;
Cơn mộng của Lương Gia và Nho Giáo chỉ là mộng chứ chưa phải là huyễn, hãy lắng nghe và quán bài kệ thâm diệu Lục Như trong Kinh Kim Cang dịch bởi Pháp Sư Cưu Ma La Thập.
Phật nói trong kinh Kim Cang rằng:
Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.
Dịch là
Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, như huyễn, như bọt, như bóng
Như sương, như điện chớp,
Nên quán tưởng như thế.
Cõi mộng trong bài kệ Lục Như trên là cõi-đời-mộng dưới sự quán chiếu của bậc đại giác, đại tuệ. Các Bồ Tát đạt đến cảnh giới đó bằng cách dùng như huyễn tam muội quán chiếu thế gian bằng Diệu Quán Sát Trí, bằng nội lực của thiền quán và còn đạt đến trình độ thâm huyền hơn nữa, vì quán chiếu thế gian như là huyễn mộng, sắc sắc, không không để đạt được trạng thái an lạc tâm linh.
Trong Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa có một đoạn Quan Công hiển thánh có thể được xem như là phần minh họa cho cảnh giới được mô tả trong kinh Lăng Già, theo tinh thần của bài kệ Lục Như.
Sau khi thất thủ Kinh Châu, Quan Vân Trường bị Quân Đông Ngô phục kích, bị tử trận và ngài đã vi thần. Theo tương truyền thì linh hồn Quan Công, cởi ngựa Xích Thố, tã hữu có Quan Bình và Châu Thương, đêm đêm bay phiêu diêu khắp nơi, kêu gào, “Trả đầu cho ta,” tiếng kêu như sấm rền khiến bá tánh thảy điều kinh hồn động phách. Khi đến núi Ngọc Tuyền nơi Ngài đã có duyên gặp gỡ lúc trước, Sư Phổ Tĩnh nghe và biết (quán và kiến) tiếng kêu trên không, liền bước ra khỏi am, cầm cây phất trần gõ vào cửa chùa mà hỏi “Vân Trường an tại?” Câu hỏi đơn giản đó lại giống tiếng hét của Lâm Tế, cây gậy của Đức Sơn, khiến hồn ngài sực tỉnh, liền hạ mã xuống trước am để nghe thuyết pháp và quy y cửa Phật. Câu này thường được dịch là “Vân Trường ở đâu?” mà lẽ ra nên hiểu là “Vân Trường có chăng?” nghĩa là “Vân Trường có thực sự tồn tại chăng?” mới đúng tinh thần của Sư Phổ Tĩnh muốn điểm hóa cho vị danh tướng huyền thoại này.
Thật ra câu chuyện không đơn giản như vậy, sau khi nghe Quan Công từ lưng trời đòi “Trả đầu cho ta.” Thì Sư Phổ Tĩnh gọi, “Vân Trường ngươi ở đâu?” Quan Vân Trường, “Sư phụ ơi, ta đi khắp nơi kiếm cái thủ cấp mình mà không thấy. Xin sư phụ chỉ đường cho.” Sư Phổ Tĩnh , “Lúc trước Tướng Quân chém biết bao nhiêu thủ cấp; có ai đòi lại đâu mà bây giờ lại đi đòi cái thủ cấp của mình?” Vì câu hỏi đó mà Quan Công đã tức khắc Giác thành Thần, và sau đó tu và Ngộ thành Thánh? Phàm phu tin đồn như vậy!
Nhà phê bình Mao Tôn Cương cho rằng chỉ một câu đó của Sư Phổ Tĩnh cũng bao hàm cả diệu nghĩa của cuốn kinh Kim Cương. Nhận xét đó quả vô cùng sâu sắc. Chính tại sát na thù thắng mà vị danh tướng đó nhận ra diệu nghĩa của chữ Mộng, chữ Không, và tạo được sự chuyển ý trong tâm thức. Lúc đó, ắt hẳn anh hồn Vân Trường hoang mang trước cảnh tượng tất cả đều đột nhiên biến mất, cũng hoang mang trước câu hỏi, “Vân Trường an tại?” Đó là một công án giúp Quan Công hoát nhiên đốn ngộ - “Quan Công anh hồn đốn ngộ.” Chuyện thành bại thị phi đáo cùng cũng chỉ là hư không mộng ảo. Kinh Châu chỉ là mộng. Thục cũng chỉ là mộng. Ngụy hay Ngô cũng chỉ là mộng. Tham vọng tranh bá đồ vương cũng chỉ là mộng. Mà cả đến bản thân của Vân Trường cũng là mộng nốt. Vân Trường an tại? Có nghĩa là “Nhất thiết Ngụy Ngô Thục, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện, ưng tác như thị quán.” Bởi vậy, sau khi nghe Sư Phổ Tĩnh thuyết pháp, Quan Công mới đại ngộ rồi cúi đầu làm lễ quy y mà đi - “mang nhiên đại ngộ, khể thủ quy y nhi khứ” (Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, hồi 77.)
Ngủ Tổ nói, “Người kiến tánh ngay lời nói phải thấy, nếu như người này dù khi múa đao giữa trận cũng thấy được tánh.” Quan Vân Trường lúc còn là tướng Thục Hán giữa trận múa đao chém tướng, công thành, vạn cốt khô. Vì chưa quy theo Phật Pháp cho nên chưa kiến tánh, cho đến khi chết, hồn phiêu du vô định không biết chỗ nào mà trụ, mà đi. Cho đến khi được Sư Phỗ Tĩnh khai ngộ, thuyết pháp, mới đốn ngộ quy y tam bão.
Thật ra Quan Công đã có duyên phận với Sư Phỗ Tĩnh từ trước. Quan Công cũng đã sẳn có căn tu từ tiền kiếp, dù trong kiếp này làm tướng, theo phò Lưu Bị, xông pha trận mạc, công thành, chém giết không chùn tay nhưng chưa kiến tánh giữa trận tiền. Sau khi tử trận, hồn lìa khỏi xác và nhất là khi nghe câu: Vân Trường ngã sở ở đâu, trụ ở đâu, an tại đâu? Ngài đột nhiên đốn ngộ, mới quán được Vân Trường là không (vô ngã, no-self,) ưng vô sở, an vô trụ. Trã đầu cho Ta (self) mà Ta không có (no-self,) thân ngũ uẩn giai không, thì đầu có không? Trong sátna đó, Quan Công đốn ngộ được câu“độ nhất thiết khổ ách”chêm vào trong Bát Nhã Tâm Kinh của Đường Tam Tạng.
Trong Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, đoạn văn tả lại cảnh trên chỉ ngắn ngủi có vài dòng nhưng đó mới chính là chỗ mà ngọn bút của La Quán Trung đã đạt đến mức “đăng phong tháo cực, lô hỏa thuần thanh,” giúp người đọc liên hệ đến bài kệ Lục Như.
Quan công hiển thánh ở núi Ngọc Tuyền
Trong lịch sử nhân loại, có nhửng anh hùng vô danh đã vị quốc vong thân hay những tướng quân, ‘sinh vi tướng, tử vi thần,’ chẳng hạng như Tướng Nguyễn Viết Thanh và sau này, 30-4-1975, là Tướng Nguyễn Khoa Nam đã vị quốc vong thân cho miền Nam Việt Nam. Tướng Nguyễn Viết Thanh và Tướng Nguyễn Khoa Nam khi còn cầm quân cùng các quân sĩ đánh nhau với VC, các ngài đã ăn chay, sùng đạo Phật. Họ vừa công thành, vạn cốt khô, vừa giữa trận tiền múa súng, sát phạt mà vừa kiến được tánh? Họ phải là những thánh nhân, Bồ Tát nguyện đầu thai vào trong những hoàn cảnh thử thách đặc biệt, mà những kẻ phàm phu tục tử như chúng ta không có thể hiễu để mà giải thích các trường hợp hy sinh, tử trận, tuẫn tiết vì dân vì nước của họ được.
‘Kiến tánh giữa trận tiền’ không phải là chuyện dễ dàng để làm và mấy ai có thể đạt được ngoại trừ Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Phật Hoàng đã kiến tánh giữa trận tiền trong lúc cùng quân dân, tướng sĩ giết giặc Mông Cổ xâm lăng cứu nước. Ngài không thấy câu, hay cần câu “độ nhất thiết khổ ách” để tự hết khổ. Những bật Bồ Tát này quý trọng sanh mạng, sự sống của chúng sinh nặng như núi Thái Sơn nhưng cũng xem cái tử vong giữa chiến trường hay trên giường bệnh nhẹ tựa lông hồng. Họ ngộ đã được cái chân lý sống ở thác về mà cửa tử vong là phương tiện (mechanism, time machine) để về.
Trần Huyền Trang thêm vào 5 chữ Tàu này cùng với 255 chữ của Bát Nhã Tâm Kinh trở thành câu kinh ngắn gọn tổng cọng 260 chữ Hán. Ngài đã ngấm ngầm gói ghém một công án đầy viên diệu dành riêng cho những kẻ phàm phu, với đầu óc thiển cận, còn vô minh, hiểu lầm phương tiện khổ ách là cứu cánh của Phật Giáo để thỏa mãn lòng ích kỷ của chính riêng mình.
Ngài là học trò của Đại Dược Vương (Phật Thích Ca) cho thuốc bệnh với lời khuyên tâm lý cho những kẻ phàm phu: Thuốc này trị bá bệnh! Đức Thế Tôn đã đích thân chứng nghiệm và cho phép (approved.)
Nhưng Bồ Tát vô nhiễm! Các Ngài đã giác ngộ, miễn dịch, không nhiễm bệnh dịch khổ đau để cần thuốc cứu khổ.
Hay cùng một lời khuyên cho những kẻ mê tín ngưỡng: Những câu mật chú này có uy lực vô biên cầu gì được nấy.
Cái lời khuyên này không áp dụng cho bồ tát vì Bồ Tát vô cầu!
“Cố tri Bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.
Nên biết Bát nhã ba la mật đa là thần chú lớn, là chú minh lớn, là chú vô thượng, là chú không chi sánh bằng, trừ được tất cả khổ ách, chắc thật không dối.
Chú là dịch chữ mạn trà (mantra) trong tiếng Phạn. Theo nghĩa hẹp, mạn trà là những lời cầu đảo, nghĩa rất bí hiểm khi đọc lên, có tác dụng biến hóa ra các hiện tượng thiên nhiên, cả lành lẫn dữ. Theo nghĩa rộng, và đích thực của nó, mạn trà là cái gây cho ta suy nghĩ, có công năng nắm giữ tóm thâu mọi nghĩa lý, làm tiền đề cho việc tham khảo của ta, từ đó, đẻ ra mọi công đức, mọi diệu dụng. Trong nghĩa này, mạn trà thuộc một trong bốn thứ đà la ni, tức: pháp đà la ni, nghĩa đà la ni, nhân đà la ni và chú đà la ni. Chữ chú trong bài kinh này thuộc loại chú đà la ni.”
Cả hai phương thuốc ảo trên cũng chỉ cùng một mục đích nhưng khác phương tiện chữa bệnh tâm lý, Phật nói hay Ma nói thôi. Phần còn lại của hành giả là ‘tục diệm truyền đăng’ trí tuệ từ Đức Thế Tôn mà tự mình đi đêm - gặp Phật giết Phật; gặp Ma giết Ma.
Phật internet tuyên bố: Như Lai không tranh luận với đời, chỉ có đời tự tranh luận với...đời. Những gì các thiện tri thức y kinh giải đúng nghĩa, Như Lai ‘tâm chứng’ (approve.)
Người bình dân nói: ‘Kinh không được thêm một chữ;’ Chú không được bớt một ‘âm’ cũng nên hiểu phiến diện chứ đừng quá cuồn tín như những tôn giáo thờ thánh kinh vì Phật Kinh không phải là thánh kinh mật khải bất khả bác. Uống thuốc trị bệnh không không được gia giảm mà phải theo đúng lời dặn (toa) của bác sĩ nhưng bác sĩ có thể gia giảm ‘đô’ thuốc hay đổi thuốc nếu không hiệu nghiệm vì bác sĩ cũng là người, thỉnh thoảng cũng sai lầm chết người. Cho nên có lúc thêm một chữ Có hay Không làm thay đổi hoàn toàn ý kinh, oan cho tam thế Phật nhưng có lúc thêm 5 chữ ‘độ nhất thiết khổ ách’ nó có chút mùi Chinese Food ngon hơn Cà ri Ấn Độ? Rồi thì ‘vượt qua mọi khổ ách’ và Cố thuyết Bát nhã ba la mật đa chú, thuyết chú viết: ‘Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề. Tát bà ha.’ Hình như tượng hình nước mắm, và tượng thanh tiếng Nôm hay tiếng Quốc Ngữ? Tam sao thất bổn hay y ý bất y ngữ?
Bát Nhã Tâm Kinh, Diamond Sutra, Perfection of Wisdom (Prajñāpāramitā,) The long version of the Sanskrit Heart Sutra is a prose text of some 280 words. In the Chinese version of the short text attributed to Xuanzang (T251), it has 260 Chinese characters. In English it is composed of sixteen sentences, là kinh Phật ‘gián tiếp’ giảng chỉ dành riêng cho những bật bồ tát đã giác ngộ.
“Quán tự tại bồ tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Bồ tát Quán tự tại khi hành trì bát nhã ba la mật đa sâu xa, soi thấy năm uẩn đều không, [tự động] vượt qua tất cả khổ ách.”
‘Vượt [được] qua tất cả khổ ách’ có thể không tự động ‘soi thấy năm uẩn đều không’ nhưng không quán tự tại để soi thấy năm uẩn là vô thường, là như ảo thì khó mà ‘Vượt qua tất cả khổ ách.’ Đó là diệu ý của ngón tay chỉ mặt trăng.
Cho nên, Tổ nói: Y kinh giảng nghĩa, tam thế Phật oan. Ly kinh nhất tự tức đồng Ma thuyết là ý như vậy.
Hòa Thượng Thích Trí Thủ viết: Đoạn văn mở đầu này trực tiếp hiển thị cái thực chất vô ngã rốt ráo và trọn vẹn ở nơi mỗi chúng sanh (hay nói theo nghĩa hẹp, ở nơi mỗi con người) mà thánh trí của Bồ Tát chứng đắc khi hành trì Bát nhã ba la mật đa sâu xa, và nhờ đó giải thoát tất cả khổ ách.
Lời mở đầu này bao hàm tất cả nội dung của giáo nghĩa Bát nhã. Trọn phần chánh tôn kế tiếp về sau, chỉ làm công việc quảng diễn nội dung này về hai mặt triết học và đạo học mà thôi. Ta có thể nói rằng, nếu lời Tâm kinh Bát nhã gồm 260 chữ này là tinh yếu của hệ thống Đại Bát nhã dày 720 quyển, thì đoạn mở đầu gồm có 25 chữ này lại thêm một lần nữa cô súc tinh yếu của bài Tâm kinh. Phần ròng của giáo nghĩa Bát nhã được kết tinh trong lời mở đầu này.
Phạm Đình Nhân (Pháp danh Chánh Tuệ Định) tóm gọn: Ý nghĩa thâm diệu Bát Nhã Tâm kinh, cần phải đề cập đến mấy luận điểm cơ bản như lý thuyết duyên sinh, vô ngã, vô thường, tính không, lý thuyết bát bất, văn tự bát nhã, phép quán chiếu bát nhã, lý luận phủ định và khẳng định.
Nếu tôi nhớ không lầm thì khi Đức Phật Thích Ca giảng kinh này ở núi Linh Thướu có tới 5000 thượng mạn tăng đứng dậy bỏ đi vì không đúng với ý mà họ muốn tới nghe. Cũng như đa số chúng ta, những kẻ tục tử, phàm phu thượng mạn với lòng ích kỷ đầy tham sân si chỉ muốn nghe và biết cái “độ nhất thiết khố ách” đó thôi. Vì nếu, tụng mớ kinh Bát Nhã dày cộm mà không có độ được hết tất cả khổ nạn thì ích lợi gì để tụng vừa mất thời giờ vừa khổ thân? Thuốc đắng mà không giã bệnh thì cho bệnh nhân uống có ích lợi gì? Thoáng nghe qua có vẽ rất chí lý và rất là logic tuy thấy vậy chứ không phải vậy. Đó là lý do chúng ta không thấy 5 chữ “Độ nhất thiết khổ ách” trong tự kinh, nguyên thủy (original) bằng tiếng Phạn.
Cái 5 chữ ‘Độ nhất thiết khổ ách’ này tương tự như cái ý niệm của cái vòng Kim Cô trên đầu Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Khi tới Tây Phương cực lạc rồi thì nó tự động biến mất nhưng Tôn Ngộ Không vẫn chưa hoàn toàn đại ngộ, chưa quán tự tại, nên nhờ Phật Bà Quan Âm thâu hồi cái vòng kềm tỏa cái Ngã của mình. Cho nên, khi đã đạt được ‘chiếu kiến ngũ uẩn giai không’ thì ‘độ nhất thuyết khổ ách’ không cần thiết để bồ tát, kẻ giác ngộ quan tâm, sở trụ.
Tóm lại, tất cả chỉ là vô thường, khi có khi không như ảo mộng chứ không phải là tự tánh, bất sinh bất diệt.
Nhà thơ Tô Đông Pha, khi được một sư trụ trì ở chùa Cát Tường xin đặt tên cho một căn gác, đã làm bài thơ Cát Tường tự tăng cầu các danh như sau:
Quá nhãn vinh khô điện dữ phong
Cửu trường na đắc tự hoa hồng
Thượng nhân yến tọa Quán Không các
Quán sắc quán không, sắc tức không.
Tạm dịch: Chuyện thịnh suy thành bại lướt qua trước mắt nhanh như tia điện chớp hoặc như ngọn gió bay. Sự lâu bền của nó chẳng được như màu hồng của đóa hoa. Bậc thượng nhân ngồi yên lặng trên căn gác quán Không; quán tưởng Sắc, quán tưởng Không rồi ngộ ra rằng Sắc chính là Không.
Kinh Kim Cang dạy chúng ta quán chiếu thế gian bằng tinh thần của bài kệ Lục Như là để “Nhậm vận thịnh suy vô bố úy” như Thiền sư Vạn Hạnh viết, và để đạt đến cảnh giới “vô hữu khủng bố, viễn ly điên đão, mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn” của Trí Tuệ Bát Nhã. Phần này có thể được coi là quan trọng nhất trong kinh. Lục Tổ giảng về pháp Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa (Maha Prajna Paramita,) có nghĩa là đại trí huệ đến bờ bên kia. Pháp tu này đạt thẳng mục đích của Thiền là Kiến Tánh Thành Phật. Tất cả chúng sinh, từ người ngu đến kẻ trí đều có Phật Tánh như nhau. Có khác nhau chăng chỉ là kẻ mê, người ngộ. Vì vậy nên Lục Tổ chỉ rõ thêm, "Phàm phu tức Phật, phiền não tức Bồ đề; niệm trước mê tức phàm phu, niệm sau ngộ tức Phật. Niệm trước chấp cảnh tức phiền não, niệm sau lìa cảnh tức Bồ đề." Thế nào là mê, mê đây là không thấy được tự tánh của mình. "Bản tánh là Phật, lìa tánh chẳng có Phật ... Trí Bát Nhã đều từ bản tánh mà sanh, chẳng phải từ bên ngoài vào, không nên lầm với ý thức." Tất cả muôn pháp đều ở trong tự tánh của con người hoặc nói cách khác là tự tánh bao hàm muôn pháp, vô sanh vô diệt.
Y kinh giải nghĩa như vậy nhưng tôi vẫn còn đại nghi sợ tam thế Phật oan - Tại sao chỉ có con người nhỏ bé trong vũ trụ bao la mới có tự tánh Phật? Lượng tử có Phật Tánh không? Vũ trụ có Phật Tánh không? Nếu câu trả lời là không thì tại sao chỉ có con người, quá nhỏ bé, không đáng kể như những vi trần trong vũ trụ vô lượng, vô cực mới có Phật Tánh? Mà nếu câu trả lời là có thì tại sao những lượng tử này chui vào trong vũ trụ và tại sao vũ trụ chứa những lượng tử trong khi kinh viết tự tánh đã bao hàm muôn pháp thì cần gì phải chứa (sở) phải đựng (trụ)hay chui vào chui ra nữa?
“Biết vậy nhưng vẫn cố phạm!” Ai cố phạm? Câu trã lời này của tiền nhân hình như hơi gượng gạo không hoàn toàn ổn thoả cho suy tư của chúng ta trong thời hiện đại thay vì thành tâm thú thật là ‘Ngộ hổng piết!’ Hay, ly kinh nhất tự: Ohm!
Phật nói: Người phỉ báng Như Lai là người giảng kinh sai lại khẳng định là đúng; nghe kinh đúng lại phủ nhận là sai. Người không phỉ báng Như Lai là người thấy kinh nói đúng thì công nhận đúng; nghe kinh nói sai thì nói là sai.
Sai nói đúng,
Đúng nói sai.
*
Đúng nói đúng,
Sai nói sai.
*
Sai biết sai,
Đúng biết đúng.
*
Sai không sai,
Đúng không đúng.
*
Đúng là sai,
Sai là đúng.
*
Oan cho Phật,
Tội cho Ma.
(Lê Huy Trứ)
‘Phỏng’ theo Vô Tự Kinh, Tác Giả Lê Huy Trứ
Happy New Year!
1/01/2016