Hình minh họa Ngài Sariputta (Xá Lợi Phất)
Khi Ngài hơn 80 tuổi, thấy theo thông lệ Chư Phật ba đời, thì Đại Thanh Văn phải niết-bàn trước vị Bổn Sư, cho nên Ngài vào lạy Phật xong rồi, Ngài về Ngài nghĩ:
Bây giờ Ràhula đã tịch trên cõi Trời
Annà Kondanna tịch trong núi với bầy voi rừng, còn ta, ta tịch ở đâu?
À thôi, ta thấy có một chỗ thôi phải về đó là gặp mẹ, mẹ ta là mẹ của 7 vị La-hán, vậy mà giờ này bà vẫn còn tà kiến.
Thế là trong buổi chiều đó lạy Phật xong, Ngài trở về làng xưa, và mẹ Ngài là một nữ đại gia, nữ doanh nhân triệu phú, sau khi bà sắp xếp chỗ nghỉ đêm cho 500 Tỳ-kheo, xong rồi bà dọn riêng cái phòng của Ngài Xá-lợi-phất, mà bà vẫn để dành đó trong 84 năm qua.
Ngài Sariputta nghĩ người như mình sẽ viên tịch ở đâu? Bây giờ mình 84 tuổi, mẹ 120 tuổi. Mẹ có 7 người con đều chứng quả A La Hán. Bây giờ mẹ vẫn là 1 người có tà kiến nhưng mẹ có đủ Parami (Ba la mật) để chứng Tu Đà Hườn. Đó là lý do để ta trở về gặp mẹ lần cuối.
Ngài cùng với 500 vị Tỷ Kheo đi đến hầu Đức Phật để xin viên tịch. Đức Phật biết duyên đã mãn nên nói rằng: thôi thì trước khi Xá Lợi Phất đi, hãy thuyết Pháp cho chư Tăng. Trong Chú Giải nói Ngài hiểu Đức Thế Tôn muốn Ngài thuyết Pháp một cách đặc biệt không như mọi khi.
Mọi khi Đức Thế Tôn giảng xong mà có Ngài Xá Lợi Phất kế bên thì nói: này Xá Lợi Phất, chư Tỳ Kheo chưa buồn ngủ, mà Như Lai đang bị đau lưng. Như Lai sẽ nằm nghỉ 1 lát. Và vì chư Tăng chưa buồn ngủ nên Xá Lợi Phất hãy thuyết Pháp đi. Đây là 1 mẫu câu bình thường chúng ta thấy trong Kinh.
Ngài Xá Lợi Phất nghe vậy thì cứ dạ và nhìn vào căn cơ của chư Tăng mà thuyết Pháp. Nhưng hôm nay trong lần cuối cùng đức Phật muốn Ngài thuyết Pháp cách đặc biệt. Xưa nay thần thông của Ngài Mục Kiền Liên là đệ nhất. Sau Ngài Mục Kiền Liên là Ngài Xá Lợi Phất.
Trí tuệ Ngài Xá Lợi Phất là đệ nhất, sau kế là Ngài Mục Kiền Liên. Tuy nhiên trí tuệ của Ngài Mục Kiền Liên thì người ta có nghe Ngài thuyết giảng và trả lời câu hỏi. Còn thần thông của Ngài Xá Lợi Phất thì không mấy khi người ta thấy. Cho nên Đức Phật muốn Ngài Xá Lợi Phất thuyết bằng cách hóa thông, là hiện thần thông.
Ngài Xá Lợi Phất mới dùng thần thông bay lên hư không. Trong kinh nói là chiều cao của 1 cây thốt nốt, khoảng 10-12m. Ngài bay lên đó rồi xuống đảnh lễ Phật. Ngài bay lên đó 2 lần như vậy rồi xuống đảnh lễ Phật. Tất cả 7 lần, 7 lần chiều cao cây thốt nốt như vậy. Rồi Ngài bắt đầu thuyết Pháp.
Thuyết pháp xong rồi Ngài bạch Đức Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, bây giờ giờ đã đến, con từ biệt Thế Tôn con đi về ngôi làng của mẹ con. Lúc đó Đức Phật mới có suy nghĩ : Ta sẽ tiễn Xá Lợi Phất đi 1 đoạn. Cả đời Đức Phật chỉ có lần duy nhất này thôi.
Ngài đứng dậy tiễn biệt 1 người đi. 45 năm trụ thế chỉ 1 lần duy nhất này Ngài đứng dậy tiễn người đi. Ngài đứng ở bậc cửa bằng đá quý. Ngài Xá Lợi Phất không dám quay lưng đi. Ngài quỳ xuống đảnh lễ rồi cứ đi lùi.
Lúc đó Ngài Xá Lợi Phất mới nói: Bạch Thế Tôn, cách đây 1 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp, con đã quỳ dưới chân Phật Anoparasi và mong trở thành Thượng Thủ Thanh Văn. Lúc đó là lần đầu tiên con gặp Ngài trong quá trình thực hành Parami. Kiếp sống này lần đầu tiên con gặp Ngài, Chú Giải kể rõ lắm, là lúc Thế Tôn mới thành Đạo.
Khi con chứng được Sơ Quả từ Ngài Assaji thì con xin xuất gia với Thế Tôn tại chùa Trúc Lâm. Đó là lần gặp mặt đầu tiên trong kiếp sống này. Và hôm nay là lần gặp mặt cuối cùng, con sẽ không bao giờ gặp mặt Thế Tôn nữa. Ngài nói rồi đi lùi lại. Ngài lùi đến lúc khuất rồi thì Ngài xoay lưng đi.
Trong Kinh Tăng Chi có kể lại 1 đoạn Kinh, sau khi Ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên tịch rồi thì trong một buổi chiều ngồi bên bờ sông, Đức Thế Tôn có dạy rằng: Này các Tỳ Kheo, Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên hôm nay không còn nữa. Chiều nay họ đã viên tịch hết rồi. Này các Tỳ Kheo, ở hội chúng nào mà không có họ, Ta thấy có 1 sự trống vắng.
Trong Chánh kinh nói vậy. Và ông Krisnamuthi là 1 nhà tư tưởng và là 1 vị giáo chủ lớn của Ấn Độ mà cả thế giới đều biết đến. Ông rất giỏi Kinh Phật. Trong room này ai học triết Ấn thì đều phải biết ông.
Ông có nhận xét mà tôi rất là tâm đắc: Ông nói rằng cả đời đức Phật, người là đệ nhất tri kỷ tri âm của Đức Phật chỉ có 1, dù người ấy không xứng tầm, không ngang với Đức Phật được, nhưng người ấy phải nói là người duy nhất, hiểu Đức Phật nhiều nhất, người có thể chạm vào chéo y Đức Phật chính là Ngài Sariputta.
Sau đó thì mới tới Ngài Mục Kiền Liên. Đặc biệt như vậy. Thì Ngài ấy từ biệt rồi ra đi. Ngài về đến làng thì gặp người hầu, lúc bấy giờ đã già rồi. Người hầu nhận ra Ngài mới chạy về báo tin cho người nhà biết là Sư cậu, tức là thiếu gia, đã về rồi. Bà mẹ nghe như vậy mới nghĩ thế này: Cả tuổi trẻ đi tu gió sương phong trần, giờ về già chắc muốn kiếm chỗ nghỉ ngơi đây!
Bà nghĩ như vậy chứ đâu có ngờ chuyện gì. Khi Ngài vào thì bà hỏi Ngài đi 1 mình hay đi với ai. Đây là tôi chỉ kể vắn tắt. Khi nãy có đoạn mà tôi bỏ qua.
Khi Đức Phật tiễn Ngài Sariputta rồi thì Đức Phật mới nói với chư Tăng thế này: Này các Tỳ Kheo, thôi thì hôm nay là lần cuối, thôi thì hãy đi theo Sư huynh các ngươi, đi tiễn lần cuối đi. Chư Tăng mới tập họp lại hết. Lúc đó Ngài Sariputta thấy như vậy thì biết là chư Tăng nguyên nhóm này sẽ đi theo mình đi về cái chỗ Ngài Nibbana.
Ngài mới nói: Này các huynh đệ, đứng lại hết. Đừng dễ duôi, ở lại ráng cố gắng tu hành. Nói xong rồi Ngài đi mất. Rồi thiên hạ Phật tử mới nghe tin Ngài đi, thì mới nói thế này: Ngày xưa Ngài còn sống thì Ngài đi du hành thuyết pháp chỗ này chỗ kia cho mình gặp mặt. Kể từ hôm nay chúng ta sẽ không bao giờ còn có dịp gặp Ngài nữa, sẽ không bao giờ trở lui chỗ này nữa. Và họ đi theo 1 đoàn lũ lượt và họ khóc.
Thì Ngài cũng nói như vậy: các pháp hữu vi là vô thường, có sanh là phải có diệt, gặp rồi phải chia tay. Hãy ở lại ráng mà tu hành đi. Vì đã đến lúc Ta phải đi rồi. Xong rồi Ngài đi về đến làng, người hầu mới vô báo cho bà mẹ Ngài biết, rằng Sư cậu đã về rồi, thiếu gia đã về rồi. Bà mẹ mới hỏi là Sư cậu về 1 mình hay về với ai. Người hầu mới nói là về với 500 vị Sư nữa. Bà giàu lắm, cho nên bà nghe 500 vị như vậy bà tỉnh bơ. Giống như về thêm 5 người nữa vậy.
Bà mới cho người sửa soạn phòng ốc giường chiếu nghỉ ngơi cho 500 vị Tỳ Kheo. Riêng phần của Ngài thì bà cho dọn cái phòng mà ngày xưa cách đây 84 năm về trước Ngài đã chào đời. Giàu mà, sanh tại nhà, rước mụ tới luôn. Khi Ngài đi tu thì bà để nguyên căn phòng như vậy, không sửa đổi thêm bớt gì, chỉ cho người lau dọn thơm phức để chờ con suốt 84 năm (dạ không phải 84 năm vì khi lớn rồi Ngài ấy mới xuất gia).
Bây giờ thì Ngài về, còn chư Tăng thì nhà có lầu nên đưa hết chư Tăng lên lầu, còn Ngài ở phòng của Ngài. Khi chư Tăng về phòng chư Tăng, Ngài ở lại một mình thì sao? Một cơn bạo bệnh ập đến cho Ngài Trưởng Lão. Ngài đi toàn là máu không với cái cảm xúc có thể đau chết đi được. Cứ 1 cái bô đem vào thì 1 bô khác đem ra. Kinh khủng như vậy.
Đau lắm chứ không phải không. Đọc cái này quý vị mới thấy hồn vía lên mây. Vị Đệ Nhất Trí Tuệ tu 4 A-Tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp mà ngay lúc này Đức Phật cũng còn đó. Bản thân Ngài là thiền định cao nhất, đạt đến tầng thiền Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, có thể nhập thiền diệt như ý mình muốn, thần thông của Ngài di sơn đảo hải, hô phong hoán vũ, đằng vân giá võ, ..., dời non lấp biển, làm được bao nhiêu chuyện. Vậy mà lúc này máu ra thì cứ ra, đau thì cứ đau.
Trong Chú Giải nói rằng: lúc đó 4 vị Tứ Thiên Vương suy nghĩ rằng không biết Ngài Tướng Quân Chánh Pháp đang ở đâu? Họ quán xét và thấy rằng Ngài đang nằm trên cái giường chết, tức là cái Giường, tử sàn, trong căn phòng ngày xưa Ngài đã chào đời, ở làng Naraka. Thôi thì hôm nay ta sẽ đến gặp Ngài lần cuối. Và họ đã đến đảnh lễ rồi đứng 1 bên.
Ngài mới hỏi: Ai đó? Họ trả lời tụi con là Tứ Thiên Vương. Ngài mới hỏi: đến đây làm gì? Họ trả lời là chúng con để hầu bệnh Ngài. Ngài cần đỡ đần gì hay không? Ngài nói không, đi hết đi. Ta có người hầu hạ, giúp đỡ rồi. Đi về đi.
Cứ như vậy Tứ Thiên Vương đi rồi thì các vị vua cõi trời Dục Giới, Yama, Tusita, Hóa Lạc Thiên khác đến. Cuối cùng Đại Phạm Thiên cũng đến để hầu ngài và Ngài cũng tiễn họ đi sạch. Lúc bấy giờ bà mẹ suốt đêm, con bị bệnh mà, đâu có ngủ được. Bà cứ coi coi con làm sao.
Bà cứ thấy trong phòng con mình phát sáng lên từng đợt, càng về sáng lại càng chói ngời. Sáng bà mới vào bà hỏi trong đêm ánh sáng phòng con sáng rực là sao. Ngài mới nói là đầu hôm là Tứ Thiên Vương, rồi tới Đế Thích, rồi Phạm Thiên xuống xin hầu nhưng con không để họ hầu. Con tiễn họ đi hết rồi.
Bà mẹ nghe mới hết hồn nói: trời đất ơi, con là ai mà Tứ Thiên Vương, mà nhất là Phạm Thiên, là vị mà mẹ thờ từ nhỏ đến giờ, đến hầu con? Điều đặc biệt là Ngài không hề nói về Ngài mà Ngài nói rằng: Thưa mẹ, mẹ có biết không? Tứ Thiên Vương, Đế Thích, Phạm Thiên, đối với Thế Tôn, giống như những người Thị giả, Sadi, hầu hạ giống như người giữ vườn cho chùa.
Bà nghe như vậy thì mới hoan hỷ. Lúc đó, Ngài đã cho bà thấy thì bà hết hồn rồi. Bà nghe như vậy thì Ngài mới giảng cho bà nghe về Phật Pháp.
Dĩ nhiên là nội dung về 4 Đế. Bà nghe như vậy thì chứng quả Tu Đà Hườn.
Xong xuôi rồi Ngài nói mẹ Ngài đi nghĩ, Ngài thấy trời gần sáng mới hỏi người em ruột, cũng là 1 vị Tỷ Kheo: Bây giờ là lúc nào rồi? Vị em mới trả lời là đã rạng sáng. Ngài mới bắt đầu sửa soạn viên tịch: Sư đệ hãy triệu tập tất cả chư Tăng tới. Chư Tăng tới rồi Ngài mới nói: chúng ta đã ở cạnh nhau 44 năm trời. Trong suốt thời gian đó, nếu tôi có làm gì, nói gì khiến anh em không vui thì hãy bỏ qua cho tôi.
Chư Tăng mới nói rằng: thưa Ngài, trong suốt mấy chục năm qua chúng tôi đi theo Ngài như bóng với hình không rời. Ngài không có lỗi lầm gì với chúng tôi. Nếu chúng tôi có lỗi lầm gì, xin Ngài bỏ qua cho
Sau đó thì trời rạng sáng. Địa cầu rung động. Ngài viên tịch Nibbana. Sau đó bà mẹ của Ngài mới lấy gỗ trầm, không lấy gỗ khác, chất thành 1 núi, thiêu xác của Ngài. Bà mẹ làm với một tâm tư tuyệt đối không phải là mẹ con vì lúc này bà là 1 vị tín nữ Tu Đà Hườn.
Bà biết rõ con người vừa ra đi này là bậc Chí Thượng Thanh Văn, Đệ Nhất Đệ Tử của bậc Chánh Đẳng Chánh Giác. Sau khi thiêu xong thì Xá lợi của Ngài có màu như ngọc trai. Xá lợi này được gom về 1 nơi. Sau này đến đời vua A Dục thì phân tán mỏng ra thờ chỗ này chỗ kia.
Đến năm 1947, người Anh trước đó suốt thời gian họ đô hộ Ấn Độ, trong 1 lần khai quật ở Sanchi, họ tìm thấy 2 hộp bằng đá sa thạch. 1 hộp đề chữ Ma, 1 hộp ghi chữ Sa. Hộp ghi chữ Ma là Xá Lợi Ngài Mục Kiền Liên.
Hộp ghi chữ Sa là Xá Lợi của Ngài Sariputta. Họ bèn mang 2 hộp về Viện Bảo Tàng London 1 thời gian nhiều năm. Đến năm 1947 họ mới đem trả lại cho Ấn Độ. Ấn Độ mới tôn trí 2 hộp Xá Lợi này vào trong Viện Bảo Tàng của Ấn Độ với tất cả sự tôn nghiêm bậc nhất mà chính phủ Ấn dành cho.
Có một huyền thoại đặc biệt, là không biết hôm nay, nhờ các vị Sư Thái Lan hay Việt Nam tu hành đến một đỉnh tuyệt đối nào đó. Mà coi như là Xá lợi của Ngài Sariputta, người ta gia tài chỉ có 1 ít, 1 viên nhỏ, viên của Ngài Sariputta, 1 viên của Ngài Moggalana thôi, mà không biết sao ở Việt Nam và Thái lan có nhiều quá xá trời. Có lần tôi thấy 1 vỉ 54 viên, trong đó có Xá Lợi Ngài ... Đệ Nhất Vô Bệnh. Khi Nibbana Ngài ấy nhập hỏa giới Tam Muội thiêu sạch không còn dư sót gì. Vậy mà ở VN có xá lợi của Ngài ấy.
Trong cái vỉ 54 viên ấy có Xá Lợi của Ngài Rahula, trong khi Ngài Rahula Nibbana trên cõi trời Đao Lợi. Vậy mà ở VN cũng có Xá Lợi của Ngài ấy. Sự thực là hiện nay Xá lợi của Ngài Sariputta và Moggalana trên thế giới chỉ có 1 nơi có thôi. Đó là Viện Bảo Tàng Delhi Ấn Độ.
Sau khi Ngài Sariputtạ tịch xong thì em Ngài là Ngài Cunda mới đem Xá Lợi về trình với Đức Phật. Đức Phật Ngài cầm tấm vải lược nước đựng Xá Lợi của Ngài Sariputta. Mở ra, Ngài cầm trên tay rồi Ngài ngâm 1 loạt 16 hay 18 câu kệ (tôi không nhớ rõ) tán thán Ngài Xá Lợi Phất.
Đây là lần cuối cùng, con người vĩ đại này không còn trên cuộc đời này nữa. Vĩnh viễn không bao giờ gặp lại con người này nữa. Ngài tán thán Ngài Sariputta là người có hạnh tu như nước, như đất, như lửa, như gió. Người có trí tuệ như đại dương, như hư không..
Trích bài giảng Kinh Tăng Chi - Sư Toại Khanh (giảng giải )