;
Vì vậy, xin giới thiệu toàn văn bài kinh có nhân đề “Chuyện đồ ăn cúng người chết” (Tiền thân Matakbhatta), trích từ Kinh Tiểu Bộ, tập IV, trong Đại tạng kinh Việt Nam, HT. Thích Minh Châu dịch, từ trang 139. Sau phần kinh văn sẽ là phần phân tích.
“CHUYỆN ÐỒ ĂN CÚNG NGƯỜI CHẾT
(Tiền thân Matakabhatta)
Tìm hiểu nội dung bài kinh chúng ta sẽ thấy nổi bật chủ đề khuyên không nên giết hại sinh vật để cúng tế người chết. Khía cạnh nội dung này của bài kinh rất rõ. Lời khuyên không chỉ nằm trong câu chuyện kể, mà ở cả lời kệ của Bồ tát tiền thân Đức Phật, khi đó, sanh làm thần cây tại nơi diễn ra câu chuyện.
Sau đó, lời khuyên được lặp lại ở người kể chuyện. Nội dung này được thể hiện rất rõ, vì vậy, chỉ điểm lại, không đi sâu phân tích.
Phần phân tích sẽ đi sâu vào một vấn đề lớn của tâm linh. Đó là thời điểm của cái chết.
Dân gian thường coi sống chết có số mệnh. Đạo Phật không tin vào sự ràng buộc của một số mệnh nào đó, mà tin vào nghiệp báo. Tuy nhiên, có một điểm giống nhau ở đây. Cho dù không tin vào số mệnh, chỉ tin vào nghiệp báo, nhưng người theo đạo Phật vẫn có thể tin rằng ngày giờ diễn ra cái chết cho từng cá thể đã được xác định trước và nếu không có tác động gì có thể thay đổi nghiệp báo, thì cái chết theo thời điểm đã xác định trước đó không thay đổi được.
Con dê trong chuyện tiền thân là một trường hợp đặc biệt. Dê biết được tiền kiếp của mình, sự đau khổ phải chịu trong kiếp thú và thời điểm kết thúc được sự đau khổ đó. Do cái chết ở đây là thời điểm kết thúc sự đau khổ, con dê “cảm thấy sung sướng, cười lớn như đập bể cái ghè”. Như thế, tất nhiên chúng sinh ở đây là con dê không có tác động gì vào nghiệp báo.
Khi vị Bà La môn phụ trách cúng tế khẳng định không giết dê, dê vẫn cho rằng mình sẽ chết:
“Dầu ông có giết ta hay không, hôm nay ta cũng không thể thoát chết”.
Dê không bị Bà la môn giết, được thả ra, nhưng rồi cũng chết do đá vỡ do sét đánh chặt đứt đầu, một việc tưởng chừng như ngẫu nhiên.
Chúng ta tìm hiểu kỹ ở điểm này. Một việc tưởng chừng hoàn toàn ngẫu nhiên như thế lại là việc tất yếu, liên quan đến cái chết của một chúng sinh. Chúng ta có thể tưởng nó ngẫu nhiên, nhưng bài kinh xác định đó là tất nhiên. Và cái chết là như vậy, tất nhiên trong thời điểm xảy đến. Trong bài kinh con dê đã đặt vấn đề một cách triết học.
“Này Bà la môn, nhỏ nhoi thay là sự bảo vệ của ông và mạnh bạo thay là nghiệp ác ta làm”.
Nghiệp báo quyết định ngày giờ chết. Thời điểm đó, chỉ trừ những trường hợp đặc biệt như con dê trong bài kinh, còn lại người bình thường không thể biết được. Chỉ biết một điều là nghiệp báo quyết định. Trong bài kinh, chính thần cây là một kiếp của bậc Đại sĩ vẫn “rồi về sau đi theo nghiệp của mình”, tức là vẫn chết. Vì vậy, điều quan tâm chỉ là làm sao cho có thật nhiều thiện nghiệp để mang theo.
Bài kinh xác định quan niệm của đạo Phật về cái chết và thời điểm sẽ xảy ra cái chết, một vấn đề tâm linh quan trọng. Vì vậy, cho nên đây là một bài kinh hay, đáng kể cho bạn đọc Phật tử chú ý, suy tư, chiêm niệm. Làm những việc lành, chắc chắn chúng ta an vui với cái ngày mà nghiệp báo đã định cho mọi người. Làm việc lành việc thiện, thấm nhuần tư tưởng trong bài kinh, mọi người trong chúng ta sẽ không còn gì ưu tư, lo lắng, mà ngược lại khỏe, nhẹ trước sinh tử đại sự. Chúng tôi chọn giới thiệu bài kinh này là vì muốn ghi nhớ nó để tìm lấy sự bình an.
Từ bài kinh cũng không nên quan niệm sống thọ mới là có phước đối với mọi chúng sinh. Trong bài kinh, ngày chết đối với con dê lại là “hôm nay ta sẽ được thoát đau khổ”.
Do vậy, câu chuyện tuy kết thúc là một cái chết, nhưng vô cùng có hậu. Một số đông “an trú trong lời khuyên của Bồ tát, sau khi làm các phước đức như bố thí v.v… được sanh lên thiên giới làm tràn đầy thành phố chư thiên”. Một nhân vật trong câu chuyện cũng thoát được nghiệp ác, đó là ông Bà La Môn nhờ phóng sinh con dê mà không gánh lấy nghiệp sát.
MT