;
Vụ chùa Lộc Uyển Lâm Đồng: Con nước hai giòng (1)
Ni Khánh Hạnh tỷ tê với thầy Viên Thanh – trưởng BTS Thành hội PG Lâm Đồng thế nào, để thầy đề bạt cô Khánh Hạnh được bổ nhiệm trụ trì chùa Lộc Uyển trong khi chùa Lộc Uyển đang tồn tại một trụ trì hợp pháp?
Qua sự việc trên, ta thấy có 2 vấn đề: Một, thầy Viên Thanh có vấn đề riêng tư cá nhân trong địa phận quản lý của mình mà bất chấp pháp lý đang có. Hai, GHPGVN tỉnh Lâm Đồng không cứu xét tính pháp lý khi ra quyết định bổ nhiệm trụ trì cho ni Khánh Hạnh chồng lên quyết định bổ nhiệm trụ trì cho cô M.L vào ngày 15/3/2006 qua Công văn số 14/QĐ-BTS. Vấn đề vi phạm pháp quyền rất phổ biến trong các cấp GH hiện nay do không nắm vững tính pháp lý về hành chánh. Cấp Trung ương có tư vấn pháp lý nên ít sai phạm hành chánh, riêng cấp tỉnh và TP thường va vấp sai phạm vì không nắm rõ pháp lý, Nội quy, Hiến chương, hầu hết làm việc theo sự hiểu biết cá nhân và cảm tính. Chính vì vậy, đưa đến xung đột nội bộ. Qua sự việc chùa Lộc Uyển, sự sai phạm trên đây đã tạo một ảo tưởng cho ni Khánh Hạnh là mình đã được bổ nhiệm trụ trì.Quần chúng Phật tử thường xuyên thân cận ni Khánh Hạnh do sư trụ trì vắng mặt, họ chỉ biết ni Khánh Hạnh là quyền trụ trì, khi sư cô ML về lại chùa vào Tháng 11 năm 2014, thì được sư cô Khánh Hạnh cho biết hiện tại Giáo hội đã bổ nhiệm sư cô Khánh Hạnh làm trụ trì chùa Lộc Uyển ? Từ đó thái độ của ni Khánh Hạnh và điệu chúng xem cô ML Là kẻ ở đậu, tệ hơn nữa, phao tin với quần chúng Phật tử: sư cô ML về cướp chùa để bán, vì thế, sư cô ML trụ trì đã bị cô lập.
Công văn 293/BNTT_BTS của BTS PG tỉnh đề bạt sư cô Khánh Hạnh trụ trì chùa Lộc Uyển P.4, TP Đà Lạt đã bị ông Phó giám đốc Sở Nội vụ - Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Lâm Đồng không chấp nhận trừ trường hợp có quyết định bãi nhiệm sư cô ML với lý do chính đáng, rõ ràng, minh bạch…tuy công văn bị phủ bác, ni Khánh Hạnh không biết, cứ ngỡ mình toàn quyền trụ trì. Khi sư cô ML và đệ tử ra chợ, đi đến đâu cũng bị mắng chửi là Việt kiều về cướp chùa, còn nhiều lời lẽ thậm tệ hơn thế nữa.
Tình trạng rối rắm bắt đầu bùng nổ, ni Khánh Hạnh xúi dục Phật tử bạo động, hăm dọa để sư cô trụ trì lo sợ, nhằm chán nản bỏ đi như thầy Hoằng Trí từng bỏ chùa Liên Trì ra đi khi bị quần chúng được xúi dục hành hung gây thương tích để thầy phải nằm viện. Thành phố Đà Lạt trên dưới 10 vụ tranh chấp đều xẩy ra một kịch bản giống nhau dưới sự quản lý của thầy Viên Thanh. Mọi tranh chấp, BTS TP không giải quyết ổn thỏa mà càng gây bạo loạn, tạo chia rẽ quần chúng và tu sĩ. BTS PG tỉnh Lâm Đồng vẫn im lặng. Chuyện nội bộ tôn giáo, chính quyền không xen vào. Có những BTS không đủ khả năng làm việc, áp chế gây khó cho tu sĩ, thế mà vẫn tồn tại nhiều nhiệm kỳ với lý do, các kỳ đại hội, tu sĩ trong tỉnh, thành, quận, huyện không có ý kiến. Tính thụ động như thế, một phần muốn yên thân vì sợ bị trù dập, một phần – ai là nạn nhân chứ không phải là mình! Khi có quyền trong tay, dù là một chức vụ vô nghĩa,cái bản ngã trổi dậy, một vài thành phần trong BTS cứ xem mình có quyền quyết định mọi việc, từ đó, Tăng ni gặp khốn khó khi có việc cần nhờ. Rất nhiều địa phương gặp trường hợp như thế,Ban Tri Sự trở thành Ban Trị sư.
Lý tưởng của bậc xuất trần-cắt ái ly gia, bỏ hết mọi danh phận quyền lợi thế gian để cầu giải thoát, vào chùa lại muốn làm trụ trì, không những một chùa mà càng nhiều chùa càng tốt, muốn có chân trong BTS, chạy chọt giáo phẩm rồi quay lại làm khó Tăng ni, ngày càng lún sâu vào Tham sân si, biến mình là kẻ thế tục không tóc.Tệ nạn ngày càng gia tăng khi mà ngoài xã hội càng gia tăng tội phạm. Các bậc chân tu thủ thân im lặng, không muốn dây dưa vào con đường tranh chấp, vì thế, không ai chế tài ai khi mà chức quyền gắn liền với thế quyền tồn tại song hành.
Khi công văn bổ nhiệm trụ trì cho ni Khánh Hạnh không thành công, BTS PG Tỉnh tuyên bố sư cô ML vẫn là trụ trì, thì thầy Viên Thanh lại sử dụng chiêu: trụ trì lo việc kiếm tiền xây chùa, phó trụ trì quán xuyến mọi việc nội bộ, có nghĩa cô trụ trì biến thành người đi ăn xin, ni Khánh Hạnh biến thành kẻ làm chủ nội bộ, người ăn xin không có quyền gì nội bộ của chùa, chuột sống trên miệng bao như thế, có thể bị mất chân đứng bất cứ lúc nào khi bao tóm miệng lại. Thầy Viên Thanh ra lệnh trong 6 tháng hai bên không hòa giải thì sẽ truất quyền trụ trì, nghe ra thì có lý mà không đúng tình, ni Khánh Hạnh có thật sự chịu hòa giải? vẫn tiếp tục gây khó khăn, xúi dục quần chúng bạo loạn thì sư cô trụ trì phải chịu trách nhiệm? Thầy tuyên bố: “tôi đưa lên được thì tôi hạ xuống được”. Đúng là lời lẽ cao ngạo xem rời bằng vung. Chuyện tấn phong không phải do BTS TP mà do BTS PG tỉnh với nhiều đều kiện ràng buộc, bãi nhiệm cũng thế, đương sự không vi phạm luật pháp thế gian. Không phạm trọng giới của Đạo thì quyền gì truất hữu? Đời có luật đời, đạo có luật đạo, không ai có thể vượt quyền hạn để che trời bằng một bàn tay.
Từ một công văn sai lầm do BTS TP đề bạt, do thiếu hiểu biết nguyên tắc pháp lý hành chánh của BTS PG Tỉnh, tạo thêm lòng tham của một ni trẻ mà trước đây, vẫn chị chị em em, khi nghe tin mình được bổ nhiệm trụ trì, vội trở mặt sư chị, hất chân sư chị như kẻ thế tục sẵn sàng hại nhau vì miếng lợi nhỏ. Nếu ni Khánh Hạnh khôn ngoan hơn, cứ thủ lễ người dưới quyền trụ trì, thì chùa Lộc Uyển vẫn về tay Khánh Hạnh, sư cô ML đâu thể quản lý hai chùa nằm cách nửa vòng trái đất trong khi bệnh nan y đang hoành hành thân thể.
Tham thì thâm, hiện Khánh Hạnh đang đối diện với pháp luật về việc xây dựng một biệt thự trái phép, đang rối rắm tâm sự trước việc sư cô trụ trì đã trở lại quê hương, tuy có lực lượng quấy rối để khủng bố tinh thần sư cô trụ trì đơn thân độc mã nhưng có luật pháp bảo vệ, BTS PG Tỉnh vào cuộc, kết cục thế nào đi nữa, cũng không thể đi vào cách giải quyết của thầy Viên Thanh, lẽ phải vẫn là chân lý.
22/3/2015
*Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một cựu tu sĩ Phật giáo tại TPHCM.
hồ sỹ hòa
Mô phật,nếu những gì báo nêu là sự thật thì đây là điều đáng buồn,làm mất đi sự tốt đẹp của phật giáo.nếu muốn làm người tu hành chân chính sư cô khánh hạnh nên tự giác sám hối.được vậy đó là người mạnh mẽ.
Thích 7 Trả lời 3/24/2015 6:55:16 AM