;
Từ một ngày bất ngờ, thư gửi đến một xấp tư liệu lý lịch của một vị đầu tròn áo vuông, do ai đó, kèm theo hai câu hỏi về “thế luật và đạo luật”.
Thật tình mà nói, xã hội hiện nay, đời và đạo không khác xa nhau mấy, chỉ khác chăng là chiếc áo, ngoại trừ những bậc xuất thế đúng nghĩa, ý chí vời vợi, thoát ly trần nhiễm, hình ảnh của những bậc xuất sĩ này không thể so sánh với trần tục.
Nếu những vị đầu tròn áo vuông mà chỉ khác thế tục với chiếc áo, thì ông cha ta gọi là cư sĩ trọc đầu.Các bậc xuất trần còn mang thân tướng nghiệp báo, luôn tâm niệm:
“Phù nghiệp hệ thọ thân, vị miển hình lụy. Bẩm phụ mẫu chi di thể, giả chúng duyên nhi cộng thành. Tuy nãi tứ đại phù trì, thường tương vi bội. Vô thường lão bịnh bất dữ nhân kỳ. Triêu tồn tịch vong, sát na dị thế. Thí như xuân sương, hiểu lộ, thúc hốt tức vô; ngạn thọ, tỉnh đằng, khởi năng trường cửu. Niệm niệm tấn tốc, nhất sát na gian, chuyển tức tức thị lai sanh. Hà nãi yến nhiên không quá?”.
Nghĩa là: Bởi do nghiệp trói buộc mà có thân, tức chưa khỏi khổ lụy về thân. Bẩm thụ tinh cha huyết mẹ, tạm mượn các duyên hợp thành. Tuy nhờ tứ đại giữ gìn, nhưng chúng thường trái nghịch.Vô thường, già, bịnh chẳng hẹn cùng người. Sáng còn tối mất, chỉ trong khoảng sát na đã qua đời khác.
Ví như sương mùa xuân, mốc sáng sớm, phút chốc liền tan. Cây bên bờ vực, dây trong miệng giếng há được lâu bền? Niệm niệm qua nhanh, chỉ trong khoảng sát na, chuyển hơi thở đã là đời sau, sao lại an nhiên để ngày tháng trôi suông vô ích?.( HT Thanh Từ dịch)
Một quyển luận của thiền sư Linh Hựu ở núi Quy trở thành sách gối đầu giường cho bất cứ ai bước vào chùa làm Tiểu để thọ giới Sa Di. Bốn bộ luật căn bản của Sa Di đã un đúc rèn luyện một tu sĩ bước đầu tu Phật.
Từ đó, thành thầy Tỳ Kheo đã đủ giới đức tinh nghiêm, hạnh giới vẹn toàn, xứng danh Thích tử Như Lai. Chính vì thế, xa xưa, Thầy Tổ chúng ta luôn là bậc mô phạm đáng kính, làm giềng mối duy trì Phật chủng cho hàng tiếp nối hậu lai, được gọi là “truyền đăng tục diệm”.
Một người được thẩm thấu kỷ về luật giới nhà Phật khi còn nương náu chốn Thiền môn, cho dù hết duyên với cửa chùa, vẫn là một cư sĩ mộ đạo, ủng hộ Phật Pháp, cư trần bất đọa lạc theo dục vọng. Những ai xuất thân từ chùa mà sống không xứng một bạch y cư sĩ thì biết là quá trình ăn cơm chùa mà không tự rèn luyện chí hướng xuất trần.
Thà là ẩn cư nơi trần tục, giới hạnh duy trì được hay không là lợi ích cá nhân tự biết, nhưng một khi mặc áo Như Lai, ngồi nhà Như Lai, ăn cơm Như Lai lại hành theo tà dục, chính những vị này đã phá hoại giáo pháp Như Lai, dẫn đắt quần chúng đi vào con đường ma đạo.
Không chỉ hiện tại mà thời Phật còn tại thế, vẫn không thiếu những Tỳ kheo sống buông lung, còn đưa ra những luận điệu phóng túng gọi là phương tiện hòa đồng giáo hóa chúng sanh. Đây là ngụy biện.
Ông cha ta có câu: “chừng nào củi quế gạo châu, hiền lương thì ít, hiểm sâu thì nhiều”. Xã hội ta ngày nay, không còn là củi quế gạo châu nữa, mà danh vọng vật dụng tràn ngập đã lôi kéo những kẻ thế gian phạm tội, trong đạo cũng không tránh khỏi những hình ảnh mượn đạo tạo đời để hưởng dục, mà trước mắt quần chúng biến mình thành Thánh.
Phật giáo Việt Nam hiện nay là một cơ thể phát phì, mà nội tạng sanh nhiều bệnh hoạn khó chữa. Một cơ thể được cung dưỡng tràn ngập mọi nhu cầu thừa mứa, để rồi, cơ thể không còn muốn hoạt động, từ đó bệnh tật dễ phát sinh.
Sở dĩ tính thụ động lấn át tính chủ động sáng tạo là vì được cưng chiều, bao bọc quá đáng, chỉ đâu làm đó, thậm chí cầm tay chỉ việc mà làm vẫn không xong, lúc thực hiện nhiệm vụ lại bị tâm phàm chủ động, lạm quyền vì lợi dưỡng gây bao khó khăn cho kẻ khác.
Tình trạng Phật giáo Việt Nam hiện nay nói suốt vẫn chưa hết, nhưng không nói thì ung nhọt càng phát triển. Kẻ bi quan thì bảo “việc ai nấy làm, ai tu nấy nhờ”. Thế uy tín, danh dự của tập thể và đức tin của quần chúng thì sao?
Cái chung chung tuy là vậy, ít đáng ngại, nhưng trong vũng nhầy tiêu cực, luôn xuất hiện nổi trội cái “cực tiêu cực” của con sâu đóm ma mãnh nào đó muốn vượt trội, lấn át những tiêu cực khác để thể hiện cá tánh đặc thù được gọi là thiên tài hay Thánh Tăng…
Biết là có lúc nghiệp vận Phật giáo trong một giai đoạn, tận cùng bế tắc để rồi con đường thông thoáng sẽ xuất hiện cùng tất biến, biến tất thông”. Nếu rác rưởi ngập lối đi mà không dọn dẹp liệu con đường có thông thoáng không? Chính sự bế tắc đó cần có chủ trương dọn dẹp mới có con đường thông thoáng.
Đại hội VIII hiện nay, đang bước vào giai đoạn quyết định con đường sáng cho nhiệm kỳ tới, tất phải thay đổi cách nhìn và cách sử dụng nhân sự. Sự nghiêm minh công chính sẽ thanh lọc được những thành phần “chạy chọt” leo cao chui sâu vào tổ chức, để mượn chức danh nào đó mà triển khai bè phái và sống lợi dưỡng.
Hàng chục ngàn Tăng Ni luôn theo dõi diễn tiến của Đại hội, nhưng cũng có người bi quan bỏ mặc ngoài tai, vì nghĩ rằng có thêm hay bớt vẫn chỉ có thế thôi, khi mà cổ máy Giáo hội không đủ quyền tự quyết, không thể hiện tính chủ động điều hành nội bộ.
Xin được chia sẻ nguyên văn cùng quý vị xấp tư liệu của một Phật tử gửi đến, bản lý lịch ngụy tạo của thầy Thích Chân Quang.
1.Trong hai giấy Chứng Nhận Tăng Ni:
Giấy Chứng Nhận Tăng Ni (bản cũ) thọ Tỳ kheo 1981 tại Giới đàn Ấn Quang, do HT T.Trí Tịnh ký ngày 28/2/2001.
Giấy Chứng Nhận Tăng Ni (bản mới) thọ Tỳ kheo 1984 cũng tại Giới đàn Ấn Quang, do HT. Thích Thiện Nhơn ký ngày 15/2/2014.
(Trong hai Giấy Chứng Nhận Tăng Ni không trùng khớp năm thọ giới)
2. Chứng Điệp thọ giới Tỳ kheo:
Chứng Điệp số: 10.132. CĐ/TS/TƯGH xuất gia 1980, thọ giới 1984 tại Thiền viện Thường Chiếu, thọ Tỳ kheo 1984 tại Giới đàn Ấn Quang, do HT. Thích Thiện Pháp ký ngày 15/2/2014.
(Nơi xuất gia và vị thầy Bổn sư trong Chứng Điệp không trùng khớp với bản khai lý lịch)
1. Trong bốn bản lý lịch tự khai:
- Bản lý lịch (1) do thầy T.Chân Quang viết tay ngày 08/6/2002, quê quán Tây Ninh, xuất gia 15/1/1980 tại tu viện Huệ Quang.
- Bản lý lịch (2) ngày 6/2/2005 (Hồ sơ T. Chân Quang xin tấn phong Thượng tọa) khai quê quán tại Nghệ An, xuất gia 15/1/1980 tại Thường Chiếu, bổn sư HT. Thích Thanh Từ, y chỉ sư là HT. Thích Huệ Hưng.
- Bản lý lịch (3) ngày 28/10/2009 (Hồ sơ Thích Chân Quang xin trụ trì chùa Viên Quang-Nghệ An) khai họ và tên Vương Tấn Việt – tên gia phả là Hồ Chí Việt, quê quán tại Nghệ An, xuất gia 15/1/1980 tại Thường Chiếu, bổn sư HT T. Thanh Từ, y chỉ sư là HT. Thích Huệ Hưng, và tự xưng các chức vụ như:
1) Ủy viên Viện nghiên cứu Phật học TW.GH.
2) Ủy viên Ban Hoằng pháp TW.
3) Thành viên Ban Hoằng pháp Tỉnh BRVT.
- Bản lý lịch (4) 29/12/2016 (Hồ sơ sư T.Chân Quang xin tấn phong Hòa thượng) khai quê quán tại Tây Ninh, xuất gia 15/1/1980 tại Tu viện Huệ Quang, Bổn sư HT T. Huệ Hưng. Chức vụ:
1.Phó Ban Kinh tế Tài chánh Trung ương GHPGVN.
2.Ủy viên Ban Từ thiện Xã hội Trung ương GHPGVN.
Bản lý lịch (4) 29-12-2016 (Hồ sơ Thích Chân Quang xin tấn phong Hòa thượng) khai quê quán tại Tây Ninh, xuất gia 15-1-1980 tại tu viện Huệ Quang, bổn sư HT T. Huệ Hưng.
(Theo nội dung trong bốn bản lý lịch ông Chân Quang tự khai thì không trùng khớp họ và tên, quê quán, nơi xuất gia, thầy Bổn sư, tự xưng các chức vụ, không học các lớp Sơ, Trung, Cao cấp Phật học nào cả.)
Việc ở ngoài đời, thì mọi người công dân đều có quyền tố cáo những người sử dụng giấy tờ bằng cấp giả, gây hậu quả nghiêm trọng cho dân, cho nước. Trong đạo thì tất cả phật tử cũng phải có quyền tố cáo những kẻ đội lốt tu sĩ, mượn đạo tạo đời, phá hoại Phật Pháp.
Về thế luật, ngụy tạo, khai man làm giả lý lịch đã là việc phạm pháp, về giáo luật, không thể chấp nhận sự lươn lẹo từ một nhân thân đầu tròn áo vuông như thế.
Với dụng ý lập lờ đánh lận con đen dối đời gạt đạo mà thủ phạm vẫn nhởn nhơ trước pháp luật và giáo luật? Ngụy tạo lý lịch để làm gì nếu không vì một tà tâm qua mặt pháp luật và dối gạt Giáo hội?
Việc thắc mắc của quần chúng Phật tử trên đây xin nhường lại cho những tổ chức, cá nhân và những ai quan tâm, nhất là Giáo hội hiện nay đang cân nhắc đề bạt nhân sự.
Những nhân sự như thế lọt vào Giáo hội chắc chắc Phật giáo sẽ không yên, vì giới lãnh đạo hoặc quá hiền hoặc thụ động cả nể sẽ khó mà kiểm soát những cao thủ ma mãnh như thế.
Trở lại chí hướng xuất trần của những bậc thoát ly tam giới còn đang cư trần bất nhiễm trần, cổ đức có khuyên:
Siêng năng quét sạch đất chùa
Để cho trí huệ bốn mùa phát sanh
Tuy ngày không có khách lành
Thánh nhơn thường đến kinh hành nơi đây.
Đất chùa siêng năng quét sạch mà còn được Thánh Nhơn đến viếng thì tâm quét sạch “Tam Độc” lẽ nào chư Long Thiên Hộ Pháp không gia trì?
Cũng thế, một tập thể trong sáng thì chắc chắn Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ phát triển không ngừng và là chỗ dựa vững chắc cho niềm tin quần chúng, giữa cỏi hồng trần khổ đau hiện nay. Có thể, sự ủng hộ của xã hội tương xứng với nhu cầu mà Tăng Ni đang cần có.
11/11/2017.
Tham khảo các quy định pháp luật:
CÁC HÀNH VI BỊ CẤM ĐỐI VỚI LÝ LỊCH TƯ PHÁP
Lý lịch tư pháp với vai trò quan trọng của mình đang đóng vai trò lớn trong đời sống xã hội. Nhưng có quá nhiều rủi ro nếu không có sự kiểm soát. Vì vậy, có nhiều hành vi liên quan đến lý lịch tư pháp đang bị cấm. Điều 8, Luật lý lịch tư pháp quy định:
Điều 8. Các hành vi bị cấm
1. Khai thác, sử dụng trái phép, làm sai lệch, hủy hoại dữ liệu lý lịch tư pháp.
2. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp sai sự thật.
3. Giả mạo giấy tờ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
4. Tẩy xoá, sửa chữa, giả mạo Phiếu lý lịch tư pháp.
5. Cấp Phiếu lý lịch tư pháp có nội dung sai sự thật, trái thẩm quyền, không đúng đối tượng.
6. Sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp của người khác trái pháp luật, xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân."
Như vậy, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng không được thực hiện những hành vi trên.
Đối với hành vi làm giả con dấu thì theo Điều 276 BLHS quy định:
Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc...
tuấn kiệt
Tuy tôi chưa có duyên được gặp trực tiếp Bác Minh Mẫn, những tôi được diễm phúc đã được đọc những bài viết của Bác Minh Mẫn , tôi cảm phục tài năng dũng cảm của Bác đã can đảm phản ánh đúng lúc trong những kỳ Đại Hội Phật Giáo các cấp Bác mạnh dạn nêu rỏ những ung nhọt tha hóa phẩm hạnh một số tu sĩ lợi dụng cơ hội bằng nhiều thủ đoạn chạy chọc...để được vào các chức vụ. trong bài viết này Bác đã phản ánh về thầy chân quang khai man lý lịch chứng điệp tăn tịch...vv tôi thiết nghĩ những vị xuất gia tu hạnh chân chánh, những phật tử chân chánh đều đồng tình ủng hộ bài viết của Bác Minh Mẫn và thầm tri ơn rất nhiều, kính mong có nhiều phật tử như Bác làm hộ pháp để loại những sâu mọt ra khỏi hàng tu sĩ phật giáo. chân thành cảm ơn Bác Minh Mẫn và cũng xin cám ơn báo nguoiphattu.com...
Tâm Đức
Trần văn Tú : ý kiến của bạn là cố tình làm cho đạo pháp xuống cấp trầm trọng với những hệ luỵ , đạo Phật cần những bậc chân tu có nhân cách phẩm hạnh đạo đức của người xuất gia làm tu sĩ , chứ bằng " danh dự " như bạn nói để marketting đánh bóng thương hiệu à, Phật giáo cần sự chân thật hay lấy tiền để quảng cáo cái danh lợi cho bản thân, tinh thần từ bi trí tuệ dũng cảm của đạo Phật bị danh lợi tiền bạc che lấp hay sao, vậy hỏi ông sư kia sống có đúng với lời Phật day không, ông có đầy đủ Giới Định Tuệ phẩm hạnh của người xuất gia không , đây là lợi dụng niềm tin tâm linh đê trục lợi để thần thánh hoá mình thành bậc siêu phàm của vũ trụ ... Những con người này nên loại bỏ và cho họ về với vị trí ban đầu đúng chất của họ , tồn tại len lỏi trong đạo Phật chỉ làm một con sùng sâu mà thôi.
Nguyên Đức
Để được làm Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thì ông Chân Quang phải tính cho được 4 bước như sau:
Bước 1) Tung tiền ra tổ chức những buổi lể như: Đúc đại hồng chung, Kỳ siêu Anh hùng Liệt sỹ, Trai đàn Chẩn tế, ai mới nghe qua thì thấy việc làm nầy cũng phù hợp, nhưng thực chất Chân Quang lợi dụng những việc nầy để “gọi là cúng dường chi phí” cho các quan chức chính quyền, quan chức trong Đạo, nhằm để lấy lòng, tạo sự cảm thông.
Bước 2) Dùng tiền sai khiến Nhuận Trí, Giải Thiện, Minh Thường, quậy tung BTS huyện Tân Thành và BTS tỉnh BR-VT để gây mất tình đoàn kết, nhằm gây trở ngại Đại hội.
Bước 3) Dùng tiền mua chuộc văn phòng 2 TW để ra công văn 286 nhằm cắt chân Uỷ Viên HĐTSTW của thầy Thiện Thuận và thầy Nhuận Nghĩa (vì nếu để Ủy Viên Trung Ương thì hai vị nầy sẽ là Trưởng- Phó BTS tỉnh trong nhiệm kỳ sau).
Bước 4) Dùng tiền mua chuộc các quan chức lãnh đạo để mua cho được chức Uỷ Viên Trung Ương GH và nếu được Uỷ Viên TW thì Chân Quang sẽ nắm ngôi vị Trưởng Ban Trị Sự tỉnh BR-VT. Nhưng ông bà ta có nói “ Trời không cho hùm ngó xây” con hổ chỉ nhìn thẳng phía trước thôi, chứ nó dòm qua trái qua phải, thì chết hết thiên hạ!!!
trần văn tú
Phật giáo có câu y Pháp bất y nhân thầy ChânQuang là nhân tài của Phật giáo nhưng đường tu bị nhiều chong gai. Thầy đã sửa chửa nhiều giấy tờ. Mục đích là có tiếng nói và tiếng nói đó thật sự mang lại lợi ích cho đạo và cho đời, nên đông đảo giới trẻ là đệ tử, phật tử của thấy. Điểm xuất phát thì thầy sai, nhưng đích đến thì trên cả tuyệt vời cho hôm nay và ngày mai.Học viện Phật giáo và giáo hội nên nghiện cứu cấp cho thầy những bằng dành dự
Huỳnh Trí Toàn
Trần Văn Tú@:Có thể ông CQ có tài (mà hình như là tiền tài), nhưng ông ta là kẻ vô đạo đức và dối trá. Kẻ có tài mà vô đạo đức thì chỉ là kẻ phá hoại, bạn ạ!
Thích 12 Trả lời 11/29/2017 10:04:37 AM