Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Vui nhất là không phạm tội vui nhì là không mắc nợ

Tác giả Quảng Tánh
07:41 | 09/09/2018 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Theo tuệ giác Thế Tôn, nhờ làm ăn chân chính mà trở nên giàu có, thành quả lao động ấy là một niềm an vui, đáng tự hào

vui_nhat_la_khong_pham_toi_vui_nhi_la_khong_mac_no.jpg

Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng tại Koli cùng với các Tỷ kheo. Rồi gia chủ Anàthapindika (Cấp Cô Độc) đi đến đảnh lễ, Thế Tôn nói với Anàthapindika:
Có bốn loại an lạc này, này gia chủ, người tại gia thọ hưởng các dục thâu hoạch được, tùy thời gian, tùy thời cơ khởi lên cho vị ấy. Thế nào là bốn? Lạc sở hữu, lạc thọ dụng, lạc không mắc nợ, lạc không phạm tội.
Này gia chủ, thế nào là lạc sở hữu? Ở đây, tài sản thâu hoạch được do siêng năng, tích lũy được do mồ hôi đổ ra, thâu hoạch đúng pháp. Nghĩ về điều ấy, vị ấy được hỷ lạc.
Thế nào là lạc thọ dụng? Này gia chủ, thiện nam tử thọ dụng những tài sản thâu hoạch đúng pháp. Nghĩ về điều ấy, vị ấy được hỷ lạc.
Này gia chủ, thế nào là lạc không mắc nợ? Thiện nam tử không có mắc nợ ai một điều gì, dù ít hay nhiều. Nghĩ về điều ấy, vị ấy được hỷ lạc.
Thế nào là lạc không phạm tội? Này gia chủ, vị Thánh đệ tử thành tựu thân hành, khẩu hành và ý hành không phạm tội. Nghĩ về điều ấy, vị ấy được hỷ lạc.
Này gia chủ, có bốn loại an lạc này, người tại gia thọ hưởng các dục thâu hoạch được, tùy thời gian, tùy thời cơ khởi lên cho vị ấy. Trong đó, hỷ lạc sở hữu, thọ hưởng, không mắc nợ chỉ bằng 1/16 hỷ lạc không phạm tội.
(Kinh Tăng Chi Bộ I, chương 4, phẩm Nghiệp công đức, phần Không nợ [lược], VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.682) 

LỜI BÀN:

Lạc thú trên đời thì rất nhiều. Có những thú vui thỏa mãn các giác quan, hướng ngoại, ồn ào và ẩn tàng tổn hại, hiểm họa nhưng có những niềm vui hướng nội nhẹ nhàng, thanh tao và bền vững. Vì thế, hạnh phúc ở đời có tính tương đối, tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người nhưng chân hạnh phúc, an lạc đích thực thì chỉ có một, duy nhất, đó là thân tâm thanh tịnh.

Theo tuệ giác Thế Tôn, nhờ làm ăn chân chính mà trở nên giàu có, thành quả lao động ấy là một niềm an vui, đáng tự hào. Bởi lẽ, người giàu thì không thiếu nhưng mấy ai được bình an trong sự giàu sang nhờ mưu mô, tranh đoạt, lọc lừa. Tài sản do công sức làm ra, cố nhiên mình có quyền thụ hưởng, chia sẻ. Và sự thọ dụng ấy mới thực sự thanh thản, an vui vì không hề lo sợ hoặc ray rứt, ăn năn. Thêm nữa, nhờ ăn nên làm ra nên thoát được nợ nần, không còn lo lắng, bị bức bách, phiền muộn và luôn ngẩng cao đầu trong cuộc sống.

Tuy vậy, không phạm tội mới là niềm an lạc to lớn và quan trọng nhất. Tất cả tư duy, lời nói và việc làm đều trong sáng, lương thiện, lợi mình và lợi người chính là an vui đích thực. Ba nghiệp thân khẩu ý thuần thiện hay thân tâm thanh tịnh là cơ sở để thiết lập nên bình an nội tại sâu lắng, vững chắc nhất. Và đây cũng chính là niềm an lạc mà những người con Phật luôn hướng đến.

anathapindika an lạc mắc nợ tài sản không phạm tội hỷ lạc nợ nần làm ăn chân chính bát chánh đạo Quảng tánh

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Tại sao Đức Phật không dùng chữ để viết kinh?

Tại sao Đức Phật không dùng chữ để viết kinh?

Như thế nào là An trú trong hiện tại?

Như thế nào là An trú trong hiện tại?

Nữ giới và khẩu nghiệp

Nữ giới và khẩu nghiệp

Hạnh phúc chân thật là gì?

Hạnh phúc chân thật là gì?

Lời di huấn của Đức Phật và sự tồn vong của giáo huấn Phật giáo

Lời di huấn của Đức Phật và sự tồn vong của giáo huấn Phật giáo

Năm pháp khiến Chánh pháp không diệt ở thời mạt pháp

Năm pháp khiến Chánh pháp không diệt ở thời mạt pháp

Thức - trong giáo lý ngũ uẩn đạo Phật

Thức - trong giáo lý ngũ uẩn đạo Phật

Luật nhân quả hay nghiệp quả báo ứng

Luật nhân quả hay nghiệp quả báo ứng

Người Phật tử sống trong đại trí và đại bi*

Người Phật tử sống trong đại trí và đại bi*

Khai thị của Đại sư Tinh Vân cho giới tử xuất gia ngắn hạn

Khai thị của Đại sư Tinh Vân cho giới tử xuất gia ngắn hạn

Góc nhìn về hộ niệm

Góc nhìn về hộ niệm

Tâm ý thức

Tâm ý thức

Bài viết xem nhiều

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Tổ chức UNESCO có thể công nhận ‘sự giác ngộ của Đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể’?

Tổ chức UNESCO có thể công nhận ‘sự giác ngộ của Đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể’?

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Nhiều thông tin, hiện vật liên quan Phật giáo truyền vào Việt Nam qua vùng đất Hà Tĩnh

Nhiều thông tin, hiện vật liên quan Phật giáo truyền vào Việt Nam qua vùng đất Hà Tĩnh

Hà Tĩnh: Lễ rước Phật, khai mạc mùa Phật đản 2023, khánh thành chùa Triều Sơn

Hà Tĩnh: Lễ rước Phật, khai mạc mùa Phật đản 2023, khánh thành chùa Triều Sơn

Chùm ảnh trang trí mừng lễ Phật đản tại Tập đoàn bất động sản TLM

Chùm ảnh trang trí mừng lễ Phật đản tại Tập đoàn bất động sản TLM

Nhà sư đến sân cổ động bóng đá, nên hay không?

Nhà sư đến sân cổ động bóng đá, nên hay không?

Tại sao Đức Phật không dùng chữ để viết kinh?

Tại sao Đức Phật không dùng chữ để viết kinh?

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN