;
Qua cuộc trao đổi với phóng viên, đại đức Thích Kiến Nguyệt, Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cá nhân về những vụ việc nói trên.
Thứ hai, những người theo đại đức Thích Tâm Mẫn, nếu biết kiềm chế,
theo lời Phật dạy thì sẽ không bao giờ có chuyện đánh người”.
Đại đức Thích Kiến Nguyệt phán đoán: “Những người đi theo đại đức Thích
Tâm Mẫn có khi còn chưa được tu tập gì về đạo Phật. Họ chỉ là những
người ngưỡng mộ việc làm của đại đức Thích Tâm Mẫn rồi đi theo bảo vệ
thầy ấy. Nhưng rất tiếc, những việc làm, hành vi của họ đang làm xấu đi
“phát nguyện” đẹp đẽ của đại đức Thích Tâm Mẫn”.
Dù rất bức
xúc trước trước vụ việc nhóm tháp tùng đại đức Thích Tâm Mẫn liên tục
đánh người nhưng đại đức Thích Kiến Nguyệt vẫn bình tĩnh phân tích:
“Thầy ấy đã đi từ Nam ra Bắc không hề xảy ra điều tiếng gì, tại sao đến
địa bàn đó lại xảy ra chuyện không hay như vậy? Phải chăng người dân
nơi đó cũng cần nhìn nhận lại bản thân mình?”.
Anh Nguyễn Văn Cường (trú tại xã Liên Bão, Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh)
bị những người tháp tùng đại đức Thích Tâm Mẫn đánh chảy máu đầu.
Đại đức Thích Kiến Nguyệt nói thêm, những người đi theo
đại đức Thích Tâm Mẫn không phải là người tu, họ vẫn còn “tham, sân,
si... Huống chi, theo Phật cũng có người tốt, người xấu”.
Khi
phóng viên tỏ ý lo ngại những hành động côn đồ của nhóm tháp tùng đại
đức Thích Tâm Mẫn sẽ làm ảnh hưởng tới hình ảnh đẹp đẽ của đức Phật từ
bi, hỉ xả, đại đức Thích Kiến Nguyện khẳng định: “Người tu là người tu
còn cư sĩ là cư sĩ. Khi nào người tu làm thì hẵng hay. Trên thực tế,
nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa người tu và cư sĩ”.
“Nhất bộ, nhất bái” chỉ là thành tâm với Phật
Nói về hành trình “nhất bộ, nhất bái” của đại đức Thích Tâm Mẫn, đại
đức Thích Kiến Nguyệt nói rằng: “Đó là một phát nguyện đẹp đẽ, thể hiện
sự chí tình, hết lòng với phật pháp, cầu cho quốc thái, dân an. Vị trụ
trì này nhấn mạnh: "Không phải bất cứ ai cũng có thể làm được việc đi
một bước lạy một bước từ Nam ra Bắc, rồi còn nắng, còn mưa…Mọi người
ngưỡng mộ việc làm của thầy ấy cũng là điều đương nhiên”.
Theo đại đức Thích Kiến Nguyệt hành trình “nhất bộ, nhất bái” của đại
đức Thích Tâm Mẫn cũng là một trong những pháp tu khổ hạnh trong giáo
lý nhà phật. “Tùy từng “hạnh nguyện” của mỗi người mà lựa chọn cho mình
pháp tu khổ hạnh khác nhau. Nhưng tựu chung lại, pháp tu khổ hạnh là
những việc làm phi thường”, đại đức Thích Kiến Nguyệt cho biết thêm.
Viện Trưởng Thích Thanh Đạt kết luận: “Nhất bộ, nhất bái”
không phải là pháp tu khổ hạnh, mà chỉ là thành tâm với đức Phật”
Tuy nhiên, trong cuộc trao đổi nhanh giữa phóng viên với Viện trưởng
Học viện Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Thích Thanh Đạt cho biết:
“Pháp tu khổ hạnh là một pháp tu ngoại đạo của Bà la môn giáo chứ không
phải của nhà Phật”.
Viện trưởng Thích Thanh Đạt nêu nguồn gốc
và ý nghĩa của pháp tu khổ hạnh: “Đó là pháp tu truyền thống của một
tôn giáo ở Ấn Độ, thịnh hành trong thời kỳ của Bà la môn giáo. Thời kỳ
đó thì có rất nhiều trường phái, trong đó có pháp tu khổ hạnh. Trong
pháp tu này, hành xác là để cầu sang một thế giới an lạc, càng hành
thân xác khổ bao nhiêu thì càng mang lại kết quả tốt đẹp cho đời sau. Có
thể là cởi trần truồng nằm trên đống gai, đống sỏi, ăn ít, đứng một
chân, đứng trên lửa, chông… Họ cho rằng đó là những việc làm rất khổ
hạnh”.
Trở lại hành trình “nhất bộ, nhất bái” của đại đức Thích
Tâm Mẫn, Viện Trưởng Thích Thanh Đạt kết luận: “Nhất bộ, nhất bái”
không phải là pháp tu khổ hạnh, mà chỉ là thành tâm với đức Phật”. Vị
Viện Trưởng này giải thích thêm: “Khổ hạnh là phải làm được những việc
mà mọi người không làm được”.
Theo Hoài Đan - GDVN