;
Phân Khoa Toàn Bộ Kinh
A- Bày quả vui đẹp khiến vui tin.
I. Nhân duyên giáo khởi : Phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm.
II. Nghi thức thuyết pháp : Phẩm Như Lai Hiện Tướng và Phẩm Phổ Hiền Tam-muội.
III. Trình bày nhân quả thù thắng :
a- Quả : 2 phẩm Thế Giới Thành Tựu
Hoa Tạng Thế Giới.
b- Nhân : Bổn sự của Phật (phẩm Tỳ Lư Giá Na).
B- Đường lối tu hành.
I. Nương tựa vào Phật :
Phẩm Như Lai Danh Hiệu (Phật ở khắp mọi nơi).
Tứ Thánh Đế (Pháp ở khắp mọi nơi).
Quang Minh Giác (Trí ở khắp mọi nơi).
II. Nhân tu :
1) Ai chưa tin khiến tin (thập Tín) 3 phẩm : Vấn Minh, Tịnh Hạnh, Hiền Thủ.
2) Ai đã tin khiến hiểu (10 Trụ) 6 phẩm tiếp.
3) Ai đã hiểu khiến hành (10 Hạnh) 4 phẩm.
4) Đã hành khiến nguyện (10 Hồi Hướng) 3 phẩm.
5) Đã nguyêän khiến chứng (10 Địa) 1 phẩm.
6) Vào Đẳng giác :
a- Nghiệp dụng quảng đại (10 Định 10 Thông).
b- Trí tuệ thâm huyền (10 Nhẫn).
c- Thắng đức : Vô số (phẩm A Tăng Kỳ).
Tận nhất thiết thời (Như Lai Thọ Lượng).
Biến nhất thiết xứ (Bồ-tát Trụ Xứ).
III. Quả thành.
1) Diệu giác :
a- Tổng cử Phật đức (phẩm Bất Tư Nghì Pháp).
b- Đức tướng (phẩm 10 Thân Tướng Hải).
c- Đức nghiệp (phẩm Tùy Hảo Quang Minh).
2) Nhân quả bình đẳng :
a- Nhân : (Phẩm Phổ Hiền Hạnh).
b- Quả : (Phẩm Như Lai Xuất Hiện).
C- Viên đốn pháp.
Một phẩm Ly Thế Gian : 1) Mở lời. 2) Tam-muội. 3) Phát khởi. 4) Khải phần. 5) Thỉnh. 6) Thuyết : Tín, Trụ, Hành, Hồi Hướng, Địa - Nhân quả viên mãn.
D- Y người chứng nhập thành đức.
Một phẩm Nhập Pháp Giới :
I) Bổn hội. II) Mạt hội : Thiện Tài điển hình đi học 54 thiện tri thức (trải qua 54 ngôi).
TÊN KINH
Đại : Thể rộng không bờ. Phương : Vuông : đủ không thiếu một tướng nào. Thánh phàm vui khổ đều từ tâm. Quảng : Dụng. Việc nhỏ như co tay duỗi chân, lớn như đức A Di Đà thành mãn cõi Cực Lạc, công dụng từ tâm không thể nghĩ bàn. Phật : Tánh là giác biết. Hoa : Công hạnh rực rỡ tốt tươi. Nghiêm : Trang nghiêm.
Chân tâm bản tánh chúng ta đại, phương, quảng, Phật. Nếu trở về sống với nó, ta sẽ làm được những công hạnh tươi tốt rực rỡ thơm tho để trang nghiêm cuộc đời ta và muôn loài. Đức Thích Ca đã thành công viên mãn sự nghiệp hoa nghiêm với lập trường : “Tất cả chúng sanh đều đầy đủ trí tuệ đức tướng Như Lai”. Kinh này trước nói đại thừa (Pháp-thân Phật thường trụ ở khắp 10 phương) cho mọi người phát tâm hân thích. Rồi mới nói tiểu thừa, chỉ từng ngõ ngách cho người tiến dần lên.
Vừa mở lời đã nói : Như Lai trí nhập ba đời bình đẳng, thân khắp thế gian, âm thanh vang 10 phương. Như hư không bao gồm tất cả sắc tượng.
Nhất thừa viên đốn diệu pháp môn để chân thật thấy tánh thành Phật. Tay cầm mắt xem, tâm miệng tụng, nên biết đều là đại nhân duyên. Thấy nghe tùy hỷ chứng Bồ-đề. Rốt ráo viên thành đạo Vô-thượng.
7 XỨ 9 HỘI
Hội Xứ Nội dung Chủ hội
1. Bồ-đề tràng Như Lai Phổ Hiền 6 phẩm.
2. Phổ Quang Minh Điện 10 Tín Văn Thù 6 phẩm.
3. Đao Lợi Thiên 10 Trụ Pháp Tuệ 6 phẩm.
4. Dạ Ma 10 Hạnh Công Đức Lâm 4 phẩm.
5. Đâu Suất Hồi Hướng Kim Cang Tràng 3 phẩm.
6. Tha Hóa 10 Địa Kim Cang Tạng 1 phẩm.
Hành bố
7. 8. Phổ Quang Minh Điện Đẳng giác Phổ Hiền 11 phẩm. Phổ Tuệ hỏi 200 câu 1 phẩm.
Phổ Hiền đáp 2000 pháp.
Viên dung
9. Vườn Kỳ Đà Bản hội và mạt hội 1 phẩm.
LUÂN QUÁN CÁC PHẨM
1- Thế Chủ Diệu Nghiêm. Thế : thế gian.
a) Chúng sanh thế gian, chủ là vua như Thiên vương, Long vương. Có khả năng lợi tha và tự lợi là hữu tình thế gian diệu nghiêm.
b) Vô tình thế gian, chủ là các thần như Địa thần, Dạ thần v.v... Đất bằng kim cang. Ma ni sáng chói là khí thế gian diệu nghiêm.
c) Trí chánh giác thế gian, chủ là Phật và Bồ-tát. Oai quang các Ngài rực rỡ, âm thanh vang khắp, mười phương chúng sanh quy thuận là chánh giác thế gian diệu nghiêm. Đức Phật thành đạo, đem 3 trùng nghiêm sự trình bày cho đại chúng phát tâm.
2- Như Lai Hiện Tướng. Các thế chủ thầm hỏi, các lùm mây cúng dường phát ra tiếng kệ trùng tụng. Đức Thế Tôn từ răng phóng quang minh. Quang minh nói kệ triệu tập 10 phương Phật tử. Mỗi phương 1 đại Bồ-tát cùng vi trần quyến thuộc đến với các thứ cúng dường. Mỗi niệm, mỗi quốc độ, Tu-di sơn vi trần số chúng sanh được thoát ác đạo, phát tâm Bồ-đề. Tất cả Bồ-tát trong quang minh nói kệ tán thán đạo Phật. Đức Phật lại từ chặng mày phóng quang minh đi khắp 10 phương. Một bông sen báu vĩ đại hiện ra trước Phật. Vi trần Bồ-tát ngồi trên, nói kệ ca ngợi Phật. Phẩm này tổng báo điềm lành sẽ chuyển đại pháp luân.
3- Phổ Hiền Tam-muội : Phổ Hiền nhập định. Chư Phật xoa đầu và ban trí lực. Khắp pháp giới đều có cảnh này. Phổ Hiền xuất định. Mười phương chư Phật đều từ chân lông phóng quang minh. Quang minh kệ khen Phổ Hiền. Bồ-tát chúng thuận ý Phật, hướng về Phổ Hiền thỉnh pháp.
4- Thế Giới Thành Tựu. Phổ Hiền trình bày quả tướng : Sát hải trang nghiêm do Phật tu khởi. Thế giới chúng sanh từ vô thủy đã có, do nghiệp cảm thành. Mục đích khiến đại chúng tin và hiểu đại bi hạnh hải của chư Phật. Bồ-tát đang rộng trùm vô tận chúng sanh giới. Biết rõ thế giới duy tâm lại tin có thần lực không thể nghĩ bàn gia trì, hẳn sẽ nỗ lực tu hành. Thế thì pháp giới vô tận sẽ nghiêm tịnh, chúng sanh vô biên sẽ được hóa độ. Biển đại nguyện của Bồ-tát sẽ không cùng. Phật giới, chúng sanh giới chẳng 1 chẳng khác. Ước về tướng thì thế giới hải tùy nghiệp nhiễm tịnh không đồng. Ước về tánh thì không 2. Kệ tụng rằng : “Người tin sâu, chí rộng nghe pháp này thành đại trí. Nếu không biết cảnh giới vô biên, vô tận, vô nhị này, sẽ trệ nơi quyền tiểu, do đâu vào Phổ Hiền hạnh nguyện”. Phẩm này là chánh thuyết pháp của Phổ Hiền.
5- Hoa Tạng Thế Giới. Trên tổng bày biển thế giới. Nay riêng nói y báo của Bổn Sư. Nhân tu vạn hạnh nay chỉ lược nói 10 đức : Hương thủy hải có hoa sen lớn nở xòe : bá thí ; Hương thơm bát ngát : nhẫn nhục ; Tự tánh không nhiễm : trì giới ; Cành báu kiên cố : tinh tấn ; Lá báu sum xuê : thiền định ; Nhị sáng huy hoàng : Bát Nhã ; Xảo tướng mỹ lệ : phương tiện ; Hàm ngậm hạt sen : đại nguyện ; Bảo đài kiên trụ : hùng lực ; Khắp phóng quang minh : trí tuệ. Kinh dạy : Trong rừng, có lá mọc lá rụng. Trong pháp giới, có cõi thành cõi hoại. Theo hạt giống mà có quả. Nghiệp lực như ảo thuật, xuất sanh các chánh báo y báo không đồng. Tâm như họa sĩ vẽ ra các cảnh, tô các màu. Bao nhiêu loại sai biệt nhưng thật không sanh không diệt. Địa ngục khổ trong đen tối. Biển lửa hằng thiêu đốt, rất khó cứu. Trong khi ấy ở các cõi Phật, Bồ-tát hào quang sáng rực. Nguyện hải vang vang tiếng, diệu âm khuyên tu hành. Sức thệ nguyện Phổ Hiền, ức cõi diễn diệu pháp, pháp loa vang như sấm, trụ kiếp không cùng tận. Phật ở cõi thanh tịnh thị hiện tiếng tự tại. Trong pháp giới mười phương, tất cả đều cùng nghe.
6- Đức Tỳ Lư Giá Na. Tiền thân Ngài là thái tử Oai Quang, được gặp Phật thứ I, chứng 10 pháp môn : 1) Tam-muội nghiền tan nghiệp chướng. 2) Phổ môn đà la ni. 3) Bát Nhã. 4) Đại bi. 5) Đại từ. 6) Đại hỷ. 7) Đại xả. 8) Thần thông. 9) Đại nguyện. 10) Biện tài. Thấy đức Phật thứ II, thái tử được Niệm Phật Tam-muội và 10.000 pháp môn. Đệ III Như Lai xuất thế, Oai Quang nghe pháp được Đại-phúc-đức-phổ-quang-minh Tam-muội và được thọ ký. Mệnh chung lên trời gặp Phật thứ IV, được Phổ-môn-đại-hỷ Tam-muội. Nương tam-muội lực, vào nhất thiết pháp thật tướng hải.
Sông dài là bởi nguồn xa. Quả sum la là do gốc bẫm. Nghiêm tịnh một sát hải đòi bao nhiêu thắng nhân. Đây nêu bậc đại sĩ để hiển giáo pháp sắp nói hẳn tuyệt vời.
Hết hội I phần A- Bày quả khuyến tín.
HỘI II
7- Như Lai Danh Hiệu. Tín năng sanh nhân quả. Muốn tin cần hiểu. Phật đều tên Trí vì Tin mà không trí chỉ thêm vô minh. Có danh hiệu tức có thân. Phẩm này minh tỏ thân Phật ở khắp 10 phương (tổng biến).
8- Tứ Đế. Pháp của Phật cũng ở khắp 10 phương.
9- Quang Minh Giác. Giác viên biến. Phật dùng hào quang cho đại chúng thấy. Văn Thù dùng trí quang nói kệ cho đại chúng nghe. Thấy và nghe giúp đại chúng hiểu lý viên biến (lý sự vô ngại pháp giới). Văn Thù nói 10 bài. Mỗi bài 10 kệ ca ngợi nhân quả vô thượng. Ba phẩm 7, 8, 9 nói về quả sở y đã xong.
10- Vấn Minh. 9 Bồ-tát cùng Văn Thù vấn đáp để nghiên cùng khám phá 10 giáo lý thậm thâm.Bồ-tát đạo tiền : a) Tín ưa đại thừa. b) Trụ hiểu Bát Nhã. c) Hạnh tu tam-muội. d) Hồi hướng nguyện đại bi. Tín cần 10 đức : Chí cầu thắng pháp, từ bi thâm hậu, tu tập thiện căn, ưa vui đại thừa, cúng dường chư Phật, thân gần bạn lành, tâm thường nhu hòa, có thể nhẫn khổ, thâm tâm bình đẳng, cầu Phật trí tuệ.
Kết thông quảng biến. Xứ này thuyết pháp ắt hiện sự thông cả 10 phương. Nơi khác thuyết pháp cũng như thế. Tổng là 1 pháp giới đại hội (suy ngẫm
kỹ).
11- Tịnh Hạnh. Học hiểu không thực hành uổng phí đa văn. Phẩm trên đã minh giải nhờ nhập lý quán. Nay biện tùy sự mà bi trí song vận. Nhị thừa chưa lợi tha chưa phải là chân tịnh. Bởi vì không thiện tức là còn ác. Hiểu và tin viên pháp rồi, thấy nghe hay biết đều là tâm Văn Thù. Nhấc tay hạ chân đều là hạnh Phổ Hiền.
Tông : Tùy sự xảo nguyện, định tâm không tán loạn, tăng trưởng bi trí.
Thú : Thành tựu Phổ Hiền thật đức (chỗ tu nhân
của 3 đời 10 phương Phật).
12- Hiền Thủ. Giải và hạnh đã viên diệu thì đức dụng khó nghĩ bàn. Tương đối với diệu trang nghiêm hải của Như Lai thì 10 Tín chỉ là hạt bụi, chỉ như dấu chân chim. Nhưng phải để ý hư không ở chân chim đâu có khác vầng thái-hư. Hạt bụi nhỏ bao nhiêu cũng đồng thể chất với đại địa. Chim bay 100 năm trong hư không. Chỗ đã đi qua và chỗ chưa đi qua đều chẳng thể lường. Bởi vì hư không vô biên tế. Ngài đã hành tới quả, tôi còn ở nhân địa. Nhân hạnh Phổ Hiền tợ đồng Phật quả nên đều lấy hư không để đo lường. Phàm phu nghe giáo pháp, một niệm khởi tín, liền phát tâm Bồ-đề, tu tập 10 tâm vào Sơ Trụ. Ngôi Tín là xả tánh chúng sanh trở về tánh Phật, ra khỏi đất vô minh vào nhà Như Lai. Hiền Thủ Bồ-tát nói tin đại thừa còn dễ. Tin sơ tâm đủ hết công đức thật khó. Trụ viên vị, đem viên công đức tự trang nghiêm, dùng viên lực kiến lập chúng sanh chỉ cần 2 bước tới Bồ-đề.
Đệ nhị hội xong, khuyên tất cả chúng sanh tin và hành.
13- Thăng Tu Di Sơn Đỉnh. Không rời cây Bồ-đề, Như Lai tự tại lực, ứng cơ phó cảm. Chữ khi ấy tức là ngay thời 2 hội trên. Đây là đệ I trong 10 trùng thuyết xứ. Hội trước không giải tán để thành hội sau mà cùng nhau hợp thành pháp giới hải hội vô ngại. Mỗi mỗi hội không hề hưu nghỉ. Hội sau hội sau vẫn cứ đồng thời. Nếu có trước sau sao gọi đồng thời. Đồng thời đốn khắp tức dụng của thể. Thí như vầng trăng chiếu khắp. Bóng hiện trên một dòng sông lặng sóng. 3 con thuyền. Một thấy trăng ngàn dặm theo mình ra Bắc. Một thấy trăng ngàn dặm theo mình vào Nam. Thuyền đình trụ thấy trăng vẫn đóù. Bậc tri thức hiểu nghĩa này ra sao ? Cổ đức lược nói 10 nghĩa :
1) Xứ tương nhập : Trong 1 xứ có tất cả xứ.
2) Một xứ nhập tất cả xứ (cây ở khắp các cõi Trời).
3) Tất cả tức 1 (tất cả Trời ở cây).
4) Một tức tất cả (cây tức các cõi Trời).
5) Thân ở mãn pháp giới biến nhất thiết xứ, căn cơ thuần thục mới thấy.
6) Phật tự tại bất tư nghì giải thoát.
7) Duyên khởi tương do.
8) Pháp tánh dung thông.
9) Biểu thị hiển pháp.
10) Thành pháp giới đại hội.
14- Tu Di Đỉnh Kệ Tán. Tập chúng phóng quang hiển ngôi Trụ thể thâm huyền, 10 Bồ-tát tên Tuệ kệ tán Phật đức là nơi nương tựa.
15- Thập Trụ. Tuệ trụ nơi lý được bất thoái vị. Mới vào không-giới, trụ nơi tánh không. Pháp Tuệ Bồ-tát nhập Vô-lượng-phương-tiện Tam-muội (lấy vô phân biệt trí làm phương tiện). Chư Phật xoa đầu. Xuất định, Pháp Tuệ nói về 10 Trụ “Bồ-tát trụ nơi nhà tam thế chư Phật, dùng thâm Bát Nhã trụ vào chân như”. Bản thể của Trụ là tâm Bồ-đề. Tâm Bồ-đề gồm 3 tâm : Trực niệm chân như + thâm tâm vui tu tất cả thiện hạnh + đại bi cứu khổ tất cả chúng sanh. Tâm 1 là căn bản trí. Tâm 2 và 3 là hậu đắc trí. 10 Trụ tăng ích trực tâm nên gọi là Giải (hiểu). Giải là gốc của Hạnh và Nguyện (Hồi Hướng). 10 Trụ đại đồng 10 Địa. Chỉ khác ở chỗ Trụ còn học tập mà Địa đã thành.
16- Phạm Hạnh. Phẩm trên ý tại ngôi vị nên phân tách hạnh tu từng ngôi. Nay biện về thông hạnh, hiển nhân nhập trụ là tự tha phạm hạnh. Biệt hiển sơ trụ thành Phật. Giải thích rằng “cùng quán hạnh này tương ưng tức được sơ tâm thành Phật. Biết hết thảy pháp tức tâm tự tánh, thành tựu tuệ thân chẳng do tha ngộ”.
Tu phạm hạnh có 10 pháp quán : Phật, Pháp, Tăng, giới ; Thân, thân nghiệp ; Ngữ, ngữ nghiệp ; Ý, ý nghiệp. Tập xét rõ : Thân là phạm hạnh ư ? Giới là phạm hạnh ư ? Nếu không quán sẽ chấp tướng như tiểu thừa. Quan sát tướng tâm thì lý hiện gọi là chân phạm hạnh. Chẳng thấy 2 là chỗ quan yếu. Ngộ không do người khác : vô sư trí : tự giác. Biết tất cả pháp là giác tha. Thành tựu tuệ thân : giác mãn. Nếu còn phân biệt tự tha, đâu đã ngộ. Tịch mà chiếu gọi là chánh giác.
17- Sơ Phát Tâm Công Đức. Do tin nghiệp quả báo, tu 10 thiện, chán sanh tử, cầu Vô-thượng Bồ-đề, cúng dường phụng sự Tam-bảo, tín tâm thành tựu, vào chánh định tụ, rốt ráo không thoái gọi là trụ trong giòng giống Như Lai. Đã phát tâm này hẳn đã thấy chút phần Pháp-thân nên tùy nguyện lực có thể hiện 8 tướng thành đạo lợi ích chúng sanh. Sanh vào nhà Phật : a) Hiểu giải sanh vào nhà Bồ-đề tâm. b) Chứng ngộ sanh vào nhà chân như.
Sơ phát tâm trụ, công đức đã như hư không, không bờ mé. Càng về sau càng dày.
18- Minh Pháp. Biện về công hạnh để tiến nữa. Tinh Tấn Tuệ là đương cơ (chẳng tinh tấn chẳng kham năng).
Hỏi : Thế nào vô úy như sư tử ? Chỗ làm thanh tịnh như trăng tròn ? Thế nào tu tập công đức Phật ? Dường như hoa sen không dính nước ?
Pháp Tuệ đáp : Trụ không phóng dật, được 10 thanh tịnh :
1) Lời nói việc làm đi đôi.
2) Niệm trí (Tứ niệm xứ) thành tựu.
3) Thâm định.
4) Siêng cầu Phật Pháp.
5) Tu các pháp quán.
6) Được thần thông.
7) Tâm bình đẳng.
8) Tâm vô ngại.
9) Tôn trọng người phát tâm Bồ-đề.
10) Kính thờ Bồ-tát, pháp sư, thiện tri thức.
Nguyện thành thục chúng sanh không chán mỏi. Hộ trì chánh pháp không tiếc thân mạng. Thần lực trụ thế tận vị lai. Đủ Phổ Hiền hạnh. Tu tập nhất thiết chủng trí.
19- Thăng Dạ Ma Thiên Cung. Các nghĩa đồng như Tu Di Đỉnh.
20- Dạ Ma Cung Kệ Tán.
10 Bồ-tát tên Lâm (rừng). Cây : kiến lập. Rừng : nhiều. Nhất nhất khế lý : thâm. Ý thú bí diệu : mật.
Thế giới đều tên Tuệ. Tuệ của 10 Giải là chỗ sở y của Hạnh. Phật tên Nhỡn vì Trí dẫn đường cho Hạnh như mắt chỉ lối chân đi.
21- Thập Hạnh : 6 độ + vô trước (không tham đắm) + thiện pháp hạnh (nhiếp trì chánh pháp, không dứt Phật chủng) + nan đắc hạnh (vô trụ) + chân thật hạnh (nói đúng như làm, làm đúng như nói).
22- Vô Tận Tạng. Phẩm 21 nói từng ngôi vị. Nay nói về thông hạnh :
1) Tin tất cả pháp vô sanh. Một bề tin Phật. Thọ trì tất cả Phật Pháp. Khai ngộ tất cả chúng sanh.
2) Tam tụ tịnh giới đại thừa.
3) Tàm : Ta và chúng sanh từ vô thủy đã bao nhiêu lầm mê.
4) Quý : Chăm cầu sám hối.
5) Văn : Học rộng, trên cầu Phật đạo, dưới khai ngộ chúng sanh.
6) Thí : Chuyển Luân Vương, có người đến đòi nhường ngôi và phải làm nô bộc cho họ nữa. Bồ-tát tùy thuận ngay không hối tiếc.
7) Tuệ : Học rộng, gần bạn lành, tu phước nhập đà la ni.
8) Niệm : Đổi thân thọ thân không quên những gì đã tu học.
9) Trì : Thọ trì tất cả Phật Pháp.
10) Biện tài vô ngại.
23- Thăng Đâu Suất Thiên Cung. Hồi Hướng là ngôi cực Hiền vì đại bi khắp phổ.
Tông : Đại nguyện.
Thú : Tiến lên 10 Địa.
24- Đâu Suất Thiên Cung Kệ Tán. Các Bồ-tát đều tên Tràng, trợ hóa, kệ tán. Quốc độ đều tên Diệu vì mẩy thiện nhân Hồi Hướng mà di bố khắp pháp giới.
25- Thập Hồi Hướng. Hồi : chuyển. Hướng : thú hướng. Chuyển vạn hạnh hướng về Bồ-đề, chúng sanh và thật tế.
Đại bi khắp trùm là hồi hướng chúng sanh.
Đại trí thượng cầu là hồi hướng Bồ-đề.
Nhập lý không tịch là hồi hướng thật tế.
Đại nguyện khắp vòng không trước không sau.
Tông : Biển hạnh vô biên thuận vô tận đại nguyện.
Thú : Thành tựu Phổ Hiền pháp giới đức dụng.
Kim Cang Tràng : Căn bản trí đối trị vô minh, hậu đắc trí liễu đạt sở duyên.
Hai trí vô ngại lãng chiếu pháp giới.
1) Cứu hộ chúng sanh lìa tướng chúng sanh : Cứu người đã đọa, hộ kẻ sắp rớt. Cứu cho thoát khổ, hộ cho tắt ác. Tất cả ngu mông vô ân, sân độc kiêu mạn, mê tối đủ cách bức hại không thể động tâm.
2) Không hoại lòng tin Tam-bảo.
3) Như ba đời chư Phật đã hồi hướng.
4) Khiến thiện căn đến tất cả chỗ.
5) Vì hồi hướng thành tạng công đức không tận.
6) Sự lý không trái nhập vào bình đẳng.
7) Bình đẳng thuận ích chúng sanh.
8) Hồi hướng chân như.
9) Không phược không trước giải thoát.
10) Nhập pháp giới vô lượng hồi hướng.
26- Thập Địa. Giải, Hành, Nguyện, 3 ngôi Hiền đã mãn. Trí hợp chân như, Thánh vị quả lập. Trước là giáo đạo. Nay là chứng đạo. Trên đại địa bằng phẳng, hùng dũng 10 ngọn núi.
27- Thập Định.
Thập : Con số viên cực.
Định : Tâm một tánh cảnh.
Phạm bản tên là Như Lai Tam-muội. Người dịch bỏ 2 chữ Như Lai để lấy nghĩa nhân quả thông suốt. Phẩm này lấy Phổ Hiền Tam-muội tự tại vô ngại, vô biên đại dụng làm tông thú. Văn có nghĩa Đẳng giác mà không tên Đẳng giác vì đây là thắng tiến của 10 Địa.
28- Thập Thông. Thần : Diệu dụng khó lường. Thông : Tự tại không ngại. Diệu dụng cùng cực. Số 10 ở đây nghĩa là rất nhiều.
29- Thập Nhẫn.
Tông : Trí hạnh thâm áo.
Thú : Được Phật quả.
10 Nhẫn : Âm thanh, nhu thuận, vô sanh, như huyễn, như diệm, như mộng, như hưởng, như ảnh, như hóa, như không.
3 trên là pháp, 7 dưới là dụ.