;
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Một số gọi tôi là Phật Sống, có khi gọi là Thánh Vương[1], Bắc Kinh gọi tôi là ác quỹ, kể cả một số người gọi tôi là quốc xã - Nazi. Tôi nghĩ không ai tin thế.
Tôi tự diễn tả tôi là một "thầy tu giản dị'', hầu như không bao giờ trong giấc mơ tôi nghĩ tôi là Đạt Lai Lạt Ma, tôi luôn luôn cảm nhận tôi là một thầy tu. Tất cả chúng ta giống nhau, có cùng điều kiện vật lý, cùng thân thể như nhau, cùng cảm xúc: giận hờn, yêu thương, thù ghét,...
HỎI: Ngài có bao giờ giận dữ với ai không? Lớn tiếng với người nào đấy chứ?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, dĩ nhiên.
HỎI: Có? Có à?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Mới hôm qua, điều gì đấy xảy ra. Người nào đấy đem đồ lễ ra không đúng, nên tôi cảm thấy mất bình tĩnh.
Thật sự từ quan điểm của Đạo Phật. Quan điểm của hành giả Phật tử, người tạo nên rắc rối với bạn là cho bạn cơ hội để thực hành bi mẫn. Lòng từ bi chân thật, lòng từ bi không định kiến và rồi đấy là sự bao dung, kiên nhẫn. Nếu cuộc đời của bạn trôi qua một cách êm ả, đôi khi nó làm hư bạn.
HỎI: Một số người Tây Tạng trẻ tuổi tự thiêu...
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Rất buồn, rất đáng buồn!
Bây giờ những người quan tâm nên tiến hành nghiên cứu điều tra, nguyên nhân tại sao đối với những vụ tự thiêu. Điều ấy là quan trọng, phải đối diện với nguyên nhân của vấn đề. Nhưng tôi nghĩ nguyên nhân của vấn đề này không phải là Đạo Phật, không phải bị tạo ra bởi Phật Giáo Tây Tạng, rất hòa bình, rất từ bi như tôi đã đề cập. Đây hoàn toàn là do chính sách không thực tiển, những người tạo ra chính sách ấy phải suy nghĩ một cách nghiêm chỉnh về chính sách ấy.
Tất cả những điều này xảy ra không phải không có nguyên nhân. Hãy nghiên cứu những điều kiện, những nguyên nhân nào đó và sự kiện xảy ra. Và một cách căn bản là đây (chỉ vào trái tim), việc vắng bóng sự tôn trọng đời sống của kẻ khác và sự thiếu vắng của một quan điểm thánh thiện, một cái nhìn rất thiển cận và một thái độ rất vị kỷ. Quyền lực của ta, ta phải khống chế những con người này, ngay cả giết chóc. Cái nhìn rất thiển cận. Tư duy rất ngô nghê. Hoàn toàn thiếu vắng một cái nhìn tổng thể. Và những con người này suy nghĩ như thú vật, như những con cọp hay con mèo. Họ không nghĩ đến những hậu quả, những hình ảnh thánh thiện mà chỉ như tưởng tượng cái gì đó trước mặt và cố vồ lấy hay làm tồn hại, như thế đấy.
Nên rất là đáng buồn! Bây giờ chúng ta không thể đổ thừa những người này, toàn bộ xã hội của chúng ta, một cách tổng quát, thường suy nghĩ rất vị kỷ, chỉ là tôi tôi tôi. Và nghĩ đến tiền bạc, đến quyền lực, không bao giờ quan tâm một cách nghiêm túc đến những giá trị nội tại. Những người cầm quyền khắc nghiệt này chẳng kể đến con người, luôn che dấu sự thật, nên người dân chỉ biết những tin tức sai lạc.
Tôi nghĩ ở đây, có một dấu hiệu hy vọng, Ôn Gia Bảo, mấy năm trước, trong vài trường hợp đã tuyên bố rằng, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa cần một số cải tổ về chính trị. Ngay cả trong một trường hợp, ông đã mở rộng đến việc thiết lập dân chủ. Trước đây, người ta hơi nghi ngờ, lời tuyên bố này thật chân thành hay chỉ là trên đầu môi. Bây giờ, ngay sau Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc[2], trong một cuộc họp báo, ông đã tuyên bố Trung Hoa cần sự cải tổ. Và chỉ trong ngày, một lãnh đạo cứng rắn là Bạc Hy Lai bị thất sủng.
Nên vấn đề quý vị thấy là, sự suy nghĩ càng khai phóng, càng tư duy thực tiển, những người lãnh đạo cao cấp dường như trở thành những người đi đầu. Do vậy quý vị thấy đấy là dấu hiệu rất đáng hy vọng.
1,3 tỉ người Trung Hoa có quyền để biết sự thật, cho dù tốt hay xấu, họ phải biết. Họ có thể phán xét điều gì đúng, điều gì sai. Nên sự kiểm duyệt là phi đạo đức, không thực tế, thật tai hại. Nên nhất định phải khai phóng. Vấn đề Tây Tạng cũng như vậy.
Về lâu về dài, tôi nghĩ Trung Hoa như những người thực tiển biết hành động như thế nào. Tôi nghĩ sự việc sẽ thay đổi. Đây là sự tin tưởng của tôi.
Đồng thời, như Đài Loan, những người Đài Loan, các bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm của chính các bạn. Đài Loan là một đảo nhỏ, nhưng phát triển cao độ. Tại sao? Vì có dân chủ ở đấy.
Một số người Hoa Lục viếng thăm Đài Loan. Vậy thì có điều gì ấn tượng ở đây cho những người đến từ Hoa Lục? Thì một người Đài Loan đã nói với tôi rằng những người ấy ở lại Đài Loan dài ngày, khoảng mười ngày thì nói rằng, trên hòn đảo này không có sợ hãi (cười). Nên họ rất sung sướng cảm nhận không khí ấy, không phải sợ những sự theo dõi. Một số người Hoa Lục nói rằng, điều ấy rất đúng.
Nên tôi nghĩ trách nhiệm đạo đức của quý vị là cho họ thấy giá trị nền tảng của quý vị ở Đài Loan, dân chủ cùng pháp trị.
Tôi nghĩ quý vị chắc chắn có thể nói với họ rằng, cựu tổng thống của quý vị là Trần Thủy Biển, một người bạn rất tốt của tôi và rất thông cảm, khi ông bị bắt giam, như một người bạn tôi cảm thấy buồn. Nhưng đồng thời, tôi cảm thấy tự hào rằng, Đài Loan, dưới pháp luật, từ tổng thống đến hành khất là giống nhau. Đấy là một điều tuyệt vời. Quý vị phải cho những anh chị em đến từ Hoa Lục thấy những việc như vậy. Cho họ thấy. Đấy là xã hội pháp trị.
Tôi nghĩ khi Mã Anh Cửu đắc cử tổng thống, ông đã đem lại mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Lục, và quý vị đã được một số lợi ích kinh tế. Và rồi thì một vấn đề nghiêm trọng hơn, là căng thẳng vì phi đạn hướng từ Hoa Lục đến Đài Loan so sánh thì đã được giảm thiểu ít nhiều. Điều ấy là tốt.
Nhưng rồi đồng thời, tôi không biết, quá gần gũi với một chế độ chuyên chế, tôi nghĩ là hoàn toàn không thể (cười). Tôi nghĩ là rất, rất là gần gũi, điều ấy cũng là khó khăn, ngoại trừ người dân Hoa Lục trở nên cởi mở hơn, theo lề lối dân chủ hơn, trong sáng hơn. Khó lắm!
Nên quý vị thấy, một số biểu hiện đang chuyển hướng đúng đắn. Nhưng trên hết, sự cấu thành, tôi muốn nói, một hệ thống chuyên chế, sự thể chế hóa, không phải quá dễ dàng. Nhưng cuối cùng tùy vào người Trung Hoa.
Tôi luôn luôn tuyên bố rằng, địa cầu là của loài người trên thế giới, 7 tỉ người. Và mỗi quốc gia là của người dân đất nước ấy, chứ không phải của các đảng phái nào, không phải của một thể chế chính trị nào. Thế nên, như Trung Hoa, xét cho cùng là của 1,3 tỉ người Trung Hoa, không phải của Cộng Sản Đàng, không phải của Quốc Dân Đảng, hay Dân Tiến Đảng,...
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và biên tập viên