;
Âm thanh vật lý
Một thai nhi tượng hình trong bụng mẹ, cũng đã biết tiếp nhận lời âu yếm của mẹ, biết nghe nhạc và chịu ảnh hưởng của từng loại nhạc; biết cảm nhận hạnh phúc hoặc khổ đau do tánh thuần hậu hay sân hận của mẹ giao tiếp hằng ngày trong cuộc sống, vì thế, mối giây liên kết giữa bố mẹ và đời sống tâm linh của bố mẹ có ảnh hưởng nhất định sự cho tương lai của một người con.
Cây cỏ hoa trái được thí nghiệm cho thấy tác dụng của âm nhạc tương thích với tần sô nhất định của mỗi loại, sẽ giúp cho cây trái phát triển nhanh và tươi tốt hơn; ngược lại, một tần số không tương thích sẽ làm cho cây khó phát triển hoặc bị khô héo. Sở dĩ cây cỏ phát triển được trong thiên nhiên đều đặn là do sóng quang nhiệt và sóng âm phong của từng luồng gió trong không gian thổi qua. Nếu cây được trồng trong phòng thiếu gió, dù có ánh sáng, cây cũng khó phát triển mạnh.
Gia súc cũng thế, ngoài thực phẩm, nếu xử dụng thuốc tăng trưởng nhanh, gia súc có thể tăng trọng nhưng ảnh hưởng tác hại đến gen cơ bản, phát sanh bệnh lý và gia súc không có sức đề kháng tự nhiên, độc tố tích tụ trong máu thịt. Tuy nhiên, nếu gia súc được chăn nuôi theo phương pháp truyền thống thì việc tăng trưởng tuy chậm, nhưng khỏe mạnh; Ngoài ra, âm nhạc cũng giúp gia súc phát triển khá hơn việc chăm bón thực phẩm, và bảo đảm hơn dùng thuốc tăng trưởng.
Thuốc tăng trọng, tăng trưởng là can thiệp vào quá trình sinh hoạt vật lý tự nhiên của các tế bào, vì thế sự phát triển mang tính nhất thời đi đôi với việc di hại; trong khi âm thanh là loại sóng từ kích hoạt các tế bào tăng trưởng một cách tự nhiên, làm cho vật tiếp nhận khỏe mạnh về cơ năng sinh lý nội tiết.
Ở một lãnh vực vi mô, âm thanh còn phát sanh dòng điện trong kim loại và chất bán dẫn, có sự giao động của ion và các nguyên tử, từ đó sanh ra chuyên ngành nghiên cứu về điện âm học.
Âm thanh
Âm thanh là sự giao động của các phân tử, nguyên tử, các hạt; Âm thanh tạo một dạng sóng tần số, bước sóng, chu kỳ và tốc độ.
Theo âm học, Âm thanh thể hiện qua một loại sóng gọi là sóng âm. Tùy mỗi loại nguồn phát mà âm thanh có tần số khác nhau; thông thường âm thanh xuất phát từ va chạm của vật thể, từ thanh quản của một động vật, hay hiện tượng thời tiết. Sóng âm được pha trộn với sóng dẫn để khuyếch tán âm thanh đi xa hơn. Từ đó sóng FM hay AM được kỷ nghệ thông tin xử dụng; Bởi vì âm thanh phát xuất trong môi trường tự nhiên thường có tần số 20Hz-20KHz không đi xa hơn 5m. do năng lực truyền dẫn bị ảnh hưởng bởi môi trường qua ba trạng thái rắn – lỏng và khí và do nhiệt độ cũng như áp suất của thời tiết; vì vậy kỷ thuật thông tin phải kết hợp với sóng dẫn pha trộn sóng âm khuyếch tán vào tần số MHz – GHz để có sóng AM – FM – PM.
Âm thanh có tần số từ 16Hz đến 20KHz là âm thanh bình thường. Cao hơn 20KHz là siêu âm và thấp hơn 16Hz là hạ âm.
Âm thanh có thể phát ra từ một nguồn hay nhiều nguồn, ví dụ giọng hát, kèm nhạc cụ kèn trống đàn…mỗi nguồn phát đều có một tần số dao động nhất định vì vậy chúng không bị nhiễu loạn.
Âm thanh vật lý bị vật cản sẽ phản hồi, ví dụ trong bốn bức tường kín, trong hang động, từ đó, kỷ thuật khoa học xử dụng sóng âm để thăm dò một vật ở xa, do phản hồi sóng âm mà xác định được vị trí và khoảng cách của vật tìm…nơi thông thoáng, âm thanh truyền khắp mọi nơi; gặp hai sóng âm giao thoa sẽ tạo hiện tượng nhiễu âm.
Siêu âm được áp dụng vào lãnh vực y học như điện tâm đồ, điện não đồ, thăm dò thai nhi, thăm dò khuyết tật; trong lãnh vực quân sự như rada, tên lửa; trong ngư trường như dò tìm luồng cá, theo dỏi sự vận hành của một ngư loại; trong khí tượng để biết sự chuyển động của khí quyển, bảo tố, luồng gió thủy triều, sóng thần; trong địa lý theo dỏi địa chấn, dò tim hầm mỏ; siêu âm cũng không bị hạn chế bởi môi trường nước nên được dùng truyền tin dưới độ sâu của các tàu lặn. Các thiết bị âm thanh giúp sáng chế máy trợ thính cho người nặng tai. Thậm chí, qua máy dò âm, bác sĩ biết được sức khỏe của bệnh nhân. Các nhà tướng số Đông phương kinh nghiệm, qua âm thanh của một thân chủ, có thể đoán phú quý, sang hèn, thiện ác, vận mạng của họ.
Trong lãnh vực âm học, nảy sanh nhiều vấn đề mà các nhà khoa học phải thành lập nhiều chuyên ngành để nghiên cứu tính tương tác của sóng âm đối với mọi vật, mọi chiều hướng như quang âm học nghiên cứu tính tương tác của sóng âm và sóng ánh sáng. Những ngành mà ít ai biết đến là khí âm học, địa âm học, thủy âm học, nhiệt âm học…Trong tương lai, ngành âm học sẽ cho ra đời nhiều sáng tạo mà khoa học đang tận dụng.
Cho dù nghiên cứu trong lãnh vực nào, cũng chỉ gới hạn trong không gian khí quyển, bởi vì ngoài ra, chân không sẽ không tồn tại sóng dẫn nên âm thanh không được truyền đạt. Do vậy, âm thanh bị hạn chế và tác động bởi phản xạ - khúc xạ và nhiễu xạ, vận tốc truyền âm cũng bị giới hạn bởi áp suất, nhiệt độ và môi trường đương thời.
Khi âm thanh phát ra, đặc tính trong không khí, âm thanh dao động sóng dọc, vì dao động truyền dẫn do sự co giãn của không khí. Trong thính phòng hoặc phòng thu âm, tránh âm phản hồi như bass trap làm khó nghe khi tiếp âm, người ta xử lý sóng dọc bằng phương tiện vật lý như tiêu âm và tán âm để tránh ù tai thính giả và âm thanh lọt ra bên ngoài làm phiền người lân cận, đồng thời tạp âm bên ngoài không lọt vào phòng thu.
Đơn vị đo lường âm thanh tính bằng Decibel, viết tắt là dB; cường độ âm thanh nghe được, bình thường từ 0 đến 125 dB; nếu quá thấp thì không nghe được và quá cao thì sẽ bị điếc. Tuy nhiên sóng siêu âm dùng trong kỷ thuật thông tin như điện thoại, microwave, các dụng cụ phát sóng có ảnh hưởng đến sức khỏe. Lấy hai binh thủy tráng men áp vào tai sẽ nghe một âm thanh lạ, để lâu sẽ mệt và suy giảm sức khỏe, tác hại thần kinh; Trong một phòng hẹp kín, cho các dải tần siêu âm xuyên vào, người ở bên trong một lúc nào đó, tuy không nghe tiếng, nhưng cảm nhận choáng váng, thời gian lâu dài sẽ điên loạn, nội tạng mất sức đề kháng. Cũng như cực độ ánh sáng, âm thanh cũng có khả năng hủy diệt, một lực công phá xuất phát từ âm thanh có thể sụp đổ tòa nhà, gây chấn thương hoặc đổ bể vật dụng. Những người thường đeo tai nghe suốt ngày, dù là bản nhạc du dương, cũng dủ làm cho tinh thần không ổn định. Não bộ có khả năng tiếp nhận một lượng âm lực nhất định với một cường độ nhất định trong một thời gian hạn chế thì cơ thể tự quân bình sảng khoái, ngược lại thì dẫn đến rồi loạn cơ năng thần kinh, mất sức đề kháng và sanh bệnh, suy nhược tinh thần. Một võ sĩ dùng tiếng hét để lung lạc tinh thần đối phương; một Thiền sư xử dụng tiếng hét để cho đệ tử hoát nhiên ngộ đạo. Một võ sư Aikido dùng tiếng hét làm vỡ cửa kính…
Âm thanh tương thích với trình độ và sở thích người nghe sẽ đem lại sự phấn chấn. Có những âm lực kích động người nghe, ví dụ những bản nhạc quân hành, nhạc đấu tranh...;cũng có loại âm lực êm nhẹ kèm theo lời mang tính tich cực giúp con người lạc quan yêu đời, cũng không thiếu loại nhạc ủy mị chán chường làm cho người nghe tiêu cực bi quan; Vì thế, nghe loại nhạc của một dân tộc, ta có thể hiều dân tộc đó hùng tráng cường thịnh hay yếu hèn suy vong; từ một loại nhạc người thích, ta biết được khuynh hướng tiêu cực hay tích cực của người đang thưởng thức chúng.
Tóm lại, âm thanh vật lý có thể giúp cải thiện cuộc sống, cải tiến trong mọi ngành nghề từ nông nghiệp, công nghiệp, quân sự, y học, giáo dục, khoa học cho đến tín ngưỡng tôn giáo; và chúng cũng có khả năng hủy diệt không những cơ sở vật chất mà còn hủy diệt tinh thần của một cá nhân hay một thế hệ. Lung lạc tinh thần binh sĩ và cũng từng làm sa ngã bao nhiêu anh hào kiệt tướng trước âm thanh của nữ lưu thường tình. Năng lực của âm thanh tùy thuộc vào cường độ, vào âm chất, vào sóng từ, vào môi trường.
Từ âm thanh vật lý mà những hành giả chứng đắc chuyển qua âm lực tâm lý, âm lực sinh lý, âm lực siêu thức giúp cho thế hệ hậu bối tiến vào con đường tâm linh, bởi vì mỗi thời đại có một căn cơ khác nhau, vì thế chư tổ, các minh sư, các Thánh sư đều sản sinh ra một phương án khác nhau mà âm thanh là một trong những công cụ không thể thiếu trong cuộc sống vật chất hiện nay; chúng đã song hành với ánh sáng – ánh sáng sinh học, ánh sáng cơ học, ánh sáng siêu thức thì âm thanh cũng trãi qua âm thanh cơ học, âm thanh sinh học và âm thanh siêu thức khi mà nhân loại mỗi ngày một thăng tiên từ vật chất đến tinh thần, từ hiện tượng đến tâm linh.