;
TT.Thích Lệ Trang có thời pháp ngắn trong buổi lễ tắm Phật
tại chùa Huê Nghiêm (Q.2, TP.HCM) - mùa Phật đản PL.2559 - DL.2015
Giải thích về vấn đề này, TT.Thích Lệ Trang, Trưởng ban Nghi lễ GHPGVN TP.HCM cho biết: Trong kinh điển, sử Phật giáo xác định Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhārtha) sau khi đản sanh đi bảy bước, một tay chỉ đất, một tay chỉ trời, nhưng không nói rõ về chi tiết tay trái hay tay phải.
Việc chúng ta thấy rằng hiện có hai mẫu Thánh tượng Đức Phật sơ sanh ở hai tư thế tay khác nhau có thể lý giải như sau: Văn hóa Ấn Độ luôn xem tay phải là sức mạnh, biểu trưng cho quyền năng, sự công bằng, lẽ phải. Nên khi chế tác tôn tượng đản sanh với tay phải chỉ lên được xuất xứ từ đây. Một số quốc gia như Nepal, Nhật Bản… cũng chịu ảnh hưởng quan niệm này.
Ngược lại, văn hóa Hoa Hạ xem tay trái là biểu hiện cho sức mạnh, quyền lực, sự tôn nghiêm của người trưởng thượng. Vì vậy, tôn tượng có thế tay trái chỉ lên trời có thể xuất phát từ ảnh hưởng của nền văn hóa này. Tại Trung Hoa, Việt Nam... chúng ta thấy có nhiều tôn tượng với tư thế tay trái chỉ lên và tay phải chỉ xuống, cũng trong ảnh hưởng đó.
Hai tôn tượng thể hiện hai sắc thái khuôn mặt và cách chỉ tay lên khác nhau.
Cũng theo TT.Thích Lệ Trang, sự tiếp biến văn hóa có ảnh hưởng từ lâu, ngày nay ở một số ngôi đình tại các làng quê vẫn còn thấy hình tượng ông Nhật (tay trái cầm mặt nhật đưa lên) và bà Nguyệt (tay phải cầm mặt nguyệt đưa lên). Hay có thể nhìn thấy trong cấu trúc thờ phượng tại các chùa, tôn tượng Đức Phật Thích Ca tọa vị ở chính giữa, bên trái của Ngài là Thánh tượng Bồ-tát Văn Thù, bên tay phải là Thánh tượng Bồ-tát Phổ Hiền. Điều đó có thể hiểu trong văn hóa của chúng ta xem bên trái là vị trí biểu thị quan trọng hơn bên phải.
Trong xã giao ngày nay, chúng ta có thể nhìn thấy quy định trong vấn đề giao tiếp tại các sự kiện mang tính quốc tế, nhân vật quan trọng bao giờ cũng được sắp xếp ngồi phía bên trái. Điều này có thể lý giải do thổ nhưỡng, cũng như tập quán văn hóa và sự thuận tiện về cơ địa (quay bên trái sẽ thuận hơn).
“Có thể nói, trong quá trình hội nhập và phát triển, việc du nhập các sản phẩm văn hóa là việc tất yếu. Người Phật tử cũng cần có cách nhìn, nghĩ để biết và phân biệt được đâu là văn hóa chính thống, đâu là sự tiếp biến hay pha tạp giữa các nền văn hóa, để hòa nhập mà không bị hòa tan”, Thượng tọa nhấn mạnh.
Quảng Hậu ghi - Báo Giác Ngộ
tonydo
Trước đây gna62 60 năm nghe HT bổn sư chúng tôi nói lại:Hồi xưa tượng Sơ Sanh tay chỉ trời tay chỉ đất khác với bây giờ .Do trong nhà chàu có chung đụng với 3 mối đạo Phật Nho Lảo;mà hồi xưa Chư sơn cứ nghỉ cái câu của đạo lảo nói thửa sơ khai mở trời đất là Thiên khai ư Tý tay tRái đại tịch ư Sửu tay mặt cho nen 6tay Trái chỉ lên trời;tay mặt chỉ xuống Đất.Chí đến cung cách lạy của chư Tổ cũng tý với sửu mà 2 Bàn tay cũng phải bắt Ấn Tý Sửu tron gluc1 đê đầu xuống toạ cụ lạy.Chính vì thế tượng sơ sanh hồi Xau7 khác xa lắc với tượng sau khi thành lập GH Tăng già PG Thế Giới đầu tiên tại Colombo xứ đảo Sri Lanka.người kể pd Huệ Thanh- huý Hồng Khoa tử Ngộ Thi
@PHƯỚC HUỆ SONG TU
Hãy phân biệt mái tóc Đúng và Sai giữa 2 tượng PHẬT ĐẢN SANH mà các cơ sở làm ra: -Phật sơ sinh tóc như em bé là ĐÚNG -Phật sơ sinh mà đầu tóc quắn quắn có nhục kế nữa là SAI, ( Tóc quăn và nhục kế chỉ khi ngài đã thành Phật)
Thích Trả lời 5/1/2023 9:13:05 PM