;
Đến với núi đá vàng thiêng trên đỉnh cao Kyaiktiyo
Xe chúng tôi rời thành phố Yangon tiến về phía bắc. Đó là ngay thứ 3 có mặt trên đất nước Myanma bình an và quyến rũ. Phía trước là chùa Kyaiktiyo. Chùa còn có tên khác là chùa Núi Vàng (tiếng anh là Golden Rock). Đây là 1 địa danh trong các cuộc hành hương đến bang Môn của đất nước xá lợi Phật không thể thiếu được.
Chúng tôi ấn tượng nhất là công đoạn chuyển xe để lên núi. Tất cả 32 thầy trò chúng tôi được đưa lên ngồi trên chiếc xe chuyên dụng của hãng Nissan, trông đúng như một chiếc xe tải chở hàng. Xe rất khỏe, 2 cầu để leo núi. Tất cả được ngồi vào thùng xe phía sau. Trên ca bin lái xe có thêm 2 chỗ ngồi. Thế là tôi được Đại đức Thích Minh Đồng mời lên ngồi cùng như 1 thị giả. Thật vinh dự. Bên cạnh là bác tài người địa phương.
Khi lên tôi phát hiện ra phía sau ghế của 2 thầy trò có 1 khoảng trống, thế là mời thêm 2 thành viên nữa lên ca bin. Để cho thùng xe phía sau thêm chỗ ngồi cho đoàn với 28 thành viên còn lại. Ngồi trên chúng tôi có cơ hội được ngắm đường xá, núi rừng.
Cũng nói thật rằng, đường rất quanh co, gấp khúc. Nguy hiểm hơn nhiều so với đường lên Tam Đảo, Sa Pa hay Hải Vân nơi tôi đã từng lái xe qua. Nhiều đoạn vừa dốc, vừa hẹp, vừa gấp khúc tay áo. Tôi đã nhiều lần phải nắm thật chặt tay vào thành xe cho… bớt sợ. Phía sau, trên thùng xe, tôi biết quý thầy và Phật tử đang đồng thanh niệm danh hiệu của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Tiếng niệm vang vọng vào núi rừng, xuyên qua cửa kính đóng kín vào tận ca bin của chúng tôi. Tôi ngoái lại nhìn và thấy những khuôn mặt rất thành kính và an lạc.
May mắn nhất của chúng tôi là không phải trèo bộ từ giữa núi lên cao. Cô gái trẻ Mô Mô người địa phương cho biết, nếu trời mưa hay khí hậu không cho phép, chúng tôi phải leo bộ quãng hơn 1 tiếng nữa mới đến nơi. Mà đoạn trên đỉnh này mới được thi công chứ nếu chúng tôi đến đây giờ này năm trước thì cách duy nhất là trèo bộ. Mỗi người trả thêm 3 đô la nữa cho đoạn này. Quá rẻ!
Cũng phải nói thêm, từ đoạn giữa núi này, xuất hiện những người địa phương làm dịch vụ cõng hàng thuê và khênh người. Nếu có hàng hóa, họ đựng vào gùi sau lưng và cõng lên. Nếu ai yếu không leo được đã có 4 người đàn ông cho bạn ngồi lên ghế. Họ dùng 2 đòn tre và khênh bạn trên vai. Tôi đã chứng kiến và chụp được những bức ảnh các bạn Hàn Quốc được họ “phục vụ”. Cái ngạc nhiên là những người bạn của xứ sở Kim Chi này còn rất trẻ. Thầy Thích Minh Đồng bảo tôi rằng dân Hàn Quốc quen ngồi văn phòng nên ngại trèo núi và họ không leo núi với quãng thời gian hơn 60 phút đâu. Thật là có lý.
Chùa Núi Vàng khá nhỏ, chỉ cao có 7.3 mét. Thực chất đây là 1 ngôi tháp được xây dựng trên đỉnh của 1 tảng đá granite được mạ vàng lá khắp các mặt. Trông tảng đá rất chênh vênh, hình như có thể đổ hay lăn xuống vực bất cứ lúc nào. Vô cùng chênh vênh. Vô cùng khó hiểu tại sao không bị lăn xuống vực!
Theo truyền
thuyết được nghe lại, trong ngôi Chùa Tháp trên đỉnh Golden Rock có thờ tóc của
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Về câu chuyện của 2 anh em thương gia Đế Lệ Phú Sa (Tapassu) và Bạt Lệ Ca (Bhallika) năm xưa từ
trung Ấn trở về phía bắc, đi qua khu rừng nơi Đức Thế Tôn mới thành đạo và được
Ngài tặng ít tóc và móng tay để mang về thờ tôi đã viết trong phần trước. Đây
đích thực là nơi thờ tóc linh thiêng rồi. Đại Đức Thích Minh Đồng, tôi và 1 vài
quý vị khác đã ngay lập tức ra cạnh tảng đá, thành tâm đảnh lễ và ngồi thiền.
Lại nói về tảng đá kỳ diệu này, tôi đã ngồi ngắm kỹ kết cấu từ các góc cạnh khác nhau để tìm ra nguyên nhân trụ vững nơi đây. Bản chất về mặt khoa học là trọng lực phải được dồn vào tâm điểm và phần nặng phải nằm trong tảng đá phía dưới. Trong khi đó cả 2 tảng đá chồng lên nhau và nằm trên đỉnh của núi Kyaiktiyo rất chênh vênh. Vẫn khó hiểu. Nếu phân tích theo khoa học với góc độ của dân khoa học như tôi thì… bó tay!
Cũng nói thêm về nghĩa của từ Kyaiktiyo. Theo người dân địa phương thì từ này có đủ cả 3 nghĩa: Bảo tháp thờ tóc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - tượng trưng cho Ứng hóa thân của Đức Phật. Tảng đá đặt bảo tháp - tượng trưng cho Báo thân của Đức Phật. Tảng đá thứ 2, bên dưới - tượng trưng cho Pháp thân của Đức Phật. Như chúng ta đã biết, giáo lý Tam Thân là rất quan trọng trong Phật giáo Đại Thừa mà trong lịch sử Myanma, Phật giáo Đại Thừa có mặt rất sớm.
Kyaiktiyo cũng tượng trưng cho 3 ý nghĩa của Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Bảo Tháp thờ tóc của Đức Phật tượng trưng cho Phật Bảo. Tảng đá nâng Bảo Tháp tượng trưng cho Pháp Bảo. Tảng đá phía dưới tượng trưng cho Tăng Bảo. Ba ngôi báu cùng có mặt nơi đây! Và chùa tháp Núi Vàng Golden Rock ở Kyaiktiyo luôn là tâm điểm của các cuộc hành hương. Nơi đây luôn được coi là điểm quan trọng thứ 3 của mỗi Phật tử sau chùa Vàng Shwedagon và chùa Mahamuni. Tôi còn được nghe nói rằng với năng lượng và sự linh thiêng đặc biệt của ngôi chùa tháp thờ tóc Đức Phật này đã quá đủ cho những ai muốn tu đắc quả Phật! Lại có một truyền thuyết khác kể rằng, tại một trong nhiều chuyến viếng thăm cõi trần gian của Đức Phật, Ngài đã tặng một ít tóc của mình cho vị ẩn sỹ tên là Taik Tha. Vị ẩn sỹ này mang tặng cho vua Tissa với mong muốn những sợi tóc quý của Đức Phật phải được thờ trong tảng đá có hình giống như chiếc đầu của vị ẩn sỹ Taik Tha. Nhà vua lúc đó có 1 sức mạnh tự nhiên
rất lớn được nhận từ cha và mẹ mình với các danh hiệu là Zawgyi và Naga đã
tìm thấy tảng đá đúng như vậy ngay sát biển. Với sự trợ giúp của Thagyamin,
nhà vua cùng với cộng đồng Phật giáo tìm ra núi Kyaiktiyo để xây bảo tháp thờ
tóc quý. Theo tuyền thuyết, tảng đá không rơi xuống vực là nhờ tóc của Đức
Phật đang đươc thờ tại đây. Cũng thật thú vị khi nghe kể rằng con thuyền được
sử dụng để chở tảng đá đến đây tự biến thành tảng đá thứ 2 phía dưới. Tôi ngồi thiền sát bên tảng đá thiêng và bảo tháp thờ tóc
Phật khá lâu. Sau đó tôi đã thành tâm lễ Phật 108 lễ. Rồi tôi ôm tảng đá vào
lòng mình. Tôi ôm từ các góc khác nhau. Rất tuyệt vời. Những cảm giác rất lạ
không thể diễn tả thành lời! Cũng phải nói thêm nữa rằng, khi ngồi thiền ở nơi đây, tôi
có cảm giác rất khác. Hình như cả quả núi đang đung đưa, chao đảo, nghiêng
ngả. Hình như tôi đang ngồi thiền trên chiếc võng. Hình như có nhiều chư
thiên và các vị Thánh đang cạnh tôi và yểm trợ cho tôi. Cô gái Mô Mô thì nói
rằng tầm 3 giờ sáng mỗi ngày rất nhiều chư thiên đến đây đảnh lễ. Chính họ
giữ cho tảng đá không lăn xuống vực. Thêm một chuyện nữa: Phụ nữ không được đế gần tảng đá, kể
cả ni sư. (Myanma là đất nước theo Phật giáo Nguyên Thủy nên không nó ni sư
mà chỉ có tu nữ, những vị phái nữ giữ 8 hay 10 giới). Họ nói rằng nếu phụ nữ
đến gần, tảng đá sẽ lăn xuống vực. Vậy nên rất thiệt thòi cho phái nữ, nhất
là các sư thầy là ni của đoàn chúng tôi. Biết làm sao được khi đó là quy định
của đất nước Myanma! Một điều thú vị rằng cô Mô Mô người Myanma dặn chúng tôi: Nếu ai ra đó lễ Phật 3 lần thì mọi mong muốn đều thành sự thật và sẽ tu đắc đạo. Nghe cũng thấy thú vị và hay hay. Cô nói rằng những đoàn Thái Lan bao giờ cũng đến ngay chùa Núi Vàng Golden Rock khi đặt chân đến Kyaiktiyo. Sau đó, tối họ ra một lần nữa. Và sáng hôm sau ra lần thứ 3. Chúng tôi gồm 4 thành viên: Tôi,
bạn Thanh Hương, bạn Đức Hải và bạn Tín An quyết định ra chùa tháp Núi Vàng
lần 2 lúc 20h30. Ở đó quả thật rất nhiều người Thái lan ngồi chật kín. Chúng
tôi kiếm một nơi có mái che ngoài trời ngồi thiền. Tôi cũng đảnh lễ rất thành
kính và đi nhiễu quanh chùa Núi Vàng. Về đêm thật lung linh và huyền diệu.
Chúng tôi về khách sanh lúc quãng 22h30 đêm. Sáng hôm sau Đại đức Thích Minh Đồng cùng chúng tôi ra chùa
Núi Vàng Golden
Rock lúc
4 giờ sáng. Chúng tôi ở đó thiền và lễ Phật đến 07h sáng thì về ăn sáng rồi
quay trở về Yangon. Cả đêm hôm đó lẫn sáng trời sương mù. Mây bay khắp nơi.
Đẹp đến khó tả. Đúng như cảnh giới khác chứ không phải trái đất của chúng ta! Tôi không thể không kể về cảnh đẹp hoàng hôn vào buổi tối. Nói thật rằng chưa bao giờ tôi thấy hoàng hôn đẹp đến như vậy. Đi khắp 5 châu và đã đặt chân tới hơn bốn chục quốc gia với hành trăm chuyến đi nhưng chưa thấy ở đâu và khi nào đẹp và đẹp kỳ lạ đến vậy. Thật sự như vậy ạ. Không ai bảo nhau nhưng tất cả chúng tôi đều
thốt lên: đúng thật đây là thiên đàng, là Niết Bàn nơi ta bà. May thay tôi
cũng chụp được vài bức nhưng do máy ảnh du lịch nên chắc chỉ đạt đến nhiều
lắm là 30% sự thật vi diệu này. Bạn đọc cũng lưu ý rằng chùa Núi Vàng Golden
Rock
nằm ở độ cao 1.100 mét so với mực nước biển trên đỉnh của núi Kyaiktiyo. Chùa
cách Yangon quãng 210 km, cách làng Kinpun 16 km, nơi có thể trèo bộ lên
chùa. Lối vào chùa có 2 ngài sư tử rất lớn gác lối. Đường lên núi đươc xây
dựng năm 1999 để chở khách hành hương từ bến xe Yatetaung. Đoạn đường mà tôi
nói phải trèo hơn 1 tiếng thực ra chỉ để chúng ta vượt đô cao có…. 1,2 km mà
thôi! Trên thực tế đường vòng dài khoảng 11 km. Chúng tôi có may mắn thấy chùa Núi Vàng Golden
Rock cả
tại 3 thời khắc đặc biệt và hiếm có: Buổi chiều đến tận hoàng hôn, ban đêm
tĩnh lặng và sáng sớm mai. Từ khách sanh nơi chúng tôi ở ngắm chùa
Núi Vàng Golden
Rock vô
cùng đẹp bởi chỉ cách quãng 5 phút đi bộ. Khi viết những dòng chữ này tôi vẫn thấy trong tâm mình
cảnh núi xanh, mây trắng, tháp vàng. Tôi vẫn thấy núi rừng bạt ngàn và chim
hót khắp nơi. Tôi biết quả chuông tôi mua cúng dàng và đang đươc treo nơi đây
vẫn đang reo vang khi có gió. Nhớ lắm chùa Núi Vàng Golden
Rock ơi!
Biết bao giờ mới được quay trở lại. TS Nguyễn Mạnh Hùng – Công ty sách Thái Hà Angon, Myanma, tháng 6/2013 |
||||
|
Phần 4: Đến với Bago cố đô vương quốc Môn |
Phần 5: Thỉnh xá
lợi Phật và những chuyện khó tin