;
Vãng sinh Tịnh Độ luận giảng ký (Phần 6)
Cho nên mới có thuyết (cho rằng) niệm Phật (được) vãng sinh là “biệt thời ý thú” (2), song lại còn một thuyết khác thời cho rằng (Tịnh Độ) là hóa độ của hóa Phật, như có nói trong A Di Đà Kinh đại (và) tiểu (bổn). Các (cõi) nước có thời (gian) có địa (điểm), có hai thừa, (thì) phải là hóa thân độ. Song nếu (mà) là hóa độ, thì Cực Lạc (thế giới) hình như không phải là chỗ lý tưởng tối cao. Giờ đây quan điểm của Bồ Tát Thế Thân tương đối viên (dung) thông (suốt). (Theo đó) cho rằng (cõi ấy) là báo độ, vì trong (cõi) ấy không có hai thừa, căn khuyết, và người nữ, cho nên cần phải năm môn mới được vãng sinh, (chứ) không phải dễ dàng. Song chiếu theo tất cả các học chúng mà nói, thì Bồ Tát Thế Thân (còn) có riêng các
pháp môn tuần tự từ từ mà thành tựu, như bổn văn dưới đây sẽ nói đến.
CHÚ THÍCH 45:
(1) Đại sư Ấn Thuận cũng như biết bao các bậc cổ đức xưa vẫn bị ám ảnh bởi các ý nghĩa nông sâu và các tầng bậc cao thấp trong Phật pháp nên khó mà dứt khoát chấp nhận hẳn sự vãng sinh Cực Lạc là dễ dàng. Song bên phía Tịnh Độ (tông),
theo Đạo Xước phân biệt với Thánh Đạo, thì sự dễ dàng là phải căn cứ theo bổn nguyện lực của A Di Đà Phật. Tất cả vấn đề này cần phải bàn cãi cẩn thận và kỹ càng hơn.
(2) Xem chú thích (10), trong phần Huyền Luận.
IV - TUẦN
TỰ TỪ TỪ MÀ THÀNH TỰU. LẠI CÓ NĂM LOẠI (PHÁP) MÔN, TỰ TỪ TỪ THÀNH TỰU NĂM LOẠI CÔNG ĐỨC CẦN PHẢI BIẾT. GÌ LÀ NĂM MÔN? MỘT LÀ MÔN GẦN, HAI LÀ MÔN ĐẠI HỘI CHÚNG, BA LÀ MÔN NHÀ, BỐN LÀ MÔN PHÒNG, NĂM LÀ MÔN CHỐN VƯỜN RỪNG RONG CHƠI. NĂM LOẠI MÔN NÀY, THÌ BỐN LOẠI MÔN ĐẦU THÌ THÀNH TỰU CÔNG ĐỨC VÀO, MÔN THỨ NĂM THÀNH TỰU CÔNG ĐỨC RA.
Giờ năm môn vẫn không lìa khỏi năm môn lễ bái, tán thán v.v… Song nói
năm môn ở đây là tu một môn thì có sự thành tựu của một môn, hoặc rộng hoặc sâu, đều đươc vãng sinh nước Cực Lạc vậy. Cũng (còn) là tuần tự (đi) sâu vào (như sau): môn gần là đến cảnh (giới) nước An Lạc, môn đại hội chúng là được (tham) dự (vào) đại pháp hội, môn nhà là như lên tòa nhà lớn, môn phòng là như vào phòng, môn chốn vườn rừng rong chơi là tùy ý hóa độ chúng sinh vậy. Đến nước Cực Lạc, mục đích là để thành Phật đạo, giáo hóa dẫn dắt chúng sinh, đâu phải chỉ vào phòng
ở yên mà thôi, cho nên cần phải ra ngoài vườn rừng vậy. Giờ đây y theo
luận này, không y theo chuyện niệm vị thứ trên dưới cố định, mà lấy phát tâm tu hành, càng vào càng sâu làm tuần tự.
MÔN VÀO THỨ NHẤT LÀ DO LẤY LỄ BÁI A DI ĐÀ PHẬT ĐỂ SINH VỀ CÕI NƯỚC KIA, (NÊN) ĐƯỢC SINH (VÀO) THẾ GIỚI AN LẠC, ĐÓ GỌI LÀ MÔN VÀO THỨ NHẤT.
Có gì lại lễ bái Phật A Di Đà? Duy vì nguyện sinh cõi nước Phật kia. Nếu kính tin tha thiết, sáu thời lễ bái chân thành, tất được sinh vào cõi nước An Lạc.
MÔN VÀO THỨ HAI LÀ DO
CA NGỢI PHẬT A DI ĐÀ, TÙY THEO DANH (VÀ) NGHĨA (MÀ) XƯNG DANH NHƯ LAI, Y THEO
(QUÁN) TƯỞNG (VỀ) ÁNH SÁNG (CỦA) NHƯ LAI (MÀ)
TU HÀNH, (NÊN) ĐƯỢC VÀO (TRONG) SỐ CHÚNG (CỦA) ĐẠI HỘI, ĐÓ GỌI LÀ MÔN VÀO THỨ HAI.
Tùy theo danh nghĩa xưng danh Như Lai, nghĩa là (khi) xưng danh cần phải biết các ý nghĩa có nơi danh ấy, cho nên xưng danh Phật chính là ca ngợi công đức của Phật. Miệng xưng danh hiệu của A Di Đà Phật, tâm tưởng thân quang và trí quang
của Vô Ngại Quang Như Lai (đến Khắp) mười phương (đều) không (bị chướng) ngại. Trì danh niệm Phật như thế, tất được đến chỗ đại hội chúng của cõi Phật, (được) dự vào số của đại chúng (để) nghe pháp.
MÔN VÀO THỨ BA LÀ DO
MỘT LÒNG CHUYÊN NIỆM LẬP NGUYỆN SINH (CÕI NƯỚC) KIA (ĐỂ) TU HÀNH TAM MUỘI TỊCH TĨNH SA MA THA (NÊN) ĐƯỢC VÀO TRONG THẾ GIỚI HOA TẠNG, ĐÓ GỌI LÀ MÔN VÀO THỨ BA.
Trong định duy có ý thức, các thức khác đều là không khởi, cho nên mắt không thấy sắc, tai không nghe tiếng, cho đến thân không cảm xúc. Ý thức (trong) một niệm đẳng lưu tương tục, an trụ, tịch tĩnh. Tâm định ắt phải có khinh an, khởi định tất có sự tinh tiến (của) thân tâm. Giờ đây lấy một lòng chuyên niệm lập nguyện sinh (cõi) kia làm phương tiện, (nghĩa) là niệm niệm phát nguyện vãng sinh, tu thành niệm Phật tam muội. Được vào trong thế giới Hoa Tạng, tất có thể thấy chỗ trụ của Phật A Di Đà (tức) chân tướng của thế giới Cực Lạc vậy. Hai (môn) trước là tán tâm, (còn) đây là tịnh tâm. Y vào môn này, có thể thấy quan điểm của hai môn trước chính là thân độ của ứng hóa vậy.
MÔN VÀO THỨ TƯ LÀ DO CHUYÊN NIỆM QUÁN SÁT SỰ TRANG NGHIÊM (VI) DIỆU CỦA (CÕI) KIA (ĐỂ) TU TỲ BÀ XÁ NA. (NÊN) ĐƯỢC ĐẾN CHỐN KIA, THỌ DỤNG ĐỦ LOẠI (AN) LẠC PHÁP, ĐÓ GỌI LÀ MÔN VÀO THỨ TƯ.
Trong kinh khởi huệ quán sát,
chuyên niệm quán sát tất cả sự trang nghiêm công đức của cõi nước của Phật, (của chính) Phật, (và của) Bồ Tát. Quán huệ thành tựu, (thời) chứng nhập vào tịnh tâm địa, (và) có thể thọ dụng (an) lạc của pháp vị Đại thừa. Đó tất phải là tha thọ dụng độ [báo độ], Bồ Tát đã phần chứng pháp thân vậy.Mục đích tối cao (để) gặp Phật A Di Đà do đó (được) thành đạt. Ba môn trên lấy tín nguyện làm chủ, môn ở đây là huệ Bát Nhã (làm chủ). Cho nên bắt đầu luận có nói: “Làm sao (để) quán? Làm sao sinh tín
tâm?”. Y theo đó mà an lập năm môn vậy.
MÔN RA THỨ NĂM LÀ DO ĐẠI TỪ BI, QUÁN SÁT TẤT CẢ CHÚNG SINH KHỔ NÃO, THỊ HIỆN ỨNG HÓA THÂN, VÀO TRỞ LẠI TRONG VƯỜN SINH TỬ RỪNG PHIỀN NÃO, (NHƯ) THẦN THÔNG RONG CHƠI, ĐẾN VÙNG ĐẤT GIÁO HÓA, DO BỔN NGUYỆN LỰC HỒI HƯỚNG VẬY, ĐÓ GỌI LÀ MÔN RA THỨ NĂM.
Bồ Tát đã chứng pháp thân, nghĩa là phải nên dùng tâm đại bi, thương nhớ (đến) chúng sinh khổ, khởi thân ứng hóa – (hoặc) than Phật, thân Bồ Tát, đủ loại thân chúng sinh, quay vào trở lại vườn sinh tử rừng phiền não. Thân ứng hóa Bồ Tát cùng
chúng sinh đồng sự, hiện ra tướng có phiền não sinh tử. Thần thông rong chơi khởi đủ thứ Phật sự độ thoát
chúng sinh. Rong chơi có nghĩa là tự tại. Thần thông rong chơi tức thần thông tự tại vậy. Bốn (môn) trước là tự lợi mình, hướng lên tiến tu nên là vào; ở đây là lợi người, quay trở vào sinh tử, nên gọi là ra.
BỐN LOẠI MÔN VÀO CỦA BỒ TÁT (LÀ)
SỰ THÀNH TỰU CỦA HẠNH LỢI MÌNH CẦN PHẢI BIẾT. MÔN THỨ NĂM RA CỦA BỒ TÁT (LÀ)
SỰ THÀNH TỰU HỒI HƯỚNG LỢI ÍCH NGƯỜI. DO BỒ TÁT TU HẠNH CỦA NĂM MÔN NHƯ VẬY, LỢI MÌNH LỢI NGƯỜI. MAU ĐƯỢC THÀNH TỰU A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ.
Trên đây là tổng kết. Lợi mình lợi người là hạnh Bồ Tát, tu hạnh Bồ Tát, có
thể thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề - vô thượng chính đẳng chính giác, tức là thành Phật. Mau được thành Phật là dùng bổn nguyện lực của A Di Đà mà tu hành, như con trẻ y theo người lớn mà đi, không
có ngu dại lầm đường té ngã, thì mới có thể đến được. Pháp môn niệm Phật này do đó mới có tên là mau được thành tựu vậy.
Năm môn ra
vào trên đây xin
nêu ra thí dụ để cho sáng
tỏ. Bắc Bình xưa gọi là Bắc Kinh vốn là đế đô của bao triều đại. Ai muốn đến Bắc Kinh để gặp Hoàng Đế, nếu đi cửa Chính Dương, tức là thành Bắc Kinh, (tức) như môn thứ nhất gần vậy. Đi vào thấy đường phố rộng dài, dân chúng qua lại, (tức) như môn thứ hai đại hội chúng vậy. Lại vào đến Tử Cấm Thành, xa thấy cung miếu đồ sộ, (tức) như môn thứ ba nhà vậy. Tiến vào trong cung viện đền điện, thấy nguy nga tráng lệ, không sao tả xiết, vua và các đại thần đang luận việc trong đó (tức) như môn thứ tư phòng vậy. Đã gặp gỡ Hoàng Đế rồi, sau đó tự tại thăm xem tất cả mọi thắng cảnh vườn tược, nhà nghèo phố cũ trong thành (tức) như môn thứ năm chốn vườn rong chơi. Năm môn này, nếu lấy nhiều người mà nói, thì tùy công đức tu hành (mà) không đồng, sâu cạn khác nhau. Tuy nói không đồng, song đồng là nước Cực Lạc, như đồng là thành Bắc Kinh vậy. Nếu lấy một người mà nói, thì ban đầu do lễ bái, càng tu vào càng vào
sâu, rốt cuộc (là) thành Phật đạo. Đầu tiên hết (là) thân nghiệp lễ bái, liền sinh Cực Lạc, ắt được thành Phật, có thể nói là dễ hành vậy!
Luận này tóm gom hết ý nghĩa của tất cả (kinh thuộc hệ) A Di Đà kinh, hoằng dương đại pháp môn Tịnh Độ, trùm khắp cả ba căn (1) một cách chân chính, có thể cạn (mà cũng) có thể sâu, đã nghe được luận này, không thể lơ là coi nhẹ được vậy!
CHÚ THÍCH 46:
(1) Ba căn tức tiểu thừa, trung thừa và
Từ khoá :
TIN LIÊN QUAN