;
19h ngày 24/3, 5 cặp cô dâu chú rể cùng nhau tổ chức lễ hằng thuận (hay còn gọi là lễ cưới) tại chùa Bằng (Hà Nội). Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm kể, từ đầu năm đã có 20 cặp đến làm lễ hằng thuận. |
Nghi thức chính của buổi lễ là việc các tân lang, tân nương quỳ trước Tam Bảo chắp tay làm lễ. Sư thầy trụ trì Thích Bảo Nghiêm làm chủ lễ và dặn dò về đạo vợ chồng. |
Gia đình 2 bên lần lượt hứa trước Tam Bảo và các vị chư tăng phật tử cùng giúp đôi bạn trẻ xây dựng hạnh phúc, hoàn thành vai trò làm vợ chồng cũng như làm tròn trách nhiệm dâu rể với song thân, họ hàng gia đình đôi bên. |
Các cặp đôi làm lễ trước Tam Bảo. |
Nghi lễ phu thê giao bái. Hai người chính thức trở thành vợ chồng trước sự chứng kiến của Đức Phật, chư tăng và gia đình, bạn bè. |
Đôi tân lang tân nương Nguyễn Quốc Tiệp và Bùi Thu Huyền làm nghi thức trao nhẫn cưới. |
Chủ lễ nói về ý nghĩa của chiếc nhẫn với đại ý, khi hai người trao nhẫn cho nhau là thể hiện sự nhường nhịn yêu thương kính trọng nhau. Cuộc sống vợ chồng nếu thiếu những yếu tố trên sẽ không mấy bền vững. |
Cuối cùng, các đôi đọc lời phát nguyện kết hôn trước điện cảm ơn cha mẹ và thề nguyền sống với nhau đến đầu bạc răng long. |
Người khởi xướng nghi lễ hằng thuận là ông đồ Nam Tử (tên thật là Nguyễn Trọng Thuật, quê Hải Dương). Ông đưa ra quan điểm "Đạo Phật nên được dấn thân và hoà hợp vào quần chúng". Năm 1937 Hoà thượng Thích Thiện Hoa đã dùng hai chữ 'hằng thuận' (với ý nghĩa luôn luôn hoà thuận) để chỉ việc kết hôn trước cửa Phật. Vài năm gần đây, người dân quen dần và tổ chức lễ cưới tại chùa nhiều hơn, nhưng chủ yếu cô dâu hoặc chú rể là các Phật tử. |