;
>Một số ảnh hưởng tích cực của hệ phái Khất Sĩ với đời sống xã hội
>Tổ sư Minh Đăng Quang chiếc bóng bên trời trăng khuyết
>Tư tưởng Phật học của Tổ sư Minh Đăng Quang trong bộ "Chân Lý"
Tham dự và chứng minh Hội thảo có: Hòa thượng Thích Đức Nghiệp - Phó Pháp chủ GHPGVN; Hòa thượng Giác Nhường, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội Đồng Chứng Minh GHPGVN, Giáo phẩm chứng minh Hệ phái Khất sĩ; Hòa thượng Thích Giác Tường, UV Thường trực HĐCM, Giáo phẩm chứng minh Hệ phái Khất sĩ; Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch Hội Đồng Trị Sự GHPGVN, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; cùng Chư Tôn Đức Hội đồng Chứng Minh, Hội Đồng Trị Sự GHPGVN, chư Tăng Ni của hệ phái; quý đại biểu đại diện các Bộ, Sở, Ban Ngành trung ương và địa phương.
Mở đầu cho buổi hội thảo, trên tinh thần đoàn kết trong giai đoạn hội nhập, Hòa thượng Thích Trí Quảng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam cho rằng: Hội thảo là dịp tưởng niệm 60 năm vắng bóng của Tổ sư Minh Đăng Quang, vừa là cơ hội để tất cả chúng ta nghiên cứu về khuynh hướng nhập thế và đồng hành với dân tộc của Hệ phái Khất sĩ nói riêng, Phật giáo Việt Nam nói chung, trong xu thế toàn cầu hóa và hiện đại hóa tại Việt Nam, theo đó, rút ra những bài học và phương cách phụng sự nhân sinh.
“Sự phát triển của Hệ phái Khất sĩ trong 70 năm qua tại Việt Nam là một minh chứng về sự vận dụng trí tuệ phương tiện trong độ sinh, nhờ đó, cũng trong cùng bối cảnh xã hội và chính trị Việt Nam, Hệ phái Khất sĩ đã có một bước phát triển đều đặn, năng động và hiệu quả so với các hệ phái và sơn môn pháp phái khác của Phật giáo Việt Nam.” Hòa thượng nhấn mạnh.
Chia sẽ thêm về quá trình phát triển của Hệ phái, Hòa thượng Giác Toàn, Trưởng Ban tô chức nhìn nhận: “Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng đầu năm 1954. Hai năm sau, Nhị tổ Giác Chánh, Trưởng lão Giác Tánh, Tri sự Giác Như… đã hướng dẫn “Đoàn Du Tăng” hành đạo ra miền Trung. Thời gian về sau Hệ phái Khất sĩ đã có 6 giáo đoàn Tăng, và Giáo đoàn Ni được hình thành do quý chư Tôn đức Tăng Ni đại đệ tử của Tổ sư đứng ra thành lập
Từ 20 ngôi tịnh xá buổi đầu đến năm 1975 có hơn 250 ngôi. Hơn 100 Tăng Ni, nay tăng lên hơn 1500 vị. Có hàng chục vạn tín đồ thời kỳ Tổ sư lập đạo thì đến nay tăng lên nhiều chục vạn tín đồ Phật tử”
Quang cảnh buổi Hội thảo
Với sự phát triển lớn mạnh của Hệ phái Khất sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo cho biết thêm: Hội thảo lần này là dịp để các nhà nghiên cứu trong và ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong và ngoài Hệ phái Khất sĩ, các nhà quản lý xã hội hội tụ nhằm đánh giá một cách khoa học và khách quan về cuộc đời và đạo nghiệp của Tổ sư Minh Đăng Quang, bối cảnh khoa học và khách quan về cuộc đời và đạo nghiệp của Tổ sư nói riêng và Hệ phái Khất sĩ nói chung đối với phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam
Đi sâu phân tích tư tưởng Phật học của Tổ sư Minh Đăng Quang trong bộ “Chơn Lý”, phương cách tu tập và hoằng pháp của Tổ sư Minh Đăng Quang và Hệ phái Khất sĩ, đặc biệt là sự hòa trộn của các trường phái Phật giáo, nêu bật các giai đoạn phát triển của Hệ phái Khất sĩ trong 70 năm qua, nhất là những đóng góp của hệ phái này đối với sự nghiệp xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đất nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; làm rõ hướng đi phù hợp của Hệ phái Khất sĩ trong bối cảnh hội nhập hiện đại
Ông Tuấn còn nhấn mạnh: “Hội thảo này, thông qua nghiên cứu trường hợp Tổ sư Minh Đăng Quang và Hệ phái Khất sĩ, còn góp phần làm sâu sắc hơn, toàn điện hơn một số đặc điểm và đặc trưng tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam và Giáo Hội Phật giáo Việt Nam như tính vùng miền và tộc người, tính hiện đại song hành và tính truyền thống,tính thống nhất và hội hợp, sự dấn thân và tham dự xã hội, việc bảo tồn các giá trị truyền thống và nhu cầu hiện đại hóa…
Riêng Hòa thượng Thích Giác Giới, Trưởng ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ lại nêu bật quan điểm thờ phượng và phương pháp tu tập trong bộ Chơn Lý mà đức Tổ sư đã để lại, hay bài luận về Hệ phái Phât giáo Khất sĩ đạo nghiệm và thành tựu Phật sự của Thượng tọa Thích Thanh Giác, UV HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Hoằng pháp TW GHPGVN…
Còn rất nhiều quan điểm của Chư Tôn đức và các nhà nghiên cứu về Hệ phái Khất sĩ. Tất cả đều đào sâu vào lý thuyết và thực tiễn với mong muốn mở ra một cơ hội nghiên cứu về một hình thái nhập thế mới của Hệ phái Khất sĩ tại Việt Nam.