;
Hỏi số 32:
Khi con vật mình nuôi
trong nhà đã quá già, không còn ăn uống gì được,mình có nên nghe lời Thú Y để
họ chích cho nó một mũi thuốc cho nó được ngủ vĩnh viễn, hay cứ để nó chết tự
nhiên vì già yếu, bịnh tật và đói khát ?
Trả lời:
Học Phật phải nghe theo
lời Phật dạy, nghe theo lời chư vị Tổ sư, Cao Tăng đại đức dạy, chứ sao lại
nghe theo lời người thú y, người thế gian?
HT Tịnh Không dạy, chúng ta không được đọan sanh mạng của một chúng sanh nào.
Nếu đoạn sanh mệnh của chúng thì ta bị tội sát sanh.
Sống chết đều có số phần, tất cả đều có nhân duyên quả báo, chúng ta không nên
phan duyên, đừng làm những hành động sơ suất, mất tự nhiên, mà coi chừng kết
nghiệp chẳng lành!
Đi hộ niệm, nhiệm vụ của người hộ niệm là niệm Phật, khai thị, hướng ngưởi bệnh
quyết lòng buông xả, niệm Phật cầu A-Di-Đà Phật phóng quang tiếp độ vãng sanh.
Còn việc sống hay chết, đi sớm hay đi muộn, đau khỗ hay an nhiên thì phải thuận
theo Nhân-Duyên-Quyả báo của người đó. Đừng nên thấy người bệnh dây dưa nhiều
ngày, hay đau khổ quá mà ta tìm cách đoạn sanh mệnh của họ. Điều này phạm tội.
Không tốt!
Thấy con vật đang trong cơn hấp hối cũng vậy. Chúng ta hãy thành tâm hộ niệm
cho nó. Nên nhớ, tất cả chúng sanh đều có Linh-Tri. Đã là Linh-Tri thì với
Thánh không tăng, với phàm không giảm, với người không cao, với vật không thấp.
Ngộ thì thành Phật Bồ-tát, mê thì thành bàng sanh, thú vật... nhưng Linh-Tri
vẫn là Linh-Tri không thay đổi.
Cho nên, trước những ngày giờ chúng xả bỏ báo thân, chúng ta hãy nên dành thời
giờ ngồi bên cạnh niệm Phật cầu Phật gia trì, thành tâm khai thị hướng dẫn,
thành khẩn khuyên nhắc chúng niệm Phật cầu nguyện vãng sanh. Chính mình cũng
cầu nguyện cho chúng sớm xả bỏ cảnh giới súc sanh, vãng sanh Tịnh độ. Thành tâm
có thể được linh ứng.
Hãy săn sóc chúng cẩn thận, đầy tình thương yêu, chớ nên coi chúng như loài
vật.
Ngoài giờ niệm Phật hộ niệm, nên có một máy niệm Phật, mở luôn luôn cho chúng
nghe, khuyên chúng niệm Phật theo và khẩn cầu Phật lực gia trì tiếp độ vãng
sanh. Rất nhiều con vật đã được cảm ứng và vãng sanh, thoại tướng để lại bất
khả tư nghì! Đây là sụ thật.
Khi chết xong, nếu có thể được, chúng ta cũng nên niệm Phật hộ niệm cho chúng 8
giờ. Sau đó đem chôn cẩn thận. Mỗi buổi cộng tu cũng thành tâm hồi hướng công
đức cho chúng. Làm được như vậy thì chúng ta không sợ sai với chánh pháp.
Hãy cố gắng vì lòng từ bi, vì lương tâm của người chủ, vì cái duyên gặp nhau
trong đời này. Người hiểu đạo hãy nương theo chánh pháp mà làm, chắc chắn chúng
sẽ được lợi lạc, còn được vãng sanh hay không là tùy theo phước phần của chúng.
Đây mới thực là thương yêu đúng nhất vậy. Xin đừng chao đảo tinh thần bởi những
lý luận của người thế gian.
Diệu Âm
Hỏi số 33:
Cách đây một tuần, LH có
gửi mail, hỏi ý kiến của Sư huynh để hộ niệm cho bác Nguyễn Thị Hùng, 92 tuổi,
mẹ nuôi của LH. bác này đã tu tập cả đời Bác, nhưng từ ba năm nay, trở bệnh
nặng, nhất là từ ba tháng nay, Bác không tự đi đứng được nửa, ăn thì vẩn ăn
được, nhưng lúc nào củng có vẻ mệt mỏi, khi LH đến tụng kinh cho Bác nghe, phải
lay Bác để bác tỉnh ngủ, nhưng nhiều khi mở mắt ra, thì củng nhắm lại ngay,
hình như là bác mêt mỏi, không thiết gì nửa...LH thương Bác lắm, tự hỏi, nếu
bác ra đi, mà tâm không nhớ Phật thì công trình tu tâp của bác củng như không
sao Sư Huynh?
Mổi ngày, LH tụng cho bác nghe kinh Vô Lượng Thọ, từ phẩm 32 đến phẩm 37, sau
đó 3 chuổi NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, Theo Sư Huynh, LH tiếp tục như vậy, hay tụng
kinh khác???
Mổi lần đến, LH ngồi bên giường bác, gỏ mỏ, đánh chuông, lâu lâu sờ mặt Bác,
nhăc bác nhớ Phât, có ngày LH hỏi bác nghe không thì Bác nói có, vậy là bác
không phải hôn mê đâu, làm như bác không thiết gì nửa, nên cứ nhắm mắt hoài...
lần nửa làm rộn Sư Huynh, nhưng LH lo quá, các con bác đều lai Tây, anh chị ấy
không biết gì hết về tống táng, nên tứ lâu lắm rồi, bác đã dặn dò LH mời Thày
nào cho Bác,v...v...tháng 3 này LH đi qua Úc thăm má LH ở Perth, đến 15/04 mối
về, Lh sợ không biết có trể quá khong?
Xin cám ơn Sư Huynh trước NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Trả lời:
Người già như trái chín
cây, hãy mau mau lo liệu chớ nên lơ là!
Thế gian người thọ đến trên 90 cũng đã quá cao, bao nhiêu khổ cực của cuộc đời
này cũng đã quá đủ rồi. Mau mau hãy chán chê nó đi để quyết định cho tương lai!
Điểm đầu tiên là người đã tu tập suốt đời, nhưng sau cùng cũng không thoát khỏi
nghiệp chướng báo hại. Đây là một bài học thích đáng cho mọi người.
Tu thì tạo phước lành, phước lớn thì được hưởng phước. Phước này nếu có thì
hưởng được phước báu nhân thiên. Không tu thì tạo nghiệp xấu. Nghiệp xấu này
gây chướng ngại cho đường giải thoát.
Nhưng so sánh ra, một người trong thời mạt pháp này có nghiệp xấu ác nhiều lắm.
Chính vì thế, dù có tu nhiều nhưng phước lành cũng khó đè bẹp nghiệp xấu. Hơn
nữa, việc tu hành đời này chưa đủ duyên để kết thành quả tốt để hưởng, trong
khi đó coi chừng nghiệp nhân trong quá khứ đã hợp được duyên mà phát sinh ra,
dẫn vào các đường xấu ác để thọ khổ.
Chính vì vậy, tu hành phải biết cách tu mới có cơ hội giải thoát cảnh tử sanh.
Nếu sơ ý, sẽ mãi mãi lần quần trong cảnh luân hồi đau khổ. Tệ hơn nữa, nếu rơi
vào tam ác đạo thì sự đau khổ này làm sao diễn tả cho nên lời!
Vậy thì tu cách nào đây? Câu hỏi của cô Liên Hương thật là hay: nếu bác ra đi,
mà tâm không nhớ Phật thì công trình tu tập của bác cũng như không sao?
Muốn nhớ Phật thì ngày ngày phải niệm Phật, niệm mãi, niệm mãi. Cứ A-di-đà Phật
mà niệm, niệm thành thói quen, không cần tìm hiểu gì thêm nữa, thì cuối cùng sẽ
nhớ Phật thôi.
Nhất định đừng rời câu Phật hiệu "A-di-đà Phật" nhé.
Một ý niệm cuối cùng quyết định đời kiếp tương lai. Tu suốt đời nhưng không xác
lập rõ đường đi, nẻo về, cứ loay hoay trong nghiệp nhân quả báo thì sau cùng
cũng tùng theo nghiệp nhân quả báo mà thọ sanh, nghiệp nào mạnh nó lôi mình đi.
Đi theo nghiệp thì làm sao thoát được nghiệp để vượt tam giới, thoát tử sanh?
Phải xác định đường đi điểm về ngay bây giờ đi, chứ không phải chờ đến lúc sắp
chết rồi mới tính. Coi chừng quá trễ đó, ân hận cũng thành thừa!
Tu thiện thì tạo nghiệp thiện, nhưng đừng quên điều này, là nghiệp chướng của
chúng sanh thời này đã quá nặng, căn cơ đã quá thấp, trí huệ bị che lấp, v.v...
Trí huệ đã bị che lấp nên thường mê mờ, nhiều vọng niệm, vọng tưởng sai lầm
khởi phát ra, hướng dẫn tới những hướng đi sai lầm!.... Chính vì thế, dù có
đang tu tập vẫn có thể thường tạo nên nghiệp nhân xấu ác như thường!
Môt chứng minh cụ thể, là có người tu hành suốt cả đời nhưng sau cùng ngày ra
đi vẫn bị mê man bất tỉnh, xuôi tay buông thần thức trôi theo dòng nhiệp lực.
Tại sao vậy? Nghiệp chướng nặng.
Nếu không bị mê man bất tỉnh, thì chính họ nhiều lúc cũng không biết điểm về là
đâu, đường nào giải thoát, đường nào luân hồi!... Chắc khó tránh khỏi những cạm
bẫy hiểm nghèo của oán thân trái chủ!
Tại sao vậy? Sát sanh hại vật nhiều quá, ma chướng nhiếu quá.
Như vậy, dù có tu cũng chưa chắc thoát nạn! Tu nhiều có phước, nhưng có phước
mà không biết đường giải thoát, thì nhiều lắm cũng hưởng một chút phước hữu lậu
nhân thiên nào đó ở đời sau, vẫn còn trong cảnh lục đạo luân hồi, chưa thoát
được đại nạn!
Tu hành mà cứ nhắm đến những cảnh giới trong sáu đường sanh tử thì thật sự còn
quá sơ sót vậy!
Lý luận hay, kiến thức giỏi... không phải là ngộ đạo đâu. Vin vào đó coi chừng
chúng sẽ là những mảnh ván kiên có kết thành cái hòm thật chắc, gói trọn huệ
mạng của mình, chôn vùi trong cảnh sanh tử khổ đau vạn kiếp đó!
Phải huân tu câu A-di-đà Phật, đó là đường đi. Phải phát nguyện vãng sanh hằng
ngày,đó là điểm về. Phải xác định rõ ràng đường đi, điểm về thì ngày mãn phần
đâu sợ gì lạc đường nữa?
Phải lo trước, đừng để tới đường cùng rồi mới tính. Không có phép mầu nào đặc
biệt dành cho ta đâu..
Trở lại tình trạng của cụ.
Đây có lẽ là bệnh già, Cụ sẽ yếu dần yếu dần để chờ chết. Sự mệt mỏi là sự
đương nhiên, không cần ngại.
Hãy lựa lúc nào cụ thức dậy, tỉnh táo nhất, không ngủ để hộ niệm. Lúc cụ ngủ
thì cần có người bên cạnh niệm Phật, nếu cụ tỉnh lại thì lợi dụng lúc đó mà vui
vẻ khuyến tấn, nhắc nhở, khuyên cụ mau mau buông xả tất cả, thành tâm niệm Phật
cầu vãng sanh Tây-phương cực lạc.
Hãy nói rõ với cụ, đến giờ phút này, nếu không chịu niệm A-di-đà Phật, thì nhất
định không còn lối thoát an toàn. A-di-đà Phật phát 48 đại nguyện độ tất cả
chúng sanh, trong đó chắc chắn có cụ. Cụ tin tưởng niệm Phật cầu vãng sanh thì
được vãng sanh. Vãng sanh thì thành đạo, sẽ sung sướng. Nhất định không bị
chết.
Nếu cụ Không tin tưởng, không chịu niệm Phật, không muốn vãng sanh thì chắc
chắn sẽ bị chết. Không ai cứu được. Chết thì bị đọa lạc! Ngàn vạn kiếp bị khổ
đau! Dễ sợ lắm!
Chính cụ phải tự niệm Phật, tự phát nguyện vãng sanh.. Không ai ép buộc cụ
được.. Chúng ta chỉ khuyên, dùng nhiều tâm lý khuyên nhắc. Đừng làm điều gì gây
phiền não cụ. Chúng ta tận sức, nhưng phải biết tùy duyên.
Không nên nôn nóng, hấp tấp. Ví dụ, vì gấp muốn cụ niệm Phật mà cứ mãi đánh
thức cụ dậy sẽ không tốt, vì nên nhớ cụ đang yếu đuối, đang mệt lã người. Nếu
sơ ý cứ bắt cụ thức dậy để niệm Phật thì làm cho cụ bực mình, tự ái, bất cần,
phiền não... Không tốt!
Tìm một cái máy niệm Phật để bên cạnh để cụ được nghe thường xuyên câu Phật
hiệu để nhập dần vào tâm.
Hãy tìm người biết hộ niệm đến niệm A-di-đà Phật mà hộ niệm cho cụ. BHN họ biết
cách khai thị, khuyến khích, hướng dẫn. Trong giai đoạn này, tổ chức từng đợt
niệm Phật bên cụ, khuyên cụ niệm Phật cầu sanh Tịnh độ là tốt nhứt. Hãy xem kỹ
những video hộ niệm vãng sanh để học cách khai thị, hướng dẫn, chăm sóc người
bệnh vãng sanh.
Nếu chưa từng hộ niệm qua thì tìm xem những cuộc nói chuyện về HN của Diệu Âm.
Diệu Âm chỉ có một đề tài duy nhất là "Niệm Phật - Hộ Niệm - Vãng
Sanh", nói đi, nói lại, nói tất cả những gì cần thiết liên quan đến việc
HN. Xin xem qua để tìm hiểu thêm.
Người HN phải có khả năng khai thị. Tổng quát, cần phải vui vẻ, tin tưởng, nói
năng phải thoãi mái... Nói chung luôn luôn có trạng thái tích cực, trực tiếp,
đơn giản, hết lòng nâng đỡ, động viên tinh thần người bệnh vươn lên, làm cho
người bệnh không sợ chết, coi cái chết nhẹ nhàng, hơn nữa coi việc xả bỏ báo
thân này là cơ hội tốt để giải thoát, để được sớm vãng sanh về với A-di-đà
Phật.
Khai thị là nói thẳng trọng tâm, gỡ rối tại chỗ, khuyên buông xả để niệm Phật
chứ không phải thuyết giảng đạo lý... Nhất định đừng dùng đến những danh từ khó
hiểu, hay những thuật ngữ cao siêu mà gây loạn tâm người bệnh.
Đừng có những lời nói, cử chỉ, hành động nào u sầu, buồn thảm, tức bực, lo
lắng, rơi lệ, vừa nói vừa khóc, không cần những câu chúc đẩy đưa, không cần
những lời thăm bệnh: nóng lạnh, cầu may, hỏi chuyện Bác sĩ, không cần tìm thuốc
thang chữa cầu may, v.v... vì những điều này, nếu sơ ý đưa ra sẽ tạo sự quyến
luyến, tiêu cực, sợ chết, tham chấp thân mạng... sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm
lý bệnh nhân.
Người thân nhân thường xuyên lạy Phật cầu xin Tam Bảo gia trì, cầu sám hối thay
cho người bệnh. Nên thường phóng sanh để hồi hướng công đức cho cụ được giải
hiều ách nạn mà vãng sanh.
Tụng kinh, tụng chú đều tốt, nhưng không tốt bằng mời các nhóm họ niệm đến
khuyên giải và hộ niệm cho Cụ. Hộ niệm là khuyên giải người bệnh mạnh dạn buông
xả tất cả để niệm Phật cầu vãng sanh, chứ không phải chờ chết rồi đến tụng kinh
cầu siêu.
Nếu không có BHN, thì người trong gia đình nên chia phiên nhau vừa chăm sóc vừa
niệm Phật với cụ. Mỗi lần có được hoặc một, hoặc hai, hoặc ba... người đều có
thể HN được.
Người bệnh phải tin tưởng, phát nguyện tha thiết, niệm Phật thành tâm, đây là
điều tiên quyết. Nếu người trong gia đình tin tưởng, quyết lòng hỗ trợ, cộng
với có sự hộ niệm tốt, thì 90% có thể cụ được vãng sanh, ra đi thoại tướng sẽ
tốt đẹp bất khả tư nghì!
Hãy tin tưởng thật vững chắc vào câu Phật hiệu A-di-đà, tin vào đại nguyện của
đức Di-đà mà cứu cụ. Nhất là phải tìm mọi cách khuyên nhắc cụ tin tưởng vào sự
cứu độ của A-di-đà Phật, buông xả tất cả để tha thiết cầu vãng sanh, cố gắng
dành hết thời gian niệm câu Phật hiệu A-di-đà. Được vậy là cơ hội cho LH cứu độ
người mẹ nuôi rồi đó.
Nếu không tin, không chịu làm theo thì Diệu Âm này không biết cách nào khác
hơn!
Ở Perth, hãy liên lạc với Niệm Phật Đường Liên Hoa, Đt: (08) 9248 1278 (nhà);
hoặc: 0413 072 924 (Mobile), liên lạc với anh Hạp, mời họ tới HN.
Chúc Cụ sớm thoát nạn sanh tử
Diệu Âm
Hỏi số 34:
Em nghe mẹ em kể anh
Diệu Âm có tiếp xúc với người chị bà con bi bệnh Ung thư, nhờ thành tâm niệm
Phật nên bệnh đã lui. Nhưng lai nghe anh Diệu Âm dặn rằng khi nào chuẩn bị Vãng
sanh, hãy báo cho anh biết để anh tổ chức Hộ niệm từ xa. Tụi em có thể làm gì
để giúp đỡ chị ấy được chắc phần Vãng sanh?
Trả lời:
Chuyến về VN 11/08, Diệu
Âm đã tiếp xúc được người chị bị bệnh ung thư mà được hết bệnh của Bác sĩ. Thật
là vui! Chị đó rất vui mừng khi gặp Diệu Âm, và nói chuyện rất nhiều về bệnh
tình của chị. Chị bây giờ rất giác ngộ đường tu hành, tin tưởng Phật pháp rất
cao, rất thành tâm niệm Phật, Diệu Âm xin kể sơ lại một đoạn nói chuyện cho Bs
nghe. Diệu Âm hỏi:
- Chị bị ung thư và bây giờ hết rồi hã? - Dạ.
- Chị niệm Phật bao lâu? - Dạ khoảng 7 tháng.
- Bây giờ Chị vui lắm phải không? - Dạ rất vui.
- Chị tin Phật pháp chưa? - Em tin tuyệt đối, em quyết định niệm Phật cầu vãng
sanh Tây phương.
- Bây giờ Chị có còn sợ chết nữa không? - Em không sợ chết, mà em cón muốn vãng
sanh sớm nữa, ở đây làm chi cho khổ. Ngày nào còn sống em niệm Phật, ngày ra đi
em theo A-di-đà Phật về Tây phương.
- .........
- Nhớ nghen, trước khi vãng sanh, nếu có thể thì chị nên cho tôi hay với, tôi
sẽ cố gắng giúp chị bằng cách giới thiệu hoặc mời những ban hộ niệm họ tới hộ
niệm cho chị. Phải cẩn thận hộ niệm mới vững tâm. - Dạ........
Câu chuyện là như vậy. Chứ tôi không có nói rằng, báo cho tôi biết để tôi tổ
chức hộ niệm từ xa đâu.
HN cho người bệnh vãng sanh cần phải ở bên cạnh bệnh nhân, khai thị, hướng dẫn,
hóa gỡ chướng nạn nếu có, và niệm Phật thành tiếng để hỗ trợ cho họ mới được,
chứ ở xa thì nhiều lắm là chỉ hồi hướng công đức mà thôi.
Trên thực tế, đã nhiều lần Diệu Âm được các BHN, hoặc thân nhân ở xa, điện
thoại tới nhờ Diệu Âm nhắc nhở hướng dẫn, khuyên giải cho bệnh nhân qua điện
thoại thì có. Đây chẳng qua vì sự nể nang, tin tưởng hoặc tình cảm mà thôi. Vì
để góp sức cứu người, tôi cũng không câu nệ, và thường vui vẻ để góp công hùn
phước tạo thêm tín tâm cho người bệnh vững tâm niệm Phật hầu được vãng sanh.
Đây là đòn tâm lý, chứ chính Diệu Âm này không có khả năng đặc biệt nào cả, Xin
Bs đừng hiểu lầm.
Người chị bị bệnh ung thư tới giai đoạn chót nằm chờ chết. Chị biết buông xả,
phát lòng niệm Phật cầu vãng sanh và được hết bệnh, thực ra chính là vì mạng số
của người chị chưa hết. Giả như chị không niệm Phật thì đến nay chị cũng chưa
chết, nhưng chị bị đau đớn đến mê man bất tỉnh, xỉu lên xỉu xuống trên giường.
Chị phải chịu cảnh khổ này qua nhiều năm tháng. Cái khổ nạn nói sao cho xuể!
Thế nhưng nhờ chị thành tâm niệm Phật, quyết buông hết để cầu vãng sanh. Do chị
làm đúng theo pháp niệm Phật nên nghiệp bệnh của chị tự nhiên thuyên giảm.
Trong pháp hộ niệm vãng sanh, chư Tổ trong Tịnh tông thường nói rằng, thành tâm
niệm Phật cầu vãng sanh, nếu thân mạng chưa hết thì tự nhiên hết bệnh. Nếu thân
mệnh đã mãn thì được Đức Di Đà phóng quang tiến dẫn vãng sanh.
Hiện tượng hết bệnh của người chị của Bs chứng minh rõ ràng việc này. Trong một
thời gian ngắn ngủi nói chuyện với chị, Diệu Âm giải thích thêm về hiện tượng
này cho chị hiểu rằng, chị hết bệnh là do lòng chí thành niệm Phật mà được Phật
lực gia trì. Thay vì chị phải tiếp tục bị đau đớn, thì giờ đây chị được thoải
mái để niệm Phật. Tôi khuyên chị hãy vững tâm niệm Phật cho đến ngày mãn cuộc
đời.
Chị có hứa sẽ quyết tâm niệm Phật cầu vãng sanh.
Trường hợp của chị, khi phần số mãn thì có thể bịnh sẽ tái phát và theo dịp đó
chị vãng sanh luôn. Rất nhiều trường hợp buông xả niệm Phật cầu vãng sanh mà
hết bệnh, có người hết bệnh 1 năm rồi tái phát để vãng sanh, có người 2 năm, 3
năm, 4 năm v.v... và đã có người niệm Phật hết bệnh luôn, hơn 15 năm qua vẫn
đang còn sống, (ví dụ như ông Lý Mộc Nguyên ở Singapore, đến nay vẫn còn sống).
Câu Phật hiệu nhiệm mầu bất khả tư nghị. Mong cho ai biết được những tin tức
này, phát khởi tín tâm vững mạnh, thành tâm niệm Phật. Thành tâm thì sẽ có cảm
ứng. Chớ nên nghi ngờ.
Cái mạng này, sống chết đã có số phần. Người thành tâm niệm Phật có thể cải đổi
mạng số. Đổi cái thân nghiệp báo thành cái thân nguyện lực. Đừng chấp vào cái
túi thịt này mà bị chết, bị khổ ải trăm bề. Hãy phát tâm cứu độ chúng sanh vãng
sanh Tây-phương Cực lạc thì cái thân này trở thành thân nguyện lực vậy.
Bây giờ, có thể làm gì để giúp đỡ chị ấy được chắc phần Vãng sanh?
Cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho chị niệm Phật. Nếu có thể Bs nên giúp cho
chị một NPĐ nho nhỏ, ví dụ sửa sang một căn phòng nhỏ, gọn gàng, sáng sủa trang
nghiêm để giúp chị có chỗ niệm Phật an ổn và nhân tiện chị có thể hướng dẫn gia
đình và vài người trong làng cùng niệm Phật. Chính nhóm nhỏ người này sẽ là Ban
hộ niệm giúp chị vững vàng vãng sanh, và giúp người khác trong làng khi lâm
chung được vãng sanh Cực lạc.
Công đức vô lượng,
A-di-đà Phật
Hỏi số 35:
... Thật rất tiếc KN đã
không có phước để biết anh sớm hơn, vì khoảng đầu tháng 8/2005 Ba KN & KN
cùng với ... có đi một vòng thăm vài trại mồ côi quanh Sài Gòn mà lại không
nghe ... nói gì về kinh nghiệm của vấn đề trợ niệm, sau đó không lâu thì Ba KN
mất và tụi KN lại 1 lần nữa lỡ 1 việc làm nghiêm trọng này, để đến bây giờ luôn
mang trong lòng tội bất hiế'u & nỗi ân hận dày vò đến rướm máu!
... Nên last month, khi nghe được cuốn "Khuyên người niệm Phật" của
anh, gia đình KN buồn lắm, mấy đứa em KN in ra rất nhiều đem đưa hết cho các
thầy và các sư cô nhiều chùa rồi nhắc tất cả phải nghe cho kỹ để còn làm đúng
như vậy hầu mang lại lợi ích cho người mất. Ngay cả thầy ... cũng đang xin một
số CD này.
Hầu hết ở đâu ... cũng vậy, khi Má KN mất KN đi ... xin một lời khuyên là KN và
gia đình nên làm gì để người mất được lợi ích thì 2/3 khuyên đọc kinh Địa Tạng,
1/3 khuyên đọc Kinh A Di Đà. Duy nhất "spirit" của Má KN là khuyên
tụi KN niệm A Di Đà Phật và ... khuyên nên phóng sanh và làm lễ trai tăng để
hồi hướng.
KN có nói với chị QThiện KN muốn tham dự vào Đạo Tràng của chị QThiện & KN
đang sắp xếp thời gian.
Trả lời:
Một người trong một đời
này có phước phần được hộ niệm lúc lâm chung không phải là sự ngẫu nhiên, mà do
cái nhân lành tu được trong nhiều đời liếp trước. Cho nên, được vãng sanh suy
cho cùng cũng đều có nhân quả.
Chúng ta đều dựa vào nhân và duyên của một người mà giúp họ hưởng cái quả báo
tốt đẹp mà thôi.
Tin được pháp môn niệm Phật khó lắm! Một người khi gặp pháp niệm Phật cầu vãng
sanh Tịnh độ mà không tin là chuyện thường. Vì con người trong thời này rất
thiếu thiện căn. Chính vì thiếu thiện căn đã xui khiến họ nghi ngờ pháp Phật,
không chịu nương theo lời Phật dạy.. Ngược lại, những sự lý luận thường tình
của người thế gian lại hấp dẫn họ. Ví dụ: có người nói rằng, sống mà không lo
chuyện thực tế, lại cứ nghĩ đến chuyện hão huyền trong tương lai làm chi? Hoặc,
nếu có Tây phương thì Chư Phật còn phải tu vô lượng kiếp mới về tới đó để thành
đạo quả thì đâu có lý do gì một phàm phu niệm Phật một đời mà có khả năng mơ
tới, v.v.. và v.v...
Không tin vào câu Phật hiệu là do thiếu thiện căn. Thiếu thiện căn thì dù tu
tập có hay cách nào đi nữa nhiều khi vẫn chỉ lòng vòng trong những thứ phước
báu hữu lậu, giả tạm của thế gian, chứ khó có thể thoát vòng sanh tử trong đời
này.
Người thiếu thiện căn cho thế giới Tây phương là hão huyền, nhưng không ngờ
chính họ đang bám vào những điều quá hão huyền để tiếp tục chịu sự huyễn mộng
vô thường đắng cay! Đây chỉ vì mê mà mất cơ hội giải thoát vậy!
Điều con người đang nghĩ đang thấy là quá giả tạm mà ít ai ngộ ra! Khi chết đi
rồi tự họ sẽ biết thế nào là thực tế, nhìn nấm mồ hoang lạnh trong nghĩa điạ
mới biết thế nào là huyễn mộng. Người mê muội mới nghĩ rằng chết là hết. Người
giác ngộ phải hiểu rõ rằng cái xác thì rã nát dưới ba tấc đất, nhưng chính con
người đó đang bị thảm nạn khổ đau trong các cảnh khổ nào đó chứ không phải hết!
Những cái mà hôm nay họ cho là thực tế, thì thực tế này chỉ là những thứ huyễn
mộng, vô thường! Bên cạnh, những điều Phật dạy thì họ lại cho là huyễn mộng, vô
thực, xa vời... thì cái xa vời ấy lại là rất thực tế mà họ phải chịu đựng qua
hàng vạn kiếp!
Cho nên, sự khác biệt chính ở chỗ mê hay ngộ! Mê cũng ở tại tâm, ngộ cũng ở tại
tâm, chứ không phải là những thứ hào nhoáng khoe ra ngoài!
Mong cho nhiều người sớm ngộ ra đạo lý giải thoát. Đừng để quá muộn màng! Tội
nghiệp lắm!
Vì nhiều người còn mê trong cái giả tạm nên không biết đường đi, thành ra Khánh
Ngọc mới " đi một vòng
... mà không nghe ai nói gì về kinh nghiệm của vấn đề trợ niệm, sau đó không
lâu thì Ba KN mất và tụi KN lại 1 lần nữa lỡ 1 việc làm nghiêm trọng này, để
đến bây giờ luôn mang trong lòng tội bất hiếu & nỗi ân hận dày vò đến rướm
máu!...", Nghe Khánh
Ngọc nói mà Diệu Âm cũng đành ngẹn ngào!...
Nhiều người tu học Phật mà không tin lời Phật, không truyền bá ý Phật. Ngược
lại cứ đi truyền bá những thừ tư tưởng, học thuật, kiến giải... của chính mình,
của thế gian. Thậm chí có người suốt cả một đời tu học theo Phật giáo mà không
hề hay biết những điều chính yếu của Phật dạy trong đạo giải thoát giác ngộ!
Đã có nhiều lần Diệu Âm nói chuyện về hộ niệm, khi nghe đến điều này, có người
đã ân hận, đã khóc nức nở, hoặc nghẹn ngào rơi lệ, ... Họ tâm sự như vầy:
- Tôi đã làm điều sai lầm với người thân của tôi rồi!
- Nếu như tôi nghe được những lời này sớm hơn 2 tháng thì tôi cứ được mẹ tôi
rồi;
- Tôi tu hành đến nay đã 40 - 50 năm... mà chưa từng nghe qua những điều hết
sức quan trọng này!...
- v.v... và v.v.
Thật là khổ cho chúng sanh!
Có người có phước báu thì thiếu thiện căn. Có người có thiện căn thì thiếu
phước báu.
Người có phước báu, thì đường tu trôi chảy, ít chướng ngại, rất dễ tu hành,
thuận lợi nhiều mặt. Khi tu được thì họ vội tưởng vậy là đầy đủ. Nhưng có ai
ngời rằng, có phước báu mà thiếu thiện căn thì đời này dễ tu phước, khó tu huệ.
Huệ không tu thì trí huệ khó phát sinh, mập mờ đường thành đạo.
Người có thiện căn thì trí huệ phát sinh, tin lời Phật dạy, biết đường giải
thoát trong một đời này. Nhưng có trí huệ, có thiện căn mà thiếu phước báu thì
đường tu cũng thường bị chướng ngại, nhiều sự cản trở, thành ra đường thành đạo
cũng có khó khăn.
Chính vì vậy nên chúng ta cần tu cả Phước lẫn Huệ mới tốt.
Vậy xin hỏi, làm sao có thiện căn? Trong kinh Phật dạy, "Tín năng trưởng dưỡng chư
thiện căn". Thiện căn ở
tại niềm tin. Có thiện căn thì tin lời Phật, tin lời Phật thì tăng trưởng thiện
căn. Hãy nhìn vào tín tâm mà biết được thiện căn của một người.
Làm sao tu phước báu? " Tín
vi đạo nguyên công đức mẫu". Công đức phước báu nằm ngay ở lòng tin.
Người nào cho rằng mình không đủ phước báu, thì hãy nuôi dưỡng niềm tin vào
pháp niệm Phật thì tự nhiên phước báu sẽ tăng trưởng. Phước tăng thì thiện căn
cũng tăng theo, "Phước
chí,Tâm linh". (Thành
tâm tu phước thiện, thì tâm hồn cũng linh thông). Như vậy chính niềm tin là
nguồn gốc tạo thiện căn và phước báu. Người có niềm tin rồi thì nhờ đó mà được
tăng trưởng thiện căn và phước báu lên.
Khi nhìn những hiện tượng xả bỏ báo thân, chúng ta có thể nhận thức khá rõ
ràng.
Một người dù ít tu hành, nhưng cuối đời phát tâm tin tưởng vững vàng vào pháp
niệm Phật và trì giữ câu Phật hiệu mà niệm là nhờ nhiều thiện căn kết tụ lại mà
có. Người cuối đời được cơ duyên gặp thiện trí thức nhắc nhở, khai thị, hộ
niệm, họ niệm Phật mà vãng sanh là nhờ có phước báu trong nhiều đời kiếp trước
tu được đưa đẩy đến.
Thiện căn nhiều thì tin tưởng mạnh. Phước báu lớn thì lúc xả bỏ báo thân hưởng
được nhiều sự an nhiên, bớt phần đau khổ. Người đủ cả thiện căn và phước đức
thì ra đì an nhiên và được vãng sanh một đời viên mãn giải thoát.
Còn nhiều người tu hành tự thấy mình giỏi, vội tự mãn với những chứng đắc(?)
của mình, không tin vào pháp niệm Phật... sau cùng thường bị mờ mịt, không biết
tương lai sẽ như thế nào?!
Nói như vậy hoàn toàn không có nghĩa là người lười biếng cũng được vãng sanh.
Xin đừng ỷ lại rằng mình có nhiều thiện căn phước đức mà coi chừng bị vướng
phải chông gai.
Người cẩn thận tu phước tu thiện sẽ dễ tạo nên cái duyên thù thắng để sau cùng
có cơ hội được hộ niệm, niệm được câu Phật hiệu vãng sanh Cực lạc.
Tuy nhiên, cũng nên nhớ điều này, người chết được an lành mà không biết đường
vãng sanh thì nhờ hưởng phước mà được thiện chung đó thôi, họ vẫn thường phải
đầu thai lại trong sáu nẻo luân hồi, chưa có phần giải thoát! Cho nên, chết an
lành không hẳn là được đắc đạo hay được vãng sanh. Rất nhiều người đã hiểu lầm
điều này!
Người có thiện căn, nhưng nếu thiếu phước báu thì khi xả bỏ báo thân khó được
an nhiên, có thể họ chịu nhiều đau đớn. Nhưng nếu họ được hộ niệm cẩn thận, ý
chí kiên định niệm phật cầu vãng sanh, thì họ cũng có cơ may vãng sanh. Hộ niệm
thật sự là đại cứu tinh vậy.
Nhiều người lý luận rằng, một vị nào đó đã tu hành khổ cực suốt đời mà chưa
được vãng sanh Tây Phương, thì làm sao một người bình thường chỉ cần được hộ
niệm mà có thể vãng sanh? Đây là vì người đó chỉ nhìn thấy Nhân-Quả hạn hẹp
riêng trong một đời này, chứ chưa hiểu rằng "Nhân
quả thông ba đời".
Ba đời là quá khứ, hiện tại, vị lai. Quá khứ là vô lượng kiếp trong quá khứ,
hiện tại là đời này, tương lai là vô lượng kiếp trong tương lai.
Quả báo tùy theo cái duyên mà có thể là hiện báo, sanh báo, hay hậu báo. Hiện
báo, hay còn gọi là "Hoa báo", là nhân đời này hưởng quả trong đời
này. Sanh báo là nhân đời này hưởng quả trong khoảng 1,2,3 đời sau. Hậu báo là
quả báo hưởng được từ cái nhân trong nhiều đời nhiều kiếp quá khứ.
Người niệm Phật vãng sanh không ngoài ba cái nhân quả này. Hơn thế nữa, được
Phật lực gia trì nên thành tựu nhanh chóng, viên mãn.
Vì nhờ cái nhân trong vô lượng kiếp trong quá khứ mà hiện tại họ hưởng cái quả
giác ngộ giải thoát này mà thành đạo, để tương lai vô chung họ đi cứu độ chúng
sanh. Lúc đó họ mới biết rõ thế nào là tu hành trong vô lượng kiếp.
Người thiếu cái nhân lành trong quá khứ thì thường mất phần giải thoát trong
đời này, để tương lai bị trầm luân trong sáu đường sanh tử. Đây là trường hợp
một chúng sanh mãi mãi không bao giờ biết được quá khứ của họ là sao?
Nhiều người tu hành mà thiếu mất niềm tin vào lời Phật dạy, làm cho thiện căn
phước báu trong nhiều đời kiếp không kết tụ lại được. mặc dầu, đôi khi họ đã có
rồi. Đây là vì hoặc vô tình hoặc mê muội, hoặc bị ma chướng gạt, làm họ lãng
phí mất thiện căn phước đức của họ để tương lai đành tiếp tục trôi lăn trong
sáu đường đau khổ!
Tất cả ở tại niềm tin. Tin tưởng vững chắc thì có cái điểm hội tụ tất cả thiệu
căn phước đức trong vô lượng kiếp để làm cái nhân vãng sanh Tây phương cực lạc
trong đời này vậy.
Tất cả đều do tâm tạo. Cực lạc hay đọa lạc ở ngay tại tâm. Ngài Trung Phong
quốc sư nói, A-di-đà Phật là tâm ta, tâm ta là A-di-đà Phật. Cực lạc là đây,
đây là cực lạc thế giới, chính là đạo lý này.
Nhiều người luận giải đạo lý duy tâm quá siêu hình, quá triết lý, quá cao siêu,
quá bóng bẫy... làm cho chúng sanh mê mẫn vào lý luận đó. Nhưng khổ thay, càng
mê muội thì càng mờ mịt, càng mờ mịt thì càng mông lung, càng mông lung thì
không có hướng đi nhất định, không biết đâu để nương tựa! Đến khi chết họ tiếp
tục cảnh mông lung đó mà đành phải tùng nghiệp thọ nạn.
Người không biết phương pháp hộ niệm, khi đối diện với người lâm chung thì họ
chẳng biết gì để khuyên, chẳng biết đâu để hướng dẫn?! Thôi thì đành chờ người
đó thọ nạn trước rồi tính sau?! Đau khổ thay! Mỗi lần thọ nạn thì một chúng
sanh phải chịu nạn vạn kiếp khổ đau! Thật quá tội nghiệp!
Chính vì vậy, người biết đạo phải lo tự cứu lấy mình, chớ nên sơ ý nương nhờ
vào ai mà phải ân hận vạn kiếp. Tất cả đại lý giải thoát đã được Phật dạy rõ
ràng minh bạch. Trong kinh điển, Phật dạy chúng sanh trong thời mạt pháp này
hãy quay về niệm Phật để thoát luân hồi. Người niệm Phật quyết cầu vãng sanh
Tịnh độ thì được vãng sanh thành đạo Vô thượng. Đây là tất cả những gì tha
thiết nhất của đức Thế Tôn đã để lại cho chúng sanh.
Nghĩa là, Niệm Phật cầu vãng sanh Cực lạc chính là chỗ nương tựa vững chắc cho
chúng ta vậy.
Hỏi số 36:
Làm sao giảng giải,
khuyên răn cho chồng con và mẹ chồng cùng niệm A Di Đà Phật? Vì họ là người Mỹ.
Trả lời:
Thật khó khăn lắm đấy!
Người Mỹ họ sống theo hiện thực, thích về những gì cụ thể trước mắt, ít khi
chấp nhận những hiện tượng xa vời..
Sống lên trong môi trường khoa học vật chất cao, hưởng thụ nền khoa học vật
chất, văn học hiện thực, họ rất khó cảm ứng đến những chuyện sanh tử luân hồi,
nhân quả báo ứng, thế giới mông huân, vãng sanh Tây Phương, v.v... Thành ra rất
khó giúp họ khai ngộ.
Thôi thì, nếu đaọ hữu có tâm cứu giúp họ thì khi làm được chút công đúc nào thì
âm thầm hồi hướng cho họ cầu cho họ được cơ duyên tỉnh ngộ đạo pháp.
Về phương tiện thì nên tìm cơ hội gieo duyên lành. Ví dụ, khi có đi phóng sanh
thì nên rủ họ đi theo coi chơi cho vui. Nếu người có căn nhiều khi nhìn thấy
mình phóng sanh lợi vật có thể làm họ khơi dậy tâm từ bi... Khi đi chùa thì rủ
họ theo...
Đặc biệt, nếu có dịp niệm Phật, nhất là hộ
niệm thì mời họ đi theo và
khuyên họ thành tâm cầu nguyện cho người bệnh. Họ muốn cầu gì đó thì cầu, còn
mình thì giảng giải cho họ biết rằng mình cầu Phật A-di-đà (Amita Buddha) tiếp
dẫn người bệnh sau khi chết được về Tây phương (Western Pureland). Khuyên họ
bắt chước niệm theo âm: "A-di-đà Phật", có thể một ngày nào đó sẽ cảm
ứng.
Khi có người vãng sanh thì giảng sự vãng sanh cho họ nghe, kèm theo video để
làm chứng cho sự ra đi tuyệt vời này(!), khác với cách chết khác. Đây là nhờ sự
cứu độ của Phật A-di-đà. Dẫn dụ dần dần thử coi, chứ có cách nào khác hơn.
Một điều chú ý khác, người Âu Mỹ thường thích ngồi thiền hơn là niệm Phật, vì
hầu hết họ thấy rằng ngồi thiền có thể giúp ích cho sức khỏe, giúp giảm bớt
những sự căng thẳng trong đầu, làm tâm an nhàn một chút, hoặc dễ thấy được một
vài điều kỳ lạ nào đó. Còn chuyện vãng sanh thì xa vời quá, lâu quá, đợi đến lúc
chết mới đi vãng sanh, ít ai đủ kiên nhẫn chờ, v.v...
Hơn nữa, có thể còn ham sống sợ chết! Chờ chết làm chi? Biết bao giờ chết đây?
Kiếm vài điều hay hay trước không hơn sao. Hồi giờ có thấy ai chết mà vãng sanh
đâu? v.v...
Cũng có thể, nhiều người Mỹ hiểu lầm vãng sanh giống như sanh lên cõi
"Trên", cõi Trời, cõi thần... chứ không phân biệt rõ các cảnh giới
như người học Phật Á Châu. Họ cứ tưởng Phật A-di-đà giống như một vị thần linh
nào đó, như các tôn giáo khác thường nhắc đến chứ có gì đâu đặc biệt. Mỗi nơi
kêu một tên khác, vậy thôi.
Điều khó khăn khác, giảng về Phật pháp phải có đủ từ ngữ, hầu hết người VN nói
tiếng Mỹ không cách nào nói sâu sắc được. Cho nên, bảo giúp một người Mỹ hiểu
Phật pháp rất khó vậy.
Trong kinh Phật dạy, thế trí biện thông là một ách nạn cho người học Phật.
Người Mỹ đầu óc thực tế, lại có nền khoa học kỹ thuật cao, cho nên tâm của khó
có thể chuyển hướng về đường tâm linh cao được. Cũng có một số người Mỹ tu học
Phật, nhưng cách tu học của họ khác với người học Phật chân chánh. Ở họ có thể
thiên về: "Khoa học Phật
giáo", hoặc là "Triết
lý Phật giáo".
Khoa học Phật giáo là người
nghiên cứu Phật giáo đã lường lọc kinh sách của Phật theo tấm kính khoa học.
Nghiã là, điều gì hợp với khoa học thì họ tuyên dương, không hợp với khoa học,
hoặc khoa học chứng minh không được thi họ loại bỏ. Đáng tiếc, khoa học là
nghiệm chứng, thuộc về vật chất vô thường. Phật pháp là tâm chứng về sự thật
của pháp giới. Hai điều khác nhau.
Loại này thường định nghĩa Phật giáo như một thứ đạo đức học, hay hội đoàn
thiện lành để khuyên người làm lành lánh ác, làm điều tốt để tạo nên mẫu người
thiện lương, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, thế thôi.
Triết lý Phật giáo thì
ngược lại, thuần về học thuật, tư tưởng, duy tâm, khai thác những tư tưởng
triết học có tính trừu tượng, cao siêu. Những hiện tượng như học thuyết, triết
học, văn thơ bóng bẫy, tư tưởng siêu vượt,... có thể đại diện cho phái này.
Ngoài ra có thể còn thêm một loại khác nữa là hạng nguời hiếu kỳ thích điều
huyến bí, ảo diệu, thần thông. Loại này thường nghiêng về dị đoan mê tín, thần
học, cầu phép thần kỳ đặc dị. Họ đã coi Phật giaó như một thứ quỷ thần đạo.
Tất cả những hình thức đó không thể gọi là Phật giáo chân chính được. Nói
chung, người hiểu Phật pháp theo đúng nghĩa của Phật pháp rất khó tìm ở người
Âu Mỹ.
Thôi thì cái gì cũng tùy duyên của chúng sanh.
Riêng cô Dung, một khi hiểu được sự vãng sanh là thực rồi thì tự mình phải lo
cho chính mình là điều quan trọng. Đừng nên thấy người khác không tin mình bỏ
đường giải thoát. Nếu tâm không kiên cố thì dễ bị thối lui. Lui tuốt tới chỗ
khổ nạn, đời kiếp tương lai rất khó có cơ hội gặp lại câu Phật hiệu để cầu
thành Phật đó..
Hỏi :
Khuyên Người Niệm Phật được dịch sang Tiếng Anh không? Để cho chúng sanh có thể
nghe và đọc mà hiểu ra chân lý của vũ trụ, sự thù thắng của Nam Mô A Di Đà Phật
Trả lời:
Điều này Diệu Âm đành bó tay, không thể tự giải quyết. Tất cả đều có duyên
phần. Nếu một mai nó có duyên với người Mỹ thì tự nhiên có ngưòi dịch ra tiếng
Anh. Còn khả năng của Diệu Âm không đủ sức làm việc này.
Sẵn đây, cũng xin báo tin rằng, đã có người đang tìm cách dịch ra tiếng Hoa
(Chinese), tiếng Đức (Germany). Diệu Âm thầm cầu nguyện chư Phật Bồ tát gia trì
cho công việc này để kết thêm chút duyên với họ.
Chúc Cô Dung vạn sự kiết tường như ý.
A-di-đà Phật
Hỏi số 37:
"Niệm Phật Không
gián đoạn", vì thế con cảm thấy lo lắng băn khoăn, bởi vì con vừa đi làm
vừa Niệm Phật, vậy làm sao mà Niệm Phật suốt ngày được? Như vậy là con bị
"Gián Đoạn" phải không...?
Trả lời:
Niệm Phật không gián
đoạn là niệm Phật liên tục, không nên có lúc niệm có lúc không niệm. Tuy nhiên,
xét cho cùng, thì vấn đề gián đoạn này nặng về Lý hơn là Sự.
Lý niệm gián đoạn chính là
người có tâm hồ nghi câu Phật hiệu, không tin rằng pháp môn niệm Phật có thể
cứu độ một chúng sanh phàm phu như mình được vãng sanh.
Người không tin vào pháp niệm Phật nên họ niệm lấy có, niệm giống như kiểu trả
bài, niệm để cầu xin một vài sự an lạc tạm bợ, cầu xin các thứ phước lành nhỏ
nhen nào đó, như cầu hanh thông phát tài, cầu buôn mau bán đắc, cầu gia đạo yên
vui, v.v... và v.v...
Niệm Phật như vậy về hình tướng nhìn thấy thì có niệm, nhưng thực tế thì không
niệm gì cả. Họ niệm Phật thì không chí tâm, không thành kính. Niệm Phật chưa
xong là họ đã chuẩn bị niệm cái gì khác, họ thích tu đủ kiểu, xen tạp nhiều
phương pháp, thấy cái gì hay hay cũng muốn nhào vào thử nghiệm, đụng đâu tu
đó... Nói chung, không có hướng đi nhất định.
Người không có hướng đi nhất định thành ra tâm hồn chao đảo, đường tu không chuyên,
hướng về mù mịt, thường chỉ nhắm vào những điểm gần gũi, tạm bợ, thích chạy
theo những thị hiếu giả tạm nào đó của thế gian, chứ không có chí nguyện vãng
sanh Tây phương Cực lạc, không có lý tưởng vượt thoát sanh tử luân hồi, không
tin tưởng một đời này có thể thành đạo vô thượng.
Người học Phật như vậy dù cho bề ngoài nhiều lúc thấy khá hay, nhưng kết quả
thường thường vẫn bị trôi lăn trong vòng sanh tử luân hồi, tiếp tục chịu đọa
lạc, khó có cơ hội được giải thoát.
Vì không có hướng nhất định để đi cho nên thường thay đổi cách tu hành, nay tu
cách này, mai tu cách khác. Nghe người ta nói cách nào cũng hay hết thôi thì
gôm hết. Đi không có đường nhất định, nên đường nào cũng đi, vô tình cứ đi lòng
vòng. Nhắm không có hướng nhất định, nên không có hướng đến, thành ra không
biết sẽ đến đâu!...
Vì tâm không định nên phải loạn cách tu. Tu không chuyên nhất nên nay niệm
Phật, mai không thèm niệm Phật mà niệm thứ khác... Đây chính là vấn đề "Gián đoạn" trong pháp niệm Phật.
Như vậy, gián đoạn chính là tâm không có chủ định. Vì không chủ định nên tâm
hồn lạc lòi, bơ vơ, phân vân, hồ nghi, chao đảo, thiếu lý tưởng. Nói theo kinh
Vô Lượng Thọ là " Tâm Bất
Định". Tâm bất định là tâm vô thường, khó có ngày khai ngộ. Người niệm
Phật mà tâm bất định, thì mặc dầu hình thức có tu giỏi cho mấy cũng bị vướng
vào tình trạng "Gián
đoạn". Lúc có gọi là
niệm, lúc không gọi là gián đoạn. Vậy gián đoạn suy cho cùng chính là cái tâm
đã chuyển hướng, tâm xen tạp. Nói cho gọn, là Lý
gián đoạn.
Sự gián đoạn là, người vì
chuyện làm ăn, buôn bán, bận bịu công vụ... không thể niệm Phật liên tục được.
Sự gián đoạn này là chuyện thường tình, ai cũng có, không ít thì nhiều. Chuyện
này có ảnh hưởng đến việc niệm Phật chứ không phải hoàn toàn không.
Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này thuộc về công phu tu tập, chứ không phải là chủ tâm
xen tạp. Công phu bị ảnh hưởng thì có thể tiến chậm, khó thành tựu đến chỗ niệm
Phật thành thục, niệm Phật thành phiến, niệm Phật nhất tâm bất loạn, chứ không
phải là tạo chủng tử xen tạp trong tâm.
Về vấn đề nhất tâm bất loạn, thì thành thật mà nói, thời mạt pháp này khó có
thể tìm đâu ra người đạt được cảnh giới này. Tuy nhiên, lâu lâu ta có nghe nói
rằng có người nào đó tự xưng là mình đã nhất tâm bất loạn thì có, còn thực chất
người đó có được"Nhất tâm bất loạn" hay không là chuyện hoàn toàn khác!
Vì nhất tâm bất loạn là cảnh giới chứng đắc tương đương với " Đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến
tánh" của Thiền tông, "Đại khai minh giải" của Giáo hạ, "Tam mật tương ưng" của Mật tông. Cảnh chứng đắc này đã phá
được Vô minh của hàng Bồ tát Pháp thân đại sĩ không phải là chuyện thường. Chư
vị Đại Tổ sư mà chưa dám tự xưng là chứng đắc, thì đâu có chuyện một người quá
hứng khởi tự vỗ ngực xưng tên mà được như vậy!
Cho nên, bận việc làm không thể niệm Phật liên tục thì lúc làm việc cứ làm
việc, sau đó hãy chọn giờ nào thuận tiện trong ngày để công phu, niệm Phật.
Hằng ngày công phu như vậy cũng được coi là liên tục. Nếu bữa nay niệm Phật,
mai tu cách khác, mốt trở lại niệm Phật, bữa kia không niệm Phật nữa lại niệm
chú, v.v... đây mới chính là niệm Phật gián đoạn. Vì chính cái tâm hồ nghi vào
pháp niệm Phật nên mới vay mượn đủ cách. Vay mượn là xen tạp, lúc xen tạp đó là
tâm không còn tin tưởng vào câu Phật hiệu, không còn tin lời Phật dạy, còn tha
thiết vãng sanh Tây phương. Nay muốn, mai không tức là gián đoạn vậy.
Tóm lại, nếu Tuấn một lòng tin tưởng, vững tâm niệm Phật, vẫn tha thiết cầu
vãng sanh, nhưng lúc bận việc làm không niệm Phật được, nhưng tâm vẫn giữ một
đường niệm Phật thi không phải là gián đoạn đâu. Đừng nên lo ngại nữa. Hãy tùy
duyên và an nhiên niệm Phật tiếp nhé.
A-di-đà Phật
Hỏi số 38:
Pháp môn Tịnh độ hay
nhắc đến, đó là "CHẤP TRƯỚC". Thưa, Chấp trước có phải là Chấp Nê đến
"Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác Kiến" phải không ạ? Nếu vậy thì ý nghĩa
của chữ "chấp Trước" rộng quá và Cao quá, không dễ gì mà buông xả
được một sớm một chiều...
Trả lời:
Đúng vậy, nói chung,
chấp trước là tất cả những thứ đó. Không những thế, mà còn hơn nhiều thế nữa,
là cả một rừng chướng ngại cho người muốn vượt sanh tử luân hồi, chứ không phải
là điều đơn giản như nghiều người thường lầm tưởng!
Chấp trước còn có những danh từ khác như: Kiến-Tư hoặc, Phiền não hoặc, nghiệp
hoặc, v.v...
Kiến-Tư hoặc nghĩa là Kiến-Hoặc và Tư-Hoặc.
Kiến hoặc là những điều
còn thô tháo như: Ngã kiến, Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, kiến thủ kiến,
v.v... Những tật đố, cạnh tranh, ganh tỵ, thị phi, tốt xấu, khen chê, thương
ghét, v.v... đều là Kiến hoặc hết. Kiến hoặc tùy theo Tiểu thừa hoặc Đại thừa
mà phân chia hơi khác nhau một chút, có tông phái nói có 88 phẩm, có phái nói
tới 112 phẩm. (không nên đi sâu vào đây, nhứt đầu lắm!)
Tư hoặc thuộc về tình cảm,
những động niệm tế vi hơn ở trong tâm. Cũng tùy theo phái tiểu thừa hoặc đại
thừa mà Tư hoặc cũng được phân chia khác nhau, tiểu thừa chia làm 10 phẩm, đại
thừa 16 phẩm, có nơi chia ra đến 81 phẩm.
Chấp trước là cái nhân tạo ra nghiệp sanh tử đọa lạc trong tam đồ lục đạo.
Còn chấp trước còn tạo nghiệp. Người chưa phá được chấp trước thì không thể phá
được nghiệp. Hơn nữa, chính chấp trước là cái nhân tạo ra nghiệp, từ đó nghiệp
càng ngày càng nhiều, thành ra người chấp trước phải tùng theo nghiệp mà thọ
báo trong tam giới chứ không thể chứng đắc, chưa thể thành đạo.
Chấp trước là chướng ngại chính của hàng phàm phu. Còn chấp trước là còn phàm
phu, chưa thể thành Thánh nhân được!
Người nào phá được Chấp trước (cả Kiến hoặc lẫn Tư hoặc) thì mới thoát được
sanh tử luân hồi, chứng đắc quả A-la-hán. Cửa ải này là mốc điểm then chốt phân
biệt giữa phàm phu và Thánh nhân. Vô cùng khó khăn!
Đối với hạng phàm phu tục tử như chúng ta thì vấn đề phá chấp trước coi như vô
phương giải quyết!
Nhiều vị Tổ Sư đức cao trọng vọng mà các Ngài vẫn phải than rằng: một vài phẩm
Kiến hoặc không phá nổi. Đây là sự thật, chứ không phải nói đùa.
Chính vì vậy, khi tu hành chúng ta phải thật cẩn thận. Nếu sơ ý thì tu hành đến
vạn kiếp cũng không thoát khỏi trần lao. Vì sao vậy? Vì phàm phu khó có thể mơ
đến ngày phá hết nghiệp để thoát vòng sanh tử
Ví dụ, thấy nghiệp chướng dễ sợ quá, nhiều người phát nguyện tu hành tốt để trả
hết nghiệp. Nguyện như vậy nghe qua thì hay lắm, nhưng kết cuộc thì đời đời
kiếp kiếp bị kẹt trong tam đồ, lục đạo. Tại sao? Vì chấp trước không thể phá
được thì nghiệp chướng vẫn còn. Nghiệp chướng còn thì nó sẽ tìm cơ hội tăng
trưởng. Một đời nhiền hơn một đời, làm sao thoát tam giới?
Trong kinh Đại Tập, Phật nói: "Vạn
ức người tu hành, khó tìm ra một người chứng đắc". Câu này Phật cảnh cáo cho người tu
hành mà không biết cách đó.
Như vậy, chẳng lẽ hạng người hạ căn như chúng ta đây có tu hành cũng thành vô
ích sao?
Không phải vậy đâu. Vẫn có cách cho tất cả mọi người được vững vàng thành đạo.
Miển sao chúng ta quyết lòng nghe lời Phật dạy, coi kinh điển cho thật kỹ đừng
sơ suất. Hãy thành tâm y giáo phụng hành, thì pháp Phật chắc chắn giúp ta liễu
thoát sanh tử trong một đời này.
Cũng trong kinh Đại Tập, Phật dạy: "Người
nào nương theo pháp niệm Phật thì thoát luân hồi". Đây là chính lời
Phật dạy. Như vậy pháp niệm Phật thật là nhiệm mầu, quá vi diệu, có thể cứu
được người tội chướng sâu nặng. Và đây cũng chính là chìa khóa để thành đạo cho
tất cả mọi người trong thời mạt pháp..
Phá chấp trước tức là đoạn nghiệp. Đoạn nghiệp có hai cách: Diệt-Đoạn và Phục-Đoạn.
Diệt đoạn là diệt cho sạch
hết nghiệp chướng, như nhổ cỏ phải nhổ cho tận gốc, hết rễ. Công phu này cần
cho người tự tu tự chứng thành bậc Vô Lậu, chỉ dành cho hàng Bồ tát, hàng
thượng căn thượng trí... mới làm nổi, còn người hạ căn phàm phu thì vô phương!
Một người căn tánh hạ liệt mà không tự biết khả năng của mình, muốn mong cầu
diệt đoạn chấp trước cho đến nghiệp sạch tình không, thì đây chỉ là vọng tưởng,
hão huyền, không thực tế! Vì thiếu phần khiêm hạ, không quán xét kỹ căn cơ mà
thành ra bị mê muội! Đã mê muội rồi thì dù có tu hành hay cách nào đi nữa, sau
cùng cũng đành luống công mà thôi!
Phục Đoạn là cách phủ phục
nghiệp chướng, chận nghiệp lại, đừng để nó hiện hành. Thông thường thì đây là
cách hành trì của bậc Hữu Lậu,
trong tam giới. Nghĩa là cách tu không thoát vòng sanh tử.
Nói rõ hơn, phục đoạn chỉ là thứ công phu nhỏ, cố gắng vừa kềm chế đừng cho
nghiệp chướng tung hoành, giống như lấy đá đè cỏ, không cho cỏ ngóc đầu lên.
Công phu này không ích lợi gì cho người tự tu tự chứng, vì đè cỏ thỉ cỏ tạm
thời không mọc được, nhưng mầm cỏ vẫn còn đó, nó sẽ len lỏi tìm cách chui ra.
Một ngày nào khi có cơ hội thuận lợi, chắc chắn cỏ sẽ vượt lên, không những
thế, một khi đã vượt lên thì vượt rất mạnh, không cách nào cứu nổi! Cũng giống
như đè nén cái lò xo, khi sức mình bị đuối rồi, không nén nổi nữa, thì cái lò
xo sẽ bật lên và bật rất mạnh, lúc đó khó có gì kềm chống nổi.
Tuy nhiên Phục đoạn lại có hữu dụng và rất thuận lợi đối với người niệm Phật
cầu vãng sanh. Vì so với Diệt đoạn, thì Phục đoạn đương thời dễ hơn rất nhiều,
dùng câu Phật hiệu phủ lấp nghiệp chướng lại. Nói cho dễ hiểu hơn, là mỗi khi
nổi lên chấp trước, ghét thương, giận hờn, bực tức... thì đề khởi câu Phật
hiệu, cứ cố gắng niệm Phật lên thì tự nhiên phủ được chấp trước. Chỉ cần phủ
chấp trước mà niệm Phật cầu vãng sanh thì sau cùng được vãng sanh về Tây
phương. Đây là "Đới nghiệp vãng sanh", chứ không phải diệt sạch
nghiệp để chứng đắc.
Đới nghiệp là mang khối
nghiệp đi vãng sanh về với đức A-di-đà. Ngài cho phép chúng sanh làm vậy, Ngài
có cách cứu chúng sanh từ hàng phàm phu thành bậc Chánh Giác bằng con đường
này.
Nên nhớ, chỉ có pháp niệm Phật cầu sanh Tịnh độ mới có phước phần đới nghiệp
vãng sanh. Vãng sanh thi một đời thành tụ đạo quả.
Hỏi rằng, nếu phủ nghiệp không được thì làm sao? Hãy cố gắng phủ, phủ được tới
đâu hay tới đó, phủ càng nhiểu càng tốt. Đây là công phu của mỗi người phải tự
lo lấy. Phủ trọn vẹn thì an nhiên tự tại vãng sanh, phủ nhiều thì thành công
dễ, phủ ít thì khó khăn hơn cho chính mình ở lúc lâm chung. Muốn chọn cách nào
thì chọn..
Muốn an toàn thì mỗi ngưòi tự cố gắng lên. Còn như muốn bị nhiều chướng ngại
thì cứ tu lai rai, tu tà tà,... Nếu cuối cùng bị nhiều trở ngại, mất phần giải
thoát thì phải tự chịu lấy thôi, không trách ai được!
Giả như sợ rằng mình bận bịu công việc, công phu yếu, phủ nghiệp không được
nhiều, đè nghiệp không mạnh... nếu sự lo lắng này nên trở thành là vấn nạn
chung của tất cả mọi người thì thật là hay. Vì lo lắng như vậy mới cố gắng tu
hành tinh tấn hơn, buông xả trần lao nhiều hơn, và cẩn thận chuẩn bị kỹ hơn cho
ngày lâm chung bỏ báo thân.
Chuẩn bị làm sao? Hãy kết
nhóm với nhau, cỡ 5-10 người cùng tu chung và hứa sẽ tích cực, nhiệt thành,
quyết tâm hộ niệm cho nhau lúc bỏ báo thân. Đây là điều tối cần thiết, không
thể thiếu, hoặc lơ là được.
Niệm Phật và được hộ niệm cẩn thận thì chư Tổ nói, muôn người niệm Phật muôn
người được vãng sanh. Trong những năm qua ở VN rất nhiều người niệm Phật và
được hộ niệm mà khi xả bỏ báo thân để lại thoại tướng tốt đẹp, mà trước đây rất
ít khi được thấy qua. Trong đó chắc chắn rất nhiều người đã có phước phần vãng
sanh Cực lạc. Thật bất khả tư nghì!
Thật sự, h ộ niệm là đại cứu
tinh cho tất cả mọi người. Đây là chỗ thù thắng nhất của pháp môn niệm Phật, đã
cứu độ vô lượng vô biên chúng sanh vãng sanh vể Tây phương cực lạc, bất thối
thành đạo Vô-Thượng.
Trở laị vấn đề Phục nghiệp để vãng sanh, đây là điều mà ai cũng có thể làm
được. Nói cụ thể một chút cho dễ hiểu: Một là, ăn ở hiền lành, đừng nghĩ tới
nghiệp nữa. Hai là, thành tâm niệm Phật tha thiết cầu vãng sanh Cực lạc.
Từ khoá :
TIN LIÊN QUAN