;
Sau khi trang Vườn Hoa Phật Giáo đăng lại bài viết từ trang nguoiphattu.com có tựa đề “VTV cần phải có trách nhiệm vì tiếp tay cho thiền tông Tân Diệu phá hoại chánh pháp” của tác giả Chí Ngu.
Chỉ vài ngày sau đó, một trang web được cho là của ông Nguyễn Nhân có địa chỉ thientong.com đăng thư yêu cầu thầy chủ biên trang Vườn Hoa Phật Giáo xin lỗi, nội dung cốt yếu vẫn là thách thức với công đồng Phật giáo đồng thời muốn tranh luận và mời trọng tài là các luật sư, cơ quan nhà nước và Chư tôn đức trong GHPGVN làm chứng.
Đây là động thái “dấu đầu lòi đuôi” của dạng thiền sư dỏm đang dựa vào sức mạnh của đồng tiền, trong khi tất cả Tăng Ni Phật tử chỉ yêu cầu tặc trụ Nguyễn Nhân làm rõ nguồn gốc của tập “Huyền Ký Đức Phật” do ông viết, được trích xuất từ đâu trong đại tạng kinh? Bằng ông chẳng trả lời được thì chính bản thân ông là người ngụy tạo lời Phật dạy. Đây là tội đại vọng ngữ trong nhà Phật.
Chùa Thiền Tông Tân Diệu có trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam ?
Thiết nghĩ, chư tôn đức cũng chẳng cần đến để tranh luận cùng Nguyễn Nhân tự phong, thiền gia viện chủ. Vì với người đã cố chấp vào tà kiến như ông, thì cũng như ly nước trà của Thiền sư Nan-in càng rót, càng tràn, chẳng thể lắng nghe gì thêm.
Chuyện ông yêu cầu nhờ các vị luật sư, chính quyền để làm chứng, ông Nguyễn Nhân đã quên một điều đây là lĩnh vực học thuật Phật giáo là sự chứng ngộ, không thuộc kiến thức trình độ thế gian, làm sao những vị thiếu kiến thức và kinh nghiệm tu học có thể đứng ra xác tín ai đúng, ai sai bở đây là ngoài khả năng của họ? Một yêu cầu hết sức vô lý.
Ông Nguyễn Nhân (phía ngoài bên phải) tự xưng thiền gia, viện chủ chùa Thiền Tông Tân Diệu.
Ông Nguyễn Nhân không thể đưa ra bằng chứng thuyết phục về nguồn gốc của quyển Huyền Ký, bị gán cho là Phật thuyết thì đủ biết ai đã sai rồi. Bằng tự xưng mình là thiền gia, thì tại sao lại xem trọng hư danh đến vậy, trong khi đức Phật dạy:
因緣所生法
我說即是空
亦是為假名
亦是中道義
Nhân duyên sở sinh pháp
Ngã thuyết tức thị không
Diệc thị vi giả danh
Diệc thị trung đạo nghĩa
Các pháp do duyên sinh
Ta nói đó là không
Cũng gọi là giả danh
Cũng là nghĩa trung dạo
Trung Quán Luận - Bồ Tát Long Thọ.
Nghĩa là cái danh Thiền Tông Tân Diệu chỉ là giả danh. Bằng chấp chặt vào đó, thì chẳng phải thiền gia thứ thiệt. Trong nhà Phật, tối kỵ nhất là khẩu đầu thiền hoặc lộng ngôn chứng thánh. Để kiểm nghiệm xem, hành giả có chứng ngộ hay không, chỉ cần lấy bát phong ra khảo nghiệm sẽ rõ.
Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, tập I, tr.414, tám ngọn gió ấy gồm:
1-Lợi (lợi lộc),
2-Suy (hao tổn),
3-Hủy (chê bai chỉ trích),
4-Dự (gián tiếp khen ngợi người),
5-Xưng (trực tiếp ca tụng người),
6-Cơ (dựng sự việc giả để nói xấu người),
7-Khổ (gặp chướng duyên nghịch cảnh, thân tâm bị bức bách, khổ não),
8-Lạc (gặp được duyên tốt, thuận cảnh, thân tâm vui vẻ, hân hoan).
Thay vì “bát phong suy bất động”, thì một bài báo hay vài ý kiến phản ứng của quý thầy cô và Phật tử trong Diễn đàn Phật giáo Việt Nam đã làm thầy trò Thiền Tông Tân Diệu “Nhất phong xuy bất tỉnh”. Qua đó mọi người có thể nhận biết kiến thức của ông chỉ là “thùng rỗng kêu to”. Như giai thoại thiền giữa Tô Đông Pha và Thiền Sư Phật Ấn.
Một hôm, Tô Đông Pha sáng tác bài thơ tâm đắc, bèn nhờ người đem tặng Phật Ấn. Cứ ngỡ, sẽ được khen, chẳng ngờ Phật Ấn phê vào hai chữ “đánh rắm”. Khi đọc đến câu “Bát phong xuy bất động”, trong bài thơ:
Khể thủ thiên trung thiên
Hào quang chiếu đại thiên
Bát phong xuy bất động
Đoan tọa tử kim liên.
Tạm dịch là :
Đảnh lễ bậc giác ngộ
Hào quang chiếu vũ trụ
Tám gió thổi chẳng động
Ngồi vững tòa sen vàng.
Nghe thế, Đông Pha đùng đùng nổi giận, lập lức vượt sông sang chùa Kim Sơn để bắt tội ngài. Vừa gặp, Đông Pha liền lớn tiếng trách: Bài thơ của tôi sai sót ở chỗ nào mà ngài lại phê vào hai chữ “đánh rắm” kia. Thiền sư Phật Ấn liền cười xuề: Ông nói “Tám gió thổi không động” mà chỉ một cái “đánh rắm” thôi đã bay sang sông rồi. Đến đây, Đông Pha mới chợt hiểu ra mình chưa bất động.
Đáng tiếc là kiến giải của Nguyễn Nhân chỉ là tà kiến, không thể sánh với Tô Đông Pha mà thôi. Càng nguy hiểm hơn, khi hoang tưởng về trình độ chứng ngộ của mình. Ngay cả Phật học căn bản cũng không vững làm sao kham giảng đạo, nói thiền? Quên rằng, tổ Quy Sơn dạy: “Xuất ngôn tu thiệp ư điển chương, đàm thuyết nãi bàng ư kê cổ”. Vì Kinh Pháp Hoa nói: ”Ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết”.
Ảnh chụp từ video clip do chùa Thiền Tông Tân Diệu sản xuất.
Có thể, sau loạt lên tiếng của Tăng ni Phật tử về tà thuyết Thiền Tông Tân Diệu, các tín đồ cố chấp đi theo Nguyễn Nhân sẽ tìm cách đả kích quý thầy, như trích yếu thư yêu cầu xin lỗi. Họ đâu ngờ, càng làm lớn chuyện càng chứng tỏ thái độ thiền sư dỏm của viện chủ Nguyễn Nhân.
Sở dĩ ông không chứng minh quyển Huyền Ký nó được trích lục từ kinh nào bởi vì đó là bịa đặt. Đã thế sao buộc chư Tăng Ni Phật tử im lặng trước sự xúc phạm đến người cha lành của mình như thế? Chẳng lẽ trí tuệ của Như Lai lại thô thiển và cạn cợt đến vậy sao? Chỉ có những ai thiếu học Phật pháp căn bản mới vội tin. Thì thử nghĩ xem ai là kẻ đáng thương ? Bản thân ông không tự nhìn lại mình lại “quơ đũa cả nắm” mạnh miệng dám phát ngôn thương cho những ai không tin quyển Huyền Ký xuyên tạc Phật giáo ấy.
Một quyển sách thiếu kiểm chứng được cấp phép xuất bản
Đây là sự việc nghiêm trọng, có tính chất bóp méo giáo lý chánh pháp Phật đà, kính mong quý Tăng ni Phật tử cả nước đồng loạt đưa ra ý kiến của mình lên GHPGVN, đừng để chánh pháp Như Lai tàn lụi bởi hạt sạn truyền thông Tân Diệu.
Qua đây, chúng tôi cũng mong tín đồ chùa Thiền Tông Tân Diệu tự suy xét lại trình độ Phật Học và tu chứng của ông Nguyễn Nhân, liệu có đáng bỏ thời gian công sức học theo, làm theo một người nông nổi kiến thức Phật pháp, háo danh tự xưng thiền gia, hãy tỉnh táo đừng lầm đường lạc lối vô tình lại mắc phải tội phá hoại chánh pháp trong chốn tòng lâm. Như lời Jean Jacques Rousseau: “Sự giả dối có vô vàn biến thể, nhưng sự thật chỉ có một thể tồn tại duy nhất”.
Cuồng Vân
DƯ VĂN NGỌC
Tôi đề nghị GHPGVN sớm vạch ra những sai lêch trong sách của ông Nguyễn Nhân; chấn chỉnh hoạt động của NXB Phật giáo; yêu cầu VTV vào cuộc, có tiếng nói chính thống trên phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời GHPGVN phải có chương trình sâu và rộng để định hướng tư tưởng cho Phật tử trong cả nước. Hiện tượng CHỦA TÂN DIỆU xảy ra cũng có một phần trách nhiệm của GHPGVN, Vì vậy, thay vì tổ chức hội họp và phát ngôn nhỏ lẻ, hãy hành động trước khi sư việc đi quá xa.
Thích giải Thoát
Sự thật đó là cái giá phải trả mà từ trường lành của trái đất cho thấy và thêm cho Ông Nguyễn Nhân vào chỉ mặt đặt tên cho những người tổ chức đang Phá Phật. Đức Phật dạy : Theo ta mà không hiểu ta là đang phỉ báng ta. ( tông phái nào cũng cho học câu này - mà không Ngộ ra). Đức Phật đâu có công bố mìn là giáo chủ của Đạo Phật. Mà người chỉ có dạy: Ta vần là một Ba la Môn, song lag Ba la Môn CHÂN CHÍNH. Vậy chân chính là ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ CỦA CON NGƯỜI. Vậy con người chỉ có : * Sống không làm khổ Mình * Sống không làm khổ Người * Sống không làm khổ chúng sinh. Trong kinh nguyên thủy Nikaya Đức Phật đã để lại toàn bộ con đường dẫn đến mọi khổ đau hay đến an vui ( niết bàn). Chứ đức Phật cũng không có nói đến cõi trời mà Bà la môn đã khéo đưa vào kinh sách của Nguyên thủy hay Ông Nguyễn Nhân đã đưa). Đức Phật còn dạy : Ba muoi ba cõi trời chỉ là tưởng tri, chứ không có liễu tri. Vậy nên con người đang trong : Điên đảo tưởng Điên đảo kiến Điên đảo tâm Điên đảo tình. Mà kể cả những tông phái theo Phật hiện nay và Ông Nhân có giữ giới tối thiểu của bạc thánh 10 điều của Sadi đâu. Chỉ cần giống Phật ăn ngày một bữa và trong túi không cầm tiền có thể đếm trong ngón tay ạ. Vậy sao hiểu được lời Phật dạy. TTC
Thích Trả lời 9/6/2020 3:08:45 PM