;
Niên đại xây dựng chưa có tài liệu nào ghi chép một cách cụ thể, nhưng với nguồn tư liệu dân gian cũng có thể đưa ra nhận xét rằng ngôi chùa đã có cách đây hàng trăm năn, nó song hành, tồn tại, minh chứng nhiều biến động của lịch sử và ghi nhận sự nỗ lực của người dân vượt qua khó khăn, thử thách của thiên nhiên, tàn phá của chiến tranh để gây dựng làng quê, xây đắp cuộc sống.
Bộ tranh “Thập điện Diêm Vương” |
Sự hình thành, phát triển vùng đất Cẩm Nhượng ngày nay được kể như một huyền thoại. Xa xưa, vùng đất này là biển cả mênh mông, quá trình kiến tạo của thềm lục địa nên nơi này trở thành một vùng đất có hình thể vươn ra biển. Người xưa đã biết vận dụng? điều kiện tự nhiên về đây hội tụ, lập làng sinh sống và Kẻ La tên gọi của vùng đất này? có từ đó.
Khi người Hán sang, Kẻ La được ghi bằng dạng Hán tự để rồi có tên gọi cửa biển Cơ La; thế kỷ XV, Cơ la được gọi là Kỳ La; thế kỷ XVII, đổi gọi là Nhượng Bạn thuộc tổng lạc Xuyên, huyện Hà Hoa.
Việc đổi tên là Nhượng Bạn được chép: Cuối đời nhà Trần (1225 - 1399), có người con gái họ Hoàng tên gọi là Thị Càn đẹp người đẹp nết, giọng hát hay, nhà vua tuyển về làm cung phi và được sùng ái. Thời đó, vùng đất này vẫn là vùng đất hẹp, dân đang nghèo, luôn bị người làng trên xóma dưới lấn chiếm, đời sống bất ổn không chút thanh bình.
Trong một lần về quê, bà Hoàng Càn thấy cơ sự đó liền tâu vua và thương lượng với các vùng lân cận nhường vùng đất này lại cho dân làng. Ðược sự đồng ý bà sai cắm bia làm mốc địa giới và đặt tên là làng Nhượng Bạn (nhượng - nhường; bạn - bờ = nghĩa là vùng đất được nhường).
Như vậy, Kẻ La tên gọi ban đầu đến Cẩm Nhượng ngày nay là cả một sợi dây liên tục "Ðứt - Nối" của sự xưng danh; từ Kẻ La mênh mông của trời nước; Kỳ La ngân mãi tiếng đàn trời; Nhượng Bạn - Cẩm Nhượng ngày nay đang vững tin trên chặng đường mới.
Cẩm Nhượng, vùng đất có diện tích khoảng 2km2 mà đang hiện hữu nhiều di tích lịch sử - văn hoá có giá trị. Ðó là những bằng chứng? sinh động, gắn liền với những thăng trầm và cũng là nơi đánh dấu sự bứt phá vươn lên, phát triển xây dựng quê hương để đạt đến đỉnh cao của sự phồn thịnh; nơi ẩn chứa cả quá trình lao động miệt mài, sự đấu tranh đầy gian khổ trước địch hoạ, thiên tai và chứng giám tâm nguyện, ước vọng của người dân về cuộc sống tươi đẹp; cũng là nơi chắt lọc, đúc rút lại những giá trị tinh hoa, tài năng, những sáng tạo để xây dựng nên nguồn chảy của văn hoá truyền thống.
Chùa Yên Lạc - toạ lạc trên mảnh đất đầu làng. Có lẽ ngay từ buổi ban đầu xây dựng chùa, người xưa đặt niềm tin và sự mong ước cho vùng quê mình có cuộc sống yên ấm, thanh bình, muôn dân hạnh phúc nên đã đặt tên là chùa Yên Lạc. Quy mô khôn đồ sộ, nhưng các hạng mục chính, phụ của công trình được quy hoạch theo một tổng thể vừa có sự đăng đối, vừa uy nghi và nằm trong một khuôn viên khép kín.
Tam quan chùa là một hạng mục có thể nói khá hoàn chỉnh, trên có 4 chữ Hán "Quan đối nam sơn". mặt chính nhà hạ điện có 3 chữ "Yên Lạc tự" được sử dụng bằng kỹ thuật đắp nổi; nhà hạ điện, trung điện được làm bằng gỗ, không chạm trổ cầu kỳ nhưng có lối kiến trúc thoáng, gọn; thượng điện, trung điện được làm bằng gỗ, không chạm trổ cầu kỳ nhưng có lối kiến thúc thoáng, gọn; thượng điện thu nhỏ, cao dần lên và là tâm điểm chính của chùa.
Qui mô vừa, nhỏ của chùa Yên lạc phần nào đã thể hiện đặc trưng của đền, chùa ven biển Hà Tĩnh - là sự không phô trương - là sự gọn gàng, ẩn mình khép kín để phù hợp với điều kiện của dải đất luôn hứng chịu nhiều dông, bão.
Ðiểm nổi bật ở chùa Yên Lạc nơi còn bảo lưu được hệ tượng phật khá đầy đủ, nguyên bản nhất tại vùng Hà Tĩnh. Cách bài trí tượng pháp ở đây mặc dù chưa thật đúng với nguyên tắc chung quy định trong phật pháp, nhưng điều quan trọng là có đủ từ bộ tượng Tam thế phật, đến Thích ca sơ sinh, Quan âm, Adiđà,? Ngọc hoàng, Nam tào, Bắc đẩu, Quan âm nam hải, Quan âm toạ sơn? có tượng ông thiện, ông ác, bộ tượng ông phỗng bằng đá thanh và pho tượng Quan âm bằng đồng nặng 100kg.
Ngoài ra tại đây còn cố bộ sưu tập phù điêu trên gỗ về tích Tôn Ngộ Không cùng Ðường Tam Tấngng Tây Trúc thỉnh kinh; bộ tranh gỗ Thập điện diêm vương; đèn 49 ngọn; bộ khánh, chuông đồng có khăc sbài minh do sự trụ trì ở chùa, tự là Hải Thủy soạn, niên hiệu Cảnh Thịnh năm thứ 5 (1797), Cảnh Thịnh năm thứ 7 (1799); bia đá niên đại Bảo Ðại năm Giáp Tuất (1934)? Số lượng tượng phật ở đây chưa pảhi là lớn so với một số ngôi chùa khác trong toàn quốc, nhưng những pho tượng phật ở đây được người nghệ sỹ điêu khắc xưa tạo vẻ dáng cân đối, hài hoà, bố cục các đường viền hợp lý và tất cả toát lên ý nghĩa về trí tuệ, đầy cảm thông và lòng cứu nhân độ thế.
Chiếc Khánh Đồng
Trải qua hàng trăm năm với bao biến động của tự nhiên, đổi thay của lịch sử, song với ý thức bảo lưu, gìn giữ các giá trị văn hoá, chính quyền và nhân dân địa phương đã thực hiện tốt công tác bảo quản, giới thiệu, tiếp đón khách trên mọi vùng, miền về đây tham quan, nghiên cứu. Ngày nay, chùa Yên Lạc càng jđược khẳng định là nơi bảo lưu tốt hệ thống tượng pháp và các hiện vật có giá trị nhất trong vùng.
Ðiều khác hơn là giờ đây di tích Chùa Yên Lạc đã nằm trong vành đai của khu nghỉ mát Thiên Cầm và là một trong những điểm tham quan của tuyến du lịch Hà Tĩnh. Ðể đáp ứng được với yêu cầu phát triển trong xu thế mới, chùa Yên Lạc đã, đang được Nhà nước cấp kinh phí tu sửa.
Nhưng để quy hoạch, tôn tạo, nâng cấp một cách hoàn chỉnh hơn thì chính quyền địa phương cần thực hiện theo phương châm xã hội hoá, có như vậy mới huy động được tối đa sự hỗ trợ từ các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm và các nguồn kinh phí khác.
Tương lai không xa, chùa Yên Lạc sẽ đón nhiều khách tham quan, nghiên cứu. Và về tới đây du khách sẽ được thoả nguyện lòng, thắp nén hương thơm thành kính, kính cẩn và tĩnh lặng nơi cửa chùa, ngắm nhìn những tuyệt tác mỹ thuật, những hiện vật quí giá của người xưa để lại, mới thấu hiểu phần nào lịch sử về sự hình thành, phát triẻn của một vùng đất, về tính cách con người, nét đặc trưng của văn hoá tín ngưỡng truyền thống của người dân Nhượng Bạn.
Nguồn /camxuyen.gov.vn