Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Giáo lý Phật giáo đề cao phẩm hạnh người phụ nữ *

Tác giả CTV
04:46 | 26/10/2017 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Đã thành thông lệ, cứ đến ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng, Đạo tràng Pháp Hoa chùa Bằng đều tụng kinh, nghe pháp, tu học tại giảng đường của Chùa. Ngày mùng 1 tháng 9 lần này trùng hợp đúng vào dịp kỷ niệm ngày 20/10 – Ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Người phụ nữ và nữ tính trong Phật giáo

Vai trò người phụ nữ trong Phật giáo

Hảo tướng của người phụ nữ có phước báo thể hiện như thế nào ?

Chiều ngày 20/10/2017, nhằm ngày mùng 1 tháng 9 năm Đinh Dậu, tại giảng đường chùa Bằng – Linh Tiên Tự, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã có thời pháp thoại gửi tới toàn thể nữ Phật tử - những Ưu Bà Di tinh tiến nhân dịp ngày 20/10 – Ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Nhân dịp này, Hòa thượng trụ trì Thích Bảo Nghiêm đã quang lâm pháp tòa chia sẻ pháp thoại nhằm khích lệ, động viên tinh thần các bà, các mẹ, các chị về những lời Đức Phật ca tụng người nữ cư sĩ, đó là:

"Khéo làm các công việc - Thâu nhiếp người phục vụ

Sở hành vừa ý chồng - Giữ gìn của cất chứa

Đầy đủ tín và giới - Bố thí, không xan tham

Rửa sạch đường thượng đạo - Đến đời sau an lành

Như vậy là tám pháp - Nữ nhân có đầy đủ

Được gọi bậc có giới - Trú pháp, nói chân thật

Thành tựu tám chi phần - Nữ cư sĩ như vậy

Với giới hạnh đầy đủ - Sanh làm vị Thiên nữ

Với thân thật khả ái ... "

nguoiphattu-com phu nu phat giao0.jpg

HT Thích Bảo Nghiêm: Trong Phật giáo không chỉ tôn trọng nữ giới trên lý thuyết suông mà ngay sau sự ưu đãi này là một vấn đề rất thiết thực quyền bình đẳng giành cho nữ giới trên ba phương diện: xã hội, giáo đoàn, và vấn đề tu tập giải thoát nhưng kỳ thật đã bao hàm mọi mặt: vật chất, tinh thần; tính, tướng; thế gian và xuất thế gian, ...

Thân phận người phụ nữ ở xã hội Ấn Độ cách đây 2.500 năm thường được xem như hạ lưu. Họ không được phép đi học để mở mang kiến thức và tham gia vào các hoạt động tôn giáo để phát triển tâm linh.

Nhận biết được tình trạng bất công và không lành mạnh này, Đức Phật đã cho phép họ được tham gia vào những hoạt động tôn giáo. Họ được phép gia nhập vào tăng đoàn Tỳ khiêu ni (bhikkhunī) với điều kiện phải gìn giữ thêm tám giới do Đức Phật chế định ngoài những giới mà Đức Phật đã chế định cho Tỳ khiêu tăng trước đây.

Những giới này không cố ý làm giảm đi nhân cách của họ mà chỉ nhằm vào những khuyết điểm đặc biệt của giới nữ và để hướng dẫn họ hoàn thành tốt đẹp cuộc sống phạm hạnh không bị trở ngại. Đây là cơ hội đầu tiên trong lịch sử nhân loại mà người phụ nữ được phép tham dự vào tập thể của tăng chúng.

Đề cao phẩm hạnh của người phụ nữ trong xã hội ngày nay là chuyện khá bình thường, nhưng nếu đem sự việc đó trở lui về quá khứ đến xã hội Ấn Độ cách đây trên hai ngàn năm trăm năm quả là điều nan thuyết.  Thế mà Đức Phật đã làm điều khó làm; đã nói điều khó nói này trong thời điểm ấy.  Ngài đã giải phóng người phụ nữ khỏi những tư tưởng áp bức cố hữu, đã nâng cao quy chế cho hàng phụ nữ và dắt dẫn nữ giới thực hiện địa vị quan trọng của mình trong xã hội.

Như chúng ta đã biết, nữ giới trong xã hội Ấn Độ bấy giờ được xem là không xứng đáng để hưởng bất luận điều gì cao hơn hàng tôi tớ của chồng, của cha, hay của anh.  Họ không bao giờ được sắp ngang hàng với nam giới trong xã hội.

Với những lời thuyết giáo chân chính, đức Phật đã ghi sâu vào tâm não của dân chúng thời bấy giờ nhu cầu phải kính nể và tôn trọng phái nữ.  Ngài dạy người nam nên xem người nữ như chị, như em gái và hết lòng bảo vệ họ, nên đối xử hiền hòa, dịu dàng với vợ, xem vợ là ngang hàng với mình, và cho con gái những cơ hội thăng tiến giống như con trai.

nguoiphattu-com phu nu phat giao2.jpg

Ngài chưa từng khinh rẻ và xem nữ giới là những "ngọn đuốc soi sáng con đường dẫn xuống địa ngục" (Naraka màrgadvàrasya dìpikà) như Hemacondra, nhà văn hào Ấn.  Thực ra, đức Phật tôn trọng, không xem rẻ phẩm giá người nữ không có nghĩa là Ngài không ghi nhận bẩm chất yếu đuối của họ.

Theo Ngài, tất cả tính thiện, ác; tốt, xấu ... đều có cả trong hai giới, nam và nữ.  Do vậy trong giáo huấn, Ngài đặt mỗi giới vào đúng vị trí của họ.  Nam hay nữ không còn là trở ngại cho việc thanh lọc thân tâm hay phục vụ độ tha. Đấy cũng chính là tinh thần bình đẳng dành cho nữ giới được thể hiện trong giáo lý Phật giáo.

Giáo lý Phật giáo đề cao phẩm hạnh người phụ nữ, nhưng trong Phật giáo không chỉ tôn trọng nữ giới trên lý thuyết suông mà ngay sau sự ưu đãi này là một vấn đề rất thiết thực quyền bình đẳng.  Ở đây, tuy nói về quyền bình đẳng giành cho nữ giới trên ba phương diện: xã hội, giáo đoàn, và vấn đề tu tập giải thoát nhưng kỳ thật đã bao hàm mọi mặt: vật chất, tinh thần; tính, tướng; thế gian và xuất thế gian, ...

nguoiphattu-com phu nu phat giao1.jpg

Và với những điều tốt đẹp mà Đức Phật nhìn nhận được ở người nữ, Hòa thượng mong rằng các vị Phật tử đang tu tập hãy noi theo những tấm gương của các bậc thân nữ đã chứng ngộ giải thoát, ví dụ như: hoàng hậu Khemà đã đắc quả A la hán trước khi xuất gia, là trường hợp của Isidàsi, một người phụ nữ đau khổ có bốn đời chồng, sau khi xuất gia sống đời giải thoát đã diễn tả trong một bài thơ nỗi niềm sung sướng vì đã thoát khỏi một cách vinh quang ba điều khó chịu…

Hòa thượng mong rằng, các Phật tử hãy tinh tiến tu tập bởi ai cũng sẽ có thể thành Phật, chỉ cần chuyển hóa tam độc Tham – Sân – Si thành những điều thiện lành, tốt đẹp, những ý niệm trong sạch. Có như vậy, cuộc sống hiện tại mới an lạc, hạnh phúc, sau này mới đạt được quả vị giải thoát, giác ngộ.

* Tựa đề do Người Phật tử đặt lại

ht thích bảo nghiêm phụ nữ nữ giới nữ giới và phật giáo con gái đức phật nữ cư sĩ hòa thượng thích bảo nghiêm ưu bà di nữ phật tử tỳ kheo ni

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Lễ quy y cho 43 thiền sinh phương tây tại chùa Pháp Vân nước Pháp

Lễ quy y cho 43 thiền sinh phương tây tại chùa Pháp Vân nước Pháp

Thiền chánh niệm đạo Phật Việt Nam ở phương Tây

Thiền chánh niệm đạo Phật Việt Nam ở phương Tây

Cơn mưa “lạ” trong khóa tu mùa hè chùa Hoằng Pháp

Cơn mưa “lạ” trong khóa tu mùa hè chùa Hoằng Pháp

Tuổi thơ em an vui bên Phật

Tuổi thơ em an vui bên Phật

Đêm tri ân cho 550 khóa sinh tại khóa tu tuổi trẻ chùa Bằng

Đêm tri ân cho 550 khóa sinh tại khóa tu tuổi trẻ chùa Bằng

7 thói quen của những người hạnh phúc

7 thói quen của những người hạnh phúc

Đừng đợi chờ hạnh phúc

Đừng đợi chờ hạnh phúc

Những phương pháp nuôi dưỡng hạnh phúc

Những phương pháp nuôi dưỡng hạnh phúc

Những cách để bạn trở nên hạnh phúc hơn

Những cách để bạn trở nên hạnh phúc hơn

Hạnh phúc đến từ cách nghĩ của mình

Hạnh phúc đến từ cách nghĩ của mình

Muốn hạnh phúc, hãy biết thương mình!

Muốn hạnh phúc, hãy biết thương mình!

Hai giờ quý giá bên Hòa thượng Thích Giác Quang

Hai giờ quý giá bên Hòa thượng Thích Giác Quang

Bài viết xem nhiều

Tham khảo cách chữa các loại bệnh ung thư

Tham khảo cách chữa các loại bệnh ung thư

Thiên đường địa ngục có ở trần gian không ?

Thiên đường địa ngục có ở trần gian không ?

Hòa thượng Yoshimizu Daichi vừa viên tịch

Hòa thượng Yoshimizu Daichi vừa viên tịch

Lời Phật dạy: Người Phật tử tu học thế nào để có tướng mạo đẹp?

Lời Phật dạy: Người Phật tử tu học thế nào để có tướng mạo đẹp?

Nội quy Ban Tăng sự Trung ương khóa VIII (2017-2022)

Nội quy Ban Tăng sự Trung ương khóa VIII (2017-2022)

Mật hạnh của Tôn giả La-hầu-la là...

Mật hạnh của Tôn giả La-hầu-la là... "mật vụ", "tình báo"?

Lễ Vu Lan, mùa của tình thương !

Lễ Vu Lan, mùa của tình thương !

Tự tứ: Thỉnh cầu đại chúng chỉ lỗi với lòng biết ơn vui vẻ

Tự tứ: Thỉnh cầu đại chúng chỉ lỗi với lòng biết ơn vui vẻ

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN