;
Gần đây tôi có nhìn thấy một số tư liệu, không biết là từ đâu mà các đồng tu viết cho tôi, sau khi tôi xem xong thì đưa cho các đồng học họ xử lý, họ thường thường nghe đĩa giảng kinh của Tôi, và đã tìm ra được rất nhiều những chỗ mâu thuẫn, đưa ra nghi nan, đây là thuộc về thế trí biện thông.
Không những Tôi giảng kinh đầy rẫy sự mâu thuẫn, Thích Ca Mâu Ni Phật giảng kinh cũng không ngoại lệ, vì sao vậy? Một cái nguyên tắc của việc giảng kinh, là giúp đỡ đại chúng giác ngộ, căn tánh của đại chúng không tương đồng, người mà chấp trước cái “có” thì nhất định phải giảng cái “không” với họ, để phá chấp trước của họ, người chấp trước cái “không” vậy thì giảng cái “có” với họ, để phá chấp không của họ, những người thế trí biện thông này nghe thấy, bạn sao có lúc nói là có, có lúc lại nói là không, rốt cuộc là không hay là có?
Bạn nói pháp không phải tự mình mâu thuẫn rồi hay sao? Họ không biết được là nói với những người nào, là đối tượng không giống nhau, cùng một cái sự việc là nói pháp không giống nhau, không những Phật như vậy, chúng tôi đọc “Luận Ngữ”, Khổng lão phu tử dạy người thì cũng như vậy, học trò của Khổng lão phu tử hỏi nhân hỏi hiếu, Khổng lão phu tử giảng giải với người này, cùng với người khác ngài nói không giống nhau, đây là các vị có thể xem thấy được ở trên “Luận Ngữ”, Phu Tử cũng có rất nhiều cách giải thích đối với cùng một con chữ, tại sao mà không thể có một cách giải thích? Không thể được, còn phải xem người đến hỏi ấy, dùng cách nói nào thì có lợi ích đối với người này, thì người này lãnh ngộ được, đây gọi là khế cơ khế lý.
Phật không có định pháp để nói, Phu Tử cũng không có định pháp có thể nói, cho nên nói pháp chúng ta thường nói là quán cơ, cơ chí ít phải nắm được ba cái trọng điểm, con người, nhất định phải hiểu họ, họ là căn tánh như thế nào? Họ hiện tại có vấn đề là ở chỗ nào? Nên dùng phương pháp gì để giúp họ đối trị? Nếu bạn không nhận biết được thì bạn không có cách nào để giúp đỡ người khác, tiếp đến còn phải xem trọng nơi chốn, bạn nói pháp với họ là ở tại nơi chốn nào, tại thời điểm nào, xuân hạ thu đông bốn mùa không như nhau, một ngày sáng và tối cũng không như nhau, có thể thấy quán cơ không phải là một sự việc dễ dàng, nắm được quán cơ mà nói pháp, thì đối tượng nghe pháp này, mới thật sự có thể được lợi ích.
Những điều này chúng ta ở trong những buổi nghiên cứu giảng tọa giảng thuật đều đã có học qua, chúng ta học tập là nguyên tắc nguyên lý, học tập phải có thể dùng, dùng vào chỗ nào? Trong tất cả thời tất cả chỗ, trong tất cả cảnh duyên, thiên biến vạn hóa, như vậy mới có thể chân thật lợi ích chúng sanh, hiểu rõ cái đạo lý này, mới biết được Phật Bồ Tát nói pháp Khổng lão phu tử dạy học, nói ngang nói dọc nói ngắn nói dài, đều chính xác, đều không có sai sót, chỉ sợ bạn chính mình nghe sai nghĩ sai, vậy thì rơi vào trong thế trí biện thông, họ không được lợi ích, đây là nạn của họ, họ cũng đã gặp nạn.
Phật đối trị với vấn đề này, đã đặc biệt vì chúng ta mà nói tứ y pháp, tứ y pháp là nói nguyên tắc, thứ nhất là “y pháp bất y nhân”, thứ hai là “y nghĩa bất y ngữ”, thứ ba là “y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa”, đây là từ trên hình thức mà nói, nếu như chúng ta hiểu được Phật nói ba câu nói này, thì ngày nay đối với Phật pháp chúng ta có rất nhiều những tranh luận đều được hóa giải rồi, ví dụ như có người nói “Đại Thừa Khởi Tín Luận” là ngụy tạo, không phải của Thiên Thân Bồ Tát, “Kinh Lăng Nghiêm” là giả tạo, không phải do Phật nói, nếu như chúng ta tỉ mỉ mà thể hội tứ y pháp của Phật, Phật Đà tại thế không có nói, chỉ có ngài giảng thì mới gọi là kinh, người khác nói thì không thể gọi là kinh, Phật không có cách nói này, Phật tuyệt đối không có chuyên chế, Phật tuyệt đối không có độc tài.
Phật đã nói một câu nói vô cùng khai sáng, ngày này chúng ta thường nói là dân chủ tự do ngôn luận, Phật nói có 5 loại người nói kinh, 5 loại người này nói thì thảy đều có thể gọi là kinh, chỉ cần không trái ngược một cái nguyên lý nguyên tắc, nguyên lý nguyên tắc của kinh Đại Thừa là “thật tướng”, sau này Phật môn chúng ta gọi là Pháp ấn, thật tướng là gì?
Là chân tướng sự thật, Phật nói là chân tướng sự thật, những gì đệ tử Phật nói cũng là chân tướng sự thật, trong hàng đệ tử có người xuất gia có người tại gia, thiên nhân mà nói thì cũng có nói chân tướng sự thật, tiên nhân, còn có hóa nhân, biến hóa thành người, từ đây mà biết, 5 loại người này phạm vi bao gồm thì rất là rộng, những người nào thuộc về hóa nhân, giống như chúng ta xem thấy Dã Can ở trong kinh Tiểu Thừa, vì Đế Thích Thiên mà giảng pháp, giảng hoàn toàn đều là Phật pháp, đây là biến hóa thành người, hoặc như người Trung Quốc nói đến Hồ Ly tiên, chỉ cần họ nói tương ưng với thật tướng, Phật đều thừa nhận họ nói là kinh điển, trong Tiểu Thừa nói đến tam pháp ấn, “Vô Thường”, “Vô Ngã”, “Niết Bàn”, chỉ cần họ nói mà tương ưng với ba cái điều kiện này, không hề trái ngược, thì Phật đều thừa nhận đây là kinh, Phật thừa nhận, chúng ta hiện tại hầu hết những người thế trí biện thông không thừa nhận, vậy thì hết cách rồi...
*Trích từ bài giảng Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác (tập 246)