Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Có nên kinh doanh thức ăn mặn trong chùa Tam Chúc?

Tác giả Dương Kinh Thành
03:27 | 23/07/2019 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Thiết nghĩ GHPGVN nên nhanh chóng chấn chỉnh kịp thời việc này để lời cảm ơn của chúng ta đến với tác giả bài báo thật sự có ý nghĩa...

kinh_doanh_an_man_nguoiphattu_com0.jpg

Sáng nay, đọc bài thứ 2 trong loạt bài “Huyên Náo Chùa Tam Chúc” của tác giả Minh Phong, đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng  từ 22 – 23/7/2019. Loạt bài này đề cập đến “Dịch vụ ở ngôi chùa Lớn Nhất Thế Giới “ (bài 1) và “Tham Vọng Khổng Lồ” (bài 2) ở ngôi chùa Tam Chúc, ngôi chùa vừa tổ chức thành công Đại lễ Vesak 2019 vừa qua.

Điều  thu hút  để tôi có thể ghé mắt đọc qua  bài này không chỉ vì  dư chấn truyền thông báo chí quan tâm quá mức  đối với vụ việc “thỉnh vong” và một nữ cư sĩ đăng đàn giảng pháp ở chùa Ba Vàng thời gian vừa qua, mà với hai bài báo lên tiếng mạnh mẽ của tác giả Trọng Hoàng (PTVNN) và đặc biệt một bài báo của Đại đức Thích Thanh Thắng, cũng đủ cho giới truyền thông Phật giáo và những ai trân quý giá trị tinh thần lịch sử PGVN qua hình ảnh một ngôi chùa giữ gìn tròn vẹn nét đẹp ngàn năm đó; mà chỉ là vì niềm tự hào  cho ngôi chùa Tam Chúc lại bắt đầu có những loạng choạng trong việc sử dụng đúng chức năng và ý nghĩa của một ngôi chùa thật sự, khiến mọi người lo lắng.

Trong nửa phần sau của bài 1 dưới tiêu đề “Món Mặn chùa Tam Chúc” dễ làm lòng tự trọng  của những ai từng tự hào và đặt niềm tin vào ngôi chùa lớn nhất này bị xô ngã. Tác giả bài báo cho chúng ta thấy, ngay trong tòa nhà thủy tạ đình, nơi tầng 3 là một nơi phục vụ ăn uống  không thua kém một nhà hàng đúng nghĩa nào khác. Nơi đây, nhân viên chào mời thực đơn có nhiều món mặn như : phở gà, bún thịt nướng, cơm chiên hải sản, thịt kho tộ, cá kho tộ, cá rán giòn, cơm sườn…

Tác giả bài báo viết tiếp: “Tôi gọi suất cơm thịt, thêm sườn cùng miếng gà béo ngậy. Anh bạn gọi món cơm chay rau rồi ngoắc cô phục vụ đến hỏi: Thế gà, heo được giết mổ ở ngay bếp của nhà hàng trong khuôn viên Tam Chúc hay sao?”. Chúng tôi nhận được câu trả lời: “Dạ gà, cá hay thịt heo thì người ta giết mổ sẵn, nhà hàng mua từ bên ngoải phục vụ nhu vầu của khách chứ trong nhà chùa không giết mổ để tránh sát sinh”. Nơi đây, món mặn hay chay đều nấu một bếp, nó ly kỳ không chỉ với chúng tôi mà rất nhiều người từng đi thăm thú chùa chiền ở khắp ba miền và có người thấy trái khoáy…”

kinh_doanh_an_man_nguoiphattu_com1.jpg

Và chính chi tiết này đã thôi thúc tôi viết ngay những dòng này và thầm cảm ơn tác giả bài báo đã đưa ra những cảm nhận rất thật trước khi chính những người con Phật chân chính khác lên tiếng. Đây cũng là một trong những chi tiết khó lòng biện hộ dù có yêu quý và trân trọng ngôi chùa đến thế nào. Giống như tâm trạng trước đây trong vụ việc truyền thông  tấn công chùa Ba Vàng mà chỉ có hai việc là “thỉnh vong” và người nữ cư sĩ giảng pháp thôi, khó có ai đồng cảm và chia sẻ  hay lên tiếng bênh vực cho được, dù rất  kính trọng những nỗ lực hoằng pháp và ngay cả trong sự thân tình với Đại đức Thích Trúc Thái Minh.

Sẽ khó có dịp gặp lại thầy Thích Trúc Thái Minh trong các phiên họp của ban TTTT, nếu có, thì tôi vẫn tâm sự thẳng thắn với Thầy ấy như vậy. Đó là tình cảm rất lớn không chỉ riêng tôi mà hầu như của rất nhiều người đều có chung cảm nhận như thế. Bởi vì Thầy Thích Trúc Thái Minh đã làm được rất nhiều điều có lợi lạc cho công cuộc hoằng hóa của PG Quảng Ninh nói riêng và của chung GHPGVN nói chung. Giữa “công và tội “chúng ta chưa sòng phẳng với đại đức Thích Trúc Thái Minh và hàng ngàn, hàng trăm ngàn Phật tử chùa Ba Vàng. Còn đó một món nợ !

Có lẽ vì thế, những ngòi bút chưa được mài dũa cẩn thận, không loại trừ có ý đồ không trong sáng, lấy cớ đó làm bệ phóng nhắm đến tất cả các  hoạt động của Phật giáo khắp nơi, ra sức  đào xới những chuyện mà lẽ ra thuộc thầm quyền trách nhiệm của chính  nội giới Phật giáo. Lẽ ra với những ngòi bút công kích việc ‘thỉnh vong’ và vị nữ cư sĩ giảng pháp ở chùa Ba Vàng ấy sẽ được nhận những lời cảm ơn sâu sắc từ phía những người Phật tử chân chính thì chỉ dừng lại ở ngưỡng hững hờ, thậm chí bị xem nhẹ một cách phũ phàng, do đã quá đà khai thác vượt khỏi tầm kiến thức. Nói theo đại đức Thích Thanh Thắng thì đó là “Lộ diện truyền thông hời hợt, bất lương” (Tên bài báo được đăng trên Giao Điểm  và PTVN).

Những ngòi bút này chỉ cần dựa trên một phát ngôn “không có trong Phật giáo” của một thành viên PG nào đó, dù được và chưa được phép phát ngôn chính thức của Giáo hội PGVN, làm thành luận cứ đi lùng sục, moi móc, tìm cho ra bất kể chi tiết sai phạm nào, dù nhỏ nhất để công kích! Làm như trong Phật giáo không có  những nhân tố biết viết, có kiến thức để phát hiện ra những sai phạm đó.

Trong dịp Hội thảo về cư sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám vừa rồi ở Huế, người viết có trao đổi cởi mở ngắn với PGS – TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo về việc truyền thông xã hội đã quá đà, làm ảnh hưởng đến thanh danh GHPGVN không ít, đặc biệt đại lễ Vesak  2019 sắp đến. Vị tân Viện Trưởng  trẻ tuổi, rất gần gũi này cũng đã có cái nhìn chung như vậy khiến những ai còn quan ngại, lo lắng vụ  xảy ra ở chùa Ba Vàng đều cảm thấy rất an lòng.

Trở lại loạt bài viết “Huyên Náo Chùa Tam Chúc” của tác giả Minh Phong trên báo Sài Gòn giải phóng như đã nêu, về phần cuối có phần đi sâu vào các vần đề xây dựng bên cạnh những dịch vụ ăn theo đà nổi tiếng của ngôi chùa này và  “nhiều vấn đề phải bàn “trong một tiều đề nhỏ, như để cảnh báo rằng  đó là “kỷ lục thu hút hiếu kỳ”!

Nhưng về mặt tổng thể thì nội dung bài báo này chưa bộc lộ sự ác ý nào  mà còn nêu ra được điều nên cảnh báo như phần trích ở trên, đó là kinh doanh món mặn ngay trong ngôi chùa nổi tiếng vừa được mọi người biết đến. Thiết nghĩ GHPGVN nên nhanh chóng chấn chỉnh kịp thời việc này để lời cảm ơn của chúng ta đến với tác giả bài báo thật sự có ý nghĩa, đừng để như một vài việc sai nhỏ mà chùa Ba Vàng phải gánh chịu những cơn gió dữ từ bên ngoài tạt vào mọt cách ồ ạt bởi dựa vào luận cứ “không có trong Phật giáo”một cách hời hợt, thiếu căn bản lịch sử và nguồn cội  tâm linh cao đẹp của Phật giáo.

kinh_doanh_an_man_nguoiphattu_com2.jpg

Như vậy bán thức ăn mặn trong chùa Tam Chúc là chuyện có thật. Người ta có quyền đặt ra câu hỏi  kinh doanh, dịch vụ để phục vụ ai đây mua thịt heo, gà làm sẵn từ bên ngoài vào nhà hàng để nhà chùa không mang tội sát sinh nghe rất ngây ngô, buồn cười! Giống như lúc trước, mỗi nhà chùa đều có nuôi heo để “cải thiện”, khi được hỏi thì vị sư trả lời rằng nuôi heo cho chúng ăn chay, chừng khi ngã thịt chúng ăn thì cũng như ăn chay vậy!

Sài gòn 23/07/2019

chùa tam chúc vesak 2019 món mặn chùa tam chúc chùa ba vàng ăn mặn trong chùa kinh doanh trong chùa ghpgvn tỉnh hà nam truyền thông

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm nói về truyền thống và quy cách tổ chức Đại giới đàn ở miền Bắc

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm nói về truyền thống và quy cách tổ chức Đại giới đàn ở miền Bắc

Ông Võ Hoàng Yên có lừa đảo hay không ? (P.1)

Ông Võ Hoàng Yên có lừa đảo hay không ? (P.1)

Giá trị Đạo Phật (bài1)

Giá trị Đạo Phật (bài1)

Giá trị Đạo Phật (bài 2)

Giá trị Đạo Phật (bài 2)

Về tôn xưng 'Pháp vương'

Về tôn xưng 'Pháp vương'

Nên chăng thần tài trong Phật giáo ?

Nên chăng thần tài trong Phật giáo ?

Ngôn ngữ cao đẹp có thể che đậy việc làm bất minh

Ngôn ngữ cao đẹp có thể che đậy việc làm bất minh

Giáng Sinh trong chùa?

Giáng Sinh trong chùa?

Suy ngẫm nhân ngày lễ Noel năm 2017

Suy ngẫm nhân ngày lễ Noel năm 2017

Trĩu nặng bên lòng với Phật giáo Hà Tĩnh

Trĩu nặng bên lòng với Phật giáo Hà Tĩnh

HT.Thích Gia Quang: ‘Truyền thông là thước đo chiều sâu các hoạt động Phật sự’

HT.Thích Gia Quang: ‘Truyền thông là thước đo chiều sâu các hoạt động Phật sự’

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Bài viết xem nhiều

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,0937501 s