;
Mọi người thường nói về mối quan hệ bất hòa giữa tôn giáo và quân sự. Một nhà lãnh đạo chương trình Phật giáo tại Học viện Không quân Hoa Kỳ (The United States Air Force Academy-USAFA) đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn: “Phật giáo đặt ra câu hỏi làm sao để giải quyết những vấn đề đau khổ và sự sinh tử của con người. Vậy đạo Phật ở nơi đâu ngoài việc lý giải những câu hỏi vô cùng sống động này?”.
Một trong những phật tử đầu tiên phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ là một người Mỹ gốc Nhật.Vào thế chiến thứ II, khi nước Nhật đang trong một cuốc chiến một mất một còn, đầy khốc liệt với nước Mỹ ở ngoài Thái Bình Dương thì tại đất nước cờ hoa, một bộ phận người Nhật đã di cư tới Mỹ chống lại cố quốc. Họ đóng vai trò không nhỏ trong chiến thắng của nước Mỹ với vai trò tình báo quân sự. Những người Nhật di cư đến các thành phố ở Mỹ như: California, Oregon và Washington.
Nơi mà người ta hay gọi họ là Issei - đời thứ nhất và Nisei - đời thứ hai. Đã có rất nhiều Nisei tham gia vào quân đội Hoa Kỳ, nổi tiếng nhất là Trung đoàn 442.
Theo số liệu ghi nhận đã có 6000 Nisei được đào tạo trở thành phiên dịch và thông dịch viên cho Cơ quan Tình báo Quân sự của Quân đội Hoa Kỳ (MIS). Khoảng 3700 người được điều đi phục vụ trên chiến trường (chủ yếu là mặt trận Thái Bình Dương) trong cả Hải - Lục quân và Thủy quân lục chiến (TQLC).
Sau Thế chiến thứ 2, mệnh đề “B” - Phật giáo đã trở thành một sự lựa chọn được cấp phép trên các thẻ quân nhân của Mỹ.
Năm 1990, lần đầu tiên quân đội Hoa Kỳ đề xuất kế hoạch cho phép các vị giáo thọ tham gia vào lực lượng vũ trang. Tháng 8 năm 1990, Viện Huy chương đã sản xuất một phù hiệu cấp bậc, dựa trên biểu tượng Pháp luân (Dharma chakra), nghĩa là bánh xe chân lý. Đây là biểu tượng cho những giáo lý cơ bản và cốt lõi nhất của đạo Phật, là một trong những hình ảnh tiêu biểu, thiêng liêng và có ý nghĩa nhất của Phật giáo.