Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Về chùa tu Phật thất

05:32 | 03/12/2022 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Phật thất là khóa tu “bảy ngày niệm Phật” do Hòa thượng Đạo trưởng khởi xướng tiên phong. Sau chuyến Phật sự ở Đài Loan, Hòa thượng đã suy tư và tìm cách nhân rộng mô hình tu học này đến cho Phật giáo Việt Nam thời điểm bấy giờ.

ve-chua-tu-phat-that_nguoiphattu_com.jpg

Khóa tu “bảy ngày niệm Phật” là hình thức học hỏi từ Phật giáo Đài Loan, nhưng về nội dung và cách thức tổ chức thì theo truyền thống tu học Phật giáo Việt Nam.

Vì sao lại là khóa tu “bảy ngày niệm Phật” mà không phải một pháp môn hành trì khác? Theo ý tưởng của chúng con, có bốn lí do sau đây:

1. Dựa vào kinh A Di Đà, có câu:

“Xá-Lợi-Phất! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, văn thuyết A-Di-Đà Phật, chấp trì danh hiệu: nhược nhất nhật, nhược nhị nhật, nhược tam nhật, nhược tứ nhật, nhược ngũ nhật, nhược lục nhật, nhược thất nhật, nhất tâm bất loạn.”

“Xá-lợi! Thầy xem đấy quý không,

Nếu như ai có thực lòng,

Trai lành gái tốt đều không phân bì,

Được nghe nói A-di-đà Phật,

Là tên Ngài liền chấp trì ngay

Một ngày luôn đến bảy ngày,

Một lòng chẳng rối tức thời thành công.”

(Kinh Nhật Tụng, kinh A Di Đà, chùa Hoằng Pháp)

Theo đoạn kinh này, người nào khi nghe đến danh hiệu Phật A Di Đà, “chấp trì” từ một ngày cho đến bảy ngày, thì sẽ “nhất tâm bất loạn”. Về chữ “chấp trì”, Hòa thượng Trí Tịnh có giải như sau:

“Tôi nói với mấy huynh đệ về chữ "chấp trì danh hiệu". Chấp nghĩa là cầm, còn trì là giữ lại. Giống như tôi nắm quyển sách không buông ra vậy, hễ bỏ ra là không trì. Khi mình xưng danh hiệu ‘Nam Mô A Di Đà Phật’, làm sao trong tâm mình chỉ có ‘Nam Mô A Di Đà Phật’ mà thôi. Đừng có cái gì khác, đừng cho một niệm gì xen vào hết. Trong lúc niệm Phật mà còn niệm những thứ khác nữa thì không phải niệm Phật. Nếu chấp trì được danh hiệu như Phật Thích Ca nói thì nhất định vãng sanh. Làm không đúng thì không có kết quả. Lời Phật nói không khi nào sai cả, chỉ tại mình hiểu chưa đúng, mà khi hiểu đúng thì cũng không hẳn đã làm đúng”.

2. Dựa vào kinh Tăng Chi Bộ I, bài kinh Niệm Phật, đức Phật dạy rằng:

“Có một pháp, này các Tỳ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Phật. Chính một pháp này, này các Tỳ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn.”

(Tăng Chi Bộ I, chương Một. Một Pháp, XVI. Phẩm Một Pháp, 1-10. Niệm Phật)

Giải về đoạn kinh này, Hòa thượng Đạo trưởng Tổ đình Hoằng Pháp có chỉ dạy:

“Niệm Phật, không có nghĩa là chỉ niệm danh hiệu Phật nơi cửa miệng mà còn phải nghĩ tưởng đến hảo tướng, đức hạnh, ba nghiệp thanh tịnh, trí tuệ siêu việt và sự chính niệm, tỉnh giác của đức Phật. Lúc nào cũng nhớ Phật, niệm Phật, nghĩ tưởng đến Phật, tâm của chúng ta sẽ được thanh tịnh và dần đi vào thiền định.”

Về mục đích của thực hành pháp môn niệm Phật như vậy là quá rõ ràng!

3. Tích truyện Pháp Cú bài kệ số 2

“Ý dẫn đầu các Pháp,

Ý làm chủ, ý tạo,

Nếu với ý thanh tịnh,

Nói lên hay hành động,

An lạc bước theo sau,

Như bóng không rời hình.”

Câu chuyện này kể về thanh niên Bà-la-môn Maṭṭhākundali đang hấp hối, chỉ nhờ nghe danh của đức Phật (Buddho) mà sinh lòng kính tin, liền ngay đó sinh thiên sau khi từ giã cõi đời.

“Ngài quán sát với Phật nhãn mở rộng đến mười phương thế giới, và thấy Maṭṭhākundali đang nằm hấp hối ngoài thềm nhà. Ðấng Ðạo sư biết ngay là anh ta vừa từ trong nhà được khiêng ra đặt nằm đó, và cũng biết rằng anh ta có nhân duyên với Phật, đặt niềm tin nơi Phật, sẽ chết và sẽ tái sinh lên cõi trời ba mươi ba, sống trong lâu đài bằng vàng, có một ngàn thiên nữ theo hầu.”

(Tích Truyện Pháp Cú, truyện số 2 Khóc Đòi Những Chuyện Trên Trời, Thiền viện Viên Chiếu dịch)

4. Phật tử Việt Nam đã quen với pháp môn Tịnh độ

Phật giáo Việt Nam mấy mươi năm qua đã thấm nhuần tư tưởng vào giáo lý Tịnh độ, cả về cách thức lẫn sự hành trì tu tập. Pháp môn thực hành là phương tiện giúp chúng ta định tâm và phát sinh trí tuệ. Người Phật tử Việt Nam đã quen hành trì pháp môn Tịnh độ thì việc có niềm tin và tiếp tục tinh tấn là chuyện đương nhiên trên bước đường tu học. Giáo nghĩa Tịnh độ dạy rằng cõi Cực Lạc (Sukhāvatī) được thiết lập bởi nguyện lực của đức Phật A Di Đà từ khi ngài còn là Tỳ-kheo Pháp Tạng (Dhammakara).

Trong nguyên điển Sanskrit của Kinh Bi Hoa (Karuṇāpuṇḍarīka śūtra), phẩm III Dāna-visargas tṛtīyaḥ, vua Vô Tránh Niệm (Āraṇemin) đã phát nguyện và được Phật Bảo Tạng ấn chứng sẽ thành Phật A Di Đà, làm giáo chủ cõi Cực Lạc ở phương tây.

Theo thiển ý của chúng con (người viết), dựa trên nguyện lực của đức Phật A Di Đà mà trong kinh điển đề cập, những hành giả Tịnh độ cũng phát nguyện sinh về cõi Cực Lạc Tây Phương, từ đó sẽ cùng tạo nên sự cộng hưởng đại thiện tâm, tác thành y báo và chánh báo cho kiếp lai sinh. Như câu chuyện về tiền thân của Đế Thích (Sakka) và các vị thiên khác trên cung trời Đao Lợi (Tavatimsa). Vì sao trời Đao Lợi có tên là trời Ba Mươi Ba? Vắn tắt mà nói, là do nguyện lực của ba mươi ba người trong tiền kiếp cùng làm việc thiện với nhau, khi mất được cộng sinh một xứ sở.

Những lí do trên có thể tuy không đầy đủ chính xác và khái quát được rõ ràng nội dung muốn truyền tải, tuy vậy, bằng một chút tìm hiểu của bản thân, chúng con mong mỏi mọi người sẽ hiểu được phần nào, từ đó vững vàng niềm tin tu tập. Nguyện cho chư thiện hữu và hành giả ngõ hầu đi mãi trên con đường đạo an vui và hạnh phúc. Chúng con xin mượn một bài kệ để làm lời kết cho bài viết:

“Những người cùng tôi đồng một hạnh

Cầu được sinh chung các cõi nước

Thân, khẩu, ý, nghiệp đều đồng nhau

Tất cả hạnh mầu cùng tu tập.”

(Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng – Đệ tứ Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Tâm Cung

về chùa tu phật thất khóa tu phật thất tu phật thất chùa hoằng pháp ht thích chân tính pháp môn niệm phật tu tịnh độ đức phật a di đà

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Cách hóa giải nghiệp tội qua bài Kinh

Cách hóa giải nghiệp tội qua bài Kinh

Pháp tu 'dừng lại một phút'

Pháp tu 'dừng lại một phút'

Chết rồi đi về đâu ?

Chết rồi đi về đâu ?

Tôi xuất gia gieo duyên

Tôi xuất gia gieo duyên

Hãy suy nghĩ giống như Tôn giả Phú Lâu Na

Hãy suy nghĩ giống như Tôn giả Phú Lâu Na

Vì sao không nên sát sanh

Vì sao không nên sát sanh

Giữ đúng mình khi bị đối xử sai

Giữ đúng mình khi bị đối xử sai

Người Phật tử cư xử với người xấu như thế nào?

Người Phật tử cư xử với người xấu như thế nào?

Như thế nào là chánh niệm?

Như thế nào là chánh niệm?

Giận dữ, thù hận và ghen tị không bao giờ giải quyết được vấn đề

Giận dữ, thù hận và ghen tị không bao giờ giải quyết được vấn đề

Tình thương là bất tử

Tình thương là bất tử

Tình thương không biên giới

Tình thương không biên giới

Bài viết xem nhiều

Bàn về cúng sao giải hạn

Bàn về cúng sao giải hạn

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

Chùa Phúc Lâm trao 500 phần quà Tết Quý Mão đến người mù

Chùa Phúc Lâm trao 500 phần quà Tết Quý Mão đến người mù

Hạ thủy bảy đèn hoa sen mừng xuân Quý Mão 2023

Hạ thủy bảy đèn hoa sen mừng xuân Quý Mão 2023

Ngôn ngữ cao đẹp có thể che đậy việc làm bất minh

Ngôn ngữ cao đẹp có thể che đậy việc làm bất minh

Hàng ngàn Phật tử đạo tràng Pháp hoa miền Bắc tham dự lễ Phật thành đạo

Hàng ngàn Phật tử đạo tràng Pháp hoa miền Bắc tham dự lễ Phật thành đạo

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,1091084 s