;
>Bài kinh Phật nói về cái chết đã được nghiệp xác định
Dưới đây, xin giới thiệu bài kinh “Chuyện kẻ làm hại vườn (Tiền thân Àràmadùsaka)” trongkinh Tiểu Bộ, tập IV, số thứ tự 31 trong Đại Tạng kinh Việt Nam, nhà xuất bản TPHCM PL 2545-2001, từ trang 316.
Công việc có thể bị hư hỏng, ngay khi người ta muốn thực hiện tốt nó. Ngày nay, chuyện này được diễn tả bằng công thức: Nhiệt tình + ngu si -> phá hoại.
Hai ngàn năm trăm được, có thể tạm gọi là dùng hình tượng nghệ thuật, qua các câu chuyện kể tiền thân, Đức Phật đã lưu ý chúng ta tai hại của sự ngu si phá hoại, làm hại chính mình.
Trong bài kinh kể trên, khu vườn là nơi những con khỉ sinh sống. Chúng ăn hoa trái từ khu vườn và cũng muốn chăm sóc khu vườn theo cách của mình.
Nhưng bầy khỉ này vô cùng bất hạnh vì có một con khỉ chúa ngu si cùng cực.
Còn khỉ chúa này cũng có tâm tốt đối với khu vườn và dĩ nhiên là khỉ chúa, nó chịu trách nhiệm cao nhất về việc chăm sóc khu vườn. Nó hoan hỷ nhận lấy trách nhiệm tưới nước cho khu vườn.
Nhưng vì ngu si, khỉ chúa xác định sai mục đích, phương thức. Thay vì làm cho cái cây non xanh tốt, tăng trưởng, khỉ chúa lại xác định mục tiêu chính là “hãy gìn giữ nước”. Và nó gìn giữ nước bằng cách làm của nó, xâm hại cuộc sống của các cây non.
Khi vị hiền triết trong bài kinh đặt câu hỏi về việc làm gây phương hại đến vườn cây, thì bầy khỉ trả lời: “Chúa khỉ đầu đàn của chúng tôi khuyên như vậy!”.
Thế đó, ngu si thì không thể làm nên việc gì, mà chỉ có thể làm hư hỏng, thiệt hại phá hoại.
Liệu bài kinh có thể là một bài học nhiều ý nghĩa đối với việc tự cắt hủy, xóa bỏ hoạt động có lợi ích của chính mình?
Chúng ta nhớ đến câu châm ngôn nổi tiếng của nhà Phật “Phàm làm điều gì phải nghĩ tới hậu quả”. Bài học từ con khỉ chúa đầu đàn là bài học không nghĩ tới hậu quả. Nó không biết đến hậu quả là vì cực điểm ngu si!
MT