Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video

Cải đạo trong trường học là hoạt động có tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ

Tác giả Minh Thạnh
07:37 | 07/01/2016 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Ở phía Phật giáo chúng ta, ngay cả trong thời kỳ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, dường như cũng chưa hề có một bức thư gửi giáo chức như vậy. Việc so sánh này cho thấy mức độ quan tâm của 2 tôn giáo rất khác nhau đối với lãnh vực giáo dục.

Liệu có hoạt động cải đạo trong trường học ?
Nói về một Diemist chống phá Đạo Phật trên Facebook
Phật giáo Việt Nam trong cục diện tôn giáo biến chuyển từng ngày

1. Mã hóa, ngụy trang việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành cải đạo trong trường học

Trong bài “Giáo viên nói về cải đạo trong trường học”, người bạn giáo viên trả lời phỏng vấn nói rằng chưa đọc được văn bản nào tổ chức, chỉ đạo, điều hành hoạt động cải đạo trong trường học, chỉ thấy việc thường xuyên kêu gọi tín đồ truyền giáo trong mọi hoàn cảnh, mà giáo dục với đông đảo học sinh là môi trường tốt cho hoạt động cải đạo.

Cần phải thấy rằng, cải đạo trong trường học là một hoạt động vi phạm pháp luật, va chạm với Phật giáo, Vì vậy, việc tổ chức, điều hành, chỉ đạo hoạt động cải đạo phải kín đáo, tế nhị. Như thế, người ta phải mã hóa. Việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành hoạt động cải đạo trong trường học phải được ngụy trang kỹ lưỡng.

Không khó khăn lắm để tìm những tài liệu sách vỡ mã hóa như vậy.

Dưới đây xin giới thiệu một văn bản như thế mới ra gần đây. Đó là “Thư gởi anh chị em giáo chức Công giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11-2015” của Giám mục Đinh Đức Đạo, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo Hội đồng Giám mục Việt Nam, đăng trên Báo Công giáo và Dân tộc, số 2033, tuần lễ từ 20/11 đến 26/11/2015, trang 16.

Do bức thư khá dài, chúng tôi xin trích một phần và phân tích đoạn trích đó: “Ước chi các sinh viên học sinh của các Thầy Cô Công giáo đều trổi vượt trong tình nghĩa yêu thương, vì được các Thầy Cô nuôi dưỡng bằng truyền thống thương yêu của Dân Tộc và, hơn nữa, còn được các Thầy Cô dẫn đến kín múc từ chính nguồn mạch tình yêu là Thiên Chúa (x. 1 Ga 4,16). Trong Chúa Kitô - hiện thân của Thiên Chúa Cha, suối nguồn tình yêu - người ta sẽ nhận ra được mọi người là anh chị em của nhau và người ta có khả năng thương yêu tất cả, ngay với những người khác mình, không ưa thích hay thù ghét mình (x. Mt 5,43-48). […]

Kính thưa quý Thầy Cô, Giới chức Công giáo chỉ là một số nhỏ, nhưng xin quý Thầy Cô đừng sợ, đừng e ngại. Rất nhiều Thầy Cô không Công giáo là những người có lòng và rất quảng đại. Nhiều Thầy Cô cũng đang thao thức được thấy một môi trường sống trong lành hơn, an toàn hơn, một xã hội hạnh phúc hơn. Là người Công giáo, quý Thầy Cô được Chúa Giêsu trao sứ mệnh là “muối cho đời” (Mt 5,13), là nắm men làm dậy cả thùng bột (x. Mt 13,33). Quý Thầy Cô hãy khơi lên trong lòng quý Thầy Cô đồng nghiệp niềm hy vọng về “Trời Mới, Đất Mới”, trong đó các cực đối kháng được hòa giải, không ai làm hại ai, nhưng tất cả sẽ kết thân với nhau và cùng sống trong an bình, hạnh phúc (x. Is 11,6-9). Điều này chắc chắn sẽ thành sự thực vì là chương trình của Thiên Chúa và Ngài đang ra tay thực hiện. Nếu quý Thầy Cô chia sẻ thao thức và viễn tượng tuyệt vời này với lòng tin tưởng và hân hoan, chắc chắn quý Thầy Cô sẽ gặp được nhiều Thầy Cô đồng nghiệp cũng cùng một tâm huyết và đồng cảm với mình.”.

2. Phân tích đoạn văn, giải mã những tầng nghĩa

Ở phía Phật giáo chúng ta, ngay cả trong thời kỳ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, dường như cũng chưa hề có một bức thư gửi giáo chức như vậy. Việc so sánh này cho thấy mức độ quan tâm của 2 tôn giáo rất khác nhau đối với lãnh vực giáo dục. Phật giáo thì chỉ tập họp được người già và thờ ơ với giới trẻ, học sinh. Còn việc quan tâm đến giáo chức ở đạo Ca tô La Mã thì thực chất đó là quan tâm đến giới trẻ, mà số đông chưa phải là tín đồ Ca tô La Mã. Họ coi số học sinh, sinh viên đông đảo đó là tín đồ tiềm năng, là đối tượng cải đạo.

So sánh sự quan tâm đó, sẽ bật ra việc thiếu tầm nhìn của các nhà lãnh đạo Phật giáo. Tự những nhà lãnh đạo Phật giáo đã làm Phật giáo suy thoái ngay trong trường học.

Bức thư gửi giáo chức đạo Ca tô La Mã. Nếu gửi giáo chức, thì cũng phải có thư gửi công nhân, nông dân, cán bộ y tế… chứ? Nhưng không, họ chỉ quan tâm đến giáo chức, vì giáo chức có học sinh, có giới trẻ.

Phật giáo cũng không bao giờ khoanh vùng giáo chức Phật tử. Ở đạo Thiên chúa La Mã, ngoài sự quan tâm ở trên, đây còn là sự phân biệt, co cụm, với những hoạt động riêng, mục tiêu riêng, có kết riêng. Nội dung đoạn văn cho thấy mục tiêu đó.

Đoạn trích đặt vấn đề thương yêu học sinh. Ngoại việc thương yêu từ truyền thống dân tộc, thì “hơn nữa, còn được các thầy cô dẫn đến kín múc từ chính nguồn mạch, tình yêu là Thiên Chúa (x.1 Ga 4,16).

Tại sao múc từ nguồn yêu thương mà phải “kín múc”. Từ “kín” ở đây có nhiều ý nghĩa? Việc đó phải “kín” mới được! Nói các văn bản tổ chức chỉ đạo, điều hành hoạt động cải đạo trong trường phổ thông phải mã hóa, ngụy trang cũng là vì vậy. Mã hóa là phải “kín” (trong văn bản bức thư rõ ràng là từ “kín”, tôi đã phải đọc lại nhiều lần vì e đọc lầm “kính” thành “kín”).

Bức thư viết “Giới chức Công giáo chỉ là một số nhỏ, nhưng xin quý thầy cô đừng sợ, đừng e ngại”.

Tại sao lại có đừng sợ ở đây? Làm việc gì mờ ám hay cần chính trị số đông thì sợ, cần phải được động viên “đừng sợ”!

Ngành giáo dục nói riêng, nhà nước Việt Nam nói chung chưa bao giờ kỳ thị, phân biệt đối xử với giáo viên đạo Ca tô La Mã. Nhiều giáo viên được Ca tô La Mã đã giữ các chức vụ hiệu phó, hiệu trưởng, thậm chí trưởng phó phòng giáo dục, trưởng phó khoa ở trường cao đẳng, đại học. Vậy, thì tại sao phải sợ?

Vì thực chất số giáo viên đạo Ca tô La Mã đã họp thành hội kín, làm chuyện kín là cải đạo học sinh. Việc này vi phạm pháp luật, va chạm với Phật giáo, nên phải “kín” và phải “sợ”. Kín và sợ là 2 đặc điểm chính của việc làm không tốt đối với cái nhìn chung.

Nói đúng ra, hiện nay, giáo viên Phật tử, thường xuyên đi chùa, nghe pháp mới là thiểu số. Nhưng chẳng bao giờ người giáo viên Phật tử thiểu số nói đến chuyện kín và sợ cả. Chắc chắn, không có giáo viên Phật tử nào được tổ chức, được giao nhiệm vụ, được kiểm soát đôn đốc từ các nhà lãnh đạo Phật giáo cả, huống nữa là nhiệm vụ bí mật, có thể phải sợ khi thực hiện.

Số nhỏ, đừng sợ đừng e ngại, nghe như là một bước chuẩn bị xung đột, đối đầu!

Mà đối đầu thật. Bức thư viết tiếp với những lời lẽ cũng mã hóa kín đáo: “Nhiều Thầy Cô cũng đang thao thức được thấy một môi trường sống trong lành hơn, an toàn hơn, một xã hội hạnh phúc hơn. Là người Công giáo, quý Thầy Cô được Chúa Giêsu trao sứ mệnh là “muối cho đời” (Mt 5,13), là nắm men làm dậy cả thúng bột (x. Mt 13,33). Quý Thầy Cô hãy khơi lên trong lòng quý Thầy Cô đồng nghiệp niềm hy vọng về “Trời Mới, Đất Mới ...”

Không hài lòng với xã hội Việt Nam hiện tại là tư duy của những ai, chúng ta đều biết. Chúng ta cũng biết rõ những nội dung như vậy nếu nói ở những nơi chính thức cần được mã hóa. Trên trang báo Công giáo và Dân tộc, người ta đã phải làm như vậy: “Trời mới, Đất mới” là gì, hiểu sao cũng được, và những người có cùng tổ chức “kín”, cùng sự điều hành và chỉ đạo sẽ hiểu cùng 1 cách, bất mãn và hy vọng về sự thay đổi úp mở.

Tuy nhiên, ở đây công chức La Mã đã xem là “nắm men làm dậy cả thùng bột”. Dậy như thế nào? Dậy ra sao? Họ cũng hiểu và chúng ta cũng hiểu. Nó đi xa hơn mục tiêu cải đạo và vẫn lấy cải đạo làm cơ sở. Điều này không lạ vì nó đã được xác định từ rất lâu. “Trời mới, Đất mới” kiểu chế độ Ngô Đình Diệm chắc chắn là điều lý tưởng cho Giáo hội Ca tô La Mã tại Việt Nam.

Vì vậy, hậu quả của cải đạo trong trường học đối với Phật giáo Việt Nam không phải chỉ là việc mất đi tín đồ, mà còn là áp lực ắt có do việc cải đạo đem lại.

Từ chỗ họ không nói ra, rồi nói có mã hóa một cách dè dặt, rồi tiến đến nói mập mờ, bóng gió tháo bớt khóa mã, giảm mức độ ngụy trang mục tiêu là thùng bột dậy theo cách của họ, ý muốn của họ, với người giáo viên nên Ca tô La Mã, mà bây giờ họ đang nắm lấy và men hóa số giáo viên Ca tô La Mã.

Phật giáo đang bị loại ra khỏi trường học và kết quả đó là rõ ràng. Một áp lực từ cải đạo đang hình thành và ngày càng phát triển. Người ta đã nói điều đó. Ai cũng hiểu chỉ vài người không hiểu.

Tiếc rằng những người không hiểu đó đang nắm vận mệnh Phật giáo!

MT

Phản hồi riêng đối với các bài tranh luận đặc biệt: vinasat132@yahoo.com, vi-vn.facebook.com/cusiminhthanh, ĐT: 0915553610.

cải đạo học sinh cải đạo theo chúa cải đạo trường học giới trẻ đạo thiên chúa sinh viên giáo dục phật giáo

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

'Trái tim bất diệt ' của Bồ tát Quảng Đức hiện đang ở đâu?

'Trái tim bất diệt ' của Bồ tát Quảng Đức hiện đang ở đâu?

Dự thảo Thông tư quản lý tiền công đức của Bộ Tài chính không phù hợp với pháp luật hiện hành

Dự thảo Thông tư quản lý tiền công đức của Bộ Tài chính không phù hợp với pháp luật hiện hành

Thủ pháp ‘tập kích truyền thông’ lấy tin cũ làm tin mới?

Thủ pháp ‘tập kích truyền thông’ lấy tin cũ làm tin mới?

Hoan nghênh hình thức chứng nhận Phật tử bằng văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Hoan nghênh hình thức chứng nhận Phật tử bằng văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Giấy tờ 'Đại đức Thích Tâm Phúc' không có trong lưu trữ, không do GHPGVN cấp

Giấy tờ 'Đại đức Thích Tâm Phúc' không có trong lưu trữ, không do GHPGVN cấp

Nguyễn Minh Phúc kẻ giả sư phá hoại Phật giáo

Nguyễn Minh Phúc kẻ giả sư phá hoại Phật giáo

Trung ương Giáo hội đề nghị Tăng ni, Phật tử chấp nhận lời xin lỗi của báo Tuổi Trẻ

Trung ương Giáo hội đề nghị Tăng ni, Phật tử chấp nhận lời xin lỗi của báo Tuổi Trẻ

Nhận định về lời xin lỗi của toà soạn Tuổi Trẻ cười vụ biếm họa xúc phạm Đức Phật

Nhận định về lời xin lỗi của toà soạn Tuổi Trẻ cười vụ biếm họa xúc phạm Đức Phật

Nhạy cảm truyền thông...

Nhạy cảm truyền thông...

Lên án xây chùa lớn, ngăn chặn sự phát triển cơ sở của Phật giáo, ai vô tình tiếp tay?

Lên án xây chùa lớn, ngăn chặn sự phát triển cơ sở của Phật giáo, ai vô tình tiếp tay?

GHPGVN có ý kiến về 'Pháp tạng Phật giáo Việt Nam'

GHPGVN có ý kiến về 'Pháp tạng Phật giáo Việt Nam'

Sách 'Việt Nam phong tục' của Phan Kế Bính nhiều nhận định sai lầm về Phật giáo

Sách 'Việt Nam phong tục' của Phan Kế Bính nhiều nhận định sai lầm về Phật giáo

Bài viết xem nhiều

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Hà Nội: Hân hoan ngày hội rước Phật về 'làng'

Hà Nội: Hân hoan ngày hội rước Phật về 'làng'

Ý nghĩa Phật đản: Trang nghiêm Giáo hội là củng cố ngôi Tăng bảo, duy trì mạng mạch Phật pháp

Ý nghĩa Phật đản: Trang nghiêm Giáo hội là củng cố ngôi Tăng bảo, duy trì mạng mạch Phật pháp

Có thể ban hành cái gọi là

Có thể ban hành cái gọi là "thông tư quản lý tiền công đức" hay không?

30 năm đi tìm tượng Phật sơ sinh cho ngày Phật đản

30 năm đi tìm tượng Phật sơ sinh cho ngày Phật đản

Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 - DL 2022

Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 - DL 2022

Vầng dương bừng chiếu – Cuộc đời thái tử Siddhartha

Vầng dương bừng chiếu – Cuộc đời thái tử Siddhartha

Phật giáo Thị xã Hồng Lĩnh tổ chức đại lễ Phật đản PL 2566 – DL 2022

Phật giáo Thị xã Hồng Lĩnh tổ chức đại lễ Phật đản PL 2566 – DL 2022

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN