Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Đôi dòng tiễn biệt Ca sĩ - Phật tử Phi Nhung

Tác giả Thích Đồng Trí
05:34 | 09/10/2021 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Từ trước đến nay, tôi chưa có một bài viết nào về văn nghệ sỹ - chỉ là có bài thơ cảm niệm nghệ sỹ Chí Tài, bởi vì thế giới sinh hoạt và công việc của tôi về tôn giáo nên chưa giao du với văn nghệ sỹ nhiều. Vài ngày vừa qua, tin tức qua mạng online đưa nhiều về sự ra đi của Phi Nhung, dòng kỷ niệm và ký ức trở về sống động với ca sỹ này nên giờ đây, tôi viết vài dòng tiễn biệt Phi Nhung.

doi_dong_tien_biet_phat_tu_ca_si_phi_nhung2.jpg

Cố Phật tử- ca sĩ Phi Nhung

Ca sĩ Phật tử Phi Nhung qua đời vì Covid-19

Tôi biết đến Phi Nhung vào mùa hè năm 1998, lúc đó đang du học tại Ấn Độ. Chỉ là tình cờ một du học sinh Việt Nam về nước rồi qua lại Ấn Độ, gặp tôi, tặng một món quà xinh xinh rồi bảo: “Con kính biếu Thầy món quà đặc biệt này”. Về nhà giở ra thì tôi biết là đĩa CD nhạc của Phi Nhung.

Tôi ngần ngại đắn đo nhiều lần, phân vân không biết có nên mở ra nghe hay không, vì tu sỹ lo chánh niệm tỉnh giác, chuyên đọc kinh kệ, niệm Phật tu tập chứ không ham thích âm nhạc, buông lung, phóng lãng tâm trí vào những cõi mơ hồ xa xăm hoặc dễ duôi theo dục lạc thường tình.

Nhưng nếu không mở ra nghe thì cũng uổng phí và phụ cái tâm tình của thí chủ và nếu gặp lại thí chủ đó hỏi: “Về món quà của con Thầy cảm thấy thế nào”, chẳng lẽ lại phải đem giới luật Phật giáo ra giải thích dong dài?. Thế nên tôi tò mò và tự nhủ lòng mình : thôi thì cứ mở ra nghe thử thế nào, dù sao thì cũng không phải là vi phạm cái gì lớn lao?

Khi nghe và xem Phi Nhung trình diễn, chúng ta mới hiểu vì sao ca sỹ này nổi tiếng và được yêu thích đến nỗi dạo đó : người người nghe Phi Nhung, nhà nhà nghe Phi Nhung, ở đâu có người Việt là ở đó có tiếng hát Phi Nhung: chân chất, mộc mạc, bay bỗng, tha thiết, trong trẻo, đậm đà bản sắc dân tộc,...đặc biệt vào các dịp Vu Lan, mùa Đông lạnh, Tết đến...lời ca Phi Nhung rung động tận đáy lòng người con xa xứ, nhớ quê hương, cha mẹ hiền,... 

Đó cũng chính là lý do để Phi Nhung trở thành nữ ca sĩ ra nhiều album nhất và doanh số bán chạy thuộc hàng kỷ lục nên người trong giới và khán giả đặt cho nghệ danh ''Nữ hoàng băng đĩa''.

Đến năm 2004, tôi sang Hoa Kỳ du học và sinh hoạt Phật Pháp, sau đó, tôi có duyên làm chủ nhiệm diễn đàn Paltalk Phật Pháp Nhiệm Mầu, trong những giờ nghỉ giải lao, những người trực diễn đàn thường mở nhạc Phi Nhung cho Phật tử và bà con đồng hương khắp các châu lục nghe và quả thật Phi Nhung có rất nhiều FANs hâm mộ. Lúc đó, tôi đã nhận ra rằng tiếng Hát Phi Nhung bay bỗng, thấm sâu vào tâm khảm người nghe, vượt thời gian và không gian.

Lắng nghe lại câu chuyện cuộc đời mà chính Phi Nhung tự kể, thật là có nhiều điều đáng để chúng ta suy gẫm và làm bài học cho các thế hệ sau này, như là :

1.Tấm lòng hiếu sắt son: Phi Nhung là người con lai, nghĩa là: cha Phi Nhung là một ông Mỹ nào đó và Phi Nhung là một đứa con vô thừa nhận, chính ông ngoại của Phi Nhung cũng không chấp nhận chuyện đó. Thời nay văn minh tiến bộ, ai yêu ai, lấy ai, sinh con với ai là chuyện bình thường nhưng cái thời trước năm 1975, tư tưởng các vùng quê còn ảnh hưởng phong kiến rất nhiều, không chồng chính thức mà lại có con là điều gì đó rất ư là bị người khác coi thường, chê bai, cho là: hư đốn.

Chính vì thế mẹ con Phi Nhung sống thầm lặng bên cạnh một ngôi chùa Gia Lai. Khổ cực, lam lũ, bị đẩy ra ngoài lề xã hội và phải sớm lao động vất vả phơi nhang, bán thuốc và kẹo dạo để sinh nhai nhưng cả cuộc đời mình, Phi Nhung chưa hề có một phút giây, một ý niệm oán trách mẹ mà lại vô vàn biết ơn sanh thành dưỡng dục của Mẹ và làm tất cả để bù đắp lại cho sự tôn nghiêm, mang lại vẻ vang cho mẹ mình.

Quả thực đây là một điều phi thường, biến nghịch cảnh thành động lực để vươn lên và phản ảnh đúng như trong Kinh Tập (Suttaripata), câu 136, Đức Phật dạy: “Không phải do sinh ra mà thành người cao quý; không phải do sinh ra mà thành người đê tiện; trở thành một người đê tiện là do hành động của mình; trở thành một cao quý là do hành động của mình”. Phi Nhung đã hát với tất cả tấm lòng thương nhớ mẹ mình cho nên các bài hát về đạo hiếu và cha mẹ, Phi Nhung hát thật xuất thần, đặc sắc.

2.Dám mạo hiểm, bước ra khỏi vùng an toàn để có những cơ hội mới, thay đổi cuộc đời mình: Phật Giáo không chấp nhận định nghiệp theo kiểu Số Luận, số phận không thay đổi được mà mỗi người là kẻ thừa tự cũng là chủ nhân của nghiệp. Phi Nhung đã dám rời Việt Nam sang Hoa Kỳ khi chưa có vốn liếng Anh văn và không có tiền trong túi đến nỗi khi chuyển đến Chicago và Florida phải xin bánh mì ăn mà sống để đi tiếp.

Hơn nữa, khi đã là một thợ may giỏi, lương cao, được chủ hãng yêu mến, lại dám bỏ nghề may mặc để qua Cali thi hát và theo đuổi ước mơ của mình đó là trở thành một ca sỹ chuyên nghiệp và nổi tiếng. Quả thật, con đường đưa đến thành công không phải phủ toàn hoa hồng hoặc là một tấm thảm đỏ trải sẵn mà là những bước dấn thân phiêu lưu gập ghềnh, dám chấp nhận, dám đánh đổi để vươn tới và đạt ước mơ của mình.

Đôi khi chúng ta chấp nhận chịu nghèo khỏ hơn, vất vả hơn miễn là sống đúng với ước mơ, nguyện vọng, sở trường, sở thích của mình và có thể mang đến những tặng phẩm giá trị cho cuộc đời.

3.Chu toàn trách nhiệm đầy đủ đối với gia đình: Là người chị cả, Phi Nhung chịu thương chịu khó như là bài hát “Chị tôi”, ngậm đắng nuốt cay, lặng lẽ chịu nhiều cơ cực để che chở bù đắp lại cho các em một tình thương bao la mà các chị em đã là trẻ mồ côi không hưởng được như bao nhiêu gia đình khác.

Phi Nhung lao động lam lũ quần quật để cất nhà và hướng nghiệp cho các em mình, để các em không bị mặc cảm bị bỏ rơi, xấu hổ, thua thiệt với bao nhiêu người khác mà tự tin, có cái thế cái đà đứng vững nên người, không trở thành kẻ hư đốn hoặc gánh nặng cho xã hội. Quả thật, Phi Nhung đã “tu thân” và “tề gia” một cách trọn vẹn.

4.Sống với chánh mạng, khuyến khích mọi người ăn chay, làm lành, Phi Nhung mở quán chay Buddha ở số 01 Đặng Tất, Quận 1 và số 05 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5 (TPHCM), một phần cũng là sinh hoạt kinh tế để có thêm thu nhập mà nuôi các em bé mồ côi nhưng đó cũng là cách trợ duyên nhắc nhở mọi người nên ăn chay làm lành, tu tâm dưỡng tánh.

Tôi có tò mò đến với nhà hàng Buddha Chay Quận 5, thử cho biết, thì nhận thấy không gian ở đó thật ấm cúng, trang nhã, nhân viên phục vụ hết lòng với khách đặc biệt là đối với tu sỹ, họ thực hiện đúng với lời dặn dò và phong cách của Phi Nhung. Chính tình thương đã làm động lực cho Phi Nhung gạt bỏ mọi tự ái tự trọng để kiếm thêm thu nhập nuôi các em mồ côi, Phi Nhung là ca sỹ hạng A (hạng nhất) mà phải tự đứng bán đĩa CD của mình, quên “sĩ diện” riêng của mình vì nghĩa chung: làm giảm đi nỗi khổ niềm đau cho cuộc đời.

5. Sống vô ngã, vị tha, lan tỏa tình thương, hạnh từ bi đến khắp mọi người, Phi Nhung không chỉ dừng lại ở chỗ lo ổn định cho mình và các em của mình mà sau đó thương và lo giúp cho biết bao nhiêu mảnh đời bất hạnh, cơ nhỡ khác : trở về quê hương xây nhà dưỡng lão, nuôi người già, giúp Sư Cô ở Bình Phước xây cất lại chùa và vốn là một đứa bé mồ côi trưởng thành nên Phi Nhung hiểu và thương thân phận những trẻ mồ côi nên nhận, cưu mang, nuôi dưỡng đến 23 em bé mồ côi để trưởng thành nên người làm tốt Đạo, đẹp Đời, trong đó có những đứa con nuôi tinh thần trong nghề nghiệp như là Quỳnh Trang, Hồ Văn Cường, làm điểm tựa, để họ thăng hoa cao nhất trong sự nghiệp. Chính Phi Nhung đã nói: “chưa bao giờ nghĩ đến bản thân mình….Làm sao có thể nuôi hết những em bé mồ côi trên thế giới này?…”

6.Hội tụ nhiều đức tính đẹp, chất Phật trong người Phi Nhung, đó là đức tính khiêm tốn (chấp nhận mình kiến thức còn ít, không dám trả lời những câu hỏi khó khi được phỏng vấn), giản dị, bình dân, chân chất, cần cù lao động, đóng góp, yêu thích nghệ thuật, hướng đến Chân Thiện Mỹ, sống hết mình cho người khác. Suốt đời Phi Nhung không ghét ai, không so đo với ai, xem tất cả như người thân thương, người bạn của mình.

7.Tài năng của Phi Nhung thì ai cũng phải thừa nhận từ lĩnh vực ca hát với số lượng bài khủng cho đến kịch nói, cải lương và đóng phim cho đến các chương trình giám khảo âm nhạc và liveshows. Tuy rằng Phi Nhung đã lớn tuổi nhưng liên tục được đề cử cho giải thưởng Hoa Mai Vàng từ năm 2012 cho đến 2020 và đạt giải top 10 ca sỹ của năm hoặc giải Hoa Mai Vàng vào các năm : 2013, 2014, 2017, 2018, …

8.Tài của Phi Nhung thật xuất chúng, tâm của Phi Nhung trải rộng khắp Đông Tây, ôm ấp vỗ về cho những ai bất hạnh: “chúng con khổ nguyện xin cứu khổ”, còn tình của Phi Nhung không phải tình riêng ích kỷ cho mình mà là tình chung bao quát cho quê hương, cho những người khốn khổ. Thật là một trái tim mênh mông nhân hậu, một nghị lực và sức lao động miệt mài, bền bĩ, phi thường, một tấm gương theo Bồ Tát Hạnh sáng chói, sống là cho chứ không nhận riêng mình, quên mình vì người.

9.Giờ này còn đâu đó những lời chê bai, dè biểu Phi Nhung, thật không biết sống sao cho vừa lòng người? Nhưng thôi Phi Nhung hãy yên lòng nhắm mắt. Đó chẳng qua là lời qua tiếng lại của những phần tử cực đoan ngoại đạo, hoặc là những người không bao giờ trở về Việt Nam muốn nhìn thấy một Việt Nam hoang tàn điêu linh khốn khổ, họ sẵn sàng chê bai chỉ trích những ai yêu quê hương giống nòi và bồi đắp cho đồng bào.

Chính Đức Phật mà còn bị người đời chê bai chửi bới thì huống chi ai? Phi Nhung sống không phải uốn nắn theo lời khen tiếng chê của họ, tôi cũng không phải sợ họ phê bình hoặc gán ghép cái nọ cái kia mà không dám nói lên một lời công đạo, dám nhận xét ngay thẳng theo lương tâm của mình. Thực ra, những người đó chỉ toàn nói và nói viễn vông trời đất, những anh hùng ảo tưởng khoác lac lộng ngôn, cả đời họ có làm được những gì tốt đẹp cho người khác, cho thế giới này đâu?

10.Đỉnh cao của sự hy sinh đó là dùng cả thân mạng mình để làm từ thiện. Phi Nhung có quyền có chồng con riêng mình, ở bên Mỹ và hưởng hạnh phúc chứ? Phi Nhung có quyền trở về Mỹ đoàn tụ với con gái của mình khi Việt Nam tái phát dịch covid mạnh mẽ, qua chích ngừa vắc xin ở Mỹ rồi chờ thời gian Việt Nam lắng dịu dịch bệnh mới trở lại làm việc tiếp, được chứ?

Nhưng không, Phi Nhung đã không trốn chạy, theo hạnh nguyện của Địa Tạng Vương Bồ Tát cứu khổ nơi địa ngục hoặc như các thiền Sư Thiếu Lâm Tự thường nói “Ta không vào địa ngục thì ai vào địa ngục?” nghĩa là dấn thân những nơi đau khổ nhất, những nơi đang cần đến mình nhất. Trong trận chiến covid này biết bao nhiêu bệnh nhân, biết bao nhiêu người chết, ngay cả người gia đình cũng bị cách ly không gần gũi chăm sóc họ được, y bác sỹ thì không đủ để chăm sóc, vậy ai giúp cho họ : ai lo miếng ăn, thức uống, tắm giặt, ai lo thay bình nước truyền dịch, ai lau phòng, thay mền thay chiếu, ai an ủi họ có nghị lực để vượt qua đau bệnh và sống tiếp?,…

Cần và rất cần nhiều người ở tuyến đầu lăn xả giành giật với tử thần từng hơi thở, từng mạng sống, yêu thương chăm sóc cho họ như là cha mẹ, người thân của mình. Phi Nhung là một trong những người đã làm được điều đó. Cả cuộc đời Phi Nhung vốn đã đẹp, tôi nghĩ, đó cũng là cái kết thúc đẹp nhất, hy sịnh chính mạng sống, bản thân mình cho sự an ổn, sống còn của người khác trong trận chiến khốc liệt chóng dịch bệnh covid hoành hành. Đó là lựa chọn, đó là hạnh phúc của Phi Nhung.

Với triết lý Phật giáo, tấm thân tứ đại ngũ uẩn giả tạm này, nếu có thể rũ bỏ nó mà mang lại ích lợi cho người khác, cho cuộc đời thì sẵn sàng đánh đổi không toan tính thiệt hơn. Người đời có thể gièm pha : đó là ngu xuẩn, bởi người đời bo bo ích kỷ, nhưng thực ra đó là lý tưởng là lẽ sống của Phi Nhung.

Một lời dạy của bậc Tôn túc khiến tôi suy nghĩ rất nhiều: Chúng ta giảng Đạo thì sau 45 phút có thể mệt mỏi và ngủ gục nhưng lời ca tiếng hát lại dễ thấm sâu vào lòng người và họ thưởng thức say sưa đến 90 phút không mệt mỏi. Do đó, nếu khéo vận dụng thì lời ca tiếng hát có thể chuyên chở, chuyển tải ý nghĩa Đạo Pháp

Quả thật vậy, nghệ thuật có chức năng giáo dục, hướng mọi người đến chỗ tốt đẹp hơn. Tôi đã có dự định và ấp ủ nhiều bài thơ, chuẩn bị phối hợp các nhạc sỹ ra một album ca nhạc Phật giáo và Phi Nhung là người tôi đặc biệt nghĩ đến cùng với một số ca sỹ khác cho album này. Thế là đã trễ rồi, Phi Nhung không thể góp mặt trong album có thể ra đời trong thời gian tới của tôi rồi. Đáng tiếc thật nhung duyên phận như vậy biết làm sao hơn!

Con người có 3 phương diện: thân giáo, khẩu giáo và ý giáo. Tiếng hát lời ca của Phi Nhung thấm sâu vào tim mạch mọi người thì tấm gương hình ảnh thị hiện của Phi Nhung càng tuyệt đẹp như một thiên thần, như Bồ Tát hiện thân nhắc nhở chúng ta sống sao cho đáng sống và chết sao cho đáng chết.

Có những cái chết nặng như núi Thái Sơn, có những cái chết nhẹ tựa lông hồng. Thân mạng con người có giá trị khi và chỉ khi có lợi ích cho cuộc đời, có những cống hiến cho cuộc đời. Tuy Phi Nhung chỉ là một cư sỹ tại gia nhưng tôi thực sự kính phục về những gì Phi Nhung đã nói, đã làm , đã sống, đã thể hiện và đã chết để đánh đổi lại sự sống còn cho bao nhiêu sinh mạng khác.

Thôi hãy yên lòng nghỉ ngơi Phi Nhung ơi và rồi Phi Nhung sẽ đến với trần gian trong hình hài mới mẻ khác tràn đầy năng lượng yêu thương hơn để như kiếp tằm phải vương tơ, như phù sa bồi đắp cho cuộc đời.

Có biết bao nhiêu người, hàng triệu triệu người thương và hiểu, càm Phi Nhung, khi Ta sinh ra Ta khóc người cười, khi Ta ra đi, Ta cười, người khóc, bao nhiêu giọt nước mắt tiếc thương tiễn đưa Phi Nhung, xin mượn lại lời bài hát: “Còn thường rau đắng mọc sau hè” và “Tình Ca Quê Hương” mà Phi Nhung đã thể hiện rất thành công thay cho lời cuối tiễn biệt:

Xin được làm mây mà bay khắp nơi giang hồ

Ghé chốn quê hương xa rời từ cất bước ly hương

Xin được làm gió dập dìu đưa điệu ca dao

Chái bếp hiên sau cũng ngọt ngào một lời cho nhau.

Xin sống lại tình yêu đơn sơ rong chơi

Những ngày đầu chừa ba vá muỗng dùa

Đường mòn xưa dãi nắng dầm mưa…


Ta thương yêu đất mẹ mà thôi

Quê hương ơi ! dù sinh thác gửi cho người

Trong tiếng cười giọng khóc đầy vơi…


Chùa Việt Nam, Pasco, Washington state, Hoa Kỳ

Thích Đồng Trí


TỊNH THỦY BÌNH DƯƠNG NHUẬN THẮM CHO ĐỜI

(Tưởng niệm ca sỹ Phi Nhung)


Tôi kể người nghe chuyện Phi Nhung

Cần cù lam lũ hóa anh hùng

Từ cảnh mồ côi vươn lớn dậy

Quên bản thân mình cho nghĩa chung.


Sinh ra xứ núi ở Gia Lai

Mang nhiều mặc cảm “kiếp con lai”

Người phải đương đầu bao nghịch cảnh

Nhưng vẫn vươn lên, tiến bước dài...


Tuổi trẻ lớn lên cảnh cơ hàn,

Nương tựa Thiền môn, giúp phơi nhang

Chí muốn xuất gia, chưa được phép

Thân phận mồ côi, phải cưu mang...


“Con lai” được đến xứ Hoa Kỳ

Trong túi không tiền mua bánh mì

Vất vả đi may lo kiếm sống

Can đảm, xông pha ít ai bì.


May mặc gia công nhất công ty

Thợ các quốc gia chẳng sánh bì

Khéo tay, chăm chỉ nên sự nghiệp

Giúp em ăn học, chẳng tự ty.


Có người mách bảo hãy thi Ca

Làm nghề may mặc phí tài hoa

Đủ duyên, mơ ước nay thành tựu

Tiếng hát từ đây mãi bay xa...


Lối sống Phi Nhung thật đảm đang

Chịu thương chịu khó với giỏi giang

Xây nhà, hướng nghiệp đàn em trẻ

Bảo đảm tương lai thật vững vàng.


Chuyện nhà sắp xếp ổn thỏa xong

Vững chí Phi Nhung trải rộng lòng

Cứu giúp những ai đang cô quạnh

Dang tay che chở phận long đong.


Từ nơi dưỡng lão đến cô nhi

Tiếp nhận, chăm nuôi chẳng quản gì

Là người con Phật, duyên với Đạo

Lan tỏa trong đời đức Từ Bi.


Không màng xây dựng chuyện chồng con

Không lo hàng hiệu với lầu son

Đơn sơ, giản dị, tâm quảng đại

Tài – Đức Phi Nhung thật vẹn toàn.



Phi Nhung sống với đức hy sinh

Chẳng nghĩ hưởng riêng bản thân mình

Dè dặt chắt chiu nuôi đám trẻ

Xử thế, đối nhân trọn nghĩa tình.


Thế rồi Cô vít, dịch tràn lan

Đâu thể ngồi yên, hướng an nhàn?

Phi Nhung lăn xả lo từ thiện

Cứu giúp những ai chịu lầm than.


Người bệnh ra đi sẽ về đâu?

Muốn họ gieo duyên Phật trong đầu

Ban  phát bệnh nhân máy niệm Phật

Ý tưởng Phi Nhung thật cao sâu!



Tiếp xúc quá nhiều những bệnh nhân

Phi Nhung bị nhiễm bệnh nơi thân

Tháng qua chống chọi nơi Chợ Rẫy

Nhưng sức Phi Nhung yếu đi dần....


Một buổi chiều kia ở xứ người

Hay tin Ca Sỹ đã qua đời

Tim tôi thắt nghẹn, lòng thương tiếc

Đôi mắt cay cay, giọt lệ rơi…


Đã đến lúc rồi, phải ra đi

Hiến trọn thân mình, có sá chi

Tuy rằng thọ mệnh Cô hơi ngắn

Gương sáng Phi Nhung ít ai bì?


Thôi hãy yên lòng Phi Nhung ơi!

Vương vấn làm chi những sự đời!?

Sức người đâu thể làm tất cả?

Có người thay giúp những con rơi…

Là người tha thiết với Như Lai

Cầu nguyện Chơn Linh tọa Liên Đài

Bụi trần rũ bỏ về cõi Tịnh

ca sĩ phi nhung ca sĩ phật tử phi nhung phật tử phi nhung pháp danh tịnh bình phi nhung thích đồng trí covid-19

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Trẻ em và lòng từ bi

Trẻ em và lòng từ bi

Tìm trong vô thường có đôi dòng kinh *

Tìm trong vô thường có đôi dòng kinh *

Cách phóng sinh tốt nhất là ăn chay

Cách phóng sinh tốt nhất là ăn chay

Hà Tĩnh: Tấm lòng cao đẹp của một thiện tín tại ngôi cổ tự Quỳnh Viên

Hà Tĩnh: Tấm lòng cao đẹp của một thiện tín tại ngôi cổ tự Quỳnh Viên

Hà Tĩnh: Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng: 'Các con hãy tự thắp đuốc lên mà đi !'

Hà Tĩnh: Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng: 'Các con hãy tự thắp đuốc lên mà đi !'

Hảo tướng của người phụ nữ có phước báo thể hiện như thế nào ?

Hảo tướng của người phụ nữ có phước báo thể hiện như thế nào ?

Chém lợn, đâm trâu: Truyền thống hay phi văn hóa

Chém lợn, đâm trâu: Truyền thống hay phi văn hóa

Bàn về cúng sao giải hạn

Bàn về cúng sao giải hạn

Thắp sáng ân tình ngọn nến đêm tri ân

Thắp sáng ân tình ngọn nến đêm tri ân

Tấm lòng tưởng nhớ nhạc sĩ Hằng Vang

Tấm lòng tưởng nhớ nhạc sĩ Hằng Vang

Đạo đức đối xử bình đẳng nét đẹp làm người

Đạo đức đối xử bình đẳng nét đẹp làm người

Sơ lược hành trạng Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Thông Niệm

Sơ lược hành trạng Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Thông Niệm

Bài viết xem nhiều

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,1093739 s