;
Hỏi số 1: Sau khi hộ niệm được 8 giờ. Người được hộ niệm có hai trường hợp.
1-Nóng ở bụng nhiều và ở đầu không nóng nhưng không lạnh như những chỗ khác
2-Nóng ở ngực nhiều và ở đầu không nóng nhưng không lạnh như những chỗ khác. Như thế thần thức của 2 người này đã ra khỏi thân chưa ? trường hợp này xử lý như thế nào? Nếu gia đình không bằng lòng cho niệm tiếp.
Trả lời:
Sau 8 giờ chỉ có thể còn hơi ấm tại một điểm. Nếu còn ấm tại 2,3 điểm thì nên cẩn thận niệm thêm một số giờ nữa cho thực sự xác định một điểm ấm hoặc khi nào toàn thân lạnh hết mới được. Khi thân xác còn ấm nhiều chỗ thì coi chừng thần thức chưa thật sự ra khỏi thân thể, không được tẩm liệm xác.
1. Nóng ở vùng bụng, đây là điềm xấu, bị đoạ ngạ quỷ, không tốt. Nên thành tâm cầu Phật gia trì, gia đình nên lấy Phật cầu gia hộ, Ban hộ niệm nên phát tâm niệm thêm 4, 8 giờ nữa. Khai thị rất cần trong trường hợp này, cầu giải oan gia trái chủ. Hãy làm hết sức, còn kết quả ra sao thi tùy theo phước phần của người ra đi.
2. Nóng ở ngực nhiều có thể được sanh lại làm người. Trường hợp này thân xác cũng có thể được mềm mại, nhưng không viên mãn. Nhưng nếu thành tâm, Ban hộ niệm có thể tiếp tục khai thị, hướng dẫn cho thần thức buông xả việc luyến lưu con cháu, mau mau thức tỉnh niệm Phật, cầu xin A Di Đà Phật phóng quang tiếp dẫn. Nên niệm thêm 4, 8 giờ nữa, có thể giúp thần thức tỉnh ngộ mà vãng sinh cực lạc. Lúc đó điểm nóng sẽ chuyển lên đỉnh đầu.
Trong những trường hợp này, bắt buộc gia đình phải thành tâm cầu nguyện, thành tâm hợp tác tối đa với Ban hộ niệm để cứu người thân của họ. Nếu người thân không bằng lòng thi ban hộ niệm đành phải đình chỉ và ra về. Tất cả đều tuỳ duyên phận, chứ không biết cách nào khác hơn.
Hỏi số 2: Khi gặp những trường hợp khó .Cần KHAI THỊ và CẦU XIN OAN GIA .Nhưng khi CẦU XIN OAN GIA người KHAI THỊ có thể nói MẠNH (có tính chất hù dọa) hay chỉ một mực NĂN NỈ như Anh đã hướng dẫn trong buổi nói chuyện ở Niệm Phật Đường TINH NGHIEM. Trả lời: Nói mạnh, có nghĩa là, nói giúp cho thần thức giựt mình tỉnh ngộ, không nên nói quá nhỏ nhẹ như ru ngủ làm cho thần thức cứ mê mê tỉnh tỉnh trong trạng thái chơi vơi. Vì lúc đó có thể thần thức chưa biết mình đã chết, đang phân vân trong cảnh giới nửa thức nửa giả, đang mơ mơ màng màng không biết làm sao. Lúc đó ta nói lớn tiếng một chút làm họ giựt mình tỉnh ngộ ra mau mau niệm Phật cầu vãng sinh. (Nếu VT có cuốn video Hồ thị Lan, nên xem lai cuốn đó, khi D/A thấy khuôn mặt Cụ vẫn chưa tốt sau mấy tiếng đồng hồ, nên anh nói rất mạnh để mong Cụ giựt mình mà quyết tâm niệm Phật. Nên xem lại cuộc Vãng sinh này để rõ thêm). |
| |
|
|
Hỏi số 3:
Chồng tôi hằng ngày thường đi chùa gần nhà và có một vị... ở trong chùa lại bảo với chồng tôi rằng vợ con làm như vậy coi chừng "Dục Tốc Bất Đạt", câu nói này làm cho tôi hơi thối chí. Vậy kính mong chư vị là người đã tu theo pháp môn Tịnh Độ này thời gian dài và có nhiều kinh nghiệm, xin hảy cho tôi một lời khuyên là tôi làm như vậy là đúng hay là sai, có phải dục tốc bất đạt không?
Trả lời:
Ngài Ấn Quang Đại Sư dạy, người tu hành mà không nguyện vãng sanh, thì dù cho tu hành có giỏi cho mấy thì thời nay cũng không thể thoát ly sanh tử luân hồi. Người không nghe lời Tổ Sư thì tự mình tu theo đường nào mà đạo vậy.
Ngài dạy, người niệm Phật mà chỉ lo cầu phước báu nhân thiên thì chẳng khác gì kẻ đem viên ngọc như ý, đáng giá liên thanh, đổi lấy tán kẹo của con nít. Thật quá oan uổng. Ngài dạy, chân tâm chúng ta là Phật mà không chịu nguyện về Tây Phương, mà chỉ lo mấy thứ phước báu hữu lậu, thì thật quả là kẻ vô minh.
Ngài Tịnh Âm Đại Sư dạy, người lo tu hành làm phước, dù cho phước báu lớn tới đâu thì việc thoát ly sanh tử cũng không thể thực hiện. Ngài nói: Việc thiện càng lớn, sanh tử càng nặng, khi chết một niềm luyến ái nổi lên nhất định bị vạn kiếp trầm luân. Tổ Sư dạy người niệm Phật cầu vãng sanh, người mà chỉ lo tu thiên phước mà không cầu vãng sanh thì đáng thương hại lắm vậy.
Ngài Thiên Đạo Đại Sư dạy, niệm Phật cầu sanh tịnh độ thì vạn người tu vạn người vãng sanh, gọi là muôn người tu, muôn người chứng. Ngài nói, dù niệm Phật chưa được nhất Tâm bất loạn, nhưng nếu tổ chức hộ niệm cẩn thận thì người nào cũng được vãng sanh. Là Tổ sư đâu thể nói giỡn chơi.
Ngài Liên Trì Đại sư dạy, ba tạng kinh, 12 phần giáo ai muốn nghiên cứu cho ngộ đạo thì cứ việc nghiên cứu, 84 ngàn pháp môn ai muốn tu trì thì cứ việc tu trì, riêng Ngài chỉ niệm câu Phật hiệu A-di-đà Phật cầu sanh Tịnh độ. Ngài còn nói, người niệm Phật cầu sanh Tịnh độ chính là người thượng căn, còn những người tu theo các cách khác thì nếu không là hạ căn thì cũng chỉ trung căn là cùng. Tại sao vậy? Vì chỉ có người niệm Phật cầu vãng sanh mới một đời thoát ly sanh tử luân hồi, vãng sanh thành Phật. Tổ sư dạy vậy tại sao chúng ta còn ngồi đấy lý luận làm gì, không có đường tu nhất định, rõ ràng, khi lương qua đời này (nghĩa là chết, mất phần vãng sanh) thì biết kiếp nào gặp lại Phật pháp nữa để lo chuyện giải thoát nữa đây.
Ngài Quán Danh đại sư dạy: Thời mạt pháp này tất cả kinh sám không còn có khả năng cứu độ nổi chúng sanh, chỉ còn câu Phật hiệu A-di-đà Phật mới làm nổi. Tại sao vậy? Vì nghiệp chướng chúng sanh trong thời mạt pháp này quá nặng, nhất định không thể tự chứng đắc, nếu không niệm Phật thì quyết chắc sẽ bị lọt lại trong sáu đường đau khổ. Bây giờ nói giỏi nói hay, đến khi chung cuộc (tức là lúc sắp chết) đành phải khóc ròng. Lúc đó dẫu cho ân hận cũng đâu còn kịp nữa.
Ngài Lý Bình Nam dạy, người mà không chịu niệm Phật cầu sanh tinh độ thì không phải ngu si cũng là thứ cuồng vong. Ngài quyết lòng dạy người niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Trong đời Ngài đã cứu hơn 500 người vãng sanh Tây phương cực lạc.
Hòa thượng Tịnh Không nói, người nào không chịu niệm Phật cầu sanh Tịnh độ thì nếu không phải là kẻ ngu si cũng là người cuồng vọng. Nhưng cuồng vọng cũng là ngu si. Cho nên, người không niệm Phật cầu vãng sanh chính là người ngu si. Tại sao vậy? Vì thiếu trí hụê mới nghi ngờ lời Phật. Vì cống cao ngã mạn mới chống lại lời Phật. Người không theo pháp Phật làm sao gọi là đệ tử Phật. Không đệ tử Phật thì muốn nói sao nói, muốn làm sao làm, muốn đọa lạc ở đâu chẳng được. Trong những đạo tràng của Ngài, ngoài việc niệm Phật cầu vãng sanh, tuyệt đối Ngài không cho phép bất cứ một hình thức tạp tu nào. Trong những năm qua, hàng trăm người vãng, hầu hết là Phật tử tại gia v.v...
Tất cả chư Tổ Sư đều dạy chúng sanh trong thời mạt pháp này hãy niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực lạc để vãnh sanh một đời thành đạo. Chúng ta nên thành tâm nghe theo lời chư Tổ Sư dạy để tu hành là an ổn nhất vậy.
Không phải chư Tổ Sư dạy, mà đức Thích Ca Mâu Ni Phật cũng dạy rất nhiều trong kinh điển.
Kinh A-di-đà, 4 lần Phật dạy rằng, phải phát tâm nguyện sanh Tây Phương cực lạc. Người nào nghe ngài thuyết về cõi Tây Phương mà tin tưởng, phát nguyện vãng sanh, rồi chấp trì danh hiệu A-di-đà Phật niệm từ 1 ngày đến 7 ngày chuyên lòng nhất tâm thì khi lâm chung A-di-đà Phật và chư Thánh chung sẽ hiện ra tiếp dẫn về Tây phương cực lạc. (Phật đâu có nói láo được).
Kinh Vô Lượng Thọ, Phật nói không biết bao nhiêu lần, dạy chúng sanh phải một lòng niệm câu Phật hiệu cầu vãng sanh. Nếu người nào tin tưởng, phát nguyện vãng sanh, và chuyên nhất niệm câu Phật hiệu thì dẫu 10 niệm (trước phút lâm chung) mà không được vãng sanh thì A-di-đà Phật thề không thành Phật. Tại sao ta không y giáo phụng hành để vãnh sanh thành Phật, mà lại chạy theo người thế tục nói.
nguoiphattu.com
Kinh Đại Tập Phật dạy, thời mạt pháp này (dù cho) vạn ức người tu hành, khó tìm thấy một người chứng đắc (nghĩa là vượt sanh tử luân hồi), nhưng Phật lại nói, chỉ có người nào trì giữ pháp niệm Phật cầu sanh Tịnh độ thì được thoát luân hồi.
Kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tai Đồng Tứ đã chứng đắc pháp thân, người thầy căn bản là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát dạy niệm Phật. Thiện Hữu Tri Thức mà Ngài thám phong thì vị đầu tiên là Ngài Đức Văn dạy niệm Phật, vì cuối cùng là Phổ Hiền Bồ Tát dạy 10 đại nguyện vương cầu sanh Tây phương Cực lạc (Nghĩa là cũng niệm Phật cầu vãng sanh). Bồ tác minh Tâm kiên tánh mà còn niệm Phật, tại sao chúng ta không chịu niệm Phật?
Nhiều lắm, nhiều lắm. Tất cả kinh điển đều dạy chúng sanh niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Nhất là thời mạt pháp này, Phật dạy không chịu niệm Phật thì nhất định không thể thoát ly sanh tử luân hồi. Không thoát ly sanh tử luân hồi, thì tu có giỏi cho mấy vẫn phải chết trong sanh tử luân hồi. Quyết định không thể thành đạo giải thoát. Tu mà không thành đạo thì tu làm chi cho uổng sức vậy?
Phật dạy đường thành đạo chúng sanh, ta tu hành mà không theo pháp Phật, không theo lời Phật, lại dạy chúng sanh đi ngược lời Phật dạy, làm cho chúng sanh mất phần giải thoát, mất phần thành tựu, thì tội lỗi này ai sẽ chịu đây?
Cho nên tu không đúng kinh Phật rất có tội. Kinh khủng lắm. nguoiphattu.com
Phật dạy thời mạt pháp tu hành phải “y pháp bất y nhân”. Nghĩa là, phải y đúng theo pháp Phật tu hành, không được theo bất cứ người nào cả. Nói rõ hơn, người nào nói đúng kinh pháp thì nghe, người nào nói ngược kinh pháp thì tuyệt đối không được nghe. Nếu như đã nghe theo thì đọa lạc ráng chịu.
Lúc ta bị đọa lạc, nhất định không ai cứu nổi ta đâu.
Như vậy ta phải theo lời Phật để một đời này vãng sanh thành đạo, chứ tại sao lại nói ngược lời Phật, không chịu về Tây Phương lại muốn ở lại đây chịu khổ.
Đạo Phật là đạo cứu chúng sanh thoát vòng sanh tử, vãng sanh thành Phật, chứ Đạo Phật đâu phải bắt chúng ta phải ở lại cõi Ta-bà này chịu cảnh ngũ trược ác thế để bị đọa lạc. Vậy thì người tu học Phật sao không lo chuyện thành đạo, lại cứ nấn ná ở lại chốn vô thường này để tiếp tục chịu vô thường.
Tu theo đúng pháp Phật tại sao lại nói là “dục tốc bất đạt”. Chư Tổ Sư đều dạy: Sanh tử dù dài, quyết lòng thoát ly sanh tử. Rõ ràng việc sanh tử là điều tối hệ trọng, cần phải giải quyết. Muốn giải quyết sanh tử trong một đời này chỉ có niệm Phật cầu vãng sanh, thì 10 niệm tất sanh. Phật đã cho chúng sanh một con đường dễ dàng thẳng tắp, tại sao lại không đi?
Không đi mà còn can ngăn người khác con đường thành đạo thì thật là tội lỗi!
Trong kinh Phật dạy, “Vọng thất Bồ đề tâm, tu chư thiên pháp, thì danh mà nghiệp” (Quên đường thành đạo, cho lo chuyện tu tạp nhạp các thứ thiên pháp thế gian, thì dù có làm thiện lành cho mấy cũng là ma nghiệp). Tại sao vậy? Vì đành lạc mất hướng vãng sanh thành đạo của chúng sanh, dẫn dắt chúng sanh trong các ngả đường sanh tử luân hồi, xui khiến họ không theo đường Phật dạy lại đi theo con đường luẩn quẩn để sau cùng chịu nạn. Đây chính là ma nghiệp, ma đạo chứ còn gì nữa?
Thôi, xin đạo hữu hãy sáng suốt tự quyết định lấy. Đạo hữu hãy tự quyết định đường tu. Chỉ có chính đạo hữu quyết định tương lai của chính mình. Không ai giúp được đạo hữu đâu.
A-di-đà Phật
Hỏi số 4:
Hôm nay Van Tập có nói chuyện với một cô bạn là thành viên trong BHN ở HẢI PHÒNG .Cô ấy kể cho VT nghe một trường hợp về người thân của mình ... VT thấy chưa được thông suốt nên nhờ giải đáp.
Cô bạn này có một người Dì bi bệnh nằm nửa mê nửa tỉnh đã một năm nay.Gia đình lại chưa hiểu biết về PHẬT PHÁP .Vì muốn cứu người Dì nên Cô đã cùng BHN đến đọc KINH ĐỊA TẠNG trong 3 ngày (DỂ CHUYỂN NGHIỆP CHO NGƯỜI BỆNH SAU ĐÓ NẾU CÓ CHUYỂN BIẾN MỚI CHÍNH THỨC HỘ NIỆM ). Sau mỗi thời đọc Kinh có phóng sanh và cúng thí thực. Đối với Gia Đình thì cho xem những băng đĩa của Chùa Hoằng Pháp.
Qua sự hướng dẫn của Anh và trong những buổi nói chuyện ở NPĐ TỊNH NGHIÊM . VT có nghe Anh giảng, HN cho một người các nghi thức càng đơn giản chừng nào thì người đó càng dễ vãng sanh. Chỉ đọc Kinh khi nào người bệnh yêu cầu rồi sau đó phải niệp Phật tiếp. nguoiphattu.com
Trong trường hợp này Cô bạn của VT làm có đúng PHÁP không? Theo Anh phải làm như thế nào? VT kính mong Anh trả lời. Cám ơn Anh rất nhiều.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Trả lời:
Bệnh về nghiệp chướng đọc kinh Địa tạng bồ tát bổn nguyện tốt, phóng sanh hồi hướng công đức cũng tốt. Nhiều oan gia trái chủ họ cảm ứng với kinh Địa Tạng.
Đọc Từ bi thủy sám cũng tốt. Nói chung đọc kinh Phật đều có ảnh hưởng tốt cho người sắp chết.
Người nhà quyết định đọc kinh Địa tạng ba ngày rồi bắt đầu hộ niệm, đây cũng là điều hay, không có gì trở ngại.
Có nhiều oan gia trái chủ có cảm ứng với kinh Địa tạng Bồ tát. Đọc kinh này có thể hoá giải phần nào chướng nạn về oan gia trái chủ, và chư đẳng vong linh chung quanh.
Còn việc quyết lòng cứu người vãng sanh thì phải chú trọng vào việc niệm Phật. Cần khai thị giảng giải để cho người bệnh hiểu mà phát tâm niệm Phật cầu vãng sanh mới được vãng sanh.
Khi hộ niệm, thì chúng ta niệm Phật, dùng công đức niệm Phật mà hồi hướng cho oan gia trái chủ thì cũng có tác dụng tương tự như đọc kinh Địa tạng. Nhưng niệm Phật có lợi hơn vì được phần vãng sanh. Nghĩa là, vừa tiêu bớt nghiệp, nếu nghiệp không hết thì cũng được đới nghiệp vãng sanh. (Đới nghiệp vãng sanh nghĩa là còn nghiệp nhưng mang nghiệp đi vãng sanh). Còn tụng kinh Địa tạng thì tiêu bớt nghiệp cho nhẹ bớt tội, nhẹ nhưng dễ gì hết, thành ra đành phải tùng theo nghiệp mà chịu sanh tử luân hồi. Có thể thoát điạ ngục, chứ không được đới nghiệp vãng sanh Tây phương, một đời thành tựu đạo quả.
Cúng thí thực để hoà giải chư đẳng vong linh cũng không sao. Cúng thí thực cũng là lòng từ bi thương xót chúng sanh, cũng vừa có hình thức lo lót, gỡ bớt những rắc rối từ chúng đẳng vong linh, chúng loại cô hồn, v.v... trong pháp giới.
Nhưng cúng thí thực thường bị vướng vào cái lệ là phải cúng thường xuyên, vì chúng vong linh các nơi khác có thể tới, nếu kẻ có người không đôi lúc cũng phiền hà! Sợ rằng chúng ta không có giờ, hoặc bận bịu đi làm, có ngày cúng, có ngày không cũng tạo trở ngại về sau. Cho nên, cúng thí thực nên dành cho các chùa, miễu... họ làm thì hay hơn, vì ở đó có người thường trực cúng thí hằng ngày, chúng ta đem tiền tới cúng dường cho chùa, nhờ chùa họ làm.
Tụng kinh Địa tạng thì giống như niệm Phật.. Hình thức có khác nhưng mục đích đều để hoá giải oan gia trái chủ, giải bớt nghiệp cho người bệnh. Có thể liệt kê ra vài điều cụ thể hơi khác sau đây:
1/Tụng kinh thì cần phải có lòng chân thành trì tụng, lúc tụng phải thành khẩn nhiếp tâm vào lời kinh mới có hiệu dụng, nếu tụng không chân thành thì không có hiệu dụng lắm. Còn niệm Phật thì chỉ có 6 chữ nên rất dễ nhiếp tâm.
2/ Tụng kinh dài quá thường bị lộn, bị quên làm tâm dễ xao lãng, lo ra... còn niệm Phật thì không thể quên được, tâm không lo gì lời kinh cho nên dễ nhiếp tâm niệm Phật, cầu Phật gia trì, tiếp độ dễ dàng.
3/Tụng kinh thì nguời bệnh không thể tụng theo được, khó hiểu được ý kinh và lời kinh. Còn niệm Phật thì người bệnh có thể niệm theo dễ dàng, hiểu dễ dàng.
4/Tụng kinh rất khó khai thị, hướng dẫn, còn niệm Phật thì khai thị hướng dẫn thường xuyên, nhắc nhở kịp thời, thấy chướng nạn xảy ra kịp thời khai thị, hướng dẫn, điều giải, vỗ tay, hoan hô, khích lệ... làm cho người bệnh lên tinh thần, thấy hết khổ, hết sợ chết, vui vẻ cầu vãng sanh.
5/Tụng kinh gieo duyên Phật pháp thì được, chứ trực tiếp cứu độ vãng sanh thì rất phiêu phỏng. Còn niệm Phật thì trực tiếp cứu độ vãng sanh. Nếu niệm có yếu đi nữa thì cũng kết duyên Phật pháp. Rõ ràng, niệm Phật thì có lợi hoặc ít ra cũng được huề vốn, còn tụng kinh nếu tốt thì được huề vốn còn không thì bị lỗ. Như vậy niệm Phật vẫn hay hơn.
Nên nhớ, 10 niệm tất vãng sanh là niệm 10 câu Phật hiệu trước phút xả bỏ báo thân, chứ không phải tụng 10 bộ kinh.
Cho nên, lúc còn tỉnh táo thì có thể tụng kinh để vừa lòng người(!), tụng vài biến rồi niệm Phật cũng tốt chứ không có gì trở ngại, chứ còn cứ tiếp tục tụng kinh cho đến chết luôn thì coi chừng người chết bị lỗ vốn, vì họ không biết đường nào để vãng sanh! Không biết thì phải đành theo nghiệp thọ báo trong lục đạo thôi! Xấu tốt khó đoán lắm! Vì nên nhớ, oan gia trái chủ luôn luôn là mối nguy hại đáng sợ cho người chết. Không biết điều giải, không dễ gì họ buông tha. Nghiệp chướng nặng nề, gỡ một đôi phần không thấm thía gì đâu!
Nói tóm laị, niệm Phật có lợi lạc rất nhiều, tụng kinh cũng có lợi, nhưng không nhiều bằng niệm Phật.
Cố gắng giúp cho nguời bệnh niệm được 10 câu Phật hiệu Adiđà Phật lúc lâm chung cầu sanh cực lạc thì giúp họ vãng sanh thoát vòng sanh tử thật quí hoá vô cùng, thật là một đại ơn huệ cho họ. Chúng ta hãy cố gắng lên nhé.
Hỏi số 5:
Có 1 cư sĩ ở VN, tương đối thân quen với em, khuyên em theo phương pháp tu thiền. Người này trước đây đã tu Tịnh độ rất lâu năm rồi, bây giờ chuyển sang tu Thiền. Theo người này thì tu Thiền là bước đi thẳng, còn tu Tịnh độ mới chỉ về Tây Phương, đến đó chưa phải thoát luân hồi mà chỉ được sống lâu, ở đó phải tu tiếp thì mới được giải thoát thật sự. Có phải vậy không?
Theo người đó thì tất cả các Phật đều có thể bị giả? Kể cả Phật A Di Đà cũng có thể bị giả? Và nếu 1 ví dụ có 1 nha sư đã nhìn thấy Phật A Di Đà hiện ra, nhưng sau đó thì phát hiện là giả. Theo anh nói thì Phật A Di Đà không thể nào bị giả được. Thế nào là đúng?
Trả lời:
Tu Thiền, tu Tịnh, tu Mật, tu Hiển, tu Giáo... tu nào cũng có thể đắc đạo. Nhưng phải hợp với căn cơ mới được thành tựu. Còn tu mà không hợp căn cơ thì không thể nào thành tựu được. Tu không thành tựu thì tu làm chi cho uổng phí công sức để hưởng lấy kết quả trống không. Tệ hơn nữa, coi chừng bị trở ngại, bị chướng nạn, bị sập bẫy... tự mình chịu mất phần thiện lợi, đôi khi còn bị thiệt hại cuộc đời của mình nữa là khác!
Trong câu nói của vị nào đó, Diệu Âm chú ý mấy điểm:
1. Tu Tịnh độ lâu năm rồi.
2. Tu thiền là bước đi thẳng.
3. Về Tây-phương chưa thoát luân hồi.
4. Phật A-di-đà bị giả, một vị .....
Những điểm này thật đáng nên phân tích kỹ lưỡng. (Vì vấn đề này lớn quá, sợ rằng một thư này mổ xẻ không đủ. Kiều Thanh cần kiên nhẫn nhé).
1) Tu Tịnh lâu năm:
Một người tự xưng là tu Tịnh độ lâu rồi. Nhưng xin hỏi, tu Tịnh thì đã tu theo kinh nào vậy? Hành trì như thế nào? Ai hướng dẫn vậy? Mà sao, khi nói ra thấy hình như chưa bao giờ tu qua Tịnh độ vậy? Đã gọi là tu Tịnh thì lý Tịnh độ phải thông suốt, nếu không thông suốt thì ít ra cũng hiểu phần căn bản chứ. Còn ở đây, qua lời thuật lại của Kiều Thanh, thì hoàn toàn không có một nét gì về Tịnh độ cả ?
Trong Pháp mônTịnh độ, có ba bộ kinh căn bản là: kinh Phật thuyết A-Di-Đà, kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác, kinh Quán Vô Lượng Thọ và cộng thêm một bộ luận nữa là Luận Vãng Sanh của Bồ tát Thiên Thân, gọi chung là Tam Kinh Nhất Luận.
Người tu Tịnh độ lâu năm, thì ba bộ kinh và 1 bộ luận này chắc phải tụng qua, không thuộc lòng thì ít ra cũng nắm được phần chính yếu. Xin hỏi, thực sự người đó đã đọc qua chưa? Nếu đã đọc qua, xin hỏi có hiểu lời Phật dạy trong đó không? Nếu nói hiểu, xin hỏi có hiểu rõ ràng không? Nếu nói đã hiểu rõ, xin hỏi tại sao lại nói những lời hoàn toàn trái ngược với lời Phật dạy trong kinh vậy!?
Vì để cho chúng sanh thời mạt pháp này tin tưởng vững mạnh hơn vào pháp môn Tịnh độ hầu được viên mãn thành đạo, Tổ Ấn Quang cùng chư đại đức đã đưa Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện trong kinh Hoa Nghiêm và chương Đại Thế Chí Viên Thông vào hệ thống Kinh luận Tịnh độ, thành ra có 5 kinh và 1 luận. Tất cả tông chỉ của pháp môn Tịnh độ đã gói trọn trong 5 kinh và 1 luậnnày.
Một người tu Tịnh lâu năm, nghĩa là lâu năm phải đọc tụng kinh điển Tịnh độ, phải nghiên cứu kinh điển Tịnh độ, phải lý giải được lời Phật dạy trong pháp tu Niệm Phật. Như vậy, LÝ-SỰ Tịnh độ đã nhập vào tâm, một lời nói ra phải có âm hưởng Tịnh độ, phải hợp theo lời Phật dạy trong kinh điển Tịnh độ chứ. Ở đây, những lời nói, ý tưởng hoàn toàn trái ngược với kinh Phật, hoàn toàn sai lý Tịnh độ, thì xin hỏi rằng, suốt thời gian gọi là tu Tịnh đó, người đó đã tu như thế nào? Hành như thế nào? Y cứ vào kinh nào? Chứ còn tất cả năm bộ kinh và một bộ luận chính yếu chuyên công của pháp môn Tịnh độ hoàn toàn không có chỗ nào nói những lời như người cư sĩ đó nói, cũng không có một ngụ ý nào hàm chỉ đến những điều như người đó nói. Như vậy, thì làm sao dám tự xưng là tu Tịnh lâu năm được!?
Trong kinh Phật nói rõ ràng rằng, "Thời mạt pháp kinh đạo diệt tận", nghĩa là, kinh của Phật dần dần bị diệt, pháp của Phật dần dần bị tận. Chánh pháp càng ngày càng yếu, tà pháp càng ngày càng mạnh, cho đến hết pháp vận của Phật (tất cả 12 ngàn năm) thì đến thời diệt pháp, (có nghĩa là không còn pháp Phật nữa).
Tại sao bị diệt vậy? Chính vì chúng sanh mê muội chạy theo kiến chấp sai lầm, tạo nên nghiệp chướng sâu nặng, thế thì tự chúng sanh phải thọ báo nạn. Báo nạn này bắt nguồn từ chỗ chúng sanh không tu theo kinh Phật, không làm theo kinh Phật. Ngược lại con nghi ngờ lời Phật, nói sai lời Phật dạy trong kinh điển, không chịu y giáo phụng hành, mà còn tự vạch lấy đường riêng để đi. Nói cách khác dễ hiểu hơn, tu theo người khác, hành theo hướng khác, chứ không tu hành theo pháp Phật.
Xin chư vị đồng tu cần nên sáng suốt nhận định trong vấn đề tu hành, cần chú ý hiểu rõ những phương cách hành trì. Sự đạo, Lý đạo cần phải phân minh hầu tránh sự nhầm lẫn đáng tiếc! Hiện nay, trong xã hội, có rất nhiều người tụ xưng là tu theo Thiền, theo Tịnh, theo Mật... nhưng thực ra, họ tu hành theo kiểu tự sáng chế ra, không theo một quy củ nào hết, cứ nghĩ sao làm vậy. Rất nhiều giáo phái hoàn toàn tự chế, tự hành, thật mới lạ, hoàn toàn theo tôn chỉ riêng của họ. Nếu quí vị chú ý một chút thì thấy ngay hiện tượng này, rõ ràng lắm chứ không phải úp mở gì đâu.
Ví dụ, chúng ta thường nghe có người tự xưng là tu Tịnh, nhưng thật ra họ không tu Tịnh. Trong cách hành trì, kinh Tịnh độ thỉnh thoảng một tháng có tụng qua đưọc một vài lần, còn suốt thời gian khác thì họ tụng đủ thứ, họ hành đủ thứ, ngay cả dùng bùa, dùng Ngải, pháp thuật, lên đồng, nhập xác... đều được cố tâm thực hành cả. Ấy thế mà tự xưng là Tịnh độ. Trong kinh Tịnh độ, có chỗ nào Phật dạy như vậy đâu?
Tu như vậy gọi là tu "Tạp" chứ không phải tu "Tịnh". Tu Tịnh là tu "Nhất", tu Tạp là tu "Loạn"! Nhất là " Nhất tâm bất loạn", Loạn là: "Loạn tâm bất tịnh". Nói chung, họ không tu theo Tịnh, không hành theo Tịnh. Ngược lại, họ hoàn toàn tu theo Tạp, hoàn toàn hành Loạn, mà vẫn hiểu lầm là tu theo Tịnh độ. Dù cho, đôi khi họ cũng đọc qua kinh Tịnh độ, nhưng xét cho kỹ, sự đọc tụng này cũng nằm trong cái tạp loạn mà thôi. Vì sao vậy? Vì họ hoàn toàn không nguyện vãng sanh, không tin vãng sanh, không tin A-Di-Đà Phật. Họ tụng kinh Tịnh độ chỉ để cầu phước, cầu pháp thuật, cầu thần thông, cầu công năng đặc dị nào đó... Những thứ này Phật cấm tuyệt mà họ lại thích. (Xin mở ngoặc, đây là nói chung chứ không nói riêng ai).
Cho nên, khi gặp một người tự xưng là tu hành chân chính, chúng ta cần nên âm thầm xem xét cho kỹ về cách hành trì và hướng đi của họ mới dám xác quyết, chứ không thể bừa bãi vội vã tin theo. Ví dụ, Phật dạy vãng sanh về Tây-phương để thành đạo Vô-thượng, vậy mà chúng sanh lại nói, về Tây-phương còn luân hồi sanh tử. Kinh A-Di-Đà, kinh Vô-lượng-thọ, kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng-nghiêm, kinh Đại-tập, v.v... nhiều lắm, rất nhiều kinh điển của Phật đều nói điều này, bằng cách này hay cách khác đều khuyên chúng sanh phải nguyện sanh về đó để viên thành Phật đạo. Có người không tin có cõi Cực-Lạc, có người nói sanh về Tây-phương là sanh qua nước Ấn-độ, (về Ấn độ nóng bức, nghèo khổ đói khát có gì vui đâu?), về Tây-phương là ích kỷ, là trốn đời v.v... Những lời này ngược với lời Phật dạy, ngược với lý đạo, sai Phật pháp. Ngũ kinh Tịnh độ hoàn toàn không có nói. Tam tạng kinh điển của Phật để lại, chắc chắn không có kinh nào Phật nói điều này. Chúng ta phải cẩn thận, chớ để những lời tà vạy trong tâm.
Tu Tịnh là chuyên lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, người nào quyết lòng tu như vậy, trong kinh Vô lượng thọ Phật gọi là "Chánh định tụ"; tu Tạp nhạp, đụng đâu tu đó, không có hướng nhất định, hiếu kỳ, thấy điều gì lạ lạ đều muốn làm thử, Phật gọi những người này là "Bất định tụ"; Những người không tin pháp môn niệm Phật, bài bác pháp niệm Phật, phật gọi là "Tà định tụ". Phật dạy, chỉ có "Chánh định tụ", nghĩa là người chân chánh niệm Phật cầu sanh Tịnh độ mới đắc được A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, (Nghĩa là thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác). Còn người "Bất định tụ" và "Tà định tụ" thì thời này nhất địng không thể nào thành tựu đạo quả. Đây là Phật dạy. Trong kinh A-Di-Đà Phật, hai lần đức Bổn Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật thọ ký rằng, "người niệm Phật cầu sanh Tịnh độ sẽ không còn thối chuyển cho đến khi chứng Vô thượng Bồ đề". Trong Kinh niệm Phật Ba la mật, Phật xác quyết rằng vãng sanh Tây phương thì sẽ thành Phật, cho nên Phật tuyên bố thẳng rằng, "Vãng sanh Tây phương tức là thành Phật". Vậy thì tại sao có người dám nói rằng về Tây-phương là còn chết, còn luân hồi sanh tử.
Ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết! Nói sai kinh Phật tội lỗi vô cùng lớn, xin chớ vọng ngôn! Một người tu Tịnh, nếu đúng là Tịnh, thì chắc chắn Lý vãng sanh vững vàng, Sự vãng sanh vững vàng. Đã vững vàng lý sự, thì đâu có thể nói điều trái, ngược ngạo với kinh Phật được! Cần phải kiệt thành sám hối!!!
Còn người tu tạp, không thể tự xưng là tu Tịnh được.Tạp là loạn, đã loạn thì không tịnh. LOẠN và TỊNH là hai nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau, xin chư vị đừng lầm lẫn!
Trong pháp tu Tịnh độ có ba điều cấm kỵ là: Hồ Nghi, Xen Tạp, Gián Đoạn. Hồ Nghi lời Phật thì không thể chấp nhận là người học Phật chân chính được, nhất là pháp môn Tịnh độ. Giáo pháp của Phật là khuyên nhắc chúng sanh "Đoạn nghi sanh tín", chứ có thể nào bảo chúng sanh đoạn tín sanh nghi đâu? Nhiều người vì thiện căn quá kém nên mới không tin lời Phật, vì cống cao ngã mạn cho nên cứ đề khởi mối nghi. Phật đại từ đại bi thấy vậy cũng phải tùy duyên mà giáo hóa, giảng giải cho chúng sanh mau mau phá mê khai ngộ, bỏ nghi sanh được tín tâm vững vàng để sớm được vãng sanh thành đạo Vô thượng... Đáng tiếc! Thương cho chúng sanh cứ mãi mê mờ nghi ngờ lời Phật dạy!
Đã nghi ngờ lời Phật, là phạm điều kỵ thứ nhất. Phạm điều thứ nhất thì dẫn đến phạm tất cả các điều. Chính vì thế, dù cho nhiều năm sinh hoạt dưới hình thức Tịnh độ, hoặc xưng danh là Tịnh độ, chứ thực chất không phải là tu Tịnh độ. Không tu Tịnh độ nên Lý Tịnh độ không hiểu sâu, hoặc nhiều khi không biết gì cả. Từ đó, hình tuớng thì nói tu, nhưng tâm hồn thì chạy theo vọng tưởng, vọng cầu, những sự hiếu kỳ hư huyễn để sau cùng bị loạn, mất cả lý tưởng chân chánh. Khi đã mất lý tưởng chân chánh thì không còn biết đâu là chánh, đâu là tà. Điều này thấy được khá rõ ràng, vì người học Phật mà dám mạnh dạn nói sai lời Phật dạy, không lấy kinh điển làm tiêu chuẩn tu hành, bên cạnh lại chạy theo tư tưởng thế gian, lấy kiến giải của người thế gian mà tu hành theo. Thật sai lắm vậy!
Thời mạt pháp, Phât dạy chúng sanh phải theo "Tứ y pháp để tu" thì mới được thiện lợi. Tứ Y pháp là, "Y Pháp bất Y nhân, Y ý bất Y ngữ, Y liễu pháp bất Y bất liễu pháp, Y trí bất Y thức". (Tứ y pháp này có bàn kỹ trong bộ KNNP). Trong bốn điều y cứ này, đầu tiên Phật nhấn mạnh, chúng sanh phải "Y Pháp bất Y Nhân". Nghĩa là, nhất định phải y theo kinh điển tu hành, không được nghe theo bất cứ ai cả. Xin chư vị đồng tu nhớ lấy điểm này. Khi nghe một ngưòi nào nói điều gì liên quan đến Phật pháp thì phải xét lại cho k ỹ rằng đìều này có đúng theo kinh hay không? Hễ đúng thì theo. Không đúng thì nhất định không được làm theo, dù người nói đó là ai! Quyết định vững như vậy mới tránh khỏi lạc vaò đường Tà, tránh tai họa vào thân, tránh điều khổ nạn cho vạn kiếp về sau.
Tu không chuyên nhất, lại "Xen tạp" đủ thứ là phạm điều kỵ thứ hai. Vì xen tạp thành ra nghiên cứu tùm lum. Hơn nữa lại không nghiên cứu chánh pháp, không chịu ngày đêm đọc tụng kinh Phật, suy nghiệm lời Phật trong kinh điển để thực hành cho chính xác, mà cứ để tâm chạy theo thế trí biện thông, những luận giải vô căn cứ, thành ra lời Phật dạy thì quên mất, lời chúng sanh dạy thì để trong tâm. Chính vì thế mà nói lên toàn là luận điệu sai trái, hoàn toàn không có trong kinh Phật, mà vẫn cứ yên chí làm theo không một chút giựt mình tỉnh ngộ! Nếu không mau sám hối, chắc chắn sẽ dẫn tới tới chỗ tai hoạ!
Trong ba điều kỵ của pháp niệm Phật, xen tạp là điều tối kỵ trong các điều kỵ. Tu hành xen tạp quyết định khó phần thoát ly sanh tử luân hồi, nhất định đời này sẽ bị kẹt lại trong tam đồ lục đạo. Đáng thương lắm vậy!
Điều thứ ba là Gián đoạn. Gián đoạn, không phải chỉ cho vì công việc làm ăn làm trở ngại việc niệm Phật liên tục, mà chính là cách tu hành xen tạp. Tu xen tạp, suy cho cùng, vì lý đạo chưa thông, không đủ niềm tin vào pháp Niệm Phật, một đời thành Phật này. Tín tâm không đủ nên đứng đầu này trông đầu nọ, vay cách này cầu cách khác, tâm lao chao chẳng yên, gọi là "Tâm viên ý mã". Không có lòng chí thành chí kính y theo lời Phật, thành ra cơ hội liễu đoạn sanh tử có sẵn trước mũi bàn chân mà đành phải mất phần giải thoát. Đáng tiếc thay!
Hỏi số 6: Người được hộ niệm NGŨ CĂN bị KHIẾM KHUYẾT (mắt mờ hay căm hoặc điếc v.v..). Có cơ hội vãng sanh không?
Trả lời:
Người nào cũng có khả năng vãng sanh, nhưng khó hay dễ thì chắc chắn phải có. Người ngũ căn khiếm khuyết thật sự phải khó khăn hơn người bình thường. Trong kinh Duy Ma Cật có nói đến chuyện này. Ví dụ, người câm điếc làm sao họ nghe lời khai thị, khi gặp trở ngại mình khuyên họ buông xả làm sao họ biết để buông xả, khi mình niệm Phật làm sao họ nghe theo để niệm Phật được, khi oan gia trái chủ tấn công làm sao họ báo cho mình biết sự cố bất tường đó, v.v....
Trong kinh Phật có kể ra những trường hợp khó được Vãng sanh như: người câm, điếc, mù, bị loạn thần kinh, bị cọp chụp, té cây v.v.. nói chung những trường hợp này rất khó được vãng sanh.
Có những trường hợp có thể giải quyết được, như người già, lớn tuổi, tai bị lỉnh lảng, điếc thì nên mua dụng cụ trợ thính, máy nghe, nhét vào lỗ tai thì có thể nghe được. Người già mắt bị mờ, nhưng nhờ lúc còn sáng có tu hành, từng nhìn thấy được hình Phật, khi sắp lâm chung còn nhớ được hình Phật để quán tưởng tới v.v...
Khi tắt hơi xong, thần thức chuyển qua thân trung ấm, có thể thấy được, nghe được, nhưng sự chuyển tâm niệm Phật cũng là vấn đề khó khăn cho họ. Tập khí khác chi phối, nghiệp chướng hiện hành, oán thân dụ hoặc, cũng thật sự khó khăn cho họ để thức tỉnh, hiểu đạo...
Nói như vậy nhưng chắc chắn vẫn có những trường hợp đặc biệt. Điều này ngoài dự liệu thông thường, khó quyết đoán được! nguoiphattu.com
Hỏi số 7: Khi đến nhà của người được hộ niệm. Có để bàn thờ thần tài và ông địa hay thờ một số vị thần khác rất trang nghiêm, trường hợp này phải xử lý như thế nào? (Người được hộ niệm nằm ngay trong phạm vi này)
Trả lời:
Nếu thật sự gia đình thành tâm tin tưởng Phật, tha thiết muốn người thân được vãng sanh thì ngại ngùng gì mà không nói thẳng với họ về cách trưng bày trong phòng hộ niệm.
Thờ "Ông Địa" và "Ông Thần Tài" thì thường để dưới đất, trong một góc nhà, chỉ cần lấy tấm vãi, hoặc một vật gì lớn ngăn che lại là được. Không có gì trở ngại lắm.
Những tượng Thần Tiên ở trên bàn thờ trang nghiêm, thì có thể ảnh hưởng đến tâm hồn người muốn vãng sanh. Tốt nhất nên né tránh.
Hãy giải thích cho họ rõ ràng là chỉ nên treo tôn tượng A-di-đà Phật là tốt nhất. Nếu họ cảm thấy khó khăn phải hạ những tượng khác xuống, thì đề nghị với họ nên dùng căn phòng khác để hộ niệm.
Hơn nữa, lòng tín ngưỡng của người bệnh dẫu sao cũng ăn sâu vào các hình tượng đã thờ lâu nay, nếu lâm chung còn tưởng đến đó nữa thì rất khó định tâm, rất khó xoay chuyển tâm ý. Người bệnh nhìn thấy các tượng Thần Tiên, có thể họ lo sợ rằng lâu nay mình thờ các Ngài đó, nay lại niệm Phật A-di-đà mà không niệm các vị Thần Tiên thì các vị Thần Tiên sẽ buồn, sẽ quở phạt, họ e ngại, sợ có lỗi v.v.. Chính vì vậy rất dễ phân tâm, khó nhiếp tâm câu Phật hiệu, hình tượng Phật A-di-đà khó đi sâu vào tâm người bệnh. Nói chung rất khó tạo tâm chân thành, thành kính niệm Phật, thành ra rất khó tương ưng.
Đôi khi, dù cho họ có hiểu chút ít đạo lý vãng sanh, nhưng họ vẫn e ngại đủ điều. Đây là tập khí khó bỏ lắm. Tốt nhất là chuyển đến phòng khác để họ tạm thời đừng nhìn vào đó nữa.
Trong phòng hộ niệm nên thoáng một chút, sạch sẽ gọn gàng một chút, những hình ảnh chụp gia đình, vợ chồng, con cái, hình bông hoa, phong cảnh nên tạm thời hạ xuống. TV cassette, radio, v.v.. nên tắt đi. Nên tránh sự thăm lom của bà con, người thân, đừng để những người không hiểu đạo đến hỏi thăm bệnh tình, chúc phúc chúc lành bệnh, cầu mau bình phục v.v.. không tốt.
Nhắc nhở người nhà đừng nói chuyện lớn tiếng, đừng vội vã bàn đến chuyện chôn cất, thiêu đốt, hậu sự v.v.. hoặc tỏ ra u sầu, buồn bã, than thở... những điều này dễ động tâm người đang nhiếp tâm niệm Phật cầu vãng sanh. Đừng để những tiếng ồn ào làm ảnh hưởng đến người bệnh.
Nếu đã tu xen tạp, suốt đời nhắm tới các đạo quỉ thần, đến lúc lâm chung mà còn vướng bận vào đó, không tin tưởng Phật pháp, người nhà chỉ mời chúng ta đến đóng góp thêm chút ít hình thức nào đó, rồi xen tạp các thứ khác thì chúng ta nên từ chối thẳng, đừng nên tham gia, vì vô ích, không giúp được gì mà đôi khi còn bị trở ngại cho người ra đi.
A-di-đà Phật
Hỏi số 8:
Mẹ em trước khi về VN, ở bên đấy rất tinh tân niệm Phật, mỗi ngày đều niệm Phật A Di Đà, trong thời gian ở VN mẹ em có nhiều biểu hiện khác lạ, em không biết giải thích làm sao chỉ biết rằng dường như có oan gia trái chủ theo sát. Tụi em rất lo lắng, ngoài việc niệm Phật cầu xin Phật gia hộ tụi em không biết làm sao.
Trả lời:
Kính Bs Diệu Huệ.
Diệu Âm xin gởi lời thăm Cụ Diệu Thiện, mẹ của Bs. Cụ Diệu Thiện tâm đạo rất tốt, biết niệm Phật, biết đường cầu vãng sanh Tịnh độ. như vậy là tốt. Mong gia đình yếm trợ cụ cho trọn vẹn. Ngoài ra không có gì trở ngại đâu. Khi về VN qua, nhiều khi thay đổi không khí nên khó chịu một vài hôm đó thôi. Trước tiên xin cô Diệu Huệ hãy an lòng về người mẹ, Diệu Âm thấy cụ rất hiền và đáng kính.
Điều thứ nhất, tại sao lại nghĩ rằng có oan gia trái chủ theo? Có thấy không hay chỉ nghĩ như vậy thôi?
1- Nếu thấy rõ ràng có oan gia trái chủ thì mình mau mau cầu giải liền đi?
Bằng cách:
- Thành tâm sám hối nghiệp chướng, sám hối những lỗi lầm của mình, nhất định đừng làm sai trái nữa, nhất là chấm dứt sát sanh.
- Thành tâm khuyên oan gia trái chủ niệm Phật cầu siêu sanh là hay hơn hết, đừng nên bám víu vào cõi vô thường đau khổ này làm chi cho thêm đau khổ!
- Còn mình thì ngày đêm tụng kinh, niệm Phật hồi hướng công đức cho họ. Cố gắng phóng sanh lợi vật để sám nghiệp rất tốt.
2- Nếu chỉ nghĩ rằng là có oan gia chứ không biết sự thực như thế nào, thì tốt nhất đừng nghĩ thêm nữa. Phật dạy, tất cả đều do tâm tạo, những sự suy nghĩ của mình thường gạt mình vào những chỗ thực thực hư hư không tốt. 1 nghi thì 10 ngờ, 1 ngờ thì 10 nghi, nghi - ngờ; ngờ - nghi... cứ thế làm cho mình rối lên, từ chỗ không có chuyện thành ra có chuyện. Không tốt!
Niệm Phật xóa tan tất cả ách nạn. Người niệm Phật được chư Long-Thiên hộ pháp bảo hộ, làm cho mình an toàn. Niệm Phật có chư Bồ tát gia trì bảo vệ, còn có điều kiện nào an tâm hơn? Vững tâm niệm Phật thì tất cả những sự chập chờn trong tâm sẽ tan biến. Niệm Phật mà tâm không an chính vì mình còn thiếu lòng tin đó thôi. Hãy mau mau củng cố niềm tin cho vững vàng.
Người niệm Phật thiếu niềm tin vững vàng thường bị những sinh hoạt chung quanh chi phối làm chao đảo. Người mới khởi phát tâm niệm Phật thường nên chuyên tu một thời gian mới tốt, chớ vội phát tâm làm việc đạo sớm. Vì tâm đạo thì có, nhưng lực thì chưa có, gọi là "Lực bất tòng tâm", cũng dễ gặp chướng ngại làm cho mình thối tâm Bồ đề. Những chướng ngại này, nói cho có vẻ Phật học một chút, gọi là "Ma chướng".
Ví dụ, mình muốn niệm Phật cầu vãng sanh, mình tin như vậy nhưng lý đạo chưa được thông suốt. Khi đi ra ngoài, ít ai hiểu đến đạo lý này, họ chê bai. bài bác, ngăn trở hoặc không đồng thuận với mình, hoặc có những luận điệu phản chống lại, v.v... Đậy là những thử thách rất thường xảy ra, làm cho mình chao đảo và thối tâm. Nghĩa là, lòng tin của mình bị giảm sút.
Những gì làm cho tâm mình thối chuyển gọi là "Ma chướng". Bị "Ma chướng", thực ra chỉ vì tâm mình chưa vững, thành ra bị hoàn cảnh chuyển đổi. Tâm không vững gọi là "Nội Ma". Hoàn cảnh hỗn loạn bên ngoài gọi là "Ngoại Ma", hay gọi là "Thiên Ma".
Như vậy, ngoại ma hay nội ma đề do tâm của mình sanh ra cả. Tâm vững là chánh tâm, chánh tâm sẽ chuyển đổi hoàn cảnh theo chánh đạo, tất cả đều hỗ trợ tốt.
Tâm không vững, thì bị hoàn cảnh chi phối, chuyển đổi theo chiều hưóng bên ngoài, gọi là tà đạo. Tà đạo này suy cho cùng là do tâm của ta bị "Tà" trước.
"Chánh" là thẳng, là trực. Tu chánh là đi thẳng một đường tới chỗ thành tựu. "Tà" là không thẳng, đi xeo xéo, đi lần quần, đi vòng vo, v.v... Tu Tà là tu không thẳng, tu suốt cuộc đời, hết đời này qua đời khác, tu tới vô lượng kiếp... cũng không tới đích!
Tu hành mà không có đường rõ rệt, nhắm về tương lai mà không có hướng đến nhất định, thường bị vướng vào cái tệ hại này. Người tu hành mà không có sự hướng dẫn tốt thường bị vậy,
Phật giáo là đạo thoát ly sanh tử luân hồi, thế mà nhiều người tu học Phật lại chưa bao giờ dám nghĩ đến chuyện vượt thoát sanh tử luân hồi, chưa có tâm muốn qua khỏi tam giới, không bao giờ nghĩ rằng mình có thể vãng sanh Tây-phương Cực-lạc để hoàn thành đạo quả, trong khi lời Phật dạy rõ ràng rằng: niệm Phật vãng sanh Cực lạc.
Tất cả đều do niềm tin quá bạc nhược, quá thiếu phước thiện, thành ra học Phật mà lại nghi ngờ lời Phật, không theo lời Phật dạy, không chịu y giáo phụng hành. Ngược lại, ưa thích chạy theo những thứ triết lý bóng bẫy của người đời, những kiểu lý luận lòng vòng của thế gian, ở đó chỉ cần lòe ra một chút tâm lý mà mê tít, rồi mạnh dạn đem cả công phu và lý tưởng tu hành của mình để đổi lấy từng chút hào nhoáng phù phiếm, tạm bợ, tìm kiếm một vài cái phước báu nhỏ nhen trong tam giới lục đạo, mà quên mất lối giải thoát.
Tu hành như vậy, dù rằng, tiếng là đang tu theo Chánh-Đạo, nhưng kết cuộc không thể nào đạt được Chánh-Quả! Tu mà không đạt được chánh quả thì nhất định còn bị trối buộc trong nghiệp Ma. Trong kinh Hoa Nghiêm Phật dạy, "người quên mất tâm giác ngô, mà đi tu các hạnh lành. đó toàn là nghiệp của ma", là chỉ cho việc này đây!...
Tâm giác ngộ là tâm thành Phật. Muốn thành Phật thì phải về Tây phương Cực lạc. Vì về tới Tây phương cực lạc thì một đời thành Phật.
Không lo chuyện thành Phật, chỉ dẫn dắt chúng sanh tạo nghiệp thiện, quên bẵng chuyện thoát ly sanh tử luân hồi, làm cho chúng sanh đời đời kiếp kiếp bị kẹt trong tử sanh không thoát nạn được. Ngài Tĩnh Am nói, thiện nghiệp càng lớn, sanh tử càng nặng.... như vậy làm sao thành đạo?
Cho nên, dạy chúng sanh làm thiện mà không biết dạy hướng giải thoát, thì chẳng khác gì nhử cho chúng sanh một miếng mồi thật ngon trong cái bẫy sanh tử. Ngược lại, người biết hướng giải thoát mà không chịu làm thiện, chính là người biết được đường đi nhưng bị thiếu cơm ăn. Vì vậy, tu thiện rất cần, nhưng xin đừng ngừng lại đây, hãy hướng tới Tịnh nghiệp mới đúng.
Trong kinh Phật có câu: Tâm tịnh quốc độ tịnh. Hay nói ngược laị, tâm loạn quốc độ loạn. Nghĩa là, tâm mình vững vàng, thanh tịnh thì hoàn cảnh chung quanh sẽ ảnh hưởng cái tâm của mình mà dần dần sẽ thanh tịnh. Ngược lại tâm mình chưa có chỗ nương dựa vững vàng, còn chơi vơi, thì dần dần sẽ bị xã hội lôi cuốn mà loạn lên giống như xã hội đang loạn vậy.
Chính vì vậy, chúng ta cần hàm dưỡng công phu, cố gắng niệm Phật cho nhiều, khi ra ngoài gặp những người không biết tu hành, chống đối, hiểu lầm hay những sinh hoạt trái nghịch nào khác thì đừng nên chú ý đến, đừng nên can thiệp vào, tốt nhất là lánh xa để tâm ta khỏi bị chao đảo.
Tâm chưa thanh tịnh rất cần hoàn cảnh thanh tịnh. Hãy cùng nhau tạo mội trường thanh tịnh để giúp đỡ nhau thoát được nhiều ách nạn. Sự lo lắng, buồn phiền, sợ sệt, nghi ngờ, v.v... đề có ảnh hưởng không tốt! Những người chung quanh cố gắng đừng sơ ý tạo những ý tưởng tiêu cực, đây là một thứ từ trường không tốt cho nhau. Người sắp chềt mà ta biết cách hướng dẫn, họ còn vui vẻ, thích thú, vững tâm để vãng sanh thay huống chi là sự nghi ngờ không căn cứ, một vài nét buồn man mác vu vơ!
Trở lại chuyện của Cụ, Cụ bị khó chịu trong người có lẽ vì thấy người thân của Cụ bị bệnh, nằm trên giường nhiều năm mà cứu không được, nên đâm ra ưu buồn đó. Người chị em của Cụ chưa hiểu đạo lắm, có vẻ còn sợ chết, bên cạnh đó, trong địa phương chưa có BHN, chưa ai nắm vững cách thức cứu người Vãng Sanh. Chắc chỉ vậy thôi, không có gì liên quan đến oan gia trái chủ đâu.
Xin Bs hãy khuyên Cụ rằng, mỗi người đều có phần số riêng, nghiệp ai nấy trả. Mình biết đạo thì cố hết sức khuyên giải, nhưng được hay không còn tùy thuộc vào nhiều nhân duyên khác. Điều cần nhất là chính ta phải lo tu hành để thành đạo. Thành đạo rồi thì thiếu gì dịp để cứu độ nhau.
Trong việc tu hành giải thoát, muốn giải thoát thì chính ta phải tự cởi mở những chướng ngại, buông hết những vướng mắc ra.
Cứu người thì tốt, nhưng cứu người không được làm cho mình buồn phiền, vì buồn phiền cũng là một sự vướng mắc. Tu hành thì tốt, nhưng tu mà thõa mãn với công phu của mình thì cũng bị vướng mắc. Đã vướng mắc thì chính mình bị kẹt.
Thôi thì an nhiên là tốt. Tất cả đều có nhân - duyên - quả. Thưa với Cụ nên tùy duyên để tâm mình thanh tịnh là điều tốt đẹp vậy.
Khuyên cả gia đình đều phát tâm niệm Phật, cầu Tam Bảo gia trì, nên phóng sanh lợi vật,... đem công đức hồi hướng cho pháp giới chúng sanh, hồi hưóng cho oan gia trái chủ, hồi hướng cho ông bà cha mẹ, thân quyến trong nhiều đời kiếp để họ được lợi lạc, khuyên họ nên niệm Phật cầu vãng sanh tịnh độ.
Riêng mình xác lập cho vững đường vãng sanh, đừng chao đảo mà lỡ luống qua cơ hội này, khó tìm lại lắm.
Chúc Bs Diệu Huệ vạn sự kiết tường.
Chúc Cụ vui trong tiếng niệm Phật vãng sanh.
Hỏi số 9:
Trong thư nhắc người niệm Phật của ngài Hạ Liên Cư là chưa được nhất tâm phải cần chuyên niệm, muốn không loạn phải niệm thành phiến. Thưa chú niệm thành phiến là phải làm sao? Xin chú chỉ dạy . Chúng con chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Chữ "Nhất tâm" ở đây có nghĩa là "Nhất tâm bất loạn", đây là một cảnh giới chứng đắc rất cao, "Sự nhất tâm bất loạn" dù chưa diệt hết được kiến tư hoặc, nhưng đã có khả năng phủ phục được rồi. Lý Nhất tâm bất loạn thì đã diệt được nghiệp hoặc, tương đương với cảnh giới "Minh tâm kiến tánh' của Tông môn, hoặc "Đại khai viên giải" của Giáo hạ. Cảnh giới này thực sự không phải đơn giản.
Nhưng xin hỏi, đến nay, có ai đã niệm Phật được nhất tâm bất loạn chưa? Thời mạt pháp này, căn tánh chúng sanh hạ liệt dễ gì chứng đắc cảnh giới này! Đôi lúc chúng ta cũng nghe đến có người tự xưng là "Nhất tâm bất loạn". Nhưng xin thưa thực, một khi đã khoe ra, thì còn gì là "Nhất tâm", còn đâu là "Bất loạn" nữa?!!!...
Niệm Phật chưa được "Nhất tâm bất loạn" thì sự vãng sanh chưa được bảo đảm. Nhưng nhất tâm bất loạn lại quá khó, không thể đạt được. Vậy, người niệm Phật vẫn còn khó khăn đễ được vãng sanh...
Tuy nhiên, sự khó khăn này là nói theo nghĩa tự tu chứng đắc, chứ chưa nói đến lực gia trì của đức A-Di-Đà Phật. Đại thệ của đức A-Di-Đà Phật là để cứu độ tất cả chúng sanh, chứ không phải chỉ cứu độ người chứng đến cảnh giới nhất tâm bất loạn.
Ngài Cư sĩ Hạ Liên Cư nói, "... chưa được nhất tâm phải cần chuyên niệm, muốn không loạn phải niệm thành phiến", là để nhắc nhở chúng ta phải cố gắng niệm Phật tinh tấn hơn nữa, để đường vãng sanh càng được vững vàng hơn, chắc chắn hơn, tránh được nhiều những chướng ngại khi xả bỏ báo thân.
Ấy thế,nhiều người niệm Phật chưa Nhất tâm bất loạn, thành phiến cũng chưa đạt được, vậy mà đã sơ ý vội tự cho là đủ, tâm đã có phần tự mãn rồi. Đây thật điều đáng tiếc!
Ví dụ, nhiều người, khi gặp được pháp môn niệm Phật, do nhờ thiện căn phước đức nhiều đời kết tập lại, họ phát lòng tin tưởng và thành tâm niệm Phật. Vì sự phát tâm lúc đầu quá mạnh, tâm quá chí thành, nên đã được những điều cảm ứng bất khả tư nghì, như bệnh nặng tự nhiên giảm. Nhiều người mắc bệnh ung thư sắp chết, nhờ niệm Phật một thời gian tự nhiên hết bệnh, v.v... Những hiện tượng này là do lòng thành mà cảm được sự gia trì của Phật.
Nếu người bệnh tiếp tục khẩn thiết tu hành, tín nguyện hạnh đầy đủ thì chắc chắn họ sẽ tiếp tục được sự gia trì từ đại nguyện của A-Di-Đà Phật và chư Bồ-tát, sau cùng họ sẽ hưởng được phước phần an nhiên vãng sanh về nước Cực-lạc khi báo thân mãn.
Nhưng cũng có một vài trường hợp khá đáng tiếc, là khi người niệm Phật đã hưởng được sự gia trì, nhưng sau cùng vẫn có thể bị chướng ngại, và đôi khi có thể mất vãng sanh. Những trường hợp này, tổng quát có thể quy tụ vào những nguyên nhân sau đây:
1/ Người niệm Phật thối tâm. thối tâm vì tưởng mình đã chứng đắc, vì tưởng niệm Phật như vậy là đủ, vì vừa được cảm ứng thì khởi niệm cao ngạo, vì khoe khoang ra ngoài, vì được nhiều người khen tặng mà tỏ ra tự mãn, cao ngạo, v.v... Những trường hợp này chính là tự mình thối tâm. Một khi tâm bị thối chuyển, nếu không kịp thời lấy lại tâm kiên cố bất thối, thì thật là một điều đáng buồn, đáng tiếc cho chính người đó vậy!
2/ Bị nghiệp khổ khảo, oán thân trái chủ thử thách... tâm chưa được vững nên thối chuyển, mất niềm tin vàp pháp niệm Phật.
3/ Không gặp bạn lành khuyến tấn, lại bị bạn ác công kích, dụ hoặc, bị nghịch duyên... làm cho niềm tin bị chao đảo.
Một khi tâm bị thối chuyển thì kéo theo sự phát nguyện vãng sanh không còn tha thiết, công phu niệm Phật hời hợt. Tín-Nguyện-Hạnh không còn đầy đủ nữa. Chính vì thế, có thể đưa đến hậu quả mất phần vãng sanh. Thật là đáng tiếc lắm vậy!
Vậy thì, Ngài Hạ Liên Cư khuyên rằng, người niệm Phật, nếu chưa được nhất tâm, thì phải cố gáng niệm phật thành phiến. Quả thật là chí lý.
Niệm Phật mà thuận duyên thì đỡ phần trở ngại. Còn khi người niệm Phật, ở bên cạnh rất nhiều người không niệm Phật: Vợ chồng, con cháu, anh em, bạn bè, v.v... không niệm Phật. Họ thường bài bác, ngăn cản, gây nhiều chướng ngại cho mình, nhất là trong lúc lâm chung thì làm sao có thể an toàn vãng sanh?
Để trả lời, Ngài Hạ Liên Cư nói: "nếu chưa được nhất tâm, thì phải cố gắng niệm phật thành phiến".
Diệu Âm xin bổ túc thêm: Ngoài việc niệm Phật thành phiến, hãy cố gắng kết hợp thành một nhóm nhỏ chuyên lòng niệm Phật với nhau, nghiên cứu kỹ về hộ niệm để hộ niệm cho nhau khi có người lâm chung, thì đường vãng sanh Tây-phương trở thành rất vững vàng, rất chắc chắn.
Niệm Phật nhất tâm bất loạn thì vãng sanh Thượng phẩm. Nếu không được Thượng phẩm thì niệm Phật thành phiến để tranh phần Trung phẩm, có vậy mới an toàn. Đừng nên lơ là, đừng nên giải đãi, đừng nên cho rằng công phu đã đủ mà coi chừng bị trở ngại lúc cuối cùng.
Niệm Phật thành phiến, niệm Phật thành mãng, niệm Phật thành khối, v.v... có ý nghĩa tương tự. Đây là chỉ cho công phu niệm Phật tốt, gần kề với Sự Nhất Tâm Bất Loạn.
Ngài Ấn Quang nói: "Từ sáng đến chiều, từ chiều đến sáng luôn luôn niệm Phật. Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín... đều giữ trong tâm câu Phật hiệu A-Di-Đà Phật". Đây là dạng niệm Phật thành phiến.
Ngài Tịnh Không nói: "Lão thật niệm Phật", cũng có ý nghĩa tương tự. Lão thật niệm Phật là thật thà, hiền lành, không cầu, không chấp, không cần hiểu lý lẽ gì cả, cứ niệm mãi câu Phật hiệu trong tâm.
Người quyết lòng vãng sanh về Tây-phương Cực-lạc thì chỉ cần một câu Phật hiệu niệm tới cùng, tha thiết cầu vãng sanh, không cần gì khác, sẽ nắm vững phần vãng sanh. Ai hỏi về Lý: không biết; Ai hỏi về Sự: không biết; Ai hỏi về Đạo: không biết; Ai hỏi về Đời: không biết; v.v... Nói chung không cần biết nhiều làm chi, chỉ cần thành tâm niệm câu Phật hiệu, niệm luôn luôn, đừng để gián đoạn. Đây gọi là "Định". Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật gọi là "Chánh Định Tụ". Tâm đã an trú vào câu Phật hiệu.
Nếu có sơ suất, lỡ có giây phút nào quên, đừng quá lo ngại, hễ nhớ đến là lo niệm liền. Câu A-Di-Đà Phật nhất định niệm mãi, niệm mãi để cầu nguyện được vãng sanh Cực-Lạc. Được vậy thôi thì dễ dàng được vãng sanh, thành tựu đạo nghiệp.
Một câu A-Di-Đà Phật sẽ giải quyết tất cả mọi vấn nạn. Bố-tát Đại-Thế-Chí dạy: "Thanh tịnh niệm mãi câu Phật hiệu, không cần vay mượn phương tiện nào khác, tâm tự khai mở". Tâm tự khai mở thì sẽ tự biết tất cả pháp vậy.
Xin nhắc lại, nếu chưa được nhất tâm bất loạn, thì cố gắng lão thật niệm Phật.
Dù có lão thật niệm Phật rồi, cũng chưa đủ đâu. Đừng quên chuẩn bi hộ niệm như lý như pháp cho nhau, thì nhất định chắc chắn ai cũng đều được vãng sanh.
Vãng sanh về Tây-phương, gặp Phật A-Di-Đà thì lo gì không khai ngộ.
Hỏi số 10: Súc sinh có được vãng sanh không? Hộ niệm cho súc sanh có được không?
Trả lời:
Trong kinh Vô lượng thọ, Phật A-Di-Đà có phát lời thệ rằng:
"Tất cả chúng sanh, cho đến những kẻ ở trong cõi Diêm-ma-la (tức là điạ ngục), trong ba đường ác, sanh về nước Ta, thọ giáo pháp của Ta, ắt Thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chẳng đọa vào tam ác đạo nữa. (Nguyện 1 và 2).
Như vậy, súc sinh nếu biết niệm Phật cầu vãng sanh cũng được vãng sanh. Chỉ có vấn đề khó khăn là liệu chúng có cơ duyên ngộ ra được đạo lý, niệm Phật cầu vãng sanh hay không mà thôi.
Nuôi con vật trong nhà, nếu ta tập cho chúng niệm Phật, thường xuyên hồi hướng công đức cho chúng, thường đến vuốt ve, tâm sự, khuyên giải, tập cho chúng niệm Phật, cầu cho chúng được vãng sanh... nhiều con vật có linh ứng tốt, chúng cũng hiểu được ý của mình và niệm Phật theo. Nếu được vậy thì mình cũng có thể cứu độ được chúng nó. Kết quả này, xét cho cùng, cũng là nhân duyên của chúng đã đến lúc thoát nạn vậy.
Ví dụ, con chuột lắt của Ngaì Hạ Liên Cư đã vãng sanh cùng ngày với Ngài, nó được Ngài nuôi và mỗi ngày đều theo Ngài đi kinh hành niệm Phật. Khi Cụ đứng vãng sanh, thì trong ngày đó, nó cũng đứng vãng sanh luôn.
Cho nên, khi con vật chết, chúng ta nên niệm Phật cho chúng, khai thị cho chúng, cầu nguyện cho chúng được vãng sanh về Tây phương. Đây là điều nên làm. Thành tâm làm, rất tốt. Còn chúng được vãng sanh hay không thì không ai dám quả quyết.
Hễ nó có linh cảm tốt, chúng biết niệm theo, cầu vãng sanh thì cũng có thể vãng sanh. Còn tâm trí chúng vẫn mê muội, thì hộ niệm sẽ kết thêm chủng tử Phật cho chúng, cầu cho tương lai được duyên lành với Phật pháp, thế thôi.
Ngay cả việc hộ niệm cho một người, đâu