Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video

Kỳ lạ tục ‘giỗ sống’ cha mẹ để báo hiếu

Tác giả Hồng Lam
06:54 | 10/02/2017 1 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Trước đây, trong nhà có bao nhiêu người con có gia đình riêng thì sẽ có ngần ấy mâm cơm dâng lên báo hiếu cha mẹ. Để không làm trùng nhau, các con phải họp bàn từ trước. Ngày nay, để tiện cho công tác của các con nên bữa cơm báo hiếu thường được các gia đình làm chung một lần.

Hằng năm, cứ vào giữa tháng 11 âm lịch cho đến khoảng 25 tháng Chạp, người Nguồn ở Minh Hóa (dân tộc thiểu số ở Quảng Bình) lại rộn ràng với cái Tết đặc biệt. Đó là Tết báo hiếu mà người Nguồn gọi là “Pơng cộ Tết” (bưng cỗ Tết) hay còn gọi là tục “giỗ sống” để tỏ lòng hiếu thảo của con cháu đối với bậc sinh thành.

Bà Đinh Thị Hựu (SN 1953) ở tiểu khu 6, thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa có 7 người con đều đã lập gia đình, cả ở gần và xa. Khoảng đầu tháng Chạp, các con bà Hựu bắt đầu lên kế hoạch họp lại một bữa, làm cơm dâng lên cha mẹ và ông bà.

Theo anh Đinh Xuân Vương (SN 1986) con trai thứ 5 của bà Hựu, mâm cơm báo hiếu không đòi hỏi nhiều ít hay cao lương mỹ vị mà quan trong là tình cảm của con cháu dành cho ông bà, cha mẹ.

nguoiphattu-com mam com bao hieu cha me0.jpg

Chị Đinh Thuý Nga đang nấu món lóng hầm mà mẹ chị thích ăn.

Ngoài những món ăn truyền thống của người Nguồn trong bữa cơm như bánh chưng, cá khe, rau tớn xào tôm, gà... các con còn làm những món mà cha mẹ thích ăn nhất.

Vừa đổ nước vào nồi lóng, chị Đinh Thị Thúy Nga (SN 1988), con gái bà Hựu cho biết: “Lóng hầm xương là món mà mẹ tôi rất thích. Món này được nấu từ ruột cây chuối rừng bằm nhỏ hầm với xương heo và gia vị. Thời gian hầm càng lâu càng ngon. Hôm nay tôi và các chị dâu đi chợ sớm, tìm mua được cây chuối rừng ngon nên nấu để dâng lên mẹ.

Sau khi chuẩn bị xong, chúng tôi sẽ bày riêng ra một mâm để mẹ bưng sang mời ông ngoại và một mâm đặt lên bàn thờ cho ba. Thắp hương cúng ba xong, con cháu mới bày mâm để mời mẹ và các bác”.

nguoiphattu-com mam com bao hieu cha me1ac.jpg

Bà Hựu mang cỗ tới nhà bố đẻ

Bữa cơm được dọn ra, các con, cháu lần lượt dành những lời cầu chúc cho bố mẹ, ông bà sống lâu trăm tuổi để hưởng phúc vui cùng con cháu. Nếu có ai phạm phải những điều làm ông bà cha mẹ buồn lòng trong năm qua thì đây cũng là dịp nói lời sám hối.

Đáp lại tình cảm của con cái, bậc sinh thành sẽ dặn dò, cầu chúc con cháu những điều tốt đẹp nhất.

Phong tục đẹp được gìn giữ

Trước đây, trong nhà có bao nhiêu người con có gia đình riêng thì sẽ có ngần ấy mâm cơm dâng lên báo hiếu cha mẹ. Để không làm trùng nhau, các con phải họp bàn từ trước. Ngày nay, để tiện cho công tác của các con nên bữa cơm báo hiếu thường được các gia đình làm chung một lần.

Ông Đinh Thanh Dự, một người chuyên nghiên cứu văn hoá ở huyện Minh Hoá kể về tục lệ này:

"Là người dân Minh Hoá thì dù giàu hay nghèo, mỗi dịp cuối năm đều phải tự tay làm một bữa cơm bưng đến nhà bố mẹ để tỏ lòng hiếu thảo.

Không ai biết tục lệ này có từ bao giờ, người già trong làng kể rằng, ngày xưa ở đây rất nghèo. Có một người lên rừng đặt bẫy đơm được con lợn to, đem về chọn những miếng thịt ngon nhất dâng mẹ già ăn với cơm thổi từ lúa rẫy mới.

nguoiphattu-com mam com bao hieu cha me2.jpg

Bữa cơm, cũng là mâm cỗ giỗ sống của bố bà Hựu

Năm sau vào gần dịp Tết Nguyên đán, nhớ lại bữa cơm đầm ấm năm qua, mẹ già bệnh nặng buột miệng thở dài: “Giá mà được ăn một bữa ngon như năm trước thì có nhắm mắt cũng thỏa lòng”. Vợ anh nghe được bèn kể lại cho chồng, hai vợ chồng thương mẹ nên lấy thóc giống còn lại đem giã gạo thổi cơm.

Anh chồng đi câu cá ngoài suối, còn con gà cuối cùng đang đẻ cũng làm thịt nấu cho mẹ ăn. Lạ thay, mẹ anh dần dần khỏi bệnh và mạnh khỏe trở lại. Năm sau đó, cây lúa trên rẫy lại tốt tươi, mẹ anh lại vui vẻ bên đàn cháu. Dân làng nói, nhờ có người con hiếu thảo như anh nên được trời đất phù hộ cho dân bản được mùa. Tục ấy từ đó truyền lại đến ngày nay.

Dù ông bà, cha mẹ không đòi hỏi, nhưng bổn phận con cái khi đã có cửa nhà riêng, đã làm chủ được cuộc sống thì không thể bỏ qua lệ này. Nếu không lo nổi bữa cơm tươm tất theo tục “giỗ sống” thì cả làng sẽ chê cười, năm mới lộc tài sẽ chẳng ghé nhà”.

Ngày nay, dẫu cuộc sống có nhiều đổi thay nhưng mâm cơm báo hiếu vẫn còn nguyên giá trị văn hóa. Dù đi đâu về đâu, người Nguồn cũng luôn nhớ và thực hiện phong tục tốt đẹp này.

Hiện phong tục này đã vượt ra khỏi làng bản và lan truyền mạnh mẽ sang các nơi khác, nhiều tộc người ở Minh Hóa và cả người Kinh trên địa bàn cũng đã học theo phong tục hiếu đạo rất ý nghĩa này.

Hải Sâm

Nguồn:http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tin-trong-ngay-ky-la-tuc-gio-song-cha-me-de-bao-hieu-dip-tet-351658.html

báo hiếu cha mẹ phong tục báo hiếu gia đình mâm cơm báo hiếu giỗ sống bữa cơm báo hiếu cha mẹ

Ý kiến bạn đọc

Sơn Thạch Lâm

Sơn Thạch Lâm

Hay quá, một tập tục mang đậm nét đạo lý để xây dựng nên con người hiếu đạo, cần được giữ gìn và phát huy.

Thích      Trả lời   2/10/2017 7:58:29 PM

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Thành bại của đời người gói trong một chữ...

Thành bại của đời người gói trong một chữ...

Đầu năm xin tặng 5 chữ làm vốn sống

Đầu năm xin tặng 5 chữ làm vốn sống

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm: Đại diện duy nhất cho tôn giáo được vinh danh 'Công dân Thủ đô ưu tú' 2021

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm: Đại diện duy nhất cho tôn giáo được vinh danh 'Công dân Thủ đô ưu tú' 2021

Đôi dòng tiễn biệt Ca sĩ - Phật tử Phi Nhung

Đôi dòng tiễn biệt Ca sĩ - Phật tử Phi Nhung

Lời cầu nguyện cho Y bác sĩ

Lời cầu nguyện cho Y bác sĩ

Ngẫm về 'từ thiện và lương tâm'

Ngẫm về 'từ thiện và lương tâm'

Vũ Quốc Cường - tên anh sáng cõi đời

Vũ Quốc Cường - tên anh sáng cõi đời

Ấm tình ngày ấy năm xưa

Ấm tình ngày ấy năm xưa

Tấm lòng tưởng nhớ nhạc sĩ Hằng Vang

Tấm lòng tưởng nhớ nhạc sĩ Hằng Vang

'Ni trưởng Thích Nữ Huệ Giác con thuyền thanh lương'

'Ni trưởng Thích Nữ Huệ Giác con thuyền thanh lương'

KTS Võ Trọng Nghĩa: 'Kiếp này kiến trúc sư chỉ là việc phụ, giữ giới, hành thiền quan trọng hơn'

KTS Võ Trọng Nghĩa: 'Kiếp này kiến trúc sư chỉ là việc phụ, giữ giới, hành thiền quan trọng hơn'

Người lái đò sống mãi tuổi hai mươi !

Người lái đò sống mãi tuổi hai mươi !

Bài viết xem nhiều

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Người xuất gia đối trước vương quyền

Người xuất gia đối trước vương quyền

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương viên tịch

Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương viên tịch

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN