong-01/
[2]- https://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BA%BFt_%C4%91%E1%BB%8Ba_t%C3%A2m
[3]-https://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BA%BFt_nh%E1%BA%ADt_t%C3%A2m
[4]- https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_tr%E1%BB%A5
[5]- Hàng trăm nghìn nhà khoa học đã bỏ bao nhiêu công sức nghiên cứu trong các lĩnh Vật Lý-Thiên Văn Học để tạo ra hàng trăm nghìn công trình khoa học, cùng với sự đầu tư hàng trăm tỷ đô la mới cho ra được các kết quả quan sát trên. Thì khi mà cách đây hơn hai nghìn năm Phật Giáo đã không dùng bất kỳ một công cụ, cũng không dựa trên bất cứ một phương tiện, hay ăn cắp ý tưởng từ bất kỳ ai lại có được mô tả về vũ trụ chính xác đến như vậy.