;
Đến chứng minh và tham dự có HT. Thích Thiện Nhơn – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN; HT. Thích Thiện Pháp – Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng 2 TWGH; HT. Thích Thiện Tánh - Ủy viên Kiểm soát HĐTS; HT. Thích Huệ Trí - Ủy viên Pháp chế HĐTS, Phó Văn phòng 2 TWGH; HT. Thích Huệ Tài – UV. HĐTS, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh An Giang; chư Tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS trú xứ tại An Giang; chư Tôn giáo phẩm các tỉnh, thành tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Tp. Hồ Chí Minh; chư Tôn đức Tăng Ni, Cư sĩ thành viên Ban Trị sự, Ban Đại diện Phật giáo huyện, thị, thành phố; chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì các Tự viện và hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử tham dự.
Khách mời có ông Nguyễn Văn Lượm – Thường vụ tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận; ông Võ Thanh Tâm – Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo; ông Trần Thanh Tộc – Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh An Giang; quý ông, bà đại diện các Sở, ban ngành tỉnh An Giang, Tp. Long Xuyên và phường Mỹ Bình sở tại.
HT. Thích Thiện Nhơn – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS tuyên đọc Thông điệp của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam:
“Nhân Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Tôi có lời cầu chúc Phật sự viên thành đến các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam và lời cầu chúc cát tường an lạc đến Chư tôn túc Hoà thượng, Thượng toạ, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài.
Ngày 07 tháng 11 năm 1981, Hội nghị hợp nhất các tổ chức, hệ phái Phật giáo trong cả nước thành tựu viên mãn, quyết nghị thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam là sự kiện quan trọng đối với Phật giáo nước nhà, là kết quả của quá trình chuẩn bị công phu, là sự kết tinh trí tuệ và là niềm khát vọng của chư Tăng Ni, Phật tử thuộc các tổ chức, hệ phái Phật giáo trong cả nước. Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời là chủ thể duy nhất có sứ mệnh truyền trì đạo mạch nối tiếp lịch sử truyền thống 2000 năm Phật giáo Việt Nam đồng hành với dân tộc và mãi mãi là thành viên tích cực trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc và hộ quốc an dân.
30 năm xây dựng và trưởng thành, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã lãnh đạo Tăng Ni, Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài đã làm nên nhiều thành tựu Phật sự quan trọng trên tất cả các lĩnh vực vì Đạo vì Đời, làm cho Đạo pháp xương minh, Giáo hội trang nghiêm và phát triển bền vững trong cộng đồng dân tộc, góp phần to lớn cùng với toàn dân xây dựng đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta ngày một văn minh giàu đẹp. Thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Tôi có lời tán thán công đức đến Chư Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử đã không ngừng phát huy tinh thần đoàn kết, hoà hợp, nỗ lực hoàn thành mọi Phật sự. Thông qua những thành tựu Phật sự đã đạt được trong 30 năm qua, cho phép chúng ta thêm một lần nữa khẳng định tính tất yếu khách quan của Hội nghị hợp nhất các tổ chức, hệ phái Phật giáo cả nước, cũng như phương châm hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “Đạo Pháp – Dân tộc- Chủ nghĩa Xã hội” là đúng đắn và đang được phát huy sâu rộng trong các chương trình hoạt động Phật sự chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Tình hình thế giới và trong nước đã và đang có nhiều biến đổi sâu sắc, tác động sâu rộng đến cộng đồng xã hội, trong đó có những nội dung liên quan đời sống văn hoá tinh thần sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. Nhân Đại lễ này, Tôi kêu gọi các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Chư Tăng Ni, Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài không ngừng phát huy truyền thống 2000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam đồng hành với dân tộc và những thành tựu Phật sự mà Giáo hội đã đạt được trong thời gian qua, để tinh tiến, nỗ lực phấn đấu hoàn thành mọi Phật sự và quyết tâm khắc phục những hạn chế tồn tại chưa làm được để xây dựng và phát triển Giáo hội đáp ứng với yêu cầu chung của xã hội. Đặc biệt, trong thời gian tới, Giáo hội cần chú trọng quan tâm đúng mức đến công tác truyền thông các Phật sự trên mọi phương diện và coi đó là phương tiện hữu hiệu nhất để truyền tải chính pháp và văn hoá Phật giáo đến với cộng đồng xã hội, là cơ sở để tạo nên sự phát triển bền vững và sự xương minh của đạo mạch trong lòng dân tộc.
Thông qua Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thay mặt các cấp Giáo hội và Chư Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử, Tôi bày tỏ sự chân thành tri ân công đức sâu sắc nhất đến các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức trong nước và nước ngoài, cùng các tầng lớp nhân dân đã và đang quan tâm giúp đỡ, sẻ chia các hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong suốt 30 năm qua. Giáo hội Phật giáo Việt Nam mong muốn trong thời gian tới tiếp tục nhận được những tình cảm tốt đẹp nhất và sự sẻ chia sâu sắc nhất của Quý cơ quan và cá nhân Quý vị lãnh đạo. Giáo hội coi đây là tình cảm, là động lực khích lệ to lớn để hoàn thành tốt mọi Phật sự ích đạo lợi đời”.
HT. Thích Huệ Tài - Ủy viên HĐTS, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh An Giang tuyên đọc Diễn văn của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam:
“Hôm nay, 07/11/2011, Giáo hội Phật giáo Việt Nam long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội. Cũng trong ngày này 30 năm trước, Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc được tổ chức tại Chùa Quán Sứ - Thủ đô Hà Nội gồm 165 đại biểu của 9 tổ chức và các hệ phái Phật giáo trên toàn đất nước Việt Nam. Trong ngày trọng đại đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức được thành lập. Giáo hội đã hoạt động trong hoàn cảnh đặc biệt vừa thuận lợi vừa khó khăn. Thuận lợi lớn nhất là nước nhà vừa được độc lập thống nhất, Tăng Ni Phật tử trên toàn quốc có nguyện vọng tha thiết là Phật giáo được thồng nhất và phát triển vững mạnh và chính sách ủng hộ tôn giáo tích cực tham gia xây dựng đất nước của Đảng và nhà nước. Hoàn cảnh mới cũng đầy những khó khăn cho mọi hoạt động củng cố và phát triển của Giáo hội: Đất nước đang phải hàn gắn vết thương chiến tranh, đối mặt với những thế lực thù nghịch, phản động từ bên ngoài qua sự cấm vận, xuyên tạc, gây hoang mang, gây khó khăn cho việc ổn định và phát triển đất nước. Cùng với sự vượt khó và vươn lên mạnh mẽ của đất nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng phát triển không ngừng để có được như ngày nay.
Nhân đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập này, Giáo hội chân thành kính cẩn tưởng nhớ đến chư vị cố Đại lão Hòa thượng lãnh đạo Giáo hội như cố Pháp chủ Hòa thượng Thích Đức Nhuận, Hòa thượng Thích Tâm Tịch, Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Hòa thượng Thích Minh Nguyệt, Hòa thượng Thích Thích Mật Hiển, Hòa thượng Thích Huệ Thành, Hòa thượng Thích Giác Nhu, Hòa thượng Mahasarây, Hòa thượng Thạch Xom; cố Chủ tịch Hội đồng Trị sự Hòa thượng Thích Trí Thủ; cố Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Hòa thượng Thích Thế Long, Hòa thượng Thích Thiện Hào, Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Hòa thượng Kim Cương Tử; cố Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Hòa thượng Thích Tâm Thông, Hòa thượng Thích Bửu Ý, Hòa thượng Thích Thuận Đức, Hòa thượng Giới Nghiêm, Hòa thượng Thích Từ Hạnh…và chư cố Đại lão Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Ni trưởng, Ni sư, quý vị cư sĩ trong cơ cấu nhân sự từ Trung ương đến Địa phương của Giáo hội. Đấy là những vị đã có công lao lớn trong việc củng cố và phát triển Giáo hội.
Những thành tựu của Giáo hội suốt 30 năm qua là liên tục, đều đặn và rất khả quan, đó là nhờ vào tinh thần đoàn kết hòa hợp, sự đồng tình ủng hộ của các tổ chức Hệ phái Phật giáo trong ngôi nhà chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước. Lát nữa đây, Ban Thư ký Hội đồng Trị sự sẽ tuyên đọc báo cáo tổng kết 30 năm hoạt động của Giáo hội qua nhiều lãnh vực, đủ các ban, ngành, viện Trung ương và Địa phương. Những minh họa rõ rệt trong từng cơ cấu của Giáo hội; ví dụ, nhiệm kỳ I có 50 thành viên Hội đồng Trị sự, đến nay, theo Hiến chương được sửa đổi và bổ sung, con số ấy là 147, tỷ số tăng trưởng ấy cũng là chung cho nhân sự ban ngành các cấp thuộc Giáo hội,. Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành Tăng Sự, Hoằng Pháp, Giáo dục Tăng Ni, sự tham gia vào các công tác an sinh, từ thiện xã hội của Ban Từ thiện Xã hội; các cơ sở chùa chiền được trùng tu, xây dựng; sự nở rộ các ấn phẩm, kinh sách, nghiên cứu dịch thuật, báo chí, sự phong phú hợp tác thân hữu với các tổ chức Phật giáo thế giới…
Ngày nay, đất nước ta đã vươn lên từ những khó khăn của một quốc gia mới được độc lập, thống nhất, phải chịu nhiều mất mát đau thương, chịu nghèo khổ và chiến tranh, chịu sự thiếu ổn định về nhiều mặt hoạt động. Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và Phật giáo Việt Nam cũng liên tục đạt những thành tựu khả quan. Lịch sử đã cho thấy hễ chính quyền ủng hộ Phật giáo thì đất nước mạnh và Phật giáo hưng thịnh; đất nước bị suy yếu thì Phật giáo cũng suy yếu. Ngược lại, có thể đánh giá sự thịnh suy của đất nước qua sự thịnh suy của Phật giáo. Văn hóa dân tộc có sự đóng góp lớn lao của Phật giáo về văn học, triết học, giáo dục, mỹ học, kiến trúc, nghệ thuật…Các nhà sư từng tham gia việc nước; chùa chiền từng là cơ sở giáo dục, từ thiện, là nơi an ủi, vỗ về, hướng dẫn đời sống tâm linh cho mọi người. Do đó, có thể nói Phật giáo luôn ở trong lòng dân tộc, gần gũi, thân thiết với dân tộc; hay nói cách khác, Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc.
Giáo hội mong chờ qua cuộc hội thảo “Giáo hội Phật giáo Việt Nam 30 năm phát triển và đồng hành cùng dân tộc”, các tham luận, phát biểu sẽ dựa vào báo cáo tổng kết 30 năm hoạt động của Giáo hội mà ban Thư ký sẽ tuyên đọc, dựa vào thực tế và nêu những suy nghĩ, lập luận về chất lượng của những thành tựu, nguyên nhân của các ưu khuyết điểm, cùng những ý kiến cụ thể về phương hướng hoạt động sắp tới của Giáo hội…
Đâu là sức mạnh để Giáo hội có thể phát triển bền vững lâu dài? Sức mạnh sẽ được tăng thêm nhờ phẩm chất tốt đẹp, sự tận tụy vì lý tưởng Phật giáo của chư Tăng Ni và Phật tử, sự ủng hộ của chính quyền và nhân dân. Sức mạnh ấy căn bản vốn ở những người con Phật, gồm 5 lực (ngũ lực) trong 37 phẩm trợ đạo. Đó là Tín lực, sức mạnh của niềm tin vào Tam bảo; Tấn lực, sức mạnh của niềm tin vào bốn chánh cần là những nỗ lực chân chính; Niệm lực, sức mạnh của niềm tin vào bốn niệm xứ để có được chánh niệm; Định lực, sức mạnh của niềm tin vào Thiền định để tẩy trừ phiền não, thanh tịnh tâm; và Huệ lực, sức mạnh của niềm tin vào việc quán niệm để có trí tuệ giải thoát. Chỉ riêng với Tín lực, Kinh cũng đã phân biệt mười loại tín tâm; năm tâm đầu là tính chất và sự vận hành của năm lực trên; kế đến là Bất thoái tâm, cái tâm kiên định; Hồi hướng tâm, tâm chuyển công đức vào chúng sanh; Hộ pháp tâm, tâm một lòng vì đạo pháp; và Giới nguyện tâm, tâm giới hạnh. Ngũ lực và thập tín vừa nêu chính là phẩm chất mà một vị Tỳ-kheo, thậm chí của một Phật tử, quyết tâm giữ vững, sở hữu trong tu tập và thực hiện các Phật sự. Có được sức mạnh và niềm tin như thế, trong lúc hành pháp, làm Phật sự để đưa ánh sáng Phật giáo vào đời, chúng ta cần sử dụng những phương tiện thiện xảo, ví dụ sáu phương tiện mà Kinh Bồ-tát Địa Trì đã nêu: Tùy thuận thiện xảo tức là tùy theo căn cơ chúng sanh mà giảng pháp; Tập yếu thiện xảo là theo nhu cầu vật chất của chúng sanh mà ban bố cho họ; Dị tướng thiện xảo, đối với kẻ ngạo mạn hay kẻ ác thì phải hăm dọa khiến họ sợ hãi mà bỏ ác hành thiện; Bức bách xảo, không cung cấp vật dụng, trách phạt những người phạm giới khiến họ từ bỏ ác pháp; Báo ân thiện xảo, bố thí tài vật để chúng sanh khởi tâm báo ân, hồi hướng công đức cho cha mẹ và tin giữ giới hạnh; và Thanh tịnh thiện xảo, hòa nhập vào chúng sanh để khuyến tu khuyến thiện.
30 năm hoạt động với những thành tựu khả quan, Giáo hội xin hồi hướng công đức này đến Tam Bảo, đến hết thảy mọi chúng sanh, đến đất nước và nhân dân Việt Nam. Nguyện cầu Tam bảo gia hộ cho thế giới hòa bình, quốc gia hưng thịnh và tất cả chúng sinh đều đạt niềm vui tự nội".
TT. Thích Thiện Thống - Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó Văn phòng 2 TWGH trình bày báo cáo tổng kết những thành quả đạt được của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong 30 năm qua:
Trong quá trình tồn tại và phát triển gần 2.000 năm trên đất nước Việt Nam thân yêu, Phật giáo Việt Nam đã sớm hài hòa, gắn bó với dân tộc xuyên suốt dòng lịch sử truyền bá tư tưởng giáo lý của đạo Phật. Đặc biệt, trong những giai đoạn thăng trầm của dân tộc, Phật giáo Việt Nam đều tích cực đóng góp công sức, chống lại các thế lực của ngoại bang để đem lại an lạc, hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
Trong từng thời kỳ lịch sử dân tộc, danh xưng của Giáo hội dù có khác nhau, nhưng sự nghiệp chủ yếu của Phật giáo Việt Nam vẫn là hoằng dương chánh pháp, lợi lạc quần sanh. Vì thế, trong những thập niên trước năm 1975, Phật giáo Việt Nam tuy đã có tổ chức và thực hiện các cuộc vận động thống nhất Phật giáo, nhưng nhìn chung chưa có cuộc vận động nào mang được trọn vẹn ý nghĩa của nó trước khi ra đời như Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay. Một phần do âm mưu chia để trị của chính quyền Thực dân cũ và mới trước kia trong mọi lĩnh vực, một phần do hoàn cảnh khách quan của đất nước còn bị chia cắt, một phần do những dị đồng chưa thể hóa giải để các đệ tử Phật cùng chung chăm lo Phật sự. Vì vậy, các tổ chức Phật giáo trước đây tại Việt Nam chưa hội đủ các yếu tố để hợp thành một khối thống nhất đúng ý nghĩa, kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết hòa hợp, yêu nước của toàn thể Tăng Ni, Phật tử Việt Nam.
Sau ngày 30/04/1975, hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, giang san nối liền một cõi, Bắc Nam sum họp một nhà. Đất nước thống nhất là yếu tố hết sức mãnh liệt và là bối cảnh vô cùng thuận lợi, là động lực để chư Tôn Giáo phẩm, Tăng Ni, Phật tử các tổ chức Giáo hội, Hệ phái thực hiện nguyện vọng, tâm huyết thống nhất Phật giáo mà các thế hệ Tiền bối đã dày công tạo dựng. Đây chính là duyên khởi của sự thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Để thực hiện nguyện vọng, tâm huyết thống nhất Phật giáo của chư Tôn Giáo phẩm, Tăng Ni, Phật tử các tổ chức Giáo hội, Hệ phái cả nước, Đại hội Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam đã được tổ chức từ ngày 04 đến ngày 07/11/1981 tại chùa Quán Sứ - Thủ đô Hà Nội. Đại hội quy tụ 09 tổ chức Giáo hội, Hệ phái Phật giáo trong cả nước:
Kể từ đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời, đại diện cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước để thực hiện mọi hoạt động Phật sự theo hướng đi lên của thời đại, đến nay đã tròn 30 năm, trải qua 06 nhiệm kỳ.
+ Nhiệm kỳ I là thời kỳ xây dựng và củng cố cơ sở với 50 thành viên HĐCM, 50 thành viên Hội đồng Trị sự, thành lập 28 Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh, Thành hội, 06 Ban Ngành hoạt động.
+ Nhiệm kỳ II là giai đoạn phát triển các mặt hoạt động theo chương trình nội dung 6 điểm của Giáo hội trong thời kỳ đổi mới của xã hội và đất nước, với 60 thành viên HĐCM, 60 thành viên Hội đồng Trị sự, thành lập được 33 đơn vị Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh, Thành hội và 08 Ban Ngành hoạt động.
+ Nhiệm kỳ III là giai đoạn tiếp tục phát triển một cách toàn diện và hoàn chỉnh các mặt hoạt động của 10 Ban Ngành, Viện từ Trung ương đến địa phương trong thời kỳ tiếp tục đổi mới và mở cửa của đất nước, tiến tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thành lập 41 đơn vị Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh, Thành hội, với 75 thành viên HĐCM, 70 thành viên Hội đồng Trị sự.
+ Nhiệm kỳ IV thành lập 45 đơn vị Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo, với 65 thành viên HĐCM, 95 thành viên HĐTS. Đây là nhiệm kỳ tổng kết những thành quả của Giáo hội trong những năm cuối của thế kỷ 20 để vững vàng bước sang thế kỷ 21.
+ Nhiệm kỳ V là nhiệm kỳ đầu của thế kỷ 21, với 52 đơn vị Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo, 85 thành viên Hội đồng Chứng minh, 95 thành viên Hội đồng Trị sự chính thức và 24 thành viên Hội đồng Trị sự dự khuyết.
+ Nhiệm kỳ VI, kiện toàn cơ chế tổ chức, triển khai nội dung hạt động theo tinh thần Hiến chương đã tu chỉnh, gồm 03 cấp hành chánh Giáo hội, với 58 đơn vị Tỉnh, Thành hội Phật giáo, 97 thành viên HĐCM, 147 thành viên HĐTS chính thức và 48 thành viên dự khuyết HĐTS. Trong nhiệm kỳ này, Giáo hội đã công nhận 06 Hội Phật tử Việt Nam tại các nước Châu Âu như: Cộng hòa Liên Bang Nga, Đức, Séc, Hungary, Ba Lan và Ucraina.
Qua 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, bằng những thuận lợi khách quan và chủ quan, qua các Nghị định 267, 26 của Chính phủ, nhất là Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo đã được Thường vụ Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước ký sắc lệnh công bố ngày 29.6.2004, Nghị định số 22/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01.3.2005 đã làm cơ sở cho hoạt động tôn giáo nói chung thêm thuận lợi và đạt kết quả hữu hiệu. Qua đó, từng thành viên của Ban thường trực, Hội đồng Trị sự, các Ban, Viện Trung ương Giáo hội, các Tỉnh, Thành hội Phật giáo, Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước tích cực hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình, đạt được những thành quả khả quan từ phạm vi xây dựng và củng cố cơ sở Trung ương, địa phương cho đến hoạt động chuyên ngành như Tăng sự, Giáo dục Tăng Ni, Hướng dẫn Phật tử, Hoằng pháp, Nghi lễ, Văn hóa, Kinh tế Tài chánh, Phật giáo quốc tế, Từ thiện xã hội, Nghiên cứu Phật học, làm cơ sở tổng kết công tác hoạt động Phật sự 30 năm qua của Giáo hội một cách phong phú và khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động vẫn còn những khó khăn, hạn chế và tồn đọng không sao tránh khỏi mà trong phần nhận xét đánh giá của bản báo cáo sẽ trình bày.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ VÀ THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA GHPGVN
A. VỀ MẶT TỔ CHỨC:
- Thực hiện Nghị quyết các kỳ Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Nghị quyết Hội nghị Thường niên Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trung ương Giáo hội đã ban hành các Thông tư, Thông bạch và các văn kiện có liên quan như tổ chức Đại lễ Phật đản, An cư Kiết hạ, tổ chức Hội thảo chuyên ngành các Ban, Viện Trung ương Giáo hội; thông tư hướng dẫn tổ chức Đại hội Đại biểu Phật giáo cấp Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh và Đại hội Đại biểu Phật giáo cấp Tỉnh, Thành; Thông bạch tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam; tổ chức Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội; Đại lễ Kỷ niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn; Lễ kỷ niệm 1000 năm Quốc sư Khuông Việt viên tịch; thông bạch cúng dường công đức phí, thông cáo tổ chức Đại lễ tưởng niệm kỳ siêu anh linh anh hùng liệt sĩ và đồng bào tử nạn trong các thời kỳ chiến tranh; Thông bạch kêu gọi Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước cảnh giác trước âm mưu chia rẽ của những thế lực thù địch; cùng nhiều văn bản có liên quan khác.
- Công tác khắc dấu tròn cho Ban Đại diện Phật giáo và cơ sở, đến nay đã khắc xong 280 khuôn dấu tròn cho Ban Đại diện Phật giáo cấp Quận, Huyện, Thị, Thành phố thuộc tỉnh; và 4.531 con dấu tròn cho các Tự Viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường trong cả nước.
- Công tác xây dựng Trụ sở Văn phòng 1 Trung ương Giáo hội – Chùa Quán Sứ, Thủ đô Hà Nội đã được xây dựng khang trang; Trụ sở Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội – Thiền viện Quảng Đức, Tp. Hồ Chí Minh đang thi công dãy nhà Tây Lang hạng mục C của công trình, đến nay đã đạt được 70%, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong dịp Hội nghị thường niên kỳ V khóa VI cuối năm 2011.
- Trụ sở Văn phòng Tỉnh, Thành hội Phật giáo hầu hết đều được trùng tu, xây dựng khang trang, với trang thiết bị tiện nghi; một số Tỉnh hội đang tiến hành trùng tu, xây dựng mới.
- Công tác xây dựng và củng cố cơ sở các cấp Giáo hội tại địa phương:
Giáo hội đã có 57/63 Tỉnh, Thành hội Phật giáo được thành lập và hoạt động ổn định, đạt nhiều thành quả to lớn. Thành viên Ban Trị sự là đại diện của các Hệ phái Phật giáo, có phẩm chất đạo đức và năng lực để điều hành Phật sự.
- Công tác Phật giáo Nam tông Khmer:
+ Trung ương Giáo hội đã tổ chức 04 Hội nghị Chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer tại Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu và Kiên Giang.
+ Đã in 80 đầu Kinh sách Phật giáo bằng chữ Khmer, tổng cộng 385.388 cuốn và trao tặng cho 14 Tỉnh, Thành hội có Phật giáo Nam tông Khmer sinh hoạt.
+ Được sự hỗ trợ của Cơ quan chức năng các tỉnh, thành hỗ trợ kinh phí vận chuyển, chư Tôn đức đại diện Phật giáo Nam tông Khmer tại 14 đơn vị Tỉnh, Thành hội Phật giáo đã sang Vương quốc Campuchia thỉnh Đại Tạng Kinh nguyên bản bằng tiếng Khmer, để phân phối cho các chùa Phật giáo Nam tông Khmer có nhu cầu đọc tụng.
+ Được sự hỗ trợ kinh phí từ Ban Tôn giáo Chính phủ, Trung ương Giáo hội đã tổ chức 02 lần (năm 2005, 2010) cho 43 đại biểu là cấp cao của Phật giáo Nam tông Khmer tham quan thủ đô Hà Nội.
- Ban Truyền thông:
Ban Truyền thông trực thuộc Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa được thành lập theo Quyết định số 320 ngày 23/8/2011. Ban Truyền thông ra đời là một sự kiện để kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hướng đến Đại hội VII GHPGVN và Đại hội Đại biểu Tỉnh, Thành hội Phật giáo nhiệm kỳ 2012 – 2017; là