;
Chính vì thế, mình ngày đêm cầu nguyện Mẹ Hiền Quán Thế Âm Bồ Tát cho dẫu một việc nho nhỏ anh cũng xin Mẹ Hiền Quán Thế Âm để tất cả chảy dòng pháp hỷ lạc. Không dễ dàng gì anh viết thư kêu gọi và chọn lựa những thân hữu ân tình sâu sắc và cầu nguyện xin Mẹ Hiền Quán Âm chứng giám và gia bị để anh em huynh đệ thân thương hiểu thấu ý tâm cao khiết, mà cùng nhau hoan hỷ thực hiện để góp phần làm vơi đi nỗi bi sầu của hữu tình về thân cũng như về tâm.
Đêm nào mình cũng khóc, khóc vì nỗi khổ của chúng hữu tình như cả đại dương mà việc làm thiện của mình nhỏ như hạt sương mai. Con xin chư Phật, chư Bồ Tát đừng để cho con ngủ, con xin thức và tư duy mỗi đêm để tìm ra cách thức hữu hiệu nhất để cho thiện pháp lan tỏa khắp nơi. Rồi lại vui đến chảy nước mắt khi phát hiện cách thức thực hiện và liền nghĩ ngay đến các thân hữu thâm sâu nhất để chia sẻ, để hoan hỷ, để cùng nhau làm nên một sự thay đổi.
Khóc vì vui chưa kịp lại khóc vì buồn thương, còn biết bao nhiêu hữu tình đau thương khắp đó đây. Một ngôi chùa dột nát ở Quảng Nam mà số lượng Phật tử tu 2 ngày bát quan trai hàng tháng lên đến 160 về thọ bát dưới mái hiên 50 m2 và phía trước chánh điện bị mưa dột đang khao khát mong chờ. Khóc vì hàng chục ngàn trẻ em thất học tại Sài Gòn mà tương lai mụ mịt như tiền đồ của chị Dậu...vv...
Mình khóc mỗi đêm. Đến đây mới thấm thía lời dạy của Bồ Tát Huyền Trang, "Bất lực là tâm nguyện". Thánh Nữ Bà La Môn, Quang Mục trong cảnh bi thương của thân mẫu, và các hữu tình chịu khổ nạn trong chốn địa ngục phải rơi lệ sầu và phát nguyện, "Chừng nào không còn hữu tình chịu khổ hình trong chốn địa ngục thì chừng đó các Ngài thành Phật." Nhưng địa ngục có hết đâu? Bi năng bạt khổ, trong bi tâm, hoa sen nở.
Chính vì thế mới có kinh Bi Hoa là Kinh kể về nhân duyên phát nguyện bồ đề của Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Phật A Súc, Mẹ Hiền Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù Sư Lợi, Phổ Hiền Bồ Tát vv.
Mình may mắn làm việc với một giáo sư đầy tình thương. Giáo sư người Úc nắm tay anh trong nước mắt khi làm việc với mình về dự án nghiên cứu các lớp học tình thương ở Sài Gòn. Giáo sư tiếc lắm khi mình bỏ ngang, nhưng Giáo sư không bỏ cuộc, giáo sư viết thư 2 lần đề nghị mình quay trợ lại để viết quyển sách nghiên cứu đầy ắp tình người này.
Mình trân trọng và học hỏi tính kiên trì của Giáo sư, một ngươi Úc mà cả một trái tim bao la vì các em thơ dại ở tận bên nước mình. Sự kiên tâm và tình thương không biên giới của Giáo Sư thật sự là khuyến khích mình rất nhiều.
Trong 10 Ba-la-mật theo Kinh Nam Tông có một chân thật Ba-la-mật. Chân thật này cùng với nguyện cầu chân lý sẽ tạo nên một sức mạnh vô song. Chân thật Ba-la-mật này liên quan đến sự kiên tâm, kiên định của người phát nguyện. Trong Tiểu Bộ Kinh Nikaya, tiền thân của Đức Phật là một phú gia cùng với hiền thê xây 6 bố thí đường để bố thí mỗi ngày.
Sự tinh tấn của họ đã làm cho ghế của Thiên chủ nóng lên và để thử lòng 2 vị này, Thiên chủ đã làm cho gia sản biến mất, nhưng cả hai không từ bỏ hạnh bố thí. Họ làm cỏ, bó lại thành 2 bó. 1 bó đem bố thí, 1 bó đem bán kiếm tiền để có bữa qua ngày.
Nhưng nhiều người lại xin, nên 2 vị bố thí luôn bó cỏ còn lại. Hai vị nhịn đói bố thí cho đến ngày thứ 7 bị ngất xỉu và chính lúc đó Thiên Đế Thích hiện ra, và làm cho tất cả kho hàng của họ đầy ắp vàng bạc. Hai vị đã thành tâm và kiên định trong việc bố thí, tạo thành sức mạnh của chân thật ba-la-mật. Đọc kinh này, anh thấm thía và hoan hỷ.
Nhưng thời nay, làm sao có thể có người có tấm gương bố thí chân thật như vậy? Có lẻ, không biết rằng cái lạc của khổ, nhịn đói bố thì vượt lên trên hết tất cả mà anh em phàm phu như chúng mình làm sao biết được? Lấy khổ làm vui mà.
Có một tấm gương bố thí của một thân hữu TỪ HÒA khiến anh phải rơi lê vừa hỗ thẹn, vưa hoan hỷ, vừa cảm kích. Một thân hữu mang một lượng vàng đến cúng dường xây đạo tràng chùa Tứ Hiệp trong khi đang làm ăn thua lỗ trong nhiều tháng liền. Mình cầm 1 lượng vàng mà hoan hỷ đến vô cùng.
Cũng có một thân hữu khác, đi hái dâu cả 1 tuần dưới nắng nóng để có tiền cúng dường. Người này đem tiền công 7 ngày để cúng dường. Hai tấm gương bố thí này là hai bài học về thân giáo mà Chư Phật, Chư Bồ Tát đang dạy cho mình.
Một lần nữa, ba bạn hiền xuất hiện và tinh tấn trong việc cúng dường bồ thí khiến lòng vui qua chừng, vì có thêm nhiều bạn hiền cùng nhau làm vơi nỗi khổ sầu của nhiều hữu tình bi ai trong nước mình. Mình vui và vui rồi lại khóc và khóc.
Sau đây là bài thơ cảm tác từ sự hỷ lạc về hạnh bố thíc một thân hữu TỪ HÒA, Úc Châu, Tâm Tịnh thân thương kính tặng
TÌNH XA
Dù có lúc làm ăn thua lỗ
Vẫn không ngừng hành thiện vì thương
Chốn Ta-Bà vất vả đau thương
Trường xuống cấp, nhà thì dột nát
Các em nhỏ khó nhọc sinh nhai
Người già bệnh không ai nuôi dưỡng
Ngàn cảnh khổ phơi mình chờ mong
Một chút tình từ nơi xứ lạ
Dù chỉ ngăn những giọt lệ sầu
Song ngàn đời không hề nhạt phai!
Nam Mô A Di Đà Phật
Thân thương