;
Giải đáp thắc mắc tu pháp môn Tịnh độ (3)
Hỏi số 42:
... hiện đang hành nghề bác sĩ ở một nhà thương chuyên môn về Ung Thư
(Cancer). Hằng ngày em tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân bị bệnh ở giai đoạn
cuối. Khi em nghe xong cuốn Khuyên Người Niệm Phật em rất muốn dịch nó sang
tiếng Đức để truyền bá cho bè bạn người Đức ở đây. Nhưng em biết đó là một công
trình phải đầu tư rất nhiều thời gian mà không dễ dàng gì. Đó là một kế hoạch
lâu dài. Nhưng khi em tiếp xúc với các bệnh nhân của em, biết họ sắp bị đọa
lạc, rơi vào lục đạo luân hồi, mình biết cách cứu họ mà không biết phải bắt đầu
từ đâu và như thế nào, em cảm thấy thương tâm và bất lực. Mẹ em đã từng viết
thư và được anh Diệu Âm trả lời rất tận tình những câu hỏi của bà. Bà khuyên em
nên mạnh dạn hỏi anh. Chân thành mong ở anh lời chỉ dạy thấu tình đạt lý.
Trả lời:
1) Vấn đề dịch KNNP: Nếu Bs Diệu Huệ dịch KNNP ra
tiếng Đức, giúp cho người Đức hiểu được đạo Phật thì công đức lớn lắm. Diệu Âm
thành tâm tán thán công đức này.
Nếu quyết định dịch thì cho Diệu Âm biết địa chỉ để DA gởi sách qua cho Diệu
Huệ, hoặc email trọn bộ KNNP cũng được. KNNP viết bằng font VNI.
Hiện đang có một vị Thầy ở VN đang dịch bộ sách này ra tiếng Hoa. Diệu Âm không
biết tên, vị Thầy đang cộng tác với một người làm việc trong tờ báo tiếng Hoa
để dịch. Diệu Âm không biết rõ Thầy đã dịch được tới đâu, chắc có lẽ cũng khả
quan lắm rồi. Khi nào có sẽ tìm cách biếu cho Diệu Huệ. (Vì đây là những lá thư
của Diệu Âm viết cho thân nhân, bạn bè, nên D/A không dám tự giới thiệu.
"Mèo khen mèo dài đuôi", không tốt!).
Sách KNNP dày lắm, 4 tập. Nếu muốn dịch không nên dịch vội vàng, vì Diệu Huệ
còn phải làm việc. Diệu Âm đề nghị rằng, hãy dịch dần dần, dịch tới đâu phổ
biến tới đó (nếu cần). In từng tập sách nhỏ hay hơn. Nên nhớ, Bộ KNNP Diệu Âm
không giữ bản quyền, xin đừng ngại gì cả. Diệu Huệ thấy điều gì lợi ích thì cứ
phát tâm làm. Làm đúng thì tất cả đều có Phật Bồ-tát gia trì. Không nên ngại
ngùng.
2) Muốn cứu bệnh nhân: Đây là tâm nguyện của Phật Bồ-tát. Diệu Huệ làm
Bác sĩ mà có tâm từ bi, thương người, muốn cứu độ chúng sanh, thật là quí hóa.
Diệu Âm cảm kích vô cùng. Chỉ cần một tâm nguyện như vậy cũng đã có công đức
rồi. Thành Tâm tất sẽ được linh ứng. Nếu tâm nguyện vững vàng
và tha thiết thì Phật Bồ-tát sẽ gia trì cho Diệu Huệ để thực hiện. Chắc chắn
như vậy.
Diệu Âm đề nghị.
I) Nếu người bệnh là người VN, Diệu Huệ nên copy video vãng sanh
gởi biếu cho họ coi, khuyên họ buông xả vạn duyên để niệm Phật. Khi biết rằng
bệnh không thể chữa trị được nữa thì nên thành thật khuyên họ nên niệm Phật cầu
vãng sanh.
Hết đường chọn lựa, chắc bệnh nhân cũng dễ chấp nhận lời khuyên của mình.
Sư cô Thích Đạo Chứng, trước đó cũng là một Bác sĩ chữa trị ung thư, Sư Cô
thành tâm khuyên bệnh nhân niệm Phật, đã cứu được rất nhiều người thoát cảnh
khổ đau bằng tiếng niệm Phaật. Nay Diệu Huệ khuyên bệnh nhân ung thư, đã đến
thời kỳ phải chết, niệm Phật và hướng dẫn gia đình hộ niệm thì có thể cứu độ
bệnh nhân vãng sanh. Công đức vô lượng.
*) Nên khuyến khích đồng tu lập thành những nhóm cộng tu riêng, chọn một căn
nhà của đồng tu, có căn phòng rộng một chút làm niệm Phật đường, rồi cùng nhau
niệm Phật. Chính nhóm cộng tu nhỏ này sẽ là nhóm Hộ Niệm về sau và
chính những nhóm này sẽ cứu độ nhau vãng sanh. Ngài Ấn Quang dạy, đây là đạo
tràng dễ thành tựu nhất trong thời mạt pháp này.
Nếu không có nhiều người thì 2,3,4 người cũng đủ hộ niệm được rồi. Nên xem thật
nhiều những video hộ niệm. (lên mạng www.tinhthuquan.com, phần Diệu Âm, có một
số video hộ niệm vãng sanh. Diệu Âm sẽ gởi thêm một số video vãng sanh mới khác
để nhiều người xem).
Diệu Âm sẽ chuyển (forward) tất cả những tin tức: câu trả lời, câu hỏi về Hộ
niệm cho Diệu Huệ xem qua, rút thêm kinh nghiêm.
**) Diệu Huệ đã có MP3 KNNP chưa? Nếu chưa thì cho biết để Diệu Âm gởi biếu,
các video Vãng sanh, nếu chưa có thì Diệu Âm cũng có thể gởi biếu luôn.
II) Nếu là người Đức , Diệu Huệ nên dịch vài video vãng sanh ra tiếng
Đức rồi tìm cách cho họ xem, rồi tìm phương hướng dẫn họ.
Lấy đạo lý "Tất cả đều do tâm tạo" nói với họ. Nghĩa
là, Phật dạy rằng, cái tâm mình đang nghĩ gì sẽ hiện ra cái đó. Tâm muốn chết
thì bị chết, tâm muốn vãng sanh về cõi Tây Phương của Phật A-di-đà, thì sẽ vãng
sanh về Tây phương Cực Lạc.
Nếu lúc chết mà tâm hồn sợ hãi, lo lắng, khủng hoảng... thì sẽ đi về các cảnh
giới đau khổ, ích gì đâu? Khuyên họ, tại sao không vui vẻ, an nhiên niệm Phật,
cầu Phật gia trì. Phật dạy 10 niệm tất được vãng sanh, vãng sanh sẽ hưởng đời
đời kiếp kiếp sung sướng, an lạc, không hay hơn sao? Hãy giới thiệu cho họ
những chứng minh cụ thể, giúp họ không còn nghi ngờ.
(Nếu họ tu theo Chúa thi cầu Chúa gia trì cũng được). Nhưng Chúa cứu để về cảnh
giới Trời, vẫn còn trong tam giới, chưa hoàn toàn chấm dứt sanh tử đâu.)
Nói với họ, Vũ trụ này có nhiều cảnh giới huyền diệu lắm. Trong đó cảnh giới
Tây Phương Cực lạc (Western Pureland) của A-di-đà Phật là tốt đẹp nhất. Nhiều
người cầu nguyện sanh về nước Ngài đã được đi rồi (đưa chứng minh vãng sanh ra
cho người ta coi, rất cụ thể, không có viễn vong).
Điều kiện là: Tin tưởng, nguyện cầu sanh về đó, Niệm A-di-đà Phật. Lúc
lâm chung đừng sợ chết, cầu vãng sanh sớm càng tốt, mời người khác đến hộ niệm,
thì sẽ được cảm ứng. Chết sống đã có mạng số. Số mạng chưa mãn thì niệm Phật
cầu vãng sanh thì tự nhiên sẽ hết bệnh. Nếu số phần đã mãn thì sẽ được vãng
sanh, thoại tướng hiện ra rất tốt, bất khả tư nghị. Hiện tượng này nhiều lắm,
không ai có thể chối cải được.
Diệu Âm nghĩ rằng Diệu Huệ có thể từ từ thuyết phục họ được. Biết chừng đâu một
ngày nào đó Diệu Huệ cứu được người Đức chăng.
Cũng nên nhớ, cứu người ngoại quốc khó lắm, vì tinh thần của họ nặng về khoa
học, không tin Phật pháp. Phải kiên nhẫn, từng bước và tùy duyên. Trước tiên,
hãy nhắm đến người VN cứu độ trước, đây là tấm gương cho người Đức sau này
vậy.
III) Trong một phiên họp nào đó giữa Hội Đồng Bác sĩ, Diệu Huệ mạnh dạn nói lên
sự vãng sanh Tịnh-độ của những người niệm Phật. Mạnh dạn trình bày với họ thử
coi, biết chừng đâu có người ủng hộ.
*) Trước khi làm việc này cần nên chuẩn bị rất nhiều bằng chứng vãng
sanh, những người chết mà biết niệm Phật, được hộ niệm cẩn thận điều
ra đi với thân xác mềm mại, tươi hồng, 3,4,5 ngày sau vẫn còn tươi mềm. Đây là
hiện tượng tự nhiên như vậy, chứ không phải dùng thuốc hay xoa bóp gì cả.
Diệu Âm có thể cung cấp cho Diệu Huệ những bằng chứng này.
Cẩn thận thu thập rất nhiều bằng chứng, rất nhiều chi tiết cụ thể trước khi đưa
vấn đề ra trình bày. Hãy coi đây như một dự án, hay một khám phá mới
của nhân loại vậy.
Nếu trình bày được chuyện này, truyền bá Phật pháp, nhất là pháp môn niệm Phật
cầu VS, giúp người Âu Châu ngộ ra đạo pháp, thì công đức lớn lắm. Đem công đức
truyền bá Phật pháp này hồi hướng về Tây phương cầu vãng sanh, nó sẽ là phần
thưởng cho Diệu Huệ cuối đời được vãng sanh vậy.
**) Hoặc giả như, mình đưa chương trình ra mà bị thất bại. Nghĩa là, không có
ai ủng hộ hay thực hiện theo, thì ít ra cũng giúp bệnh viện, hội đồng y khoa
bắt đầu chú ý đến sự kiện này, hy vọng tương lai họ xét đến...
***) Có thể giúp họ chú ý về Phật pháp vi diệu. Tạo những biến chuyển trong
tương lai, ví dụ:
1) Khoa học phục vụ con người rất tốt, nhưng cũng cần tin vào Phật học. Không
nên chỉ đưa vào khoa học mà quên rằng con người ngoài xác thân ra còn có thần
thức, linh hồn. Đây là sự thật đã có chứng minh, không thể chối cải được.
2) Kiên cử những hành động sai lầm thường thấy trong bệnh viện, ví dụ như: cố
gắng tránh đụng chạm vào thân xác người mới chết. Mổ xẻ, đưa vào nhà xác sớm,
con cháu khóc lóc, hố hấp nhân tạo, v.v.. đều gây tác hại rất xấu đối với thần
thức người chết. (Hiển nhiên tránh được tới đâu hay tới đó, chứ không dám giữ
gìn 100%. Tâm ý người thế gian đâu dễ gì chuyển đổi!).
Phật dạy rằng, khi một người chết, đã tắt hơi rồi, không nên đụng chạm vào thân
xác của họ, không nên mổ bụng, không nên đưa vào nhà xác quá sớm. Vì sau khi
tắt hơi, thần thức vẫn còn bám vào thân xác ấy một thời gian 8->12 giờ mới
ra khỏi. Nếu đụng chạm vào thì họ bị đau đớn, đưa vào nhà xác ướp lạnh thì
giống như đưa xuống địa ngục băng hàn, ồn ào, náo loạn... bên cái xác thì bị
phiền não, v.v... làm người chết quá sức đau khổ mà bị đọa lạc.
Nghĩa là, sau khi tắt thở rồi không phải là hết. mà người chết vẫn còn cảm
giác. Không những thế, mà đôi khi còn nhạy cảm hơn nữa là khác. Thần thức họ
vẫn còn thấy, nghe, hiểu tất cả những sinh hoạt chung quanh. Đây là sự
thật.
3) Hãy giúp đỡ, tạo phương tiện dễ dàng cho những người theo Phật giáo hộ niệm,
tìm cho họ 1 căn phòng yên tỉnh để niệm Phật 8,12,16... giờ, giúp cho BHN niệm
Phật cứu người chết VS.
Hiển nhiên, những người không tin thì đành phải tùy duyên vậy.
4) Vấn đề Hộ Niệm ở Âu châu còn rất lạ, rất ít người biết đến. Nhiều khi, chính
Diệu Huệ là người đầu tiên phát khởi chương trình cứu độ chúng sanh ở Âu Châu
chăng(?). Nếu được vậy thì công đức cũng lớn lắm vậy. Có thể Diệu Âm sẽ giới
thiệu vài người khác ở Âu Châu, cũng muốn HN, để cùng nhau hổ trợ cho chương
trình này.
5) Cũng nên nhắc nhở điều này, nhiều người vì quá cảm xúc, tạo nên những chuyện
lạ, hoặc cảm ứng đến những điều kỳ lạ như: thần thông, biến hóa, phép lạ, năng
lực kỳ diệu nào đó, v.v... Đấy là họ tự chiêu cảm lấy, trong kinh Phật không
chủ trương những dáng thần kỳ này. Xin Diệu Huệ cẩn thận, đừng không hiểu kỷ mà
mang họa về sau. Sự hộ niệm là cách ứng dụng kinh Phật dạy một cách cụ thể,
chính xác, kịp thời, chánh pháp. Các kinh A-di-đà, kinh Vô lượng thọ, quán Vô
lượng thọ, v..v... đều có nói. Kinh Phật không có nói các cách thần thông, biến
hóa, phép thuật. Xin chú ý.
Chúc Diệu Huệ thành công.
Hỏi số 43:
Người mẹ của một đạo hữu trong nhóm cộng tu bị hơn mười năm nay luôn hay
bị chửi bới một mình, bà luôn nói là có nhiều người luôn chửi tao nên tao phải
chửi lại chúng, lại luôn sang nhà hàng xóm gây sự chửi bới lung tung. Có những
lúc tỉnh táo như người bình thường, có những lúc lại trông giống như là bị
người khác nhập vào quấy rối. Bà hay ôn lại những chuyện quá khứ. Hiện tại bà
vẫn ăn uống lại ngủ nghỉ giống như người bình thường, nhưng nếu không có con
cái kèm bên cạnh lại hay đi sang nhà hàng xóm gây sự..
Bây giờ Cô Liên ( là con đẻ của bà, cũng như là thành viên trong nhóm cộng tu )
rất là hay buồn phiền và thương cho mẹ mình. Cô vẫn chưa biết tìm cách nào để
giúp cho mẹ của mình trở lại bình thường, rồi khuyên cụ niệm phật cầu về tây
phương cực lạc
Cứ mỗi lần khuyên bà niệm Phật thì nhất định bà không chịu niệm lại còn hay
phản đối.
Rất mong chú có thể cho vài lời khuyên giúp bà vượt qua được ách nạn này.
Trả lời:
Có thể vấn đề này đã ngoài sức của Diệu Âm rồi! Hỏi thì phải trả lời,
chứ không dám cả quyết!
Một người bị bệnh tâm thần, nếu ngay lúc mới khởi phát lo chữa trị liền
thì dễ dàng hơn, có nhiều hy vọng thoát khỏi. Ở đây bà cụ đã bị hơn 10
năm, một thời gian quá dài, tâm trí đã bị tập nhiễm quá sâu, quá nặng, thành ra
muốn thoát khỏi thật sự là khó, chứ không phải đơn giản!
Về chuyện pháp thuật thì Diệu Âm không biết, về bùa ngải thì D/A cũng không
biết, D/A chỉ biết khuyên người niệm Phật rồi cầu Tam Bảo gia trì mà
thôi.
Tất cả đều có nhân quả cuả nó. Bệnh này theo Diệu Âm đoán,
thì liên quan nhiều đến chuyện oán thân tráí chủ. Oán thân là những
người thù hận mình, do bởi mình giết hại, cưỡng bức, hành hạ họ trong đòi kiếp
nào đó về trước. Trái chủ là những người mình cướp giựt, cưỡng đoạt, dùng quyền
chiếm lấy tài sản, đoạt vợ, cướp chồng,gây tổn hại cho họ trong tiền kiếp.
Vì những mối oán hận này mà họ bám theo chờ dịp trả thù. Khi còn sức khoẻ, còn
minh mẫn, họ chưa thể làm gì được, nhưng khi thể lực của mình yếu đuối, hoặc bị
sa sút tinh thần vì một biến cố nào đó, họ sẽ thừa dịp nhào vào tấn công, chế
ngự, cố tình dẫn dắt mình vào 3 đường ác để trả thù.
Chính vì thế, ăn ở trên đời, chúng ta chớ nên gây oán gây thù với ai làm chi.
Thuận thì mình vui vẻ, không thuận thì mình cố né xa ra một chút, thế
thôi.
Người tu hành tuyệt đối đừng bao giờ ganh người này, ghét người nọ,
đừng vì những lỗi lầm của người khác mà để tâm giận hờn, thù hằn, gây sự bất
hòa với nhau, không tốt về sau.
Nên ăn ở hiền lành, sống vui vẻ, những sự chướng tai gai mắt nên tập tánh phớt
lờ, đừng để trong tâm. Tập tánh tha thứ cho nhau, đừng nên chê trách, hay bắt
lỗi người này người nọ, gặp người giỏi nên thành tâm khen ngợi, đừng thấy họ
giỏi mà đố kỵ, gặp người đố kỵ thì tảng lờ đi, người dễ chịu thì làm thân,
người khó chịu nếu mình không đủ sức chuyển hoá thì lặng lẽ đứng xa một chút là
được. Tập như vậy để chính mình tránh được nhiều chướng nạn về sau vậy.
Những người khó chịu, khó với con cháu, khó với hàng xóm, không tha thứ lỗi kẻ
khác, sống quá nguyên tắc, không chiụ hoà hợp với người, cũng dễ vướng phải
tình trạng tương tự như bà cụ. Thực sự, khởi thủy đều do tại mình chứ không
phải bên ngoài. (không biết bà cụ có phải như trường hợp naỳ không, D/A chỉ nói
theo lệ thường mà thôi).
Người đời thì như vậy, người tu hành có bị không?
Có, chắc chắn có! Người có tu hành, nói chung là chỉ cho tất cả những người
thường tới chùa tụng kinh, niệm Phật, cúng dường, bố thí, v.v.. chứ không nói
riêng một ai. Tu hành thì tốt, nhưng coi chừng thường hay vướng phải:
- Một là thường sinh tâm cống cao ngã mạn, thường khinh thị người
ít tu hành, thường hay tự cho mình là hiền lương, chánh đạo, còn người khác thì
xâú ác, là tà đạo.
- Hai là t hường tự cho mình tu hành chứng đắc, được cảm ứng tốt,
được thần thông đạo lực, được các công năng đặc biệt, được trí huệ, sắp thành
Phật rồi, được Phật thọ ký, là sứ giả của bề trên. Tự cho mình có đủ năng lực
cứu độ chúng sanh.
Người tu hành mà không chiụ giữ tâm hồn khiêm nhường, chắc rằng, không trước
thì sau cũng bị cái tội tăng thượng mạn này. Một khi tâm hồn cao ngạo nổi lên
thì liền bị vướng nạn của oán thân liền. Muốn thần thông đạo lực thì sẽ có thần
thông đạo lực. Ban đầu họ tạo cho mình thêm năng lực vĩ đại, để tâm cống cao
ngã mạn nổi lên, rồi nương theo đó mà hại mình thê thảm về sau.
Nhiều người tu hành, ban đầu thì tốt lắm, nhưng tu một thời gian thì phải vào
bệnh viện tâm thần, có lẽ là vì lý do này vậy.
Trở lại vấn đề bà cụ, bà thường chửi bới người khác, hành hung, gây sự chính là
vì trong tâm cuả bà coi mọi người là đồ xấu ác, ai cũng là kẻ thù đến hại bà.
Thực ra, đây chính là tâm thức của bà hiện ra như vậy. Ban đầu
có thể từ một sự thất bại, bị lường gạt, bị bức xúc nào đó mà không có ai giải
tỏa được, nỗi uất hận đó cứ giữ mãi trong tâm, càng ngày càng lớn, lâu dần
những uẩn khúc trong tâm thức hiện ra giống như có thực.
Sống trong cảnh giới thù hận, tức bực, khó chịu, căng thẳng quá lâu, đến một
giai đoạn chiụ đựng không nổi, mới bùng vỡ ra làm cho tâm trí mất thăng bằng,
mất bình thường. Dựa vào trạng thái đó, oan gia trái chủ nhập vào điều khiển,
chế ngự, sai khiến làm sai, nghĩ sai là cho đầu óc càng ngày càng rối mù.
Phật dạy, tất cả đều do tâm tạo. Tạo cảnh giới nào, chịu cảnh
giới đó. Sống trong cảnh giới khó chiụ, oai bức, bực dọc, chửi bới nhau, kình
cãi nhau, đố kỵ nhau, hiềm thù nhau, nếu nhẹ mặt mặt cau có, nếu nặng thì đánh
lộn, chém giết nhau, nặng hơn thì tâm trí mất thăng bằng, không tự kiểm soát
được!
Nếu quả đúng như vậy, lúc mới đầu gia đình tìm phương an ủi, khuyên giải, tạo
mội trường vui vẻ thoải mái thì bà cụ được khôi phục lại bình thường không khó
lắm!
Bên cạnh, người biết tu đạo thì khuyên niệm Phật cầu Phật gia bị, hồi
hướng công đức cho oan gia traí chủ, hồi hướng công đức cho ông bà cha mẹ, bà
con quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp cuả mình. Cữ sát sanh, phóng sanh, lợi
vật, bố thí, v.v... để sám hối nghiệp chướng, giaỉ nạn oan trái tiền khiên, thì
gỡ nạn nhanh lắm.
(Nên nhớ, ông bà cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp cuả mình bị nạn thường cũng là
chướng nạn cho mình trên đường tu hành, nên phải hồi hướng công đức cho họ, để
vừa báo hiếu, vừa giải nạn cho họ cho chính mình).
Cho nên, muốn cứu bà cụ, thì cách sinh hoạt của gia đình đóng một vai trò
quan trọng.
Nếu gia đình tin tưởng thì hãy thục hành các điều sau đây thử coi:
- Không được tạo cảnh buồn phiền trong nhà. Không tranh cãi, không
to tiếng với nhau, không làm cho cụ bực mình. Nghiã là, phải tạo không khí tươi
vui, thoải mái, cởi mở với cụ. Ăn nói phải nhỏ nhẹ, hiền hòa, lễ độ, cư xử phải
thật nhu nhuyễn trong gia đình với nhau và nhất là với bà cụ, Chuyện này cần
kiên nhẫn, lâu dài.
-Không sát sanh hại vật nữa, nên phóng sanh, làm các việc thiện, tạo
công đức hồi hướng cho cụ và hồi hướng cho oan gia traí chủ cùng ông bà cha mẹ
bà con thân thuộc nhiều đời cuả mình.
-Hằng ngày niệm Phật, tu hành hồi hướng công đức cho cụ và hồi hướng công
đức cho oan gia trái chủ cuả cụ. (Nên đọc rõ ràng và thành tâm, ví dụ
"Nguyện đem công đức này hồi hướng cho oan gia trái chủ bà "Trần thị
X" cầu xin hoá giaỉ oán thù xưa nay. Khẩn nguyện chư vị buông tha, cùng
nhau niệm Phật cầu vãng sanh Cực lạc, thoát ly sanh tử khổ nạn, thànhn tựu đạo
nghiệp, cứu độ chúng sanh, v..v... (muốn diễn tả sao cho thuận là đuợc)).
-Gia đình con cháu nên thường ngày quỳ trước bàn Phật thay cho bà l ạy
Phật cầu xin sám hối cho bà. Tâm thành kính của con cháu ảnh hưởng rất
mạnh.
-Coi thử bàn thờ Phật có đặt nơi trang nghiêm hay không? Đừng đặt
nơi tối tăm, không được đặt trong góc nhà, không được thờ chỗ quá ồn ào, nhơ
bẩn. Nên hướng ra phiá trước thuận hướng với nhà, nghiã là mở cửa thì bái Phật
luôn, rất tốt.
-Những lúc cụ loạn thì thôi, lúc bình thường thì dùng tâm lý khuyến dụ
bà cụ niệm Phật. Phải vui vẻ, tươi cười, dù bà không chịu cũng tươi
cười, nhất định không được cưỡng chế.
- Nếu có ban hộ niệm hay bạn đồng tu thì mời họ hàng tuần đến nhà cụ niệm Phật,
cộng tu, với cụ, rồi hồi hướng công đức.
Thành tất linh. Quý vị nên lấy lòng thành cầu Tam bảo gia bị, phải tin tưởng và
kiên trì để được cảm ứng. Đừng hấp tấp, đừng dùng bùa phép đánh phá oan gia
không tốt. Tập sống buông xả, ăn ở hiền lành. Lấy 5 giới 10 điều thiện làm căn
bản để tu.
Thành tâm Niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh độ thì được chư Phật phóng quang tiếp
cúu, Bồ tát gia trì, thì có thể tự nhiên hết nạn.
Hỏi số 44:
NGƯỜI VỢ THÌ RẨT TINH TẤN ĐI CHÙA VÀ LÀM CÁC VIỆC TỪ THIỆN, CŨNG NHƯ TU
TẬP, NHƯNG NGƯỢC LẠI NGƯỜI CHỒNG MỘT MỰC PHẢN ĐỐI, NGƯỜI CHỒNG NÓI RẰNG "
DÀNH HẾT THỜI GIAN TU HÀNH RỒI THỜI GIAN ĐÂU MÀ LO VIỆC BUÔN BÁN VÀ LO CHO CON,
KHÔNG LÀM TRÒN BỔN PHẬN MỘT NGƯỜI VỢ VÀ NGƯỜI MẸ "
Trả lời:
Hong Ly,
Diệu Âm chỉ nhắm giải đáp việc hộ niệm, sao Hong Ly lại bắt cú Diệu Âm giải
quyết chuyện khó khăn gia đình!
Sự đời rắc rối quá. Diệu Âm chỉ biết niệm Phật, chứ đâu rành chuyện thế gian!
Bắt trả lời chuyện thế gian thì đành phải cố gắng trả lời, nhưng xác xuất %
thành công không dám chắc chắn!
Tất cả đều có nhân quả. Người biết nhân quả thì đừng tạo nhân xấu nữa để tương
lai khỏi chịu quả xấu. Người mà cứ tạo thêm nhân xấu mới thì tương lai tránh
sao cho khỏi rước quả báo xấu ác khổ đau!
Người vợ bị chồng hành hà là do cái nghiệp mình làm trong nhiều đời kiếp trước,
đến đời này quả báo hiện hành. Người chồng đánh đập vợ thì người chồng đang tạo
nghiệp xấu, tương lai phải chịu người khác hành hạ lại là điều chắc chắn, chứ
tránh sao khỏi quả báo.
Đời là khổ, biết khổ thì lo tu hành. Tu hành để tiêu giảm nghiệp chướng, nhưng
nhiều lúc muốn vẹn mà cũng khó bề vẹn toàn. Vì được vẹn toàn thì đâu còn khổ
nữa!?
Trong trường hợp Hong Ly nói, trong xã hội này nhiều lắm. Có nhiều khi chồng tu
bị vợ chống đối, vợ tu bị chồng chống đối, cha mẹ tu bị con cái chống đối,
v.v... Đây là chướng ngại gần gũi và dễ xảy ra cho người tu hành. Suy cho cùng,
tất cả đều có nhân quả cả. Biết như vậy, khi chúng ta biết tu hành thì đừng nên
tạo chướng duyên cho người khác để tương lai tránh người tới gây chướng ngại
cho ta.
Cụ thể, Diệu Âm chỉ đề nghị một vài điều nên làm thử coi.
1)Vợ tu mà chồng chống đối thì người chồng chính là nguồn ngăn trở sự vãng sanh
của mình. Khuyên xa nhau thì không nên, và không ai dám nói đến điều này. Như
vậy khi sống chung trong nghịch cảnh này chính người trong cuộc phải cố gắng
hòa giải để gỡ mối hoạ này, bằng cách:
- Đầu tiên, hãy coi đây là nghiệp mình phải trả, mạnh dạn trả để một đời này
nghiệp mình nhẹ nhàng. Đừng coi người chồng là oan gia trái chủ của mình, vì
nếu coi người chồng là oan gia trái chủ thì mãi mãi oan nghiệp không gỡ được.
Hãy coi đây là bài pháp về nhân quả thì hay hơn.
- Bị nhân quả thì dùng nhân quả để cứu. Nhân quả ở đâu? Ở ngay trong tâm. Tâm
oán hờn thì quả oán hờn, tâm ganh ghét thì quả ganh ghét... Tâm nghĩ sao nó
thành ra vậy. Nếu biết rằng nghịch chống nhau sẽ trở ngại đường vãng sanh của
ta. Vậy thì, phải cố gắng biến nghịch duyên thành thuận duyên, bằng cách hãy
coi những sự chống đối thành lời khuyên nhắc cho ta phải lo niệm Phật cho
nhiều. Chồng càng chống ta càng quyết tâm niệm Phật. Tìm mọi
cách niệm Phật, niệm lớn bị la rầy thì âm thâm niệm, niệm cho thuần thục, niệm
cho nhất tâm, để lúc cuối cuộc đời, lúc lâm chung ta có đủ sức định giữ vững
câu Phật hiệu mà tự vãng sanh. Thực hiện điều này gọi là biến phiền não thành
bồ-đề, biến cảnh khổ đau thành cực lạc đó.
- Luôn luôn cầu Phật Bồ tát gia trì, hồi hướng công đức cho chồng, hồi
hướng cho an gia trái chủ. Nhờ công đức này sẽ cảm ứng và hoá giải oan
khiên. Lòng thành có cảm ứng.
-Đã không coi chồng là oan gia, thì chính mình phải mau mau thay đổi cách sống,
tập ăn nói vui vẻ, sinh hoạt trẻ trung, chìu chuộng... Phải nhớ, biết tu hành
thi tâm hồn phải cởi mở, rộng rãi hơn người không biết tu mới đúng. Nhờ cách
sống này dần dần làm cho người chồng phản tỉnh, ăn năng hối hận việc sai trái
cuả mình.
-Cũng cần nhắc điều này, nhiều người khi biết đường tu hành thường đi tới chỗ
quá cực đoan, cố chấp, không để ý đến ý kiến, cảm giác... của người bên cạnh.
Hãy tự xét lấy mình có vướng phải lỗi lầm này không? Tại sao trước kia
có cuộc sống vui vẻ, sau khi tu hành thì cuộc sống xảy ra nhiều sự xung
đột? Cố gắng bình tĩnh tự phản tỉnh thử coi, nếu thực sự có lẽ liên
quan đến vấn đề tánh tình, tâm lý, cách sinh hoạt của người vợ đã thay đổi quá
nhiều, làm cho người bên cạnh chới với, xáo trộn...
Đây là vấn đề người vợ cần chú ý điều chỉnh. Ví dụ cụ thể hơn, nếu người vợ cứ
lo chuyện tu mà quên chuyện đời, tỏ ra lãnh đạm, lạnh nhạt, quần áo xốc xếch,
tỏ vẻ khinh thường người không tu... thì sự xào xáo trong nhà bắt nguồn từ
người vợ thiếu cẩn thận ngay từ lúc đầu.
- Nên nhớ, chỉ có người biết tu chuyển hóa người không tu mới tốt, vì
có hướng đi lên, thăng tiến. Đừng nên chờ mong người không tu chuyển hóa người
biết tu, vì đây là hướng thối hóa, không tốt! Muốn chuyển hóa đòi hỏi phải biết
tâm lý, như: nhẹ nhàng, vui vẻ, tế nhị, có lòng từ bi và kiên nhẫn một chút mới
được. Cho nên, người biết tu cần phải cố găng, chịu khó hơn nữa mới được.
(Cũng nhắc điều này, chúng ta không thể khuyên gì được với người không tu.
Chỉ cầu mong cho họ có ngày hiểu chút đạo lý nhân quả mà thay đổi. Nếu còn
chính họ không thay đổi thì chịu thua. Diệu Âm không khuyên họ được. Ở đây
chúng ta chỉ khuyên người biết tu mà thôi).
- Phật dạy, xây dựng đạo hạnh đừng cầu không ma chướng, vì không ma chướng thì
chí nguyện không bền. Vậy hãy coi đây là điều thử thách cho mình bền chí. Phật
dạy rằng, lấy ma quân làm bạn là ý này.
- Phật dạy, với người đừng cầu thuận ý, vì thuận ý thì tánh
kiêu căng phát triển. Tánh kiêu căng phát triển thì chắc chắn tu hành không
thành tựu. Cho nên, Phật dạy hãy lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ, có vậy mới
ngăn ngưà tánh kiêu ngạo.
-Phật dạy, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, không hoạn nạn thì tâm kiêu xa. Vậy
hãy lấy chướng nạn từ trong gia đình làm điều giải thoát.
V ậy giải thoát hay không ở ngay tâm mình. Cùng một hoàn cảnh nếu tâm
biết tu thì giải thoát, không biết tu thì mắc kẹt. Biết giải thoát thì coi
người chồng chống đối như Bồ tát dạy mình thành đạo giải thoát. Không biết tu,
thì cũng chính người chồng đó sẽ trở thành oan gia, luôn luôn àm khổ mình, sẽ
kéo mình xuống địa ngục.
Hỏi :
ĐÂY LÀ NGHIỆP CHƯỚNG CỦA NGƯỜI VỢ PHẢI TRẢ, THÌ NGƯỜI VỢ ĐƯỢC SANH TRONG ĐỜI
NÀY PHẢI GẶP NGƯỜI CHỒNG NHƯ VẬY, TẤT CẢ LÀ DO NHÂN QUẢ SẮP XẾP, THÌ NGƯỜI
CHỒNG CHỈ LÀ NHÂN VẬT ĐƯỢC SẮP XẾP ĐỂ TẠO NÊN CHƯỚNG NGẠI NÀY THÔI, LÀ MỘT CÁI
QUẢ MÀ NGƯỜI VỢ PHẢI CHỊU TRONG ĐỜI NÀY, NẾU KHÔNG CÓ NGƯỜI CHỒNG NHƯ VẬY THÌ
NGƯỜI VỢ ĐÂU CÓ TRẢ ĐƯỢC QUẢ ĐÂU.
Trả lời:
Không phải vậy đâu! Nghĩa là, người vợ sanh ra không phải là để phải gặp người
chồng. Người chồng cũng không phải là nhân vật được sắp xếp để gặp người vợ.
Không ai sắp xếp cho họ cả.
Gặp nhau để trả oan nghiệp là do cái duyên hay gọi là có cơ hội gặp nhau mới
sanh sự oan traí đó. Cái cơ hội này do chính con người tạo nên. Nếu biết cắt
cái duyên thì đâu có cơ hội gặp nhau?
Làm sao cắt? Người tu hành mà không thoát được sanh tử luân hồi thì không trước
thì sau cũng đối đầu với oan gia trái chủ. Ví dụ, người vợ trong đời trước biết
niệm Phật, tha thiết cầu vãng sanh Tây phương thì đã vãng sanh về Tây phương
rồi, thành Bồ tát rồi, thì làm sao trong đời này phải đối đầu với ân oán tiền khiên
nữa?
Cho nên, người vợ sanh ra trong đời này không phải gặp người chồng như là do
nhân quả sắp xếp đâu. Mà đây là do cái duyên mình tạo ra nó phù hợp cái nhân đã
gây mà kết lại thành quả khổ. Còn rất nhiều cái nhân khác chưa gặp cơ hội nên
nó trốn ở chỗ nào đó, chứ không phải chỉ có bấy nhiêu này thôi đâu.
Biết vậy thì phải cố gắng ăn ở hiền lành để hợp với nhân lành mà được quả
lành.
Phải ăn ở hiền lành, phải lánh xa tham sân si, phải bỏ việc ác thì nhân ác cũng
khó tạo thành quả ác. Ví dụ, đối với 1 người chồng cộc cằn, nhưng có người vợ
hoá giải được, có người hóa giải không được. Nếu quyết sống với nhau thì tự
mình phải cố gắng vui vẻ, tâm lý để chuyển. Nếu không cố gắng thì tiến tới chỗ
đổ vỡ. Đây là một vấn đề khác.
Hỏi
NHƯ VẬY NGƯỜI CHỒNG CÓ TỘI HAY KHÔNG ?
Trả lời:
Có. Chắc chắn có! Đòi nghiệp cũ thì tạo nghiệp mới. Không đòi nghiệp cũ thì
nhân quả cũ coi như hết. Chính vì vậy mà Phật dạy chúng ta không được trả thù,
hanh ghét, đố kỵ... Phật dạy chúng ta phải đoạn ác tu thiện để chuyển nghiệp,
tiêu nghiệp, xoá nghiệp...
Nếu xoá nghiệp không nổi thì nghe lời Phật dạy, niệm Phật cầu vãng sanh. Vãng
sanh là mang cái nghiệp về Tây Phương nhờ Adiđà Phật gia trì cho chúng ta thành
tựu đạo quả, có thần thông đạo lực, biến hoá 10 phương cứu độ chúng sanh để trả
chuyện nhân quả.
Hỏi số 45:
XIN CƯ SỈ CHO HUỆ HẠNH HỎI VẬY TU "GIÁO HẠ" LÀ TU NHƯ THẾ NÀO?
CÓ PHẢI LÀ NGHIÊN CỨU KINH ĐIỂN ĐỂ TÌM RA CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT KHÔNG?
Trả lời:
Đúng đấy, giáo hạ là danh từ chỉ chung cho các pháp tu thuộc về nghiên
cứu giáo điển cho đến khi thông suốt tất cả kinh điển, nhờ đó mới ngộ ra lý đạo
nhiệm mầu. Ngộ ra chánh pháp rồi mới có thể hạ thủ công phu chân chánh mà đắc
đạo. Hầu hết các trường cấp dạy về Phật học phổ thông dựa trên căn bản
này.
Nhưng thực ra, đây là con đường học Phật khá gian truân. Học giáo nghĩa để hiểu
(gọi là Giải) thì có, hiểu rồi bắt đầu "Hành" thì
không dễ; hành rồi mới "Chứng". Chứng đắc là một việc hoàn
toàn khác, không phải là chuyện để cho hàng hạ căn thấp thỏm như chúng ta bàn
tới đâu!
Có ba cách chính để học Phật là Giác, Chánh, Tịnh. Thì Giác chỉ cho Pháp Thiền
định, Chánh chỉ cho học rộng kinh điển, thuộc về Giáo hạ; Tịnh là thanh tịnh
thân tâm, niệm Phật cầu sanh Tịnh độ.
Gíác dành co các vị Thượng-Thượng căn hoặc Thượng căn
tu tập, có thể nhất thời đốn ngộ thành tựu, cho nên gọi là pháp "Đốn
Giáo". (Đốn là nhanh chóng, cấp kỳ). Giáo hạ chỉ phù hợp với
hàng Thượng căn và Thượng-Trung căn mới thực
hiện nổi và thời gian phải dài lâu và vững vàng, nên gọi là pháp "Viên
Giáo". Ít nhất thì cũng phải 3 đại A-tăng-kỳ kiếp thời gian mới mong thành
đạt. Còn Tịnh môn dành cho tất cả chúng sanh không phân biệt thượng hay hạ, một
đời thành Phật nên được gọi là pháp "Đốn-Viên".Có nghĩa
là vừa nhanh vừa vững.
Cho nên "Đại khai viên giải" không phải đơn giản như
nhiều người tưởng. Đây là cảnh giới chứng đắc tương đương với "Minh
Tâm kiến tánh" trong Tông môn, "Nhất tâm bất
loạn" trong Tịnh tông. Trong Tịnh tông niệm Phật nhất tâm bất
loạn không phải dễ, nhưng vãng sanh thì thật sự dễ, rất nhiều người đã được
vãng sanh, đó là nhờ Phật lực gia trì mà cứu được tất cả tầng lớp chúng sanh.
Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ ai cũng có khả năng vãng sanh. Vãng sanh dù dưới phẩm vị
nào sau cùng cũng được viên mãn đạo quả, gọi là "Viên mãn tam bất
thối chuyển".
Chính vì vậy, chư Tổ nói, pháp môn niệm Phật cầu sanh Tây phương là "Đốn
trong Đốn, Viên trong Viên", ai tín nguyện hạnh vững vàng chắc chắn
thành tựu trong một đời tu tập, cho nên mới có câu, "vạn người tu
vạn người đắc, mưôn người tu muôn người chứng"
Thời này, tâm trí hạ đẳng nên tu tịnh nghiệp là hay nhất, dễ thành đạt nhất.
Đây chính là nhờ lực gia trì cuả chư Phật tiếp độ vãng sanh, cứu được vô số
chúng sanh tối chướng sâu nặng thoát vòng sanh tử, bất thối thành tựu đạo quả
vậy.
A-di-đà Phật
Hỏi số 46:
Cháu có một vấn đề rất cần sự giải đáp và chỉ dạy của Chú, để Cháu có
thể được thấu triệt vấn đề này hơn ( Cháu đang rất bối rối và lo sợ ), Cháu
nghĩ rằng chắc vợ chồng Cháu đã tạo tội nặng rồi ! Khi Cháu được biết một chút
về học Phật và những lời dạy về Nhân Quả. Vấn đề mà Cháu gặp phải là như thế
này : Hai vợ chồng Cháu lúc đầu đã có một đứa con đầu lòng, lúc trước con của
Cháu chỉ vừa tròn khỏang 2 tuổi thôi ( nay đã 3 tuổi ), nhưng vợ Cháu lại có
thai thêm lần nữa ( đây là việc ngòai ý muốn của 2 vợ chồng Cháu, vì vợ Cháu đã
dặt vòng tránh thai ), vì trục trặc nên vẫn có thai. Lúc này 2 vợ chồng Cháu
rất bối rối và lo sợ, vì đứa con đầu còn nhỏ quá mà sanh nữa thì sợ không lo
nổi, lúc này Cháu nghĩ là sanh con thì phải chăm sóc cho tròn vẹn, nếu 2 đứa
thì sẽ không lo tròn nổi ( nói chung Cháu rất là bối rối ). Cuối cùng 2 vợ
chồng Cháu quyết định là không sanh ( đi hút thai ra, thai lúc này khoảng 6 hay
7 tuần, khi hút ra chỉ là cục máu thôi, chưa thành hình, chuyện này đã xãy ra
khoảng 1 năm rồi ). Bây giờ nghĩ lại sợ quá Chú ơi ! Mong Chú giải bày dùm ! 2
vợ chồng Cháu đã phạm vào tội gì? Có cách nào hóa giải không Chú Diệu Âm ?
MONG ĐỢI THƯ HỒI ÂM CỦA CHÚ !
A DI ĐÀ PHẬT !
Trả lời:
Khi hiểu được nhân quả báo ứng rồi chúng ta mới sợ sự tạo nghiệp ác.
Trong các nghiệp ác thì nghiệp sát nặng lắm!
Tuy nhiên, nghĩ cho cùng, chúng ta là chúng sanh còn đầy mê muội thì tránh sao
cho khỏi gây nghiệp. Cái điều muốn nói ra đây là khi tạo nghiệp rồi chúng sanh
có mạnh dạn thấy rõ việc làm sai trái cuả mình chăng? Nếu thấy rõ rồi, có mạnh
dạn sám hối tội lỗi không? Đây là vấn đề cho chúng ta bàn tới.
Cháu vì thấy hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn đã quyết định làm một việc mà
trong nhà Phật nghiêm cấm, thì chắc chắn là có tội. Nay ăn năn, hối hận, đang tìm
cách hoá giải. Thật sự đây cũng là điều may mắn và đáng khen.
Trong kinh Quán Vô Lượng thọ, Phật nói, người phạm đến tội đại ác mà thành thâm
sám hối, niệm Phật cầu sanh vẫn đưọc vãng sanh. Đây chính là đầu mối cho cháu
giải nạn đó.
Nhưng sám hối như thế nào mới được?
Sám là nêu cái lỗi của mình ra, Hối là không làm chuyện đó nữa. Cháu đã khai ra
chuyện phá thai cuả mình là Sám, bây giờ quyết lòng từ nay trở về sau không
được tái phạm nữa túc là hối.
Nhưng khi đã tạo tội lỗi thì việc nhân quả làm sao giải?
Hãy hàng ngày tụng kinh,niệm Phật, làm được chút công đức, việc lành nào đều
phải thành tâm hồi hướng công đức cho pháp giới chúng sanh, hồi hướng cho lịch
đại oan gia trái chủ. Riêng cháu hãy hồi hướng thêm cho vong thai đó. Cứ thành
tâm làm việc này hàng ngày nhé.
Nếu lòng mình chân thành hòa giải như vậy thì oán hờn cũng sẽ dẽ dàng giải tỏa
thôi.. Nhưng cháu phải chân thành mới được.
Kinh Điạ tạng bồ tát bổn nguyện có nói, chúng sanh trong cõi Nam Diêm Phù Đề
này,khơi tâm động niệm không có việc gì tránh được nghiệp nhân. Thì sự tạo
nghiệp của cháu cũng không phải là điều đặc biệt. Cái khổ nạn chính là con
người là làm điều sai lầm mà không biết mình làm sai, cứ tiếp tục làm sai lầm
tiếp thành ra oan oan tương báo không có ngày chấm dứt!
Sám hối là biết lỗi, không làm tiếp. Đừng sám hối theo kiểu ngày ngày nghĩ đến
việc làm đó mà sợ sệt, mà đau khổ, mà lo âu... Cách sám hối này không đem lại
lợi ích gì cho cháu và cho người bị thiệt hại, mà coi chừng có hại nữa, không
tốt.
Vì sao vậy? Vì người nào cứ nghĩ mãi về những điều tội lỗi thì tội lỗi sẽ hiện
ra trong tâm của họ. Nếu ngày ngày đều nghĩ đến tội lỗi thì ngày ngày tội lỗi
hiển hiện trong tâm, chắc chắn người đó sẽ đau khổ, sẽ lo âu, sẽ sợ sệt, sẽ
sống trong buồn khổ, mất vui. Đây là điều hoàn toàn không tốt!
Tất cả đều do tâm tạo. Tâm hồn đang chìm trong cảnh lầm lỗi thì thấy toàn là
cảnh lỗi lầm. Không có gì hay ho khi tâm hồn chìm đắm trong tội lỗi đâu!
Thực ra, chính mỗi một người trong chúng ta trong nhiều đời kiếp trước, cho đến
đời này, đã tạo ra vô lượng vô biên những tội lỗi rồi, từ chứ không phải chỉ có
một tội lỗi đã phát hiện ra được này đâu. Chính vì những tội lỗi đó mà chúng
sanh rất dễ bị đọa vào ba đường ác để thọ quả báo.
Nhưng cũng nên hiểu thêm rằng, bên cạnh đó có thể chúng ta cũng làm được vô
lượng những việc thiện lành rồi chứ không phải thường. Chính vì nhờ thiện căn
đó mà đời mạt pháp này chúng ta mới có cơ hội gặp được Phật pháp. Trong kinh
Phật dạy, người nào đời này gặp được câu Phật hiệu mà tin tưởng, trì niệm thì
do trong nhiều đời nhiều kiếp họ đã tu phước thiện rất lớn mới được.
Như vậy, cháu đời này gặp được Phật pháp, gặp pháp niệm Phật có tin tưởng, có
niệm Phật thì cũng nên vui mừng rằng thiện căn phưóc đức của cháu lớn
lắm.
So sánh giữa tội và phước, chúng ta thấy vẫn còn nhiều cơ hội giải thoát.
Tu là tu sửa. Hành là hanh vi tạo tác sai lầm. Tu sửa thì chỉ bắt đầu sửa từ
hôm nay, nghĩa là hiện tại, cho đến tương lai, chứ không cách nào chạy ngược về
quá khứ để tu sửa được. Thời gian trôi qua không bao giờ trở lại được. Vậy thì,
quá khứ làm sai là kinh nghiệm cho chúng ta sửa chữa lại hành vi động niệm của
mình hầu tương lai không còn tái phạm nữa.
Nhưng còn một vấn đề nữa: Tu phước thì hưởng phước, còn làm tội thỉ phải chịu
tội. Phần nào ra phần đó. Có nghĩa là quả báo phải thọ lãnh, gọi là "Nhân
duyên quả báo tơ hào không sai". Vậy phải làm sao đây?
Nếu tu hành mà không thoát được sanh tử luân hồi, nghĩa là không ra tam giới
thì chắc chắn không trước thì sau cũng phải có ngày hoàn trả tất cả những
nghiệp nhân chính mình đã làm ra. Trả nghiệp ở đâu? Ở các cảnh giới địa
ngục.
Làm sao thoát được sanh tử luân hồi?
Nếu tự tu tự chứng thì chắc chắn rằng, thời mạt pháp này thế gian khó tìm ra 1
người thực hiện được sự thoát vòng sanh tử của Phật giáo. Vì như cháu đã biết,
nghiệp chướng đã quá nặng, còn nghiệp nhất định phải theo nghiệp thọ quả báo,
theo nghiệp thọ báo thì nhất định không thể thoát ra khỏi tam giới. Nên nhớ đã
là nghiệp thì dù là thiện hay ác vẫn là nghiệp, vẫn bị trói buộc trong sáu
đướng sanh tử luân hồi.
Muốn thoát tam giới phải phá Kiến-Tư phiền não, từng phẩm từng phẩm phaỉ phá
hết đếm 88 phẩm thô thiển cố chấp tham trước thuộc về Kiến hoặc. Ai phá nổi?
Nhất định khó có ai làm được! Rồi sau đó phải phá thêm 81 phẩm Tư-hoặc, nghĩa
là những ý nghĩ tế vi trong tâm, khơng cần phải lộ ra hành động.. Ai phá nổi?
Chắc chắn không tỉm được 1/10 người làm được trong cái thế giới ngũ trược ác
thế này! Trong kinh nói, đưọc vậy rồi chưa hết, ngoài ra còn phải sanh lên trời
rồi rớt xuống phàm trần 7 lần như vậy, sau đó mới chứng quả A-la-hán vượt qua
được tam giới,thoát khỏi luân hồi.
Như vậy làm sao đây? Phải nương nhờ Phật lực mà thoát luân hồi. Một câu A-di-đà
Phật giúp cho chúng sanh đầy tội lỗi đới nghiệp Vãng sanh. Vãng sanh thì chắc
chắn thoát ly sanh tử luân hồi..
Nhưng thoát ra khỏi tam giới chỉ mới qua khỏi "Phần đoạn sanh tử" chứ
chưa thoát được "Biến dịch sanh tử".
Phần đoạn sanh tử là sự chết sống của cái báo thân này, báo thân của phàm phu
có giới hạn, sanh ra từng đoạn rồi chết. Các vị A-la-hán vượt qua được thân
phàm phu, không còn Phần đoạn sanh tử nữa, nhưng còn chịu phần Biến dịch sanh
tử, nghĩa là sự biến đổi giữa mê và ngộ trong tâm. Nói chung còn phải tu hành
thật niều để phá "Trần sa hoặc" đề tiến dần đến chổ phá vô minh hoặc
để khai trí huệ, sáng tâm thấy tánh. (Điều này cao quá, không dám bàn
thêm).
Người niệm Phật được Adiđà Phật tiếp dẫn vãng sanh sẽ vượt qua tất cả những
cảnh giới đó, một đời thành đạo vô thượng. Thật vô cùng quí hoá, vô cùng thù
thắng. Một đời này chúng ta ai cũng có thể thực hiện được. (Xem thêm kinh Vô
lượng thọ, Adiđà, v.v...)
Khi vãng sanh, nhờ Phật gia trì chúng ta được khôi phục chân tâm tự tánh mà
thành Phật. Thành Phật thì mới có năng lưc cứu độ tất cả chúng sanh. Cứu độ tất
cả chúng sanh nghĩa là cứu tất cả những người mà lúc mê muội ta đã hại họ. Cứu
được oan gia trái chủ thì hoá giải nhân quả vậy.
Thành tâm niệm Phật cầu vãng sanh thì tất cả oán nạn sẽ được giải quyết.
Tóm lại, muốn giải ách nạn này, cháu phải làm như vầy:
1/ Không được tái phạm lỗi lầm như trước nữa.
2/ Ngày ngày niệm Phật, ăn ở làm thiên lành, giúp người, phóng sanh, v.v... nói
chung đừng làm ác, cố gắng làm thiện, đừng ngừng lại ở việc thiện nữa, mà mỗi
chiều lại đem công đức này:
- Hồi hướng đến khắp pháp giới chúng sanh,
- Hồi hướng cho oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp.
- Hồi hướng cho ông bà cha mẹ bà con thân thuộc trong nhiều đời nhiều kiếp
- Hồi hướng cho vong thai đó, cứ nghĩ đến để hồi hướng cầu cho họ được vãng
sanh tịnh độ là được.
- Hồi hướng về Tây phương tịnh độ cầu cho chính mình hết báo thân này được vãng
sanh, nguyện thành Phật, độ chúng sanh.
- (Hồi hướng cho những ai cần đến đều được).
3/ Phải luôn nhớ Phật, niệm Phật, cầu hết báo thân được vãng sanh. Chứ không
phải nhớ tội, sợ tội, buồn vì tội lỗi đã lỡ lầm làm phải trong quá khứ nữa nhé.
Chúc vui thành đạo.
Hỏi số 47:
Kính Sư Huynh Diệu Âm Úc Châu;
Thầy Ngộ Thông đã cho chúng tôi niệm Phật theo máy đánh nhịp, chúng tôi đã tìm
mua ở tiệm bán nhạc cụ máy Metronome quatz hiệu Seiko đánh đến 208 nhịp 1 phút.
Đạo tràng Niệm Phật ở Oklahoma chúng tôi có khoảng 20 liên hữu đồng tu Niệm
Phật mỗi lần từ 60' đến 90' không gián đoạn, niệm như vậy thì có lợi hơn. Nếu
đánh địa chung thì Niệm được từ 20đến 30 phút là ngưng nghỉ, rồi bắt đầu Niệm
lại chúng tôi cũng đã thực hành dộ 4 tháng thấy không thể nhất tâm bât loạn vì
bắt đầu Niệm từ 20 đến 30 phút tâm còn tạp Niệm, còn xen tạp nhiều chuyện bên
ngoài.
Xin Sư Huynh giúp cho ý kiến vì nhiều bạn đồng tu đang theo Pháp môn Niệm Phật
Cầu Nguyện Vãng Sanh được nhiều sự lợi lạc,
A-Di-Đà Phật
Trả lời:
Diệu Âm góp ý kiến rằng,
Niệm Phật cò rất nhiều phương pháp, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và khuyết
điểm riêng. Có người thích cách này, cò người thích cách khác. Không có cách
nào là tuyệt đối ứng hợp với tất cả mọi người. Cho nên, đạo hữu thấy phương
cách của Thầy Ngộ Thông hướng dẫn làm cho đạo hữu thấy cảm ứng thì hãy theo
cách của Thấy.
Từ trước tới nay, chư Tổ đều chế ra khá nhiều cách để đáp ứng những cảm ứng
khác nhau. Có người niệm chậm mới nhiếp tâm, có người niệm nhanh mới nhiếp tâm,
có người niệm theo âm điệu mới thấy cảm ứng, có người cần niệm đơn giản từng
tiếng rõ ràng mới cảm ứng, có người thích phương pháp "Phản văn trì
danh", có người thích "Kim Cang trì danh", v.v... Tất cả đều do
sự ứng hợp riêng, chứ không thể nói cách này là nhất, cách kia là nhì
được.
Theo như đạo hữu nói thích niệm nhanh. Điều này tốt, Ngài Ấn Quang chủ trương
Kim Cang Trì Danh, nghĩa là niệm rất nhanh, hai môi đánh nhẹ hai hàm răng và
tiếng rất khẽ để niệm thật nhanh, mỗi ngày niệm 50 ngàn câu Phật hiệu.
Còn như Ngài Phi Tích thì dùng hơi thở để niệm, nghĩa là thở vào: A-di-đà Phật,
thở ra: A-di-đà Phật, còn thở còn niệm, cách niệm này không thể nhanh được.
Ngaì Ngẫu Ích Đại Sư thì dạy cần thành tâm, chí thành, chí thiết niệm cho sâu
chứ không cần niệm nhanh. Chủ đích của Ngaì là niệm sâu, chứ không phải niệm
nhiều.
Niệm nhanh để các tạp niệm không xen tạp vào, dễ tạo công phu thành thục và bắt
cả ngày phải bám sát theo câu Phật hiệu vì phải xong công cứ. Nhưng niệm nhanh
cũng có khuyết điểm là rất dễ thành niệm láo, niệm như cái máy, ưa tính số
nhiều chứ không đủ phẩm chất, v.v...
Niệm chậm thì tiếng rõ ràng, lắng nghe rõ tiếng niệm, chủng tử rõ ràng, tâm
thành kính, trang ngiêm, hành giả càng ngày càng điềm đạm, v.v... Nhưng nó cũng
có khuyết điểm là không có sức đẩy mạnh, dễ lười biếng, dễ có tạp niệm xen vào,
v...v...
Nói chung, mỗi cách đều có chỗ hay, và chỗ yếu. Các vị tu hành cao thường điềm
nhiên tự tại, trong tâm thầm niệm Phật, còn người phàm phu của chúng ta thường
nên kết bè với nhau niệm ra tiếng để hỗ trợ nhau mới tốt.
Phương pháp niệm Phật địa chung là cách công phu chính yếu của Hộ Tịnh Tông thế
giới đang áp dụng, Nó giống một phần ngắn trong "Tam thòi hệ niệm Pháp
sự" do ngài Trung Phong Quốc Sư lập ra từ đời nhà Nguyên. Cách công phu
này khá hay, phổ dụng cho tất cả mọi người, ai tham gia cũng cảm thấy hoan hỉ.
Thời gian 3 giờ trôi qua một cách thoãi mái, không quá gò ép, không quá căng
thẳng, tư thế cộng tu thay đổi liên tục nhưng không mất cảnh trang nghiêm, nhất
là sự sử dụng pháp khí rất hay.
Còn phương pháp đánh nhịp của Thầy Ngộ Thông, tình thực Diệu Âm chưa biết qua,
nhưng cũng có nhiều người tán thán lắm. Vì trong những năm qua, Diệu Âm theo tu
chung vói đại chúng của Tịnh Tông Học Hội nên chỉ biết có cách tu theo địa
chung, còn ngày thường thì kinh hành niệm Phật, nên không biết làm sao so
sánh.
Nói chung tất cả đều tùy duyên, hãy để tự mỗi người tìm lấy phương thức tu
thích hợp nhất của họ thì được nhiều thiện lợi... Người thích niệm chậm nên kết
nhóm niệm chậm. Người thích niệm nhanh nên thành lập nhóm liên hữu niệm nhanh
để hỗ trợ nhau. Mục đích chính vẫn là niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, đều tốt
cả.
Cố gắng giúp đỡ nhau, khuyến tấn nhau để cùng nhau tu học. Đây chỉ là phương
tiện tạo tư lương để vãng sanh, chứ không phải là mục đích.
Nghĩa là, người niệm chậm không nên chê người niệm nhanh. Ngưòi niệm nhanh
không được khinh thường ngưòi niệm chậm. Nếu chê bai nhau thì chúng ta bị phạm
vào Chấp Trước. Nhất định không tốt!
Còn một vấn đề khác đạo hữu nêu ra là "Nhật tâm bất loạn", xin thưa
rằng cảnh giới này trước đây Diệu Âm cũng từng lầm lẫn qua, cứ tưởng rằng một
vài phút tâm hồn an tịnh nào đó thì cho là "Nhất tâm bất loạn". Nhưng
sau này hiểu ra thì không phải vậy đâu.
Nhất tâm bất loạn là cảnh giới chứng đắc cao lắm, có lẽ rằng trong đời này, như
sức của D/Â, không dám mơ tới.
Chư Tổ dạy, niệm Phật không cầu nhất tâm bất loạn thì mới có thể Nhất tâm bất
loạn, nếu còn đặt vấn đề nhât tâm bất loạn thì không bao giờ được Nhất tâm bất
loạn. Vì không còn để ý đến nhất tâm bất loạn thì tâm mới tịnh, còn cứ cầu mong
lung tung thì tâm càng loạn thêm. Nếu tham cầu nhiều quá cũng dễ đi đến chỗ
vọng tưởng sai lầm, có thể bị nguy hiểm về sau!...
Trong quá khứ, cũng như gần đây, nhiều người đã tự nhận chứng đắc đến cảnh giới
này. Nhưng hình như sau đó họ đã gặp khá nhiều trở ngại! Thấy đó mới biết lời
chư Tổ khuyến cáo không sai!
Tổ Ấn Quang dạy, phải luôn tự coi mình còn thấp kém. Đây là Ngài nhắc nhở chúng
ta đó. Ngài nói vãng sanh là do lòng thành kính mà cảm đến Phật lực gia trì,vậy
thì thành tâm niệm Phật là hay hơn. Chư Tổ còn dạy, hãy nhìn những điều tốt,
đừng nhìn điều xấu, cố gắng xét lỗi mình, chớ nói lỗi người, để tránh bớt
nghiệp, giữ tâm thanh tịnh. Cứ thế mà tu, rồi thành tâm niệm Phật cầu vãng
sanh.
Và hơn nữa, hãy chuẩn bị thật kỹ người hộ niệm, thì khi lâm chung mình dễ được
an toàn nương theo Phật lực gia trì, 10 niệm vãng sanh thì hay hơn.vậy.
Hỏi số 48:
Em nghe mẹ em kể anh Diệu Âm có tiếp xúc với người chị bà con bi bệnh
Ung thư, nhờ thành tâm niệm Phật nên bệnh đã lui. Nhưng lai nghe anh Diệu Âm
dặn rằng khi nào chuẩn bị Vãng sanh, hãy báo cho anh biết để anh tổ chức Hộ
niệm từ xa. Tụi em có thể làm gì để giúp đỡ chị ấy được chắc phần Vãng sanh?
Trả lời:
Chuyến về VN 11/08, Diệu Âm đã tiếp xúc được người chị bị bệnh ung thư
mà được hết bệnh của Bác sĩ. Thật là vui! Chị đó rất vui mừng khi gặp Diệu Âm,
và nói chuyện rất nhiều về bệnh tình của chị. Chị bây giờ rất giác ngộ đường tu
hành, tin tưởng Phật pháp rất cao, rất thành tâm niệm Phật, Diệu Âm xin kể sơ
lại một đoạn nói chuyện cho Bs nghe. Diệu Âm hỏi:
- Chị bị ung thư và bây giờ hết rồi hã? - Dạ.
- Chị niệm Phật bao lâu? - Dạ khoảng 7 tháng.
- Bây giờ Chị vui lắm phải không? - Dạ rất vui.
- Chị tin Phật pháp chưa? - Em tin tuyệt đối, em quyết định niệm Phật cầu vãng
sanh Tây phương.
- Bây giờ Chị có còn sợ chết nữa không? - Em không sợ chết, mà em cón muốn vãng
sanh sớm nữa, ở đây làm chi cho khổ. Ngày nào còn sống em niệm Phật, ngày ra đi
em theo A-di-đà Phật về Tây phương.
- .........
- Nhớ nghen, trước khi vãng sanh, nếu có thể thì chị nên cho tôi hay với, tôi
sẽ cố gắng giúp chị bằng cách giới thiệu hoặc mời những ban hộ niệm họ tới hộ
niệm cho chị. Phải cẩn thận hộ niệm mới vững tâm. - Dạ........
Câu chuyện là như vậy. Chứ tôi không có nói rằng, báo cho tôi biết để tôi tổ
chức hộ niệm từ xa đâu.
HN cho người bệnh vãng sanh cần phải ở bên cạnh bệnh nhân, khai thị, hướng dẫn,
hóa gỡ chướng nạn nếu có, và niệm Phật thành tiếng để hỗ trợ cho họ mới được,
chứ ở xa thì nhiều lắm là chỉ hồi hướng công đức mà thôi.
Trên thực tế, đã nhiều lần Diệu Âm được các BHN, hoặc thân nhân ở xa, điện
thoại tới nhờ Diệu Âm nhắc nhở hướng dẫn, khuyên giải cho bệnh nhân qua điện
thoại thì có. Đây chẳng qua vì sự nể nang, tin tưởng hoặc tình cảm mà thôi. Vì
để góp sức cứu người, tôi cũng không câu nệ, và thường vui vẻ để góp công hùn
phước tạo thêm tín tâm cho người bệnh vững tâm niệm Phật hầu được vãng sanh.
Đây là đòn tâm lý, chứ chính Diệu Âm này không có khả năng đặc biệt nào cả, Xin
Bs đừng hiểu lầm.
Người chị bị bệnh ung thư tới giai đoạn chót nằm chờ chết. Chị biết buông xả,
phát lòng niệm Phật cầu vãng sanh và được hết bệnh, thực ra chính là vì mạng số
của người chị chưa hết. Giả như chị không niệm Phật thì đến nay chị cũng chưa
chết, nhưng chị bị đau đớn đến mê man bất tỉnh, xỉu lên xỉu xuống trên giường.
Chị phải chịu cảnh khổ này qua nhiều năm tháng. Cái khổ nạn nói sao cho
xuể!
Thế nhưng nhờ chị thành tâm niệm Phật, quyết buông hết để cầu vãng sanh. Do chị
làm đúng theo pháp niệm Phật nên nghiệp bệnh của chị tự nhiên thuyên
giảm.
Trong pháp hộ niệm vãng sanh, chư Tổ trong Tịnh tông thường nói rằng, thành tâm
niệm Phật cầu vãng sanh, nếu thân mạng chưa hết thì tự nhiên hết bệnh. Nếu thân
mệnh đã mãn thì được Đức Di Đà phóng quang tiến dẫn vãng sanh.
Hiện tượng hết bệnh của người chị của Bs chứng minh rõ ràng việc này. Trong một
thời gian ngắn ngủi nói chuyện với chị, Diệu Âm giải thích thêm về hiện tượng
này cho chị hiểu rằng, chị hết bệnh là do lòng chí thành niệm Phật mà được Phật
lực gia trì. Thay vì chị phải tiếp tục bị đau đớn, thì giờ đây chị được thoải mái
để niệm Phật. Tôi khuyên chị hãy vững tâm niệm Phật cho đến ngày mãn cuộc
đời.
Chị có hứa sẽ quyết tâm niệm Phật cầu vãng sanh.
Trường hợp của chị, khi phần số mãn thì có thể bịnh sẽ tái phát và theo dịp đó
chị vãng sanh luôn. Rất nhiều trường hợp buông xả niệm Phật cầu vãng sanh mà
hết bệnh, có người hết bệnh 1 năm rồi tái phát để vãng sanh, có người 2 năm, 3
năm, 4 năm v.v... và đã có người niệm Phật hết bệnh luôn, hơn 15 năm qua vẫn
đang còn sống, (ví dụ như ông Lý Mộc Nguyên ở Singapore, đến nay vẫn còn
sống).
Câu Phật hiệu nhiệm mầu bất khả tư nghị. Mong cho ai biết được những tin tức
này, phát khởi tín tâm vững mạnh, thành tâm niệm Phật. Thành tâm thì sẽ có cảm
ứng. Chớ nên nghi ngờ.
Cái mạng này, sống chết đã có số phần. Người thành tâm niệm Phật có thể cải đổi
mạng số. Đổi cái thân nghiệp báo thành cái thân nguyện lực. Đừng chấp vào cái
túi thịt này mà bị chết, bị khổ ải trăm bề. Hãy phát tâm cứu độ chúng sanh vãng
sanh Tây-phương Cực lạc thì cái thân này trở thành thân nguyện lực vậy.
Bây giờ, có thể làm gì để giúp đỡ chị ấy được chắc phần Vãng sanh?
Cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho chị niệm Phật. Nếu có thể Bs nên giúp cho
chị một NPĐ nho nhỏ, ví dụ sửa sang một căn phòng nhỏ, gọn gàng, sáng sủa trang
nghiêm để giúp chị có chỗ niệm Phật an ổn và nhân tiện chị có thể hướng dẫn gia
đình và vài người trong làng cùng niệm Phật. Chính nhóm nhỏ người này sẽ là Ban
hộ niệm giúp chị vững vàng vãng sanh, và giúp người khác trong làng khi lâm
chung được vãng sanh Cực lạc.
Công đức vô lượng,
A-di-đà Phật
Hỏi số 49:
Hằng ngày con niệm Phật mà thấy nhứt đầu, khó chịu trong người, tối ngủ
lại gặp ác mộng... Con thực sự rất lo lắng, không biết phải làm sao?
Trả lời:
Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật dạy chân thành miệm một câu Phật hiểu
có thể tiêu đến 80 ức kiếp nghiệp chướng trọng tội. Người thành tâm niệm Phật
thì nghiệp chướng sẽ tiêu mòn đến sạch luôn.
Người niệm Phật mà bị nhứt đầu là do nghiệp chướng của mình lớn quá, vì vậy khi
gặp môn thuốc a-dà-đà này bị công phá thành ra nhứt đầu đó. Giống như uống
thuốc vậy, thuốc hay thi công phạt mạnh, uống vào thì những lần đầu thường bị
cảm thấy khó chiụ. Nhưng cứ uống thì chẳ bao lâu sau sẽ hết.
Cho nên, cứ tiếp tục niệm Phật, một lòng tin tưởng vào sự gia trì của Phật,
đừng nên chao đảo tinh thần.
Niệm Phật có ba điều cần phải có, đó là tín-nguyện-hạnh. Phải tin tưởng, phaỉ
phát nguyện vãng sanh, phải thành tâm niệm Phật liên tục. Nên nhớ, nguyện là
nguyện cầu mình được vãng sanh chứ không phải cầu hết bệnh. Nguyện tha thiết
chứ không phải cầu lâý lệ. Tha thiết được vãng sanh thì mấy thứ nhứt đầu sơ sài
có gì mà lo lắng dữ vậy!
Nếu người niệm Phật bị nhứt đầu mà còn lo lắng về nhứt đầu thì càng bị nhứt đầu
nhiều hơn. Vì sao vậy? Vì không tin, không tha thiết việc vãng sanh, cho nên
niệm Phật không chí thành chí thiết đó!
Tín-nguyện-hạnh tuy ba mà một, thiếu một thì trật cả ba. Vì thế mà niệm Phật
không được tương ưng. Đây cũng là do nghiệp chướng tạo nên.
Bây giờ làm sao?
1) Thành tâm sám hôí nghiệp chướng. Bằng cách nào? Lạy Phật & niệm Phật cho
nhiều và chí thành sám hối khi laỵ-niệm.
2) Quyết lòng buông xả vạn duyên. Làm sao buông xả? Chẳng lẽ bỏ chồng bỏ con
sao? Không phaỉ vậy. Buông xả là trong tâm thoải mái, khong lo sầu, không cố
chấp, không tham đắm, không giận hờn, không sợ nhứt đầu, không nghĩ ngợi lung
tung nữa. Ngay cả việc sai trái cũng quên luôn. Hãy chú tâm niệm Phật để cuối
đời mình được vãng sanh.
3) Nếu có nhứt đầu thì cứ nói thẳng với mình là:" Đáng đó, ai bảo trước
đây làm sai chi! Ai baỏ tu hành trễ quá chi! Ai bảo sát sanh nhiều quá chi!...
Tất cả nghiệp chướng hiện hành thành quả báo thì đành phải chấp nhận, nay phải
lo niệm Phật để về Tây phương luôn thì khỏi bị nghiệp khảo nữa. Về Tây-phương
thành đạo để giaỉ quyết nghiệp báo.
Hãy nghĩ rằng với nghiệp chướng của mình, mình phải chịu quả báo nặng hơn chứ
không phải bây nhiêu này đâu. Đúng ra mình phaỉ bị đau nhiều hơn gấp 100 lần
cơ. Nếu có tâm sám hối dũng mãnh như vậy thì tự nhiên thấy không còn đau nữa.
Tức là vui vẻ rồi vậy.
Người nào tín nguyện hạnh đầy đủ thì tự nhiên khoỉ nhứt đầu. (Nếu không khỏi
thì uống vài viên thuốc cho dịu bớt rồi lo niệm Phật đi, có gì đâu mà lo lắng
dữ). Vạn pháp giai không. Suy cho cùng, nhứt đầu cũng là không luôn. Vô
sự!.
Ngươì ta bị ung thu sắp chết mà niệm Phật còn hết bệnh thay, huống chi đau đầu.
Có biết bệnh ung thư sắp chết họ đau đớn như thế nào không? Đau như cắt thịt
vậy đó, âý thế mà niệm Phật còn hết đau thay, huống chi nhứt đầu!
Biết lúc sắp chết đau đớn như thế nào chưa? Đau như con rùa bị lột cái mai vậy
đó. Đau quằn quại mà niệm Phật còn an nhiên vãng sanh thay huống chi nhút
đầu!
Biết khi mình cầm dao cắt cổ con gà, nó đau như thế naò không? Ấy thế mình chỉ
mới nhứt đâù 1 chút mà la làng lên sao!
Nếu không phấn đấu, không tin tưởng thì làm sao thoát khỏi nghiệp baó?
Hãy nghĩ đến cái khổ của chúng sanh thì cái khổ cuả mình tự nhiên tan biến. Còn
cứ lo nghĩ đế cái khổ của mình thì khổ tạo thêm khổ, gọi là "Khổ-Khổ"
vậy! sám hối chính là đây. Chứ còn than trới trách đất thì nghiệp chồng lên
nghiệp. Chắc chắn bị khổ nhiều hơn.
*) Còn việc nằm ác mộng là do tâm mình bị vọng tưởng nhiều quá, lo lắng nhiều
quá, sợ sệt nhiều quá, giận hờn nhều quá, buồn phiền nhiều quá, bất an nhiều
quá. Ngược lại, không để tâm thanh tịnh, không an nhàn, không thoãi mái, không
vui vẻ, không coi đời là huyễn mộng, còn chấp quá nhiều vào tham sân si mạn...
nói chung tâm bất an, bất tịnh nhiều quá mới sinh ra mộng mị. Lúc ác mộng, cứ
khởi tâm niệm Phật thì hết liền. Chắc chắn. Còn niệm Phật mà không hết thì giả
đò niệm, miệng niệm cho lâý có, chứ tâm không tin. Niệm kiểu naỳ vô ích.
Thế gian thường nói: "Tâm bất tịnh, thị chi bất kiến, thính chi bất văn,
thực bất tri kỳ vị" là vậy đó. Thôi thì tất cả đều bỏ hết đi, coi sự đời
nhẹ tựa lông hồng đi, để cho đầu óc mình thoải mái. Nghĩa là, phaỉ vui vẻ,
không lo lắng gì cả, tì tự nhiên vô sự.
Nên nhớ, người thành tâm niệm Phật có quang minh của Phật gia bị, có 25 vị Bồ
tát gia trì, có chư thiên long bát bộ bảo vệ... Mình đang tắm trong từ lực rất
mạnh mà còn sợ gì nữa mà phải chịu ác mộng, lo sợ, ngủ không yên?
Tin không? Tin thì hết. Không tin thì chiụ thua!
Bên cạnh đó, phải hiểu giá trị của sự làm lành lánh dữ. Nên tập phóng sanh lợi
vật, thành tâm sám hối nghiệp chướng, tu hành niệm Phật phải luôn luôn hồi
hướng công đức cho 1)Pháp giới chúng sanh; 2) Ông bà cha mẹ cửu huyền thất tổ
của mình; 3) Oan gia traí chủ nhiều đời nhiều kiếp; 4) H/H về Tây phương, cầu
VS thành đạo để độ tận chúng sanh.
Sám hối cũng là niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Thành tâm niệm Phật thì linh ứng,
niệm Phật mà không thành tâm thì không có phần lợi ích.
Không làm điều ác,
Phải làm điều lành,
Tâm hồn thoãi mái,
Tự nhiên hết bịnh.
Hỏi số 50:
Hiện tại có một trường hợp này cháu không biết làm sao? Có một bệnh nhân
tuổi đã 80 mà bệnh ung thư, ông cụ này không đi được, nhưng còn tỉnh táo và
biết mọi chuyện nhưng ông ấy không hiểu về phương diện niệm Phật. Con cháu
trong gia đình muốn ông ấy có được hộ niệm cho ông . Ông có ý định trong lòng:
Ông cụ này rất thương người vợ đã mất và quyết lòng đi tìm vợ khi đã qua đời.
Con không biết bất đầu làm khi ông cứ cố quyết lòng như vậy.
Trả lời:
Người còn chấp chuyện thế gian nhất định khó được giải thoát. Khó giải
thoát thì chắc phải chịu đọa lạc. Đó là tại chính mình mê muội nên đành chịu
vậy thôi!
Người trước khi chết mà quyết chạy theo người chết thì chắc chắn phải chết.
Chết thì kinh khủng lắm! Vì chết là bị đọa lạc. Người chết trước bị nạn, người
sắp chết muốn theo đường đọa lạc nữa thì làm sao được vui vẻ, tự do?
Vợ có nghiệp của vợ, chồng có nghiệp của chồng. Nghiệp khác nhau thì thọ báo
khác nhau, khi chết làm sao có thể gặp nhau? Mà dù có gặp nhau đi nữa thì ở
trong cảnh khổ đau đọa lạc cũng đành ngậm đắng nuốt cay, sống dở chết dở, nhìn
nhau mà khóc, mà chịu phũ phàng ân hận ngàn năm. Càng ân hận càng khổ đau, lúc
đó biết mình đã vụng dại cũng đã quá muộn màng!
Người vợ đã chết, có thể đang bị khổ đau. Trong cảnh khổ ấy, người vợ đang mong
đợi ngày đêm người chồng tìm cách cứu mình ra. Người chồng là niềm hi vọng cứu
độ cho vợ, vậy mà người chồng không chịu tìm cách cứu vợ ra, lại muốn chui vào
chỗ khổ nạn để chịu chung số phận đọa đày. Sao mà nghĩ sai lầm vậy?
Một người bị tù cứu còn dễ, hai người bị tù thì cứu càng khó. Cùng nhau vào tù
thì ai cứu được ai đây? Người bị đọa lạc trông người thân được giải thoát để
cứu mình, người chưa chết không chịu tìm đường giải thoát để cứu người thân,
lại muốn chui vào chỗ khổ để cùng bị đoạ đày. Chẳng lẽ gặp nhau để khóc than mà
vui sao?
Người mê mờ cứ đâm đầu vào chỗ chết. Ông bà, cha mẹ, vợ con cứ dắt nhau nhảy
vào hầm lửa để cùng bị thiêu đốt. Xưa nay có ai