;
Nếu bạn vượt qua Đúng Sai thì bạn sẽ thấy cái gì cũng ĐẸP (nghệ sỹ). Nếu bạn vượt qua Yêu Ghét thì bạn sẽ thấy cái gì cũng THƯƠNG (y sỹ). Nếu bạn vượt qua Tâm Linh và chạm tớiTâm Thức thì bạn sẽ thấy cái gì cũngVUI (bác sỹ). Ai phá bỏ được tất cả các vách ngăn này để đi đến Tâm Thức của mình thì Đại Giác Ngộ, và chạm tới Thực Tại Niết Bàn. Chân lý lộ ra và đó chính là SỰ THẬT. Lúc đó bạn sẽ không còn tâm trí và cả sự tưởng tượng lẫn sáng tạo...Và cuối cùng là cảm giác Niết Bàn cũng biến mất. Cái đó chính là HƯ KHÔNG.
Nếu Thực Tại là một dòng nước cuộn chảy xiết, thì Niết Bàn lại đứng yên tĩnh lặng như mặt hồ trong veo... Hai cái đó nhập làm một sinh ra Tĩnh Thức...
Tỉnh thức là sống trong Thực Tại sống động của thiên nhiên bên ngoài, và biết mình chìm đắm trong yên tĩnh thiên thu của tâm hồn..
Từ Thực tại của dòng nước cuộn chảy kia, sinh ra tư tưởng minh triết. Nó đặt ra những giới hạn để con người biết rằng, khi chúng ta vượt qua nó thì sẽ là cực đoan và dẫn tới mất cân bằng. Nó sẽ hòa giải các mâu thuẫn tiềm ẩn và cũng như đã sinh ra rồi, vì chúng luôn có tính đối kháng và phụ thuộc lẫn nhau.
Từ Niết Bàn của mặt hồ tĩnh lặng kia sinh ra Đạo Đức Học. Là bản nguyên của tư tưởng đạo đức Như Lai được giải thích theo ngôn ngữ hiện đại.
Vậy thực tại là gì? Thực Tại chính là tất cả tạo vật có trong trời đất thuộc HỮU HÌNH, mà con người có thể nhận diện và gọi tên được…Do nó bị “tách rời” ra nhiều thứ khác nhau như cái cây, cái ghế, cái sân, con đường, ngọn núi, dòng sông vv..Nó sẽ thay đổi và mất đi, vì đó là VÔ THƯỜNG.
Còn Niết Bàn là gì? Niết Bàn cũng chính là tạo vật trong trời đất nhưng nó “nối liền” nhau thành cái VÔ HÌNH ỏ trong long người, mà con người không thề thấy được. Nó chính là ĐẠO, là cái BẤT BIẾN. Và chính tại đây sinh ra vật chất và tinh thần trên đời. Cái đó gọi là: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”…Có nghĩa là vật chất hay tinh thần gì đều như nhau, đều sinh ra từ HƯ KHÔNG (vì Niết Bàn là cái vô hình mà)
Vậy ta thấy ĐẠO là cái không nhìn thấy được nhưng nó là CHỦ của mọi tạo vật trên đời…Còn ngôn ngữ miêu tả về ĐẠO là cái phương tiện mà thôi. Nếu bạn muốn hiểu được ĐẠO thì đừng quá chấp vào ngôn ngữ, mà hãy “đọc” nội tâm của mình. Vì ngôn ngữ là cái bên ngoài ĐẠO, nó có thế thay đổi.Nhưng ĐẠO thì không thể khác được...
Khi mới sinh ra tâm ta tróng không, không ác mà cũng không thiện, Và gần như chưa có ý thức, (lúc đó ý thức chỉ là căn phòng tróng không chưa có gì cả). Trong Tiềm Thức chưa có Siêu Hình, mà chỉ có cái CHÂN TÂM (linh hồn) đã có sẳn đó rồi. Vì thế, lúc đó ta cũng chưa hình thành tư duy.
Khi đứa bé mở mắt chào đời. Các Giác Quan của nó tiếp xúc với môi trường bên ngoài, và thu nhận những tín hiệu, thông tin từ ngoại cảnh, thì lập tức ý thức của nó bắt đầu hình thành. Lúc đó ý thức của nó chứa đựng một hình ảnh đầu tiên của cuộc sống. Và cũng ngay lập tức, CÁI BÓNG của nó dội vào Tiềm Thức tạo ra Siêu Hình. Cái Siêu Hình này liền tràn ngập cả tiềm thức, và đè lấp lên cái Chân Tâm. Nếu ý thức có một, thì cái bóng của nó là một ngàn một tỷ lần nhiều hơn. Nó là hình ảnh lộn ngược của ý thức…Nó tạo ra Ký Ức của con người.(Vì vậy cho nên tình cảm yêu ghét, giận hờn, nhớ nhung, của chúng ta đều không thật). Vậy là lúc này đứa bé đã hình thành tư duy, gọi là hai cực Âm(siêu hình) và Dương(chân tâm) là Nhị Nguyên. Từ đó ta thấy: Cội nguồn của tinh thần con người đều sinh ra từ Tiềm Thức. Còn vô thức là một căn phòng bí mật đóng cửa kín mít, vì nó thuộc về thượng đế.
Lúc này, do ý thức và các giác quan luôn tiếp xúc với ngoại cảnh, nên nó không ngừng thu nhận những thông tin và hình ảnh từ bên ngoài đem vào ý thức…Rồi kế đó, cái bóng của nó lại không ngừng tăng lên nhanh chóng rất khủng khiếp, tạo ra Siêu Hình. Vậy là con đường tư duy đã được mở ra từ ngoài vào trong.(Phật Giáo gọi là tạo NHIỆP)..Vậy thì vì sao chúng ta KHỔ? Là bởi vì cái thế lực Siêu Hình này rất to lớn, nó cứ tràn vào trong tinh thần ta mãi, và đè lấp lên cái chân tâm nằm im lặng của chúng ta trong đó, nếu nó tràn ngược ra ngoài Ý Thức, thì chúng ta sẽ điên. Từ đó, Chân Tâm và Siêu Hình không ngừng đấu tranh với nhau. Siêu hình tạo ra cảm xúc vui sướng và buồn khổ, nhưng nó là giả (vô minh). Hai cái đó ngược lại với nhau nên tạo ra tư duy Nhị Nguyên ÂM và DƯƠNG. Cái chân tâm là SINH MỆNH của con người. Cái siêu hình là cái kho cất giử hình bóng sự vật của thế giới bên ngoài, (nó hiện ra trong giấc ngũ chập chờn của chúng ta thì được gọi là GIẤC MƠ). Nhưng đồng thời phía ngoài kia…Ý Thức cũng là một cái kho khác nữa. Đó là những “vật liệu thô” chưa qua xử lý chế tác thành sản phẩm tốt nhất. Do đó chúng ta khổ là do ý thức và siêu hình đè nặng trong tinh thần chúng ta. Hai cái này “đánh nhau” mãi làm tâm lý chúng ta căng thẳng đau đớn dẫn tới CÔ ĐƠN nhiều khi muốn chết luôn, nó là” trùng trùng duyên khởi” tạo nghiệp không bao giờ chấm dứt…Vì thế chúng ta khổ hoài không bao giờ hết…Nhưng làm sao hết khổ được đây?
Toàn bộ tinh thần con người là như thế. Nhưng nó chia làm hai phần. Phần Ý thức gọi là LÝ TRÍ. Phần Tiềm Thức và vô thức được gọi là CẢM XÚC (trái tim). Phần lý trí là tư duy CHỦ ĐỘNG, khi ta ngũ thì nó nghỉ ngơi. Phần cảm xúc là tư duy TỰ ĐỘNG. Nó hoạt động tự nhiên bất tận không bao giờ ngừng, nó không thể điều khiển được. Nó gắn liền với những quy luật vận động của tạo hóa tự nhiên bên ngoài. Nó thuộc về thượng đế…Nó sẽ CẢM ỨNG tạo ra thiên đường hay địa ngục, tùy theo hành động suy nghĩ của chúng ta, bời ý thức (tính toán) và siêu hình (yêu ghét). Đó chính là luật NHÂN QUẢ.
Vậy thì lý trí thì ở ngoài mà cảm xúc thì ở trong. Lý trí chỉ hiểu được những cái HỢP LÝ từ bên ngoài đem vào như là sự học tập, quan sát thiên nhiên vv. Cảm Xúc là tình cảm, nó có khả năng hiểu được những cái VÔ LÝ bị nén vào trong thành đau khổ, vì nó “ biết yêu thương cả những cái sai lầm”. Vì nó không phân biệt đúng sai tốt xấu gì cả…Như thế nào thì nó cũng yêu thương hết.
Nếu bạn hiểu được cái HỢP LÝ thì có được pháp HỮU VI, và đó là kinh nghiệm, là PHƯỚC ĐỨC…Lúc đó bạn là người giỏi về khoa học kỷ thuật, để khám phá thế giới bên ngoài. Nếu bạn hiểu được cái VÔ LÝ, thì có pháp VÔ VI. Đó là sự trãi nghiệm và là CÔNG ĐỨC…Lúc đó bạn sẽ là người giỏi về nghệ thuật và tôn giáo... Vì bạn là người biết cách khám phá thế giới bên trong nội tâm của mình.
Khi bạn được pháp VÔ VI là bởi tất cả hai cái kho tư liệu chất đầy ở Ý thức và Siêu Hình tan biến hết mà ra. Cái đó gọi là GIÁC NGỘ. Sự hiểu biết của bạn giờ đây đã được qua “chế tác” thành phép màu. Nó có khả năng làm bạn hết khổ và gọi là GIẢI THOÁT. Đó là con đường đem những khổ não của ta từ trong ra ngoài, và bạn sẽ được nhẹ nhàng không còn mang vác những thứ rác rưởi nặng nhọc nữa ..như là những ham muốn, yêu đương đau khổ và kiến thức, thông tin hình ảnh vv. Sự chuyễn hóa thân tâm này người ta gọi là THIỀN. Vì thế đi TU là để khống chế và chinh phục “dòng tâm chuyển động tự nhiên” này. Trong quá trình đấu tranh giữa siêu hình và chân tâm…Nguồn năng lượng này bốc hơi lên dồn nén lại thành Cảm Giác ở Tâm Linh. Vì thế ai đi tới tâm linh thì có cảm nhận rất sâu sắc về thế giới bên ngoài, và có thể gọi là thiên tài rồi, Cảm giác cũng là NGHIỆP, vì nó như một màng sương khói mù mịt bao phủ xung quanh sự vật. Người ta không thấy được nó, nhưng người ta linh cảm về nó rất chính xác. Cái đó gọi là những nghiệp lành..
LÝ TRÍ thì chỉ hiểu được một nữa vấn đề thôi, vì nó là tư duy MỘT CHIỀU chạy theo hai GIỚI HẠN âm và dương. Nên nó chỉ hiểu và học tập được những cái bên ngoài. Cho nên, nó “ước mơ” cho nó có một giá trị TUYỆT ĐỐI. Đó chính là LÝ TƯỞNG. Là Nhị Nguyên. Còn TRÁI TIM là tư duy HAI CHIỀU, Nó hiểu được hết hai mặt âm dương của vấn đề, là con đường dẫn về CHÂN TÂM của chính mình. Nó có giá trị TƯƠNG ĐỐI trong TƯƠNG QUAN nằm GIỮA hai giới hạn ÂM và DƯƠNG. Đó chính là CHÂN LÝ. Nó chỉ có MỘT, cho nên nó là NHẤT NGUYÊN.
Vì thế lý trí phương tây làm ra TRIẾT HỌC. đó là nhiều lý tưởng khác nhau, nhiều hệ tư tưởng khác nhau, hoặc trái ngược nhau. Nó như một đoạn thẳng dài giới hạn bởi hai đầu là âm và dương, người ta liền cắt ra nhiều khúc khác nhau nên được nhiều lý tưởng khác nhau. Còn TÌNH CẢM phương đông thì chạm tới MINH TRIẾT. Đó là CHÂN LÝ, và chỉ có một mà thôi. Nếu tạo hóa thiên nhiên là một cái sân khấu lớn, thì các triết gia phương tây là những khán giả đang xem cái vỡ tuồng đó, họ luôn chạy theo sự biến chuyễn không ngừng của nó, và không bao giờ tận cùng được, cho nên họ trở nên tuyệt vọng. Trái lại, người đạo diễn vỡ tuồng này là một CHÂN NHÂN người phương đông, ông ta thấu hiều mọi thứ và VUI CƯỜI mà sống. Ông ta biết rằng GÍA TRỊ thật sự chỉ có trong TƯƠNG QUAN giữa hai GIỚI HẠN âm và dương mà thôi. Khi bạn chạm tới chân lý có nghĩa là bạn đã hoàn tất cuộc chiến đấu tinh thần của mình, vì bạn đã đi qua một vòng trần gian để tới cái chân tâm muôn đời của mình rồi. Đó là một chiến thắng bất diệt trên đời. Bởi vì lý trí là trí tuệ hữu hạn, còn Trái Tim Yêu Thương là trí huệ vô hạn.
Vậy như trên ta thấy, cái CHÂN TÂM nằm trong tiềm thức, là cái LINH HỒN muôn thuở của con người. Nó sẽ thay đổi bởi nhiều kiếp sống ở trần gian nhưng chỉ là MỘT. Khi ta sống, nó chính là SINH MỆNH của ta. Khi ta chết, nó đi đầu thai vào kiếp khác và cứ như vậy luân hồi không bao giờ chấm dứt. Còn nếu bạn chết đi mà không đi đầu thai được, thì sẽ thành ma quỷ lang thang… Nhưng chỉ trừ khi bạn chạm tới THỰC TẠI - NIẾT BÀN. Có nghĩa là bạn có được tư duy NHẤT NGUYÊN. Khi đó bạn sẽ vô sanh bất diệt, không đến không đi. Vì tất cả đều sinh ra từ NIẾT BÀN, và kết thức nơi THỰC TẠI. Bạn sẽ có một trí tuệ siêu phàm và một trái tim từ bi cao cả. Vì bạn đã thấu suốt tất cả hai mặt: Thế giới quan và nhân sinh quan trên cỏi đời này.
Cuối cùng điều lưu ý ở đây, là bạn muốn bớt đau khổ thì hãy bớt đề cao cái siêu hình đi là xong. Vì nó chỉ là cái bóng của sự vật mà thôi, chứ không phải là những tình cảm thật của ta. Còn Ý thức thì làm nên thế giới vật chất của đời sống. Nếu bạn có được niềm vui bên ngoài này, thì cũng tốt phước lắm rồi khi đã sống làm người trên trần gian …
Hà Hùng 06.1.2012