;
Phần cuối thay cho lời kết: Những lời muốn nói thêm về chuyến viếng thăm Myanma xứ sở của xá lợi
Người thầy đầu tiên đưa tôi đến với Đạo Phật là cố Thượng tọa Thích Viên Thành, trụ trì chùa Hương nổi tiếng. Tôi được may mắn biết đến thầy quãng những năm 1996 – 1997. Sau khi thầy mất đi, tôi thành 1 Phật tử bơ vơ. Nhưng cũng bởi vậy tôi mới tìm đến Phật giáo nguyên thủy.
Và ngày nay, sau
khi có 1 chút ít trải nghiệm, tôi thấy rằng Phật giáo nguyên thủy với bộ kinh
Nikaya là rất quan trọng và cơ bản. Tôi càng ghi nhớ sâu sắc rằng kinh tạng Nikya (gốc từ
tiếng Pali) và kinh A Hàm (gốc từ tiếng Hán) là những bộ kinh thuộc Phật giáo truyền thống chứa đựng những gì Ðức
Phật đã dạy suốt trong 45 năm truyền giáo là vô cùng cần thiết, không thể thiếu
cho những ai mới bắt đầu học Phật hay nghiên cứu đạo Phật.nguoiphattu.com
Tôi nói đến chuyện này bởi điều rất thú vị
rằng Phật giáo Đại thừa vào Myanma từ rất sớm. Tuy nhiên ngày nay Myanma lại là
quốc gia Phật giáo Nguyên thủy, rằng ở những nước này phụ nữ không được quyền
xuất gia. (Họ chỉ có thể thành tu nữ và giữ 8 giới mà thôi).
Đến Myanma tôi thấy có những nét rất Ấn Độ. Đến đây bạn sẽ gặp những người dân hiền lành và rất tốt bụng. Cá nhân tôi mạo muội đưa ra kết luận: Ở đâu có Phật giáo, ở đó người dân đều hiền lành và sống rất đức độ. Thực ra cũng rất đơn giản thôi bởi đã là Phật tử thì chúng ta phải có Pháp danh, phải giữ giới. Mà nếu mỗi chúng ta giữ tốt 5 giới: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích thì xã hội tươi đẹp biết nhường nào.
5 ngày ở đất nước rộng lớn và có quá nhiều
chùa và thiền viện như Myanma là quá ít. Thông qua 7 bài viết nhỏ này không thể
toát lên 1 phần nhỏ về đất nước vĩ đại và đáng yêu này. Hơn nữa có những cảm
nhận, những quan sát không thể miêu tả thành lời, khó thể dùng bút mực để viết
ra.
Myanma giáp biên với đến 5 quốc gia là
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Lào và Banladesh, trong đó có đến 2 quốc gia lớn.
Myanma là đất nước đa sắc tộc. Quốc gia lớn thứ 2 Đông Nam Á này thật bình an
và tôi bị cuốn hút lạ kỳ bởi lòng tín Phật của mỗi người dân nơi đây. Họ có mức
sống thấp hơn Việt Nam ta nhưng chùa được lát vàng khắp nơi, được gắn kim cương
và đá quý ở mỗi chùa. Tất cả những nơi này hầu như không có cảnh sát hay bảo
vệ, nhưng không hề bị đánh cắp dù thời gian đã trôi đi hàng trăm, thậm chí hàng
ngàn năm.
Tôi cứ nghĩ mãi về giới thứ 2: không trộm cắp. Trộm cắp là lấy đồ đạc của người khác mà không được phép. Tôi tự nhiên nghĩ đến từ “nhặt được” trong tiếng Việt, nhất là cụm từ “nhặt được của rơi”.
Tôi biết rằng phần lớn người Việt Nam ta ra đường nếu thấy 1 vật bị rơi, bị bỏ quên là tự động cho vào túi, cho như là may mắn vì nhặt được của rơi. Tuy nhiên chúng ta cũng nên biết rằng, tại nhiều quốc gia, nếu những gì bạn đánh rơi ở đâu sẽ còn nguyên nơi đó, hay ít nhất là người ta sẽ mang đến đồn cảnh sát để nộp.
Tôi bị ấn tượng mạnh nhất khi xem những thước phim về đất nước Nhật Bản sau động đất và sóng thần, khi tiền rơi từng tập, từng nắm ngoài phố mà không ai lấy. Đơn giản bở họ biết rằng đó không phải của họ, nếu lấy tức đã phạm giới ăn cắp.
Đọc đến đây chắc bạn sẽ giật mình khi thấy cảnh ở Việt Nam, người ta xô
nhau “hôi của” khi xe chở hàng chẳng may gặp tai nạn. Bạn cũng giật mình khi đôi
dép có thể bị mất, chiếc xe chưa kịp khóa có thể không còn chỉ sau vài phút.
Trầu của Myanma
Người Myanma cũng ăn cơm như chúng ta. Họ hiện nay vẫn đang nhai trầu như ông bà ta ngày trước. Tôi không thấy ngạc nhiên khi họ quấn xà rông thay cho mặc quần (mà nhiều người nói rằng đàn ông Myanma mặc váy). Tôi liều mình nghĩ về nguyên nhân quấn xà rông: họ là Phật tử nên đã ứng dụng từ cách đắp y của Đức Phật ngày xưa và các nhà sư nam tông ngày nay thành việc quấn (đắp) 1 tấm vài che thân 1 cách khéo léo và thông minh.
Dù sao
tôi cũng thấy tiện (trên thức tế từ khi còn là sinh viên năm thứ nhất lưu học
sinh bên Nga tôi được sống với 1 bạn có tên là Ganga, tức sông Hằng, người Ấn
Độ. Bn này cũng quấn xà rông như vậy khi ở nhà. Tôi cũng học theo và từ đó
chuyên mua các khăn tắm cỡ lớn để quấn vào người sau khi tắm. Và sau này, nhiều
khi ở nhà 1 mình vẫn chỉ quấn chiếc khăn tắm cỡ lớn để sinh hoạt và làm việc.
Thấy rất thoải mái và tuyệt vời).
10 năm trước đây chính phủ Myanma chính
thức cho khách du lịch vào thăm quan. Năm 2006 có ¾ triệu khách du lịch đến xử
sở của xá lợi Phật quyến rũ này. Còn ngày nay, chúng ta có thể bắt gặp giọng
nói tiếng Việt tại rất nhiều nơi trên đất nước Myanma. Tôi khá ngạc nhiên khi
có những người bản xứ có thể bập bẹ nói được tiếng Việt. Thậm chí 1 vài thành
viên trong đoàn tôi còn tiêu được cả tiền Việt ở đó.
Myanma với 135 sắc tộc chung sống và họ có
chung niềm tin: Đạo Phật. Tôi cảm nhận rằng, hình như những giáo lý căn bản: Tứ
diệu đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên, Vô ngã... ngấm sâu vào mỗi con
người nơi đây. Vào siêu thị hiện đại nhất Yangon ta cũng được nghe kinh Phật.
Ảnh và tượng Phật có khắp mọi nơi.
Bạn cũng nên biết rằng mùa chay Phật giáo
cũng được ghi trên lịch của người Myanma là 3 tháng mùa mưa, tức từ tháng 7 đến
tháng 10 dương lịch. Rất rõ ràng và công khai.
Trong chuyến hành hương, cả đoàn được chứng kiến rất nhiều nhà sư đi khất thực. Rất thích thú khi các bạn trẻ trong đoàn nhìn thấy những nhà sư còn rất ít tuổi, rất hồn nhiên và đáng yêu. Ở xứ Miến này, xuất gia là 1 vinh hạnh, là tuyệt vời. Và hầu như mỗi người dân đều tìm cơ hội để được xuất gia gieo duyên và tìm cách để con cháu mình được thành nhà sư.
Tôi nhớ lại chuyện 1 em đồng nghiệp của tôi xuất gia mà mẹ của em phải…
ngất để… nhập viện. Họ hàng của em và hàng xóm cho rằng nuôi con khôn lớn và
thêm 4 năm học đại học để mà…. mất con! Tôi thấy tiếc thay cho sự ấu trĩ và sy
mê của họ. Thay vì vui mừng, hạnh phúc họ lại biến những điều tuyệt diệu này
thành bất hạnh và đau khổ. Tôi mơ ước để họ có thể có mặt trên đất nước Myanma
dù chỉ 1 ngày hay 1 giờ.
Người ta hay gọi Campuchia hay Thái Lan là
đất nước chùa tháp. Tuy nhiên, những ai đến Myanma rồi mới thấy rằng đây mới
thưc sự là đất nước chùa tháp. Chúng ta ai cũng đã được ngắm Phật Ngọc tại Băng
Cốc và Pnom Penh rồi nhưng bạn chưa biết rằng ngọc ở Myanma mới nhiều nhất, quý
nhất, đẹp nhất và đắt tiền. Ngay tại thành phố Bagan đã có đến hơn 4.000 ngôi
chùa và chỉ tính riêng lượng vàng, ngọc, đá quý, kim cương ở đây thôi thì đã là
rất lớn rồi.
Tôi cũng nghĩ về những ngôi chùa được xây ở những nơi rất cao, trên những đỉnh núi chót vót, đường xá rất hiểm trở (như chùa Núi Vàng Golden Rock chẳng hạn). Tôi trộm nghĩ, phải xây cất ở những nơi như vậy mới có thể bảo tồn được những báu vật của quốc gia và của cả loài người.
Tôi vẫn nhớ rõ những ngọn tháp cất giữ xá lợi Phật được cấu trúc liền
khối hình nón. Tôi không thể quên ngôi chùa có xá lợi xương của Đức Phật được
thiết kế hình tròn để bất cứ Phật tử nào có thể hướng về phía trung tâm có xá
lợi để lễ và tụng kinh. Thật nghiêm trang và linh thiêng.
Sân bay Yangon lớn nhất Myanma nhỏ lắm.
Nhỏ hơn cả Nội Bài của Việt Nam. Chúng tôi rời Myanma trong sự tiếc nuối. Chúng
tôi để lại phía sau những bước chân của mình. Dấu chân của 32 thầy trò chúng
tôi vẫn còn lưu lại nơi đây. Hơn thế nữa, tôi tin rằng những đóa hoa thơm,
những nén hương thơm mà đoàn dâng lên Đức Phật vẫn còn đang thơm mãi. Bởi chúng
tôi làm tất cả từ tâm của mình: rất thành tâm, từ tâm.
Khi tôi viết xong bài cuối cùng, tôi thấy mình càng yêu đất nước Việt Nam hơn. Tôi tin rằng Đạo Phật tại đất nước của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, của thiền sư Khương Tăng Hội nhất định được khôi phục lại phát triển. Tôi mơ về đất nước ta với đạo Phật tái rực rỡ như thời Lý Trần.
Niềm vui lớn lao nữa mà tôi muốn
chia sẻ là cuốn sách thứ 2 trong số 6 cuốn sách do tôi viết với tên “Tâm từ tâm” cũng đã vừa được xuất bản.
Đây là món quà từ tâm thành của mình mà tôi muốn dâng lên Đức Phật. Ngay khi có
mặt ở Việt Nam, tôi sẽ mang 2 cuốn sách này dâng lên bàn thờ Tam Bảo, nơi thờ
xá lợi Phật tại nhà và cơ quan của tôi, Thái Hà Books.
Nhất định sẽ quay lại Myanma! Nhất định.
TS Nguyễn
Mạnh Hùng – Công ty sách Thái Hà
Angon, Myanma, tháng 6/2013