;
Thay đổi thân khẩu ý là thay đổi nghiệp. Mỗi người đều phải chịu trách nhiệm với nghiệp của mình. Để đẩy lùi dịch bệnh Phật dạy chúng ta phải ‘đoạn ác tu thiện’, nghĩa là thân, miệng, ý của chúng ta khi phát ra (hay đưa vào) đều có mục đích giúp mình và người từ bỏ điều xấu và hướng đến điều tốt. Phước họa tự mình, nếu tích phước đầy đủ, tu hành chân chánh thì nghiệp ác, nghiệp khổ sẽ bị tiêu mất.
Bài kinh sau đây Phật dạy rõ ràng:
... Lúc Đức Phật hoằng pháp ở thành Vương Xá, rừng trúc Ca-Lan-Đà, có một khu làng gọi là Na-La, cư dân (trong làng này) thường bị bệnh dịch, bệnh dữ này giết chết sinh mạng nhiều người. Sợ hãi và hết cách, mọi người tế bái thiên thần, cầu xin phù hộ, hy vọng nạn dịch này được tiêu trừ. Tuy nhiên, dù tế phẩm dâng cúng dồi dào, vô số lời nguyện cầu, dịch bệnh vẫn chẳng hề giảm bớt, thân tâm mọi người chịu nhiều đau khổ, chỉ biết thở dài bất lực!
Bấy giờ, có một vị Ưu-Bà-Tắc tin sâu Phật Pháp sống trong ngôi làng này, ông ta bảo mọi người rằng: “Chỉ có Đức Phật từ bi, oai đức tự tại, mới có thể giúp chúng sinh thoát hẳn tai ách, đạt được lợi ích an lạc, lúc này mọi người cần phải một lòng xưng niệm ‘Nam mô Phật Đà’, cầu mong Đức Phật cứu khổ mới hết được bệnh dịch này.” Mọi người nghe lời, như kẻ sắp chết đuối bỗng vớ được cây gỗ trôi, tất cả đều quì xuống chí thành, chí tâm xưng niệm ‘Nam mô Phật Đà’, chỉ nguyện Đức Phật với lòng thương từ mẫn, cứu độ tất cả thoát khỏi dịch bệnh thống khổ.
Đức Phật quán thấy cư dân làng Na-La đang lâm vào khổ ách, Ngài bèn sai chúng Đệ tử đến khu làng này để giáo hóa mọi người, giúp họ ĐOẠN ÁC TU THIỆN, TĂNG TRƯỞNG PHƯỚC ĐỨC. Nhờ thiện pháp này, và sức mạnh phước đức nên bệnh dịch tiêu tan, thân tâm mọi người rất là an lạc. Dân làng tiếp nhận ân Phật,và để bày tỏ cảm niệm đối với sự cứu giúp của Đức Phật, mỗi nhà đều làm thức ăn đặc biệt, quét dọn đường đi, dựng các cờ phan, treo những chuông báu, và dùng hương hoa rải trên mặt đất, cung thỉnh Đức Phật và chúng Tỳ-kheo đến tiếp nhận sự cúng dường. Đức Phật từ bi thọ thỉnh, và vì sự khát ngưỡng Phật pháp của mọi người mà khai thị những pháp yếu, khiến cho tâm ý của tất cả đều tỏ ngộ, chứng đắc Sơ quả, hoặc Nhị quả….cho đến chứng Vô thượng bồ đề tâm.
Ngay lúc này, có một đệ tử cạnh bên thấy sự việc này, khởi tâm cảm kích và bạch với Đức Phật rằng: “Bạch Thế tôn! Quá khứ Ngài đã gieo phước đức gì mà nay khiến cho bệnh dịch tiêu trừ và được mọi người cung kính cúng dường? Khẩn thỉnh Thế tôn từ bi khai thị nhân duyên ấy!” Đức Phật bảo: “Từ kiếp xa xưa, có một vị Phật ra đời, hiệu là Nhật Nguyệt Quang. Một hôm, Đức Phật Nhật Nguyệt Quang cùng với các đệ tử hoằng hóa đến vương quốc Phạm Ma, Quốc vương thiết lễ cúng dường Đức Phật. Quốc vương quỳ gối cầu xin Đức Phật từ bi tế độ khổ nạn dịch bệnh của người dân. Đức Phật liền lấy chiếc y (cà-sa) trao cho Quốc vương; Quốc vương bảo người đem y này treo trên tràng phan, cung kính cúng dường.
Lúc này bệnh dịch tiêu mất, Quốc vương mới được an cư lạc nghiệp. Quốc vương hết sức hoan hỷ, bèn phát tâm Bồ đề vô thượng, hộ trì Phật pháp. Đức Phật Nhật Nguyệt Quang nhân đây thọ ký cho Quốc vương thành Phật ở đời sau, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni, rộng độ chúng sanh, nhiều không thể tính.
Quốc Vương Phạm Ma là tiền thân ta thuở ấy, đại chúng Tỳ kheo là những quần thần của vua Phạm Ma. Nhân công đức cúng dường Phật này mà ta không rơi vào ác đạo trong vô lượng kiếp, thường sanh cõi trời, cõi người hưởng thọ nhiều niềm vui, cho đến đời này viên thành Phật đạo, tiếp nhận sự cúng dường của trời, người.”
Đại chúng Tỳ kheo nghe nhân duyên thù thắng này rồi, tâm sinh hoan hỷ, y lời Phật dạy, như pháp tu hành.
(Sọan tâp Bách Duyên Kinh, quyển 2)
Thích nữ Tịnh Quang chuyển ngữ
佛陀在王舍城迦蘭陀竹林弘法時,有一聚落名為那羅,居民常為瘟疫、惡疾奪去性命。恐懼無助下,居民們祭拜天神,乞求庇佑,希望災疫能夠消除。然而,再豐盛的祭品,數不盡的祈求,災疫仍然沒有減少,身心飽受苦楚的人們,只能無奈地嘆息!
當時,聚落中住著一位虔信佛法的優婆塞,他告訴大眾:「慈悲的佛陀威德自在,能令眾生遠離災厄,獲得利益安樂。現在大眾應當一心稱念『南無佛陀』,乞求佛陀救濟,讓災疫平息。」眾人聞言,如溺水之人忽得浮木,紛紛至誠長跪,至心稱念「南無佛陀」,
佛陀觀察到那羅居民正飽受苦厄,於是率領弟子們來到聚落,教化大眾,令其斷惡修善,廣積福德。由此善法、福德之力,災疫退散,人們身心復得安泰。蒙佛恩澤的居民們,為了感激佛陀的幫助,不僅家家戶戶備妥餚,亦灑掃道路,豎立幢幡,懸掛寶鈴,並以香花舖地,恭請佛陀及眾比丘受其供養。佛陀慈悲受請,並為渴仰佛法的大眾開示種種法要,令眾人心開意解,證得初果、或二果、三果……乃至發無上菩提心。
當時在旁的弟子見此事已,甚感奇特,於是請示佛陀:「世尊!夙昔植何福德,能令災疫消除並獲大眾設供養?懇請世尊慈悲開示箇中因緣。」佛陀道:「久遠前,有一佛出世,號日月光。一日,日月光佛率諸弟子弘化至梵摩王國,國王設宴供養佛陀。齋畢,國王長跪啟請佛陀慈悲濟度國人災疫之苦。佛陀即將身上所著袈裟,授予國王;國王令人將袈裟繫於幢幡之上,虔誠供養。於時,災疫消除,國人得以安居樂業。國王大喜,進發無上菩提心,護持佛法。日月光佛為其授記,未來世當成佛道,號釋迦牟尼,廣度眾生,不可限量。當時,梵摩王即我前身,大眾比丘為梵摩王之群臣。因此供佛功德,令我無量世中不墮惡道,常生天上、人間受諸快樂,乃至這一世圓成佛道,受人天供養。」
大眾比丘聞此殊勝因緣,心生歡喜,依佛所教,如法修行。
典故摘自:《撰集百緣經.卷二》