;
Có đi theo đoàn từ thiện mới thấu hiểu nổi cơ cực của cư dân vùng biên địa. Việt Ly là một trong số người gọi là chuyên gia làm từ thiện, phát xuất từ nước ngoài, hợp tác với chị Thiều Kim Chung ở Gia Lâm,hàng năm đem công sức, tài vật của đồng bào tha hương, về chắp vá những loan lỗ trong đời sống trẻ con, khi mà trường học ,trước kia chỉ là giấc mơ phù phiếm, bánh trái, đồ chơi chỉ là ảo ảnh không thật, từ ngày có những bàn tay biết hy sinh chia xẻ với đồng loại, một vài nơi miền cao có được mái trường tự chế, có được chiếc bánh, thùng mỳ, đu quay…cho các em còn ngơ ngác trước những vật lạ đó.
Trên trang mạng xã hội có những tin mà người dân thành phố không tin là sự thật. Càng ngày càng có những tấm lòng chung tay vì cuộc sống, từng phần quà nhỏ cho cư dân không nhà trên các nẽo phố thì cũng không ít đoàn người chuẩn bị từng lô hàng (mà với người dân vùng cao cho là của quý hiếm) nào là bánh chưng, mứt, mỳ, áo quần…đem lên tận vùng cao cho đồng bào cùng biết đến hương vị Xuân của một dân tộc vốn chịu quá nhiều khổ đau, thiếu thôn và mất mát. Thế nhưng, chính quyền địa phương không chấp nhận, họ đành đem đi nơi khác để phát cho dân nghèo. Kể cũng lạ, địa phương không đủ kinh phí lo Tết nhất cho dân, người thành phố chung tay thì lại cản trở. Các ngài ngồi trong nhà ấm, bổng lộc đầy nhà đâu hiểu thấu cái đói cái lạnh của người dân. Một bà cán bộ có cái đầu to hỏi: “các anh làm từ thiện để làm gì”? anh ta thật thà đáp:’Để tâm hồn nhẹ nhỏm…”có lẽ không chuẩn bị trước những câu hỏi ngớ ngẫn như thế nên anh ta cũng ngớ ngẫn trả lời như thế. Trên thế giới, các tỷ phú từng bỏ cả gia tài kếch sù ra làm từ thiện, như Bill Gate, dưới mắt của những cán bộ như thế, sẽ nghĩ – “sao mà ngu thế, không biết hưởng thụ, không để lại cho con cháu sung sướng nhiều đời, mà đem cho thiện hạ…”
Khi đoàn phân phối áo quần cho trẻ con mà quanh năm da thịt phải chống chọi lại cái nóng của Hạ, cái rét của Đông. (Việt Ly từng diễn tả, mùa rét như thế, trẻ con trở thành bức tượng bất động ngồi chơ vơ trên nền đất, chỉ có con mắt còn chút hồn sống). Nghĩ đến hình ảnh như thế, con người còn chút lương tri đã xót xa, vì thế, không nhũng từ nước ngoài, ngay cả người dân trong nước chỉ vừa đủ ăn, cũng không ngại bỏ công sức tiền của để chan hòa nổi thiếu thốn với đồng bào ruột thịt. Cũng trên trang mạng không lâu trước đây, một người đi xin áo quần cũ từ Nhật đem về để giúp dân miền cao vào dịp cuối năm, cũng bị Hải quan đóng thuế, gây khó. Trong đoàn từ thiện vừa rồi của anh chị em doanh nghiệp nào đó bị kết tội làm mất bản sắc văn hóa dân tộc khi phát áo quần miền xuôi cho trẻ em vùng cao. “Bản sắc văn hóa dân tộc” là phải trần truồng cho trẻ con, phải đói rét quanh năm cho người sắc tộc, cái gì miền xuôi đem lên đều bị kết tội phá hoại bản sắc văn hóa dân tộc. Ngày càng có nhiều vị ngồi phòng lạnh, đi xe máy lạnh, uống bia rượu ngoại, mặc đồ đắc tiền, xài đô la là bảo vệ bản sắc văn hóa dân tốc ? Chả lẽ quyền lợi, bổng lộc đã làm mờ ám cuộc sống đau khổ của đồng loại, vô cảm trước những thiên tai trên đất nước.
Nghiệp vận một dân tộc kéo dài đến thế sao? Chiến tranh đói khổ đã đành, hòa bình mà người dân vẫn còn thiên nan vạn nan, lòng từ thiện không có quyền chia xẻ, đói ăn không được nhận tài trợ, có những nơi đồ tài trợ phải nhập vào kho để địa phương tự giải quyết.Dân tộc hàng năm chịu nhiều thiên tai, bảo lụt, hạn hán, rồi đến nhân tai – ô nhiễm thực phẩm, phá hoại sinh môi, một số cán bộ hống hách..Nhìn lại người dân trên đất nước khác, tội nghiệp cho dân mình phải chịu nhũng áp lực đầy trí tuệ của một số cán bộ vùng sâu, vùng cao lạm quyền thể hiện tính cửa quan đối với người dân, thật tội nghiệp.
Dân thành phố, tuy rộn rịp chuẩn bị đón Xuân, nhưng sao quên được đâu đó vẫn có những gia cảnh chưa biết Xuân là gì. Chỉ mong sao đất nước này có những cán bộ phải nhìn thấy con em đang thất học, đói ăn, rét lạnh, vì đó là mầm non mà tương lai đất nước sẽ trong tay các cháu. Phải nhìn thấy người dân thiếu trước hụt sau mà vẫn gặp phải những khó khăn từ các cán bộ thiếu tình người. Còn nhiều và còn rất nhiều những khó khăn trước mắt mà người dân phải gánh chịu. Những dự án tốn kém chưa cần mà cái cần là cho người dân cơm no áo ấm để cái rét của đất trời được sưởi ấm bởi tình người và của nhà nước quan tâm đến dân, vì dân chịu khổ qua nhiều rồi.
09/02/2018