;
Như cách đây vài ngày, trang Phật học đời sống thường nhật, bị cộng đồng mạng Tăng Ni và Phật tử lên tiếng phản đối vì chia sẻ thông điệp cứu rỗi của Thượng đế, cũng như cổ vũ Ăn chay- kiêng thịt của linh mục Ngọc Bảo, xen kẻ với các thông tin Phật giáo. Chắc chắn chủ bài viết là ngoại đạo núp bóng Phật giáo, để công phá đạo Phật. Vì Phật tử chẳng ai chia sẻ những thông tin trái đạo lý như vậy.
Hơn nữa, phải chăng đây là một chiến lược thật sự, khi các tín hữu Ki Tô giáo muốn nắm giữ truyền thông mạng, bằng cách thành lập các trang đại diện cho các địa phương huyện, tỉnh hay các trang tin của một số tổ chức trường đại học, nhằm truyền giáo và lan toả các ngày lễ ngoại lai. Vì với cách làm như thế, được sự quan tâm chia sẻ của cộng đồng, khi hướng về quê hương đất nước.
Tất nhiên, trang Dòng Máu Lạc Hồng cũng đánh vào lòng tự tôn dân tộc, để xuyên tạc đạo Phật. Với nội dung chúa, Phật đều kính và sau đó quay lưng lại với chùa do vài vấn đề báo chí giựt tít, cũng đủ nói lên trình độ ấu trĩ và ác tâm của ngòi bút vong bản.
Tác giả cho rằng những người Việt đi chùa là u mê cuồng tín, tự cho mình là SÁNG SUỐT, thì đã quá tự đại. Lão Tử nói: "Thượng đức bất đức” (Đạo Đức Kinh). Trong khi, từ Lý Nam Đế là vị vua đầu tiên của nước ta mở ra triều đại Vạn Xuân độc lập với sự đô hộ của phương Bắc, là người Phật tử được thiền sư nuôi dạy.
Trước đó, từ thời vua Hùng, đã có Chử Đồng Tử là một trong tứ bất tử của Việt Nam quy y Phật, trở thành người Phật tử đầu tiên sau khi thọ giáo với ngài thiền sư Phật Quang. Trải qua bao biến thiên thăng trầm của lịch sử, đạo Phật luôn đóng vai trò dẫn đạo dân tộc tự lực, tự cường, làm thăng hoa nền văn hoá lúa nước, thoát khỏi nô lệ ngoại bang mới dẫn đạo tinh thần dân tộc, mà trong bất kì triều đại, thời cuộc nào đạo Phật vẫn khiêm cung hoàn thành sứ mệnh lịch sử đạo pháp và dân tộc, mãi cho đến ngày nay. Ngay cả Bác Hồ cũng từng đi chùa lễ Phật, cùng căn dặn hậu lai giữ gìn ngôi chùa cổ Tây Phương. Phải chăng, tác giả đang quy chụp tiền nhân, không những vậy, mà cả tổ tiên của dân tộc Việt?
Đạo Phật đã du nhập trực tiếp vào nước ta từ rất sớm, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng vào thế kỷ 3 - 2 TCN. Tuy nhiên, ngay hang Bi Ký tại động Phong Nha, Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình đến nay còn chứng tích ghi tên đệ tử ngài Xá Lợi Phất, cũng là điều đáng lưu tâm.
Do đó, rất nhiều giai thoại dân gian Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của Phật giáo như tích Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, thầy bói xem voi... đều tương ưng với kinh Hiền Ngu và trích xuất trong hệ A Hàm. Ngay cả những tập tục dựng cây Nêu ngày tết, thờ cúng ông bà đều liên hệ với Phật giáo.
Không chỉ Nho giáo mới chú trọng đạo hiếu mà Phật giáo còn đề cao hạnh hiếu xuất thế gian. Nâng chữ hiếu lên làm tâm giới của chư Phật (Kinh Phạm Võng), cho nên, có thể nói, tục thờ cúng ông bà được duy trì và phát triển đến nay nhờ quan niệm tứ trọng ân của Phật giáo. Có tín niệm thờ cúng ông bà, tổ tiên, người có công với đất nước đều là tín đồ Phật giáo. Chỉ có hạng vong ơn tiên tổ mới bỏ bình hương bát nước của ông cha và lượm lại chỉ nhằm phục vụ cho việc truyền giáo.
Tuy nhiên, nếu chỉ là tín đồ Phật giáo thì chỉ dừng lại ở Phật giáo đại chúng. Tức người đó, chưa đi sâu vào tìm hiểu Phật giáo và hành trì, để trở thành người Phật tử chân chánh, thông qua Phật giáo giác ngộ thực tiễn. Tức là chỉ cưỡi ngựa xem hoa nên bài viết rất mơ hồ. Quy chụp chư tăng giờ đi tu để trục lợi.
Xin thưa, nhắc lại vụ Dương Ngọc Dũng cho tác giả Trần Tân được rõ. Phật giáo có thể nhờ cơ quan chức năng điều tra và khởi kiện. Nghĩa là tác giả và trang Dòng Máu Lạc Hồng phải chịu trách nhiệm về sự phát ngôn của mình. Tại sao phải bắt nhà sư khổ hạnh? Luật nào bắt nhà sư phải ăn chay? Mặc áo vàng thô truyền thống? Đi chân đất? Uống nước vối? Chưa kể trong thập nguyện Phổ Hiền có dạy:“Tuỳ thời học Phật” và “hằng thuận chúng sanh”. Nên Phật giáo mới chia ra làm Phật giáo bộ phái, Phật giáo đại thừa và Phật giáo Kim Cang Thừa.
Đúng giới Luật, chỉ có quý thầy thọ Bồ Tát giới theo Kinh Phạm Võng của Đại Thừa mới ăn chay, riêng các vị thọ thanh văn giới, đức Phật chỉ cấm sát sanh và được quyền dùng tam tịnh nhục, hay ngũ tịnh nhục.
Ngay cả các truyền thống Phật giáo Đại Thừa như Tây Tạng, Mông Cổ, Nhật Bản.v.v..., đều không nhất thiết phải ăn chay, do hoàn cảnh địa lý, tập tục văn hoá và truyền bản giới Bồ tát sai biệt. Cho nên ăn chay là đặc sắc của Phật giáo Đại Thừa, để phát triển lòng từ bi, nhưng đó không phải là căn bản của sự tu tập, đủ để thanh tịnh thân, ngữ, ý mà tựu trung của các truyền thống Phật giáo là thực hành giới, định, tuệ, để hướng đến viễn ly ác pháp, lợi ích hữu tình và tịch tĩnh niết bàn.
Khổ hạnh tức 12 hạnh đầu đà không phải là quy định bắt buộc của Phật giáo, mà đó là nguyện lực cá nhân, Đức Phật chỉ dạy thiểu dục tri túc. Xin hỏi ông hiểu gì về Phật giáo Việt Nam? Chư tăng chỉ được mặc màu hoại sắc, trước đây truyền thống của Phật giáo Việt Nam là màu đà (nâu sòng), về sau do Hoà thượng Tố Liên, đi dự Đại hội Phật giáo Thế giới 1950, mới đem màu Y vàng về Việt Nam cho hội nhập. Hơn nữa, màu vàng là màu chánh sắc của Việt Nam, hoại sắc của Ấn Độ, nên tuỳ theo phong hoá địa phương mà có sự thay đổi khác nhau cho phù hợp. Tuy nhiên, sở dĩ Chư tăng Việt Nam, Trung Hoa được dùng màu vàng, đều do sự đặc ân kính trọng của nhà vua.
Truyền thống mặc tía y (Y gấm) cũng nhân đây mà ra. Thử hỏi tác giả nghiên cứu Phật giáo đến đâu mà bảo Chư tăng phải uống nước vối? Trang nào? Chương nào? Luật nào? Hay chỉ là chấp vào văn hoá địa phương? Đó là sự ấu trĩ tri thức, cạn cợt tư duy và thiếu căn cứ. Nhà sư cũng là công dân, nên có quyền làm những gì không trái với luật pháp quy định. Tác giả viết:
“Mà thay vào đó là những khuôn mặt láng mượt phồn thực, những bộ quần áo lụa sang trọng màu mỡ gà hay màu thâm máu đỉa, dép da hàng hiệu, đồng hồ Rolex, điện thoại Vertu, xe Camry bạc tỷ”; thì có can hệ gì?
Còn vơ đũa: “những bữa tiệc xa hoa rượu thịt, đặc biệt có khi còn trai gái trong chùa, cả gái tự cấp và bên ngoài đưa vô.” Thì sư đó là sư nào? Nếu không có bằng chứng cụ thể, thì đó là vu khống các tổ chức Phật giáo Việt Nam và thế giới.
Còn “nghe nói”, tức là phỏng đoán. Vậy mà dám kết luận:
“Nghe nói tất cả những chùa chiền có giá trị tâm linh cao như Bái Đính, Chùa Hương, Trúc Lâm Yên Tử... đều được giao cho các doanh nghiệp đại gia, có bảo kê của ai đó, nâng cấp mở rộng thành những "khu du lịch tâm linh", thực ra là những cỗ máy in tiền nuôi lũ đội lốt đầu trọc và quan chức đứng sau.
Chùa Bái Đính cổ kính biến thành "Công ty TNHH Chùa Bái Đính" hoành tráng gần ngàn ha, giá trị hàng ngàn tỷ đồng. Công ty mà chẳng sản xuất kinh doanh gì ngoài sự u mê của bá tánh, không một nhà máy nào hiệu quả bằng...” “Yên Tử thì lập BOT thu tiền bá tánh có công an gác cửa. Phúc Khánh nổi tiếng với "dịch vụ" cúng sao giải hạn 200.000”...
Chùa Hương thì biến thành nơi kinh doanh ô trọc với quán thịt cầy, thịt rừng trên đường vào, có cả thịt mèo giả "cầy hương"...
Với chùa như thế thì hỏi tôi có nên đến chùa nữa không?
Câu trả lời rằng không.” Tôi chính thức quay lưng với chùa.
Đó là dã tâm của người viết!
Ngay thời Phật tại thế, Tịnh xá Trúc Lâm do Vua Tần Bà Sa Vương xây cất; Tịnh xá Kỳ Viên do Trưởng giả Cấp Cô Độc chủ trương; nghĩa là chính quyền và thương gia hộ trì Tam bảo vốn dĩ là truyền thống tốt đẹp trong Phật giáo, là điều may mắn cho dân tộc, khi lòng người hướng thiện tại sao lại xuyên tạc? Hay Phật giáo được ủng hộ phát triển lại trở thành cái gai trong mắt ngoại đạo?
Những tin Toà giám Mục Sài Gòn quy định dâng lễ 250.000 VNĐ; Vatican bỏ tiền bồi thường cho các nạn nhân của các Linh Mục dâm ô; Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi rộng ngót 50 mẫu...sao chẳng nghe tác giả đề cập? Trong khi đó là những tin kiểm chứng được hơn là nghe nói. Ai làm ma quỷ khuấy động Phật môn nếu không phải là tác giả?
Trần Tân viết:
“Đến để mang những đồng tiền hiếm hôi mồ hôi nước mắt đi nuôi lũ gian manh lợi dụng kiếm ăn trên đầu bá tánh ư? Không, không đời nào!”
Xin thưa, đạo Phật là đạo nhân quả, người đến chùa, cúng dường không phải vì nuôi ai cả, mà chính là họ tự vun trồng cội phúc cho mình. Còn người thọ dụng, kinh nói như cục đá mài dao. Họ càng cúng, họ càng có phước; riêng người nhận chịu giảm phước nếu không lo tu. Đó chỉ là răn dạy tự sách tấn, chứ chư tăng là ruộng phước điền, thì làm sao bị tổn thất gieo hạt giống lành? Chẳng qua muốn đánh vào lòng tin của dư luận, tổn hại kinh tế Phật giáo, tê liệt các hoạt động Phật sự.
Đành rằng “tấm áo không làm nên thầy tu”(Ngạn Ngữ Pháp), như chuyện 300 linh mục Mỹ bị cáo buộc xâm hại tình dục 1000 trẻ em. (https://news.zing.vn/300-linh-muc-my-bi-cao-buoc-xam-hai-tinh-duc-hon-1000-tre-em-post868916.html), thì không một tổ chức tôn giáo nào tránh khỏi sai phạm, vì đó là tổ chức thế tục.
Tuy nhiên, đạo Phật là đạo xuất thế, nên bất kì nhà sư nào cũng nhờ vào manh áo. Nếu nói “vái cái áo cà sa, tức là vái Phật, không phải vái sư”, thì vô lý “vì đạo Phật là sự lý viên dung”. Còn thấy người khác “ô uế” là do tâm mình ô uế”. Nên không vái chư tăng, chẳng qua lòng ngã nhân chưa trừ, nếu mình khiêm cung kính người, thực chất chỉ được chứ không mất. Vì đức mình tăng trưởng.
Bằng y đó mà lý luận Phật trong tâm là sai lầm. Nếu tâm trong sáng, thiện lương sao vạch lá tìm sâu. Lục Tổ dạy “Thấy lỗi của người, tâm mình lỗi trước”. Còn kêu không tham, không cần sám hối, thì có lẽ đã thành thánh hiền. Không có thánh hiền nào, quay lưng lại với tổ tiên, truyền thống văn hoá của dân tộc, kích động mọi người vong bản.
Nên dù tác giả có đến chùa cũng không thể bước vào cửa không học đạo. Chỉ đáng thương hơn đáng trách. Đó là kẻ quay lưng với chính trí tuệ tự thân, chứ đâu có gì tốt đẹp. Bằng là người học đạo nghiêm túc, biết thế nào là châu ngọc để gìn giữ. Nếu định nghĩa bản thể của Tăng là thanh tịnh và hoà hợp.
Tăng đoàn là bốn vị Tỳ kheo thanh tịnh trở lên. Thì bất kỳ cá nhân nào phi phạm hạnh cũng không thể ảnh hưởng đến Tăng bảo. Do đó, nhân danh lầm lỗi của vài cá nhân trong tăng chúng, để phỉ báng Tam bảo là bôi nhọ tăng đoàn là thiếu kiến thức, sở học không am tường và kém cỏi. Đó là lý do tại sao Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng phải xin lỗi Phật giáo, mà Trần Tân vẫn nông cạn theo lối ném đá giấu tay.
Xin thưa, lấy bùn ném người, tay mình bẩn trước. Đó không chỉ là ngòi bút quay lưng với chùa, mà còn là ngòi bút rẻ tiền trí trá. Tự đào hố chôn mình & những ai kém cỏi về tri thức Phật giáo.
Quảng Tịnh Cư Sỹ
Nên quay lưng với BOT chùa thôi, như Bái Đính, Tam Chúc và một số chùa có nhà sư cùng lợi ích nhóm, hoặc với chùa mà sư phỉ báng chính pháp, phỉ báng pháp môn Niệm Phật như ông Nhật Từ hay sư không giữ giới còn với chùa mà các thầy giữ giới thanh tịnh, hoằng dương Phật pháp thì hãy gần gũi để nghe chia sẻ Phật pháp, không nên quay mặt các bạn à.
Ngô Trọng Hiệp
Bài viết phản biện rất nhẹ nhàng ko tổ vẻ hằn học với cái sai của bài "tôi quay lưng..." bởi kiến thức rộng và nhiều nên đủ lý lẽ để phản bác những cái sai của bài viết trước! Song ko có lửa làm sao có khối vậy người viết bài này cũng phải nên thấy rằng:trong quan trường đến những vị như thủ tướng, úc bct cũng biến thành những con sâu, vậy thì trong giới Phật cũng đã có những con sâu, thậm chí sâu tô,làm rầu nồi canh và cũng phải tìm cách loại bỏ chúng như trong xã hội người thường đang làm! Na mô a di đà Phật!
Thích Huệ Vinh
Bài viết rất Chí Lý - Biện Chứng Minh Triết - có sức thuyết phục Làm Vững Chải cho Tín Đồ Đạo Phật Lợi lạc cho Tam Bảo Đạo Pháp Dân Tộc cho Đất Nước . Có sức Cảnh giác Tự Phản Kỷ lại Chính Mình và Trang bị Lý lẽ Chánh tín để Những Người Con Phật vững vàng Tu Học Chánh Pháp Phát triển Đạo Pháp Góp phần Lợi Lạc Xã Hội Quần Sinh . Trân Trọng
Trung Nguyen
Thời mạt pháp này nhờ những bài viết như thế này, xin cám ơn giả bài viết này. Thật hoan hỷ !
Thích Trả lời 2/2/2023 8:15:32 PM