;
Những
ngày qua, câu chuyện xung quanh văn hóa bán hàng với nạn "chặt chém",
"bún mắng, cháo chửi, phở lắm mồm..." ở nhiều địa phương trên cả nước
được báo Giáo dục Việt Nam phản ánh đã thu hút sự quan tâm, với rất
nhiều ý kiến, phản hồi của bạn đọc gửi về.
Tiếp tục xung quanh
vấn đề này, nhiều bạn đọc còn rất bức xúc khi phản ánh thực trạng nạn
"chặt chém", xả rác còn diễn ra ngay cả trên cả những nơi đất Phật, mang
yếu tố tâm linh... Một trong những ý kiến đó là của độc giả Nguyễn Thế
Anh (Hải Phòng) bày tỏ, việc ngay cả trên những nơi đất Phật cũng bị
"chặt chém" thì đúng chẳng còn gì là văn hóa...
Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin tiếp tục đăng tải trọn vẹn ý kiến này. Mời bạn đọc cùng theo dõi:
Những
ngày qua, tôi đã theo dõi rất kỹ những bài viết, những ý kiến của đông
đảo bạn đọc phản ánh về thực trạng của vấn nạn "chặt chém", xả rác cũng
như cung cách, văn hóa phục vụ thiếu tôn trọng khách của không ít các
chủ hàng ở một số địa phương trên cả nước.
Bản
thân tôi là một người đã đi du lịch khá nhiều nơi nên những cảnh đó
cũng không còn là điều gì đó quá xa lạ, quá mới mẻ. Những điều đó đã gây
ra sự phản cảm, phẫn nộ hay nói cách khác là mang cái bực vào người đối
với khách du lịch đã phải bỏ tiền ra để mong muốn có được sự thoải mái,
thư thái.
Du khách đông đúc đi lễ chùa Hương
Tuy nhiên, cũng từ thực tế, đã đi nhiều nơi, tôi thấy rằng, nạn "chặt chém" ở các điểm du lịch, bãi biển bình thường thôi đã rất đáng phải lên án, phải tẩy chay rồi nhưng ngay cả những nơi đất Phật cũng bị "chặt chém" thì đúng chẳng còn gì là văn hóa nữa cả.
Và
không ít người bạn tôi khi trở về từ những nơi đất Phật, sau khi đã đi
thăm các đền, chùa... đã thực sự bị chạnh lòng bên cạnh sự tôn nghiêm
của chốn này.
Du
khách thập phương mong muốn tìm về nơi cửa Phật để tìm đến một chốn
thanh tịnh, yên bình, với tâm thành, chí nguyện, tránh xa những sự ồn ã,
xô bồ của cuộc sống tấp nập, ngược xuôi, tính toán...
Thế
nhưng, ngay dịp đầu năm Nhâm Thìn này thôi, khi sau nhiều năm quay trở
lại chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội), nhóm chúng tôi đã gặp phải biết bao
nhiêu nỗi bực dọc bởi cái cảnh "chặt chém" đến "khiếp người".
Trên
dọc đường, ngay từ đầu ngã ba Ba La về đến đầu bến Đục chùa Hương, đầy
rẫy cảnh "cò" lượn lờ phía trước, phía sau, chèo kéo.
Do
lâu ngày không nhớ rõ đường, về đến đầu cầu Vân Đình, chúng tôi dừng xe
hỏi đường thì có rất nhiều người chạy đến vây quanh nói "giúp đỡ". Sau
đó có một người phóng xe đi đằng trước, nói là dẫn đường hộ.
Tưởng
là người dân tốt bụng cũng đến đấy chỉ đường cho, nào ngờ khi vừa đến
nơi, anh ta đỗ phịch xe, cươi tươi quay lại rồi nói "xin" 120.000 đồng
tiền... dẫn đường. Chúng tôi chỉ còn biết ngớ người ra mà nhìn nhau.
Và
thực sự chúng tôi cũng lại bất ngờ hết sức khi mà đi gửi xe rồi vào mua
vé, xuống thuyền ngồi chúng tôi cũng lại gặp "cò" đưa đi rồi tính tiền.
Nhưng giá trông xe ở đây cũng chẳng hề rẻ chút nào, giá trông một chiếc
xe máy dao động từ 15.000 - 25.000 đồng, còn ô tô từ 75.000 - 100.000
đồng/ xe
Theo
quy định của Ban tổ chức giá vé thăm quan là 50.000 đồng/ người cộng
với tiền đò là 25.000 đồng/ người/ lượt với đò thường nhưng vừa đi khỏi
bến được vài chục mét, người lái đò đã nói ngay với giọng khá khó nghe:
"tý nữa, mỗi người trên đò cho xin thêm 20.000 đồng/ người, tiền bồi
dưỡng...".
Khi
chúng tôi thắc mắc thì người lái đò cau có nói: "Thế ai ở đấy chờ cho
các người đi lễ, đông thế này, chờ từ giờ đến tối chứ ít à. Mà ở đây, đi
thuyền nào cũng thế thôi...". Vậy là ngoài tiền vé, 8 người trên thuyền
đã bị ép phải cố "vui vẻ" trả thêm 160.000 đồng cho người lái đò.
Dọc
con đường lên chùa, vào động Hương Tích, hai bên đường, những hàng quán
bán đồ lưu niệm, hàng ăn... chen chúc nhau cùng đội ngũ bán rong, "cò"
mồi làm cho lượng người đã đông lại càng thêm đông đúc, ngột ngạt hơn.
Đông
đúc, ngột ngạt dịp Xuân về thôi thì cũng chấp nhận được, bởi tâm lý
chung, ai cũng muốn đi chùa dịp đầu năm để cầu may mắn, đặc biệt với
chùa Hương này. Nhưng cái cảnh đến cả cửa Phật đây rồi mà vẫn còn "chặt
chém" theo kiểu kinh doanh "chộp giật" của các chủ hàng nơi đây thì đúng
là không thể nào chấp nhận được.
Được
giới thiệu là nơi có đặc sản củ mài có tiếng nhưng chúng tôi đã bị một
phen "ngã ngửa" khi chủ hàng thông báo, một bát chè củ mài có giá tới
50.000 đồng.
Ngay
cả các loại vật phẩm dùng để mang vào lễ những ngày này cũng bị các chủ
hàng "ép" nâng giá lên gấp ba, bốn lần ngày thường.
Các
phòng ngủ "dã chiến" được quây bằng tôn, bạt được cho thuê với giá
250.000 - 300.000 đồng/phòng. Nhiều du khách không đặt phòng ngủ đã phải
thuê chiếu ngủ lên tới 100.000 đồng/ chiếc hoặc ngủ tập thể trong những
căn phòng tạm bợ với giá 50.000 đồng/ người...
Chùa
Hương, vốn được nhiều du khác biết đến là chốn cửa Phật thiêng liêng,
nhưng từ khu bến Trò, nhan nhản các dãy nhà hàng bán thịt thú rừng, với
cảnh tượng giết mổ hãi hùng. Thú rừng bị xâu, xẻo thịt chỉ còn trơ
xương, treo lủng lẳng trên những cái móc.
Các
cửa hàng này nhà nào cũng treo từ 5 - 7 thú rừng để thu hút khách nhưng
lại không ghi mức giá cụ thể trên biển quảng cáo vì chủ quán nhìn mặt
khách để “quát” giá.
Có
những vị khách “sộp” bị quát giá cao, còn những khách kỳ kèo thì “mềm”
hơn một chút. Phổ biến giá thịt nai dao động từ 500.000 – 700.000
đồng/kg; hoẵng rừng 400.000 – 600.000 đồng/kg; Cầy vòi 300.000- 400.000
đồng/kg; Nhím 350.000- 400.000 đồng/kg…
Giá
"cắt cổ" là vậy nhưng cái cảnh "treo đầu dê, bán thịt chó" vẫn diễn ra.
Anh bạn tôi cố len trong nhóm xúm đông, xúm đỏ để mua thịt hươu rừng
với giá người chủ quán quát 600.000đ/kg.
Sau
khi thoả thuận, nhiều du khách được xẻo cả tảng thịt và nhờ nhà hàng
chế biến ăn luôn tại quán. Nhưng khi nghe cô chèo đò nói: “Lấy đâu ra
thú rừng, hươu nai toàn nuôi nhốt, già không lấy nhung nữa thì bán cho
các quán làm thịt”, các “thượng đế” mới tá hoả và mới biết mình bị lừa.
Không
chỉ thịt thú rừng mà rất nhiều mặt hàng khác cũng được bày bán la liệt
từ chân chùa lên động Hương Tích giống như một “hội chợ thương mại”. Các
quán lớn nhỏ ở đây thả phanh "chặt chém" gấp lên 2-3 lần so với giá thị
trường. Quần áo, giầy dép, bánh kẹo, củ quả, thuốc “thần dược”… được
bày bán la liệt vô tội vạ ở đây.
Đi
chùa để tĩnh tâm, chay tịnh thành tâm niệm phật, giúp người ta rũ bỏ
mọi ưu phiền trần tục. Nhưng những gì diễn ra ở chùa Hương này cho thấy
dường như cửa Phật đang bị ô uế bởi sự thương mại hóa.
Và
như tôi đã nói ở trên, "chặt chém" ở những điểm du lịch bình thường đã
cần phải lên án, tẩy chay rồi nhưng ngay cả ở những nơi đất Phật như
chùa Hương này, cảnh "chặt chém", lừa lọc khách thập phương vẫn diễn ra
thế này thì còn gì là "văn hóa" ứng xử, văn hóa kinh doanh... còn gì là
sự tôn nghiêm nơi cửa thiền, Tam bảo đây...
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Nguyễn Thế Anh Theo GDVN