Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video

Trăng tròn – Trằng khuyết

Tác giả Hồng Lam
04:55 | 19/08/2019 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Ngày mà chúng con nhớ về cha mẹ nhiều nhất là ngày các chùa trong nước và ngoài nước hân hoan tổ chức Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu, tri ân – báo ân hai đấng sinh thành (15/7 âm lịch).

Chúng con cũng không thể nào quên vị ân sư – bậc Thầy tâm linh đã cho chúng con biết Phật pháp, được học giáo lý của đức Phật. Nhờ thầy con đã chuyển hóa được tâm hồn từ chai sạn, thù ghét, thất vọng trở nên cảm thông, hiểu và thương với những nghịch cảnh, với những điều bất như ý, nhận ra được chân lý “tu là cội phúc, tình là dây oan”.

Trăng Tròn – Trằng Khuyết

“Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên”

Nếu như những người bạn đồng trang lứa với con được cha mẹ nâng niu, chiều chuộng như trứng mỏng. Các cậu ấm cô chiêu tha hồ đòi hỏi, đủ thứ, muốn gì được đó, cuộc sống sướng như tiên, đời thật đẹp, sáng vằng vặc như ánh trăng rằm, ấm áp cõi lòng:

“Văn chương, chữ nghĩa, nhạc thơ
Nói về tình mẹ bao giờ cũng hay”

Với con, là một đứa trẻ bất hạnh, thiếu tình thương của mẹ, người đời gọi là khắc kỵ. Mẹ vui thì yên ổn một chút. Lúc buồn, bao nhiêu chuyện bực mình, khó chịu đều trút lên đầu con, giống như cái thùng rác chứa đựng đau khổ cho mẹ nhưng con nào muốn hứng chịu nỗi đau này. Con đã nghĩ đến cái chết cho khuất mắt mẹ, cho vừa lòng mẹ, không có mặt con trong nhà chắc mẹ thích hơn. Lắm lúc ăn cơm chan nước mắt, cứ ngỡ mình là con ghẻ:

“Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng”

Đôi lúc con muốn trả lời với mẹ rằng “Tôi đâu có mượn bà đẻ tôi ra đâu mà đối xử khắt khe, tệ hại như vậy. Sao hồi nhỏ không bóp mũi, chết đi cho rồi, để con đừng phải chịu cảnh khổ đau như thế này?" Nghĩ lại, không dám nói ra vì sợ mẹ buồn. Tuổi thơ con như ánh trăng khuyết, khuyết lắm, tình thương ngắn ngủi rồi tắt lịm trong bầu trời đêm.

Người buồn cảnh có vui đâu. Thật vậy, không khí ngột ngạt, khó thở theo thời gian nặng nề trôi qua. Thế rồi, ngày may mắn đã đến, hạnh phúc mỉm cười với con khi con biết đến chùa học kinh, niệm Phật, nghe pháp, tham dự Khóa tu mùa hè. Quý Thầy tặng cho con quyển kinh Pháp Cú. Con cứ đọc tới đọc lui, đọc xuôi đọc ngược. Lời Phật dạy sao hay quá, giông giống những câu ca dao, tục ngữ Việt Nam mà ông bà xưa đã đúc kết, làm hành trang bước vào đời.

Kinh Pháp Cú mang nhiều kiến thức, có tính giáo dục cao. Biết áp dụng vào thực tế cuộc sống sẽ vun trồng được một trái tim chia sẻ tình thương bởi tình thương là bất diệt, lấy tình thương xoa dịu hận thù. Giáo pháp của đức Phật được xem là con đường sống đem an vui đến cho mọi người. Cuộc sống này thật đáng sống và có ý nghĩa biết bao. Con cảm nhận được tinh thần thoải mái, nhẹ nhõm trong lòng, không còn âu lo, sợ hãi:

Nó mắng tôi, đánh tôi
Nó thắng tôi, cướp tôi
Ai ôm hiềm hận ấy
Hận thù không thể nguôi

Nó mắng tôi, đánh tôi
Nó thắng tôi, cướp tôi
Không ôm hiềm hận ấy
Hận thù được tự nguôi

(Kinh Pháp Cú, kệ số 3,4)

Mẹ à! Nhờ Thầy chỉ dạy mà con không còn buồn phiền nữa, Những lời vàng ngọc của đức Phật giúp con hóa giải mọi khổ đau. Kiếp trước con không tốt với mẹ nên kiếp này phải nhận quả đắng cay. Con đã học được bài học nhân quả của kiếp người nên không còn than thân, trách móc. Điều quan trọng, bây giờ là cần phải sống tốt, biết yêu thương nhau để trái tim hiếu hạnh luôn tuôn chảy ngọt ngào đến cha mẹ, đến những vị Thầy kính quý. Trái tim hiếu hạnh ấy không hề bị lãng quên, vô tâm dù ở tâm trạng nào hay bất cứ hoàn cảnh nào.

Hoằng Pháp, ngày 13/08/2019

Nguyễn Thanh Thảo

cha mẹ vu lan báo hiếu chùa Hoằng Pháp mùa vu lan

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Bảy bước chân đi – Tiêu biểu bảy yếu tố giác ngộ

Bảy bước chân đi – Tiêu biểu bảy yếu tố giác ngộ

Tám pháp quyết định bậc tối thượng ở đời

Tám pháp quyết định bậc tối thượng ở đời

Làm thế nào để 'Đức Phật' trong chúng ta đản sanh mỗi ngày *

Làm thế nào để 'Đức Phật' trong chúng ta đản sanh mỗi ngày *

Vầng dương bừng chiếu – Cuộc đời thái tử Siddhartha

Vầng dương bừng chiếu – Cuộc đời thái tử Siddhartha

Nhân mùa Phật đản: Nghĩ về trí tuệ trong đạo Phật

Nhân mùa Phật đản: Nghĩ về trí tuệ trong đạo Phật

Bồ Tát là ai

Bồ Tát là ai

Khảo cứu về ngày, tháng thành đạo của Đức Phật

Khảo cứu về ngày, tháng thành đạo của Đức Phật

Ngày Phật Thành đạo: Một sự kiện chấm dứt khổ đau và đem lại hạnh phúc cho muôn loài

Ngày Phật Thành đạo: Một sự kiện chấm dứt khổ đau và đem lại hạnh phúc cho muôn loài

Ý nghĩa danh hiệu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Ý nghĩa danh hiệu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Thành đạo, Thế tôn xuất hiện ở đời

Thành đạo, Thế tôn xuất hiện ở đời

Vu lan nghĩ về 'biểu tượng cao siêu' của cha mẹ trong đời

Vu lan nghĩ về 'biểu tượng cao siêu' của cha mẹ trong đời

Nhân ngày thành đạo - tư duy chiều sâu để hiểu được lẽ thật câu pháp 'thiểu dục tri túc' đức Phật dạy

Nhân ngày thành đạo - tư duy chiều sâu để hiểu được lẽ thật câu pháp 'thiểu dục tri túc' đức Phật dạy

Bài viết xem nhiều

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Lễ chính thức Đại lễ Phật đản PL 2566 - DL 2022 tại Thừa Thiên Huế

Lễ chính thức Đại lễ Phật đản PL 2566 - DL 2022 tại Thừa Thiên Huế

Một gia đình Phật tử ở Hà Tĩnh thiết lễ tắm Phật tại gia

Một gia đình Phật tử ở Hà Tĩnh thiết lễ tắm Phật tại gia

Ý nghĩa của bảy bước sen

Ý nghĩa của bảy bước sen

Thông tin về trang tin Người Phật tử

Thông tin về trang tin Người Phật tử

Hạ thủy 7 đóa sen hồng trên dòng sông Hương

Hạ thủy 7 đóa sen hồng trên dòng sông Hương

Không kiểm tra, không bài về nhà, không hình phạt, giáo dục Phần Lan vẫn dẫn đầu cả thế giới, tại sao lại như vậy?

Không kiểm tra, không bài về nhà, không hình phạt, giáo dục Phần Lan vẫn dẫn đầu cả thế giới, tại sao lại như vậy?

Chùm ảnh lễ tắm Phật tư gia ở Bình Định

Chùm ảnh lễ tắm Phật tư gia ở Bình Định

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN