;
BÀI 6. LỢI ÍCH CỦA VIỆC GIỮ GIỚI TRÊN NỀN TẢNG CHÁNH TRI KIẾN VÀ CHÁNH TƯ DUY
- Sống an lạc trong đời hiện tại
- Diệt trừ 3 kiết sử, chứng quả Dự Lưu, đoạn tận đọa xứ, quyết chắc chứng quả giác ngộ trong vòng 7 kiếp
- Tái sanh vào thiện thú (cõi trời, cõi người)
- Mạng chung sáng suốt, sanh trí tuệ
- Ngũ giới trong sạch và niềm tin bất động vào Tam Bảo, dẫu phóng dật, vẫn là Thánh Dự Lưu
- Tiềm lực vô song của quả Dự Lưu: Chết bất đắc kỳ tử, chết trong tai nạn cũng về thiện thú
- Giới trong sạch tạo duyên lành cho thiền minh sát tuệ vào định, hoặc vào định sơ thiền, chứng quả bất lai đến tuệ giải thoát
1. Sống an lạc trong đời hiện tại
Trên cơ sở Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Giới được tu tập thông qua việc thực hành Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng. Nếu ai kiên tâm, tinh cần thực hành, và sung mãn, đến thời khắc chín muồi, thì sẽ được chơn lạc như bốn câu kệ trong Tương Ưng Bộ Kinh, Tương Ưng Dự Lưu a. I. Phẩm Veludvàra như sau:
Ai có tín và giới
Tịnh tín và thấy pháp
Đến thời chúng chín muồi
Nhập phạm hạnh, được lạc.
2. Được Dư Lưu Quả: diệt trừ 3 kiết sử; đoạn tận ác đạo: đoạn tận địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, A-tu-la; nhất quyết chứng quả giác ngộ trong vòng 7 kiếp
Đặc biệt, những ai kiên tâm giữ giới trên cơ sở của Niềm Tin Bất Động vào Tam Bảo,
và trên nền tảng Chánh Tri Kiến, và Chánh Tư Duy cho đến sung mãn, thành căn cứ địa, và an trú, nhập phạm hạnh thấy lạc, thì sẽ diệt trừ được 3 kiết sử, chứng thánh quả Dự Lưu: Vì việc giữ giới như thế này là hành giả Phật tử đã liên hệ đến viễn ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giải thoát, niết bàn.
Đó là Giới Luật Trong Bậc Thánh được Như Lai thường nhắc nhở trong các bài kinh Nikàya vì hành giả đang học cách buông bỏ tham, sân và si, tức là đang đoạn diệt tham sân si hướng đến giải thoát. Nhờ vậy mà 3 kiết sử được đoạn diệt, chứng quả Dự Lưu (Sơ Quả, Tu Đà Hườm):
1) Thân kiến (không có tự ngã trong thân giả tạm này như những người ngoại đạo chấp thủ bằng Ngã Luận Thủ: Tuệ tri thân giả tạm này cũng như bất kể hữu tình nào đều Vô thường, Khổ và Vô ngã), 2) Nghi ngờ (Nhất tâm tin vào Tam Bảo không một chút phân vân, không một chút ghi ngờ), 3) Giới Cấm Thủ (vì Giữ giới để buông bỏ, đoạn trừ tham sân si, hướng đến giải thoát).
Quả Thánh Dự Lưu, ngay cả Quả Thánh Dự Lưu Phóng Dật cũng là một phần thưởng quá lớn không thể nghĩ bàn, như 4 câu kệ của Pháp Cú 178 sau:
Hơn thống lãnh cõi đất
Hơn được sanh cõi trời
Hơn chủ trì vũ trụ
Quả dự lưu tối thắng.
(Pháp Cú 178)
3. Tái sanh vào Thiện Thú (trong cõi trời, cõi người)
Nhiều đoạn kinh đề cập đến thành quả của bậc Dự Lưu sau khi chết: Vị ấy không bao giờ tái sinh trong các đọa xứ, mà chỉ tái sinh trong cảnh an lạc của cõi chư Thiên hay loài người. Kinh điển có ghi ba hạng Dự Lưu: Thất sinh, Gia gia, và Nhất chủng.
Tùy thuộc vào việc buông bỏ tham sân si của hành giả Phật tử, việc tái sinh theo đó giảm dần. Trong Tăng Chi Bộ. Chương Ba Pháp, Phẩm VIII. Ananda. 86, Bản Tụng Đọc (1), Phật nêu ra 3 Quả Thánh Dự Lưu: a) Dự Lưu Thất sinh (7 lần tái sinh):
Những Phật tử nào thành tựu niềm tin bất động vào Tam Bảo và có ngũ giới trong sạch (thân, khẩu thanh tịnh) trong khi Tham Sân Si chưa được điều phục bao nhiêu, thì họ phải trải qua 7 lần tái sinh qua lại giữa cõi trời và người, và kiếp cuối, họ tái sinh làm người, đạt Thánh Quả Giải Thoát A La Hán, b) Dự Lưu Gia Gia (3 lần tái sinh), c) Dự Lưu Nhất Chủng (1 lần tái sinh làm người) tiếp tuyến với Quả Tu Đà Hàm (Nhị Quả Nhất Lai). Sự khác nhau của các Quả Dự Lưu có thể được minh chứng qua cách giải thích sự khác nhau giữa những người chứng Quả Dự Lưu và Quả Nhất Lai (Nhị Quả Tu Đà Hàm) như sau: những Phật tử nào chứng Nhị Quả (Tu Đà Hàm, Nhất Lai), thì chỉ một lần tái sinh làm người, chứng đắc Quả A La Hán. Họ cũng diệt trừ được 3 kiết sử như những người chứng quả Dự Lưu nhưng THAM SÂN SI giảm khá nhiều (tham sân si muội lược).
Như vậy những Phật tử nào tu giới với tâm ý kiên định đoạn trừ tham sân si (tức là tu tâm để diệt trừ Tham Sân Si), thì việc tái sinh ít dần cho đến còn 1 lần tái sinh làm người nữa là giải thoát khổ đau hoàn toàn.
Điều chúng ta cần phải học, phải biết là giữ giới liên hệ đến viễn ly, ly tham, đoạn diệt trên nền tảng của Chánh Tri kiến, Chánh Tư Duy phải thật kiên quyết, thì thay vì được Quả Dự Lưu Thất Sinh, quý Pháp hữu, thiện hữu sẽ là bậc Dự Lưu Gia Gia, Dự Lưu Nhất Chủng, hoặc Nhị Quả Nhất Lai...
4. Mạng chung sáng suốt, sanh trí tuệ
Đức Phật dạy trong Tăng Chi Bộ, Chương Năm Pháp về lợi ích của việc thành tựu ngũ giới trong sạch là khi mạng chung, sanh trí tuệ, tái sinh về nhàn cảnh như sau:
Ai không hại sinh linh
Không nói láo ở đời
Không lấy của không cho
Không đi đến vợ người
Người nào không đắm say,
Rượu men và rượu nấu
Đoạn tận năm hận thù
Được gọi là có GIỚI
Mạng chung, sanh trí tuệ,
Được sanh lên cõi lành.
(Tăng Chi Bộ. Chương 5. Năm Pháp. XVIII, Phẩm Nam Cư Sĩ. (IV)(174). Sợ hãi hận thù)
5. Ngũ giới trong sạch và niềm tin bất động vào Tam Bảo, dẫu phóng dật, vẫn là Thánh Dự Lưu
Nào ai ngờ, những hành giả nào đã thành tựu lòng tin bất động vào Tam Bảo và các học giới trong sạch (5 giới cho Phật tử tại gia về thân và khẩu), cho dẫu trú phóng dật, ban ngày sống không viễn ly, ban đêm không thiền tịnh, sống trong đau khổ do pháp không hiển lộ, nhưng vẫn là thánh dự lưu.
Trong khi đó, những ngoại đạo (không quy y Tam Bảo) cho dẫu chứng tám thiền và năm thắng trí, vượt qua sắc giới và vô sắc giới vẫn là kẻ phàm phu. Cho dẫu trú phóng dật, sống phiền muộn, nhưng tự thân tuyên bố từ nay về sau ' đã đoạn tận địa ngục, đoạn tận ngạ quỹ, đoạn tận bàng sanh, đoạn tận ác đạo, và nhất quyết chứng quả giác ngộ hoàn toàn trong vòng 7 kiếp".
Thánh dự lưu trú phóng dật đã được giải thích rõ ràng qua đoạn kinh văn sau đây trong Tương Ưng Dự Lưu, Phẩm Phước Đức Sung Mãn, Thiên Đại Phẩm thuộc Tương Ưng Bộ (Pali) như sau:
Này Nandiyà, thế nào là vị Thánh đệ tử trú phóng dật?
Ở đây, này Nandiyà, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật: “Đây là Như Lai, bậc A-la-hán... Phật, Thế Tôn”. Vị ấy thỏa mãn với lòng tịnh tín bất động đối với Phật, không cố gắng thêm, ban ngày không sống viễn ly ban đêm không sống Thiền tịnh.
Do vị ấy sống phóng dật như vậy, nên không có hân hoan. Do không có hân hoan, nên không có hỷ. Do không có hỷ, nên không có khinh an. Do không khinh an, nên sống đau khổ. Do tâm đau khổ, nên không định tĩnh. Do tâm không định tĩnh, nên các pháp không hiện rõ.
Do các pháp không hiện rõ, nên vị ấy được gọi là trú phóng dật. Lại nữa, này Nandiyà, vị Thánh đệ tử... đối với Pháp... đối với chúng Tăng..., thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định. Vị này thỏa mãn với những giới được các bậc Thánh ái kính, không cố gắng thêm, ban ngày không sống viễn ly, ban đêm không sống Thiền tịnh.
Do vị ấy trú phóng dật như vậy nên không có hân hoan. Do không có hân hoan, nên không có hỷ. Do không có hỷ, nên không có khinh an. Do không có khinh an, nên sống đau khổ. Do tâm đau khổ, nên không định tĩnh. Do tâm không định tĩnh, nên các pháp không hiện rõ. Do các pháp không hiện rõ, nên vị ấy được gọi là trú phóng dật.
(Tương Ưng Bộ, Thiên Đại Phẩm, Chương XI Tương Ưng Dự Lưu IV. Phẩm Phước Đức Sung Mãn. Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch.
6. Tiềm lực vô song của quả Dự Lưu: Chết bất đắc kỳ tử, chết trong tai nạn cũng về thiện thú
Những bài kinh từ trong kinh tạng Pali này cho thấy tiềm lực vô song của những ai chứng bốn Dự Lưu phần này ngay cả cái chết dữ, chết trong tai nạn, chết bất đắc kỳ tử nếu xảy ra thì cũng sanh về thiện thụ, thiên giới hay cõi đời này như được hiển bày trong những đoạn kinh thuộc Tương Ưng Bộ như sau:
Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, khu vườn Nigrodha.
Rồi họ Thích Mahànàma đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, họ Thích Mahànàma bạch Thế Tôn:
-- Kapilavatthu này, bạch Thế Tôn, là phồn vinh, phú cường, dân cư đông đúc, quần chúng khắp nơi chen chúc, chật hẹp. Bạch Thế Tôn, sau khi con hầu hạ Thế Tôn hay các Tỷ-kheo đáng kính, vào buổi chiều, con đi vào Kapilavatthu, con gặp con voi cuồng chạy; con gặp con ngựa cuồng chạy; con gặp người cuồng chạy; con gặp cỗ xe lớn cuồng chạy; con gặp cỗ xe nhỏ cuồng chạy.
Trong khi ấy, bạch Thế Tôn, tâm con nghĩ đến Phật bị hoang mang, tâm con nghĩ đến Pháp bị hoang mang, tâm con nghĩ đến chúng Tăng bị hoang mang. Rồi bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Nếu lúc ấy con mệnh chung, thời sanh thú của con là gì, sanh xứ đời sau chỗ nào?"
Chớ có sợ hãi, này Mahànàma! Chớ có sợ hãi, này Mahànàma! Không ác sẽ là cái chết của Ông! Không ác là cái chết của Ông! Do thành tựu bốn pháp, này Mahànàma, vị Thánh đệ tử thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn. Thế nào là bốn?
Ở đây, này Mahànàma, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng... Phật, Thế Tôn..".... đối với Pháp... đối với Tăng... thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định.
Ví như, này Mahànàma, một cây thiên về phía Ðông, hướng về phía Ðông, xuôi về phía Ðông, nếu bị chặt đứt từ gốc rễ, nó sẽ ngả về phía nào?
-- Bạch Thế Tôn, về phía nào nó thiên, về phía nào nó hướng, về phía nào nó xuôi.
-- Cũng vậy, này Mahànàma, do thành tựu bốn pháp này (Dự lưu quả), vị Thánh đệ tử thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn (Tương Ưng Bộ Kinh, Tập V. Thiên Đại Phẩm, Chương XI Tương Ưng Dự Lưu b. V. III Phẩm Saranàni. Phần 21 II. Mahànàma (2). Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch.).
Một đoạn kinh cũng thuộc Tương Ưng Dự Lưu b. III Phẩm. Sranàni. Phần 21. I. Mahànàma (1) cho thấy Đức Phật ví tâm người chứng quả Dự Lưu như sữa bơ, hay dầu còn thân tứ đại như ghè sữa bơ hay ghè dầu bị bể ra từng mảnh vụ và chìm xuống (ví như bị tai nạn): một người nhận chìm một ghè sữa bơ, hay một ghè dầu vào trong một hồ nước sâu và đập bể ghè ấy. Ở đây, các mảnh ghè hay mảnh vụn (thân tứ đại) chìm xuống nước; nhưng sữa, bơ hay dầu thời nổi lên, trồi lên trên:
Kapilavatthu này, bạch Thế Tôn, là phồn vinh, phú cường, dân cư đông đúc, quần chúng khắp nơi chen chúc, chật hẹp. Bạch Thế Tôn, sau khi con hầu hạ Thế Tôn hay các Tỷ-kheo đáng kính, vào buổi chiều, con đi vào Kapilavatthu, con gặp con voi cuồng chạy; con gặp con ngựa cuồng chạy; con gặp người cuồng chạy; con gặp cỗ xe lớn cuồng chạy; con gặp cỗ xe nhỏ cuồng chạy.
Trong khi ấy, bạch Thế Tôn, tâm con nghĩ đến Phật bị hoang mang, tâm con nghĩ đến Pháp bị hoang mang, tâm con nghĩ đến chúng Tăng bị hoang mang. Rồi bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Nếu lúc ấy con mệnh chung, thời sanh thú của con là gì, sanh xứ đời sau chỗ nào?"
Chớ có sợ, này Mahànàma! Chớ có sợ, này Mahànàma! Không ác sẽ là cái chết của Ông! Không ác là cái chết của ông! Này Mahànàma, với ai đã lâu ngày tâm tu tập trọn vẹn về tín, tâm tu tập trọn vẹn về giới, tâm tu tập trọn vẹn về sở văn, tâm tu tập trọn vẹn về thí xả, tâm tu tập trọn vẹn về trí tuệ; với người ấy, dầu thân có sắc này, do bốn đại hợp thành, do cha mẹ sanh, do cơm cháo nuôi dưỡng, có bị vô thường phá hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, hoại diệt nhưng nếu tâm của vị ấy được lâu ngày tu tập trọn vẹn về tín, tu tập trọn vẹn về giới, tu tập trọn vẹn về sở văn, tu tập trọn vẹn về thí xả, tu tập trọn vẹn về trí tuệ, thời tâm của vị ấy thượng thặng, đi đến thù thắng.
Ví như, này Mahànàma, một người nhận chìm một ghè sữa bơ, hay một ghè dầu vào trong một hồ nước sâu và đập bể ghè ấy. Ở đây, các mảnh ghè hay mảnh vụn chìm xuống nước; nhưng sữa, bơ hay dầu thời nổi lên, trồi lên trên. Cũng vậy, này Mahànàma, với ai đã lâu ngày, tâm được tu tập trọn vẹn về tín, tâm được tu tập trọn vẹn về giới, tâm được tu tập trọn vẹn về sở văn, tâm được tu tập trọn vẹn về thí xả, tâm được tu tập trọn vẹn về trí tuệ; thời tâm của vị ấy thượng thặng, đi đến thù thắng.
Có nhiều bằng chứng trong Tiểu Bộ Kinh về cái chết thảm, chết dữ, chết đột ngột, nhưng thần thức của họ sanh về thiện thù, thiên giới, cõi đời này. Như trong kinh Phật tự thuyết có 500 cung nữ bị chết cháy trong cung điện của Vua Udena là một ví dụ ấn tượng. Tất cả 500 cung nữ này Như Lai xác quyết đều chứng quả Dự Lưu trở lên:
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi tại khu vườn Ghosita. Lúc bấy giờ, vua Udena đang đi ngoài vườn, thì nội cung bị cháy và năm trăm nữ nhân bị chết, đứng đầu là Sàmavati.Rồi nhiều Tỷ-kheo vào buổi sáng đắp y, cầm bát đi vào Kosambi để khất thực. Các Tỷ-kheo ấy khất thực ở Kosambi xong, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
- Ở đây, bạch Thế Tôn, trong khi vua Udena đi ra ngoài vườn, nội cung bị cháy, năm trăm nữ nhân bị chết, đứng đầu là Sàmàvati. Các nữ cư sĩ ấy, sanh thú họ là gì? Tương lai họ thế nào?
- Này các Tỷ-kheo, có nữ cư sĩ là bậc Dự lưu, có bậc Nhất lai, có bậc Bất Lai. Này các Tỷ-kheo, tất cả các nữ cư sĩ ấy mạng chung, không phải không có kết quả. [Quả thánh = [noble] fruit trong bản Anh ngữ của Thanissaro Bhikkhu ( [Thanissaro Bhikkhu (2012) (translated from Pali). Udena Sutta: About King Udena. [Online] Available http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/ud/ud.7.10.than.html)
(Tham khảo Nguồn Phật Giáo Nguyên Thủy: Thành tựu lòng tin và Tam Bảo và ngũ giới trong sạch, vững vàng cho sự nghiệp giải thoát, niết bàn: https://phatgiaonguyenthuy.com/article/nghien-cuu-phat-hoc/thanh-tuu-long-tin-vao-tam-bao-va-ngu-gioi.html)
7. Giới trong sạch tạo duyên lành cho thiền minh sát tuệ vào định, hoặc vào định sơ thiền, chứng quả bất lai đến tuệ giải thoát
Trên nền tảng của Giới thanh tịnh, Minh Sát Tuệ sẽ thuận lợi hơn, dễ dàng thực hành vào định hơn (Tức là Niệm Định Tuệ cùng song hành hướng thẳng đến Chánh Trí Giải Thoát). Hoặc khi giới thanh tịnh, thì việc vào định sơ thiền, ly dục ly bất thiện Pháp có tầm có tứ, chứng quả bất lai, từ đây tiến thắng đến Tuệ Giải Thoát, bậc A La Hán (không có thần thông: xem bài 8 & 9 Chánh Niệm và Chánh Định).
Trong tâm từ