;
Vãng sinh Tịnh Độ luận giảng ký (Phần 4)
(SỰ) THÀNH TỰU ĐẦY ĐỦ (CỦA) CÔNG ĐỨC (VỀ) TẤT CẢ CÁC CẦU MONG LÀ DO KỆ RẰNG: “CHÚNG SANH BAO ƯỚC MUỐN, TẤT CẢ ĐỀU ĐẦY ĐỦ”. Đây là sự thành tựu lớn lao nhất của thế giới Cực Lạc, bởi nơi đây có thể thỏa mãn tất cả các nguyện cầu của chúng sinh, như ngọc Ma Ni vậy. Cực Lạc tuy tốt đẹp, như mọi loại hoa hương trang nghiêm, bảy báu đầy đất, (song nếu) không hợp (với) nguyện cầu của chúng sinh thì cũng là vô dụng thôi. Nên câu này là tối trọng yếu. Bởi nó nói lên trọn vẹn sự viên mãn của công đức lợi mình lợi người của Phật A Di Đà vậy (1).
CHÚ THÍCH 27:
(1) Theo Thế Thân Bồ Tát, phần này nói về công đức lợi tha của A Di Đà Phật. Nhưng cũng đồng thời là xác định rằng chỉ có Cực Lạc thế giới mới là độ sinh chân
chính và đúng nghĩa Đại thừa nhất. Bởi tất cả các vui thích mà chúng sinh
ao ước đều được thỏa mãn đầy đủ. Câu kệ dường như không hề lựa chọn ra một thứ ao ước đặc biệt nào đó, như Niết Bàn, giải thoát, giác ngộ… mà chỉ nói tất cả ao ước đều mãn nguyện. Chứng tỏ về từ bi, vì quan tâm đến mọi ao ước và thỏa mãn đủ mọi ao ước của chúng sinh, nên từ bi viên mãn; về trí huệ, không phân biệt mong cầu nhỏ bé hay ước nguyện to tát, tất cả đều bình đẳng trí tướng, nên trí huệ viên mãn. Do đó nên dưới đây nói
“cõi kia của Phật Vô Lượng Thọ là cảnh giới vi diệu thuộc đệ nhất nghĩa đế”.
LƯỢC NÓI (XONG) VỀ 17 LOẠI CÔNG ĐỨC (DÙNG) TRANG NGHIÊM CÕI NƯỚC CỦA PHẬT A DI ĐÀ KIA DO HIỆN BÀY (RA) SỰ THÀNH TỰU CỦA LỰC ĐẠI CÔNG ĐỨC LỢI ÍCH (CHO) TỰ THÂN CỦA NHƯ LAI VÀ SỰ THÀNH TỰU CỦA CÔNG ĐỨC LỢI ÍCH (CHO) NGƯỜI KHÁC. SỰ TRANG NGHIÊM CÕI CỦA PHẬT VÔ LƯỢNG THỌ KIA (LÀ)
CẢNH GIỚI (VI) DIỆU (THUỘC) ĐỆ NHẤT NGHĨA ĐẾ. MƯỜI SÁU CÂU VÀ MỘT CÂU TUẦN TỰ NÓI (RA),
CẦN PHẢI BIẾT.
Thế giới Cực Lạc trang nghiêm tuyệt hảo là sự thành tựu công đức lợi mình lợi người của Phật. Cảnh giới này không phải tục đế mà có thể thấu rõ được. Ví như (cõi kia) nói xanh, vàng, đỏ, trắng, mềm mại, đều chẳng phải như thế gian (thường) hiểu, bởi cảnh giới của thế gian là do vọng thức mà nhận biết. Đế là mọi người (đều) công nhận. Tục đế tuy do thế tục (đều) công nhận, song không phải là sự hiểu biết chân thật. Nếu (là) đệ nhất nghĩa đế (1) [còn
nói là thắng nghĩa đế], chính là cảnh giới đặc thù do thánh nhân lìa phiền não mà chứng được. Thật tướng được thấy (nơi cõi đó) tuy là không có hai,
không khác biệt, nhưng các dị tướng đủ loại vẫn cứ đầy khắp khác biệt. Như đủ loại sự tướng hiển hiện nơi thế giới Cực Lạc, chính là cảnh giới tức lý mà sự, sự lý vô ngại, chẳng phải vọng thức của người tục mà có thể thấu tỏ được, mà là chỗ quán của Bát Nhã của Bồ Tát vậy. Mười sáu câu và một câu là: mười sáu câu đầu là công đức tự lợi, câu cuối là thành tựu công đức lợi người, bên trên đã y theo thứ tự mà nói ra (hết rồi).
CHÚ THÍCH 28:
(1) Đệ nhất nghĩa đế (paramartha-satya)
luôn luôn đi đôi với thế (tục) đế (samvrti-satya).
Parama có nghĩa là đầu tiên, trên hết (Hán dịch là đệ nhất và thắng), tối thượng. Artha là ý nghĩa. Paramartha (parama +
artha) được dịch là đệ nhất nghĩa đế hay thắng nghĩa. Satya là sự thật, dịch là đế. Sự phân biệt chân lý (satya) thành hai loại đã được đề cập đến trong kinh hệ Bát Nhã và Tiểu thừa luận, song phải đến Long Thụ (Nagarjuna) thì ý nghĩa về hai đế mới được nhấn mạnh và trở nên căn bản cho mọi tìm hiểu về Phật giáo.
Đệ nhất nghĩa đế là sự thật tối thượng hay chân lý tuyệt đối thế nên nó phải là ý nghĩa của Phật giáo, hơn hết phải là của Đại thừa Phật giáo. Ý nghĩa cứu cánh đó chính
là tính KHÔNG của Bát Nhã trí thuộc Đại thừa. Tịnh Độ do trí
quang của A Di Đà Phật làm thể mà hiển hiện ra theo nguyện của Ngài, nên Tịnh Độ dĩ nhiên phải thuộc về đệ nhất nghĩa đế.
B- Quán sát trang nghiêm
(do) công đức
(của)
Phật.
THẾ NÀO LÀ
QUÁN (SỰ) THÀNH TỰU (VỀ) TRANG NGHIÊM (DO) CÔNG ĐỨC (THUỘC VỀ) PHẬT? QUÁN (SỰ) THÀNH TỰU TRANG NGHIÊM CÔNG ĐỨC (THUỘC VỀ) PHẬT GỒM CÓ TÁM LOẠI CẦN BIẾT. NHỮNG GÌ LÀ TÁM LOẠI? MỘT LÀ TRANG NGHIÊM TÒA, HAI
LÀ TRANG NGHIÊM THÂN, BA LÀ TRANG NGHIÊM KHẨU, BỐN LÀ TRANG NGHIÊM TÂM, NĂM LÀ TRANG NGHIÊM CHÚNG, SÁU
LÀ TRANG NGHIÊM THƯỢNG THỦ, BẨY LÀ TRANG NGHIÊM CHỦ, TÁM LÀ TRANG NGHIÊM KHÔNG UỔNG LÀM TRỤ TRÌ.
Trước hết nêu ra quán về tám loại trang nghiêm công đức của Phật, dưới đây là giải thích riêng (từng phần).
GÌ LÀ TRANG NGHIÊM TÒA? LÀ DO KỆ RẰNG: “VÔ LƯỢNG VUA BÁU LỚN, ĐÀI HOA SẠCH VI DIỆU”.
Nay quán Phật, trước từ tòa mà quán lên. Tòa Phật của Tiểu thừa chỉ là cỏ cát tường (1), (còn) Phật thì lấy tướng lão Tỳ khưu. Đại thừa không như vậy. Tòa của trang nghiêm bằng bảy báu, khác nhau đủ thứ (như vậy), là vì cảnh giới của chúng sinh mỗi thứ mỗi khác. Nay quán tòa của Phật là tòa hoa sen thanh tịnh vi diệu do báu lớn làm thành. Đài này do Bồ Tát thập địa (2) thành Phật mới ngồi. Tòa tại sao là hoa sen? Một là hoa mọc lên khỏi bùn dơ mà không
nhiễm, hai là hoa sen có trái: hoa là thân, trái là quả. Dùng nhân [hoa] tu hành thanh tịnh mà kết thành quả Phật. Tòa hoa này, kinh khác nói là một đóa hoa
sen báu chúa màu hồng lớn, tượng trưng cho tâm con người, (ý nói) Phật nhân tu tâm mà thành. Tâm
này là tâm hư vọng, song tu hành vẫn không rời vọng tâm này, (cho đến khi) lìa tâm vọng tức hiển tâm chân, hiện thành Phật đạo, nên Ban Châu Tam muội Kinh có nói: tâm này làm Phật, tâm này tức Phật.
CHÚ THÍCH 29:
(1) Truyền thuyết nói Thích Ca Mâu Ni Phật khi kết tòa ngồi đạo trường để thành Phật, có đồng tử tên Cát Tường dâng cỏ này cho Phật trải tòa mà ngồi, nên gọi là cỏ Cát Tường. Phạn ngữ là Kusa, phiên âm Cô Xà,
Câu Thư…
(2) Thập địa tức địa thứ mười pháp vân địa (Dharmamegha-Bhumi), địa cuối cùng của Bồ Tát trước khi thành Phật. Pháp (Dharma) tức các pháp thuộc đệ nhất nghĩa, vân (megha) là mây, hình ảnh biểu tượng cho tất cả các pháp nghĩa đệ nhất, các công đức chân thật tối thượng đều tụ về (nơi vị Bồ Tát ở địa này), kết lại như mây để mưa cam lồ pháp đó xuống cứu độ toàn thể chúng sinh.
Về tòa sen
xin xem chi tiết phần quán về hoa tòa
trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh.
GÌ LÀ TRANG NGHIÊM THÂN? LÀ DO KỆ RẰNG: “TƯỚNG ĐẸP RẠNG MỘT TẦM, SẮC TƯỢNG VƯỢT QUẦN SINH”.
Tướng là những gì dễ thấy hiển hiện đặc biệt trên thân, như tướng lông trắng giữa đôi lông
mày này nọ. Đẹp là những gì tinh vi của tướng, có nghĩa là 32 tướng, 80 vẻ đẹp, chính là tướng đẹp của hóa thân Phật. Nếu là chân thân Phật [như trong Hoa
Nghiêm Kinh nói] ắt có vô lượng tướng, vô lượng đẹp. Nay nêu lên một tướng trong 32 tướng căn bản, gọi là tướng thường quang, vì tướng này thường hiện diện, không phải như (hào)
quang được phóng ra đặc biệt khi (hiển) thần thông, hay khi nói pháp. Một tầm là tám thước, thật ra là một trượng (1). Ánh sáng của Phật chiếu khắp cõi mười phương, sao lại chỉ nói có một tầm? Ví như lửa đuốc, nguồn sang chỉ một điểm mà ánh sáng đầy cả phòng, nghĩa ấy là vậy. Sắc tượng là thân dáng có hình có
sắc vậy. Sắc tượng vi diệu, trên hẳn tất cả chúng
sinh.
CHÚ THÍCH 30:
(1) Một trượng là 10 thước. Thước đây là thước tàu, bằng 1/3 mét. Nếu nói một tầm là 8 thước, thì bằng 8/3 mét, còn cho là một trượng thì là 10/3 mét.
Về quán thân
Phật, xem chi tiết trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh.
GÌ LÀ TRANG NGHIÊM KHẨU? LÀ DO KỆ RẰNG: “NHƯ LAI TIẾNG VI DIỆU, ÂM PHẠM VỌNG MƯỜI PHƯƠNG”.
Âm thanh của Như Lai vi diệu, trong tạng kinh có một kinh chuyên
tán thán ba (thâm) mật của Như Lai (là)
vi diệu, nói rằng nghe không phân xa hay gần, (âm) thanh của Ngài đều rõ rang phân minh, như ngay bên tai. Bí mật nọ quả là không thể nghĩ bàn!
Lại có thể tùy theo lời nghe pháp, tùy căn cơ (của họ) mỗi người mỗi khác. Hoặc (có người) nghe (thấy) là nói về không, hoặc (có người) nghe (thấy) là nói về có, (chứ) không phải chỉ âm thanh mềm mại dễ nghe mà thôi.
GÌ LÀ TRANG NGHIÊM TÂM? LÀ DO KỆ RẰNG: “ĐỒNG ĐẤT, NƯỚC, LỬA, GIÓ, HƯ KHÔNG, KHÔNG PHÂN BIỆT”. KHÔNG PHÂN BIỆT LÀ KHÔNG CÓ TÂM PHÂN BIỆT VẬY.
Tâm Phật như đất, không phân sạch dơ nặng nhẹ, (cứ) một thể (của mình) mà gánh vác, như nước, lửa, gió, hư không, bình đẳng (đố
Từ khoá :
TIN LIÊN QUAN