;
Từ cái nhân méo mó
Còn nhớ nửa đầu thập niên 90 thế kỷ trước, mỗi khi có tác phẩm nào nội dung liên quan đến Phật giáo thì phía bộ phận quản lý đều yêu cầu tác giả hoặc nhà xuất bản phải trình qua phía Văn hóa, Hoằng pháp Phật giáo để có phê duyệt rỏ ràng, thì mới được cấp giấy phép thực hiện và phát hành rộng rải.
Quy định chặt chẻ ấy đã giúp và hỗ trợ Phật giáo rất nhiều trong việc hạn chế được những sai phạm vô tình hay hữu ý hiểu sai về Phật giáo. Việc làm tích cực này hiện nay đã không còn thấy nữa.
Vì vậy từ khi thấy có xuất hiện quyển sách "Tranh Nhân Quả" do sư thầy Thích Chân Quang biên soạn (từ đây xin đọc: tác giả Chân Quang), nhà xuất bản Tôn Giáo ấn hành và nộp lưu chiểu quý II/2016 đến nay, không thấy có ý kiến phê duyệt của Phật giáo, cụ thể Ban Hoằng pháp, Ban Văn hóa GHPGVN thì nhiều người không lấy gì làm lạ nhưng kèm theo đó có nhiều ý kiến lo ngại về nội dung diễn đạt trong quyển tranh này.
Tổng hợp các ý kiến đó là; trước hết tác giả là một vị sư thầy lâu nay vốn có nhiều lời ra tiếng vào từ nhiều phía, thứ hai sự diễn đạt nhân quả quá hời hợt và dựa theo cảm tính chủ quan, rất xa rời với giáo lý nhà Phật, từ đây dễ gây hiểu lầm, thậm chí làm làm xấu đi hình ảnh Phật giáo trên bước đường hoằng hóa.
Thứ ba, xúc phạm, xem thường và làm tổn thương những người hành nghề lương thiện mà xã hội ngày trước hay khinh thường, nghiêm trọng nhất là khinh miệt thành phần người khuyết tật, những người vướng vào các tệ nạn v...v... vốn luôn được xã hội tạo mọi điều kiện để họ có cơ duyên hòa nhập cũng như sinh sống bình đang như mọi người.
Chúng ta đừng quên rằng theo thống kê gần đây nhất của Bộ LĐ - TBXH cả nước hiện có bảy triệu người khuyết tật, chiếm 7,8 % dân số, người khuyết tật đặc biệt nặng và nặng chiếm 28,9 %.
Người khuyết tật nữ 28.3%, người khuyết tật là trẻ em 10,2 % và người cao tuổi chiếm 10 % (diện hộ nghèo). Những con số tỷ lệ này luôn là mối quan tâm đặc biệt của nhà nước và cộng đồng, luôn tìm ra mọi phương cách nhằm hỗ trợ và giúp đỡ họ hòa nhập trong cuộc sống một cách bình đẳng, được tôn trọng lẫn nhau.
Cũng vậy, những con người đang đổ mồ hôi, lao động một cách chân chính để nuôi sống gia đình và làm đẹp xã hội, từng bị khinh miệt như lao công quét rác.v...v..
Tranh Nhân Quả cũng không ngần ngại mượnchiêu bài Nhân Quả để chỉ thẳng vào mặt họ đó là do quả báo. Đây chẳng khác nào hành động chỉ mặt đặt tên liệu rằng đó có phải là việc làm mà cái "sở tri kiến" chưa được đong đầy, đang thiếu đạo đức trầm trọng lắm không ?
Ngày trước, chư Tổ sư đặt ra những câu chuyện về "Nhân Quả Ba đời" phần lớn nội dung nhắm vào lối sống, cách sống méo mó của một bộ phận xã hội, nhằm hạn chế bớt các tệ nạn do chính cố tật họ tạo ra, giúp gia đình họ, bản thân họ và xã hội chung quanh được tốt đẹp.
Đó không phải là cái Nhân & Quả thuộc mô típ lâu dài, rất vi tế vi trần và biến chuyển theo từng duyên nghiệp, cần có tư duy rộng lớn mới thấu đạt; mà chỉ là chuyện Nhân và Quả của nhất thời.
Ở đó có luật pháp thế gian, có lẽ phải công bình và đạo lý con người phân xử và ngăn chặn hữu hiệu. Điều này không phài là vô lý khi trong dân gian từng bức xúc "Ngày xưa nhân quả thì chầy/ Ngày nay nhân quả hiện ngay trước liền"
Cái Nhân & Quả nào của thế gian tạo tác thì thế gian phải có trách nhiệm giải quyết với cái Nhân & Quả đó. Đó là những thủ pháp mang tính răn đe hoặc dùng đao to búa lớn là giáo dục xã hội âu cũng là một việc làm tốt.
Thế mà ở đây lại gom lùa tất cả vào cái túi tri thức của mình rồi dán nhãn cho đó là "Chuyện Nhân Quả" thì đó không phải là việc làm của một Phật tử được thầy tổ dạy dỗ nghiêm mật, đàng hoàng.
Chợt nhớ, nếu trong kinh Hoa Nghiêm đức Phật đã chỉ rõ "Tâm như công họa sư/ Họa chủng chủng ngũ ấm/ Nhất thiết thế giới trung/ Vô pháp nhị bất tạo/ Như tâm Phật diệc nhĩ/ Như Phật chúng sanh nhiên/ Tâm Phật cập chúng sanh/ Thị tam vô sai biệt", Tâm là anh họa sĩ vẽ ngũ ấm thế gian - Vạn pháp duy tâm tạo - Giữa Phật và chúng sanh chẳng sai biệt, tuy có ba mà là một; thì với một trái tim thịt trần tục được mạo danh trái "Tâm" thì chỉ có vẻ lên bức tranh rối rắm cũng trần tục như bảng hiệu quảng cáo, chỉ lường gạt được những khách hàng ngu ngơ vì bị chóa mắt.
Do vậy mà trong "Tranh Nhân Quả" không có so với "Nhân Quả Ba đời" là một vị sa môn tu hành sai lầm sẽ "bị" quả báo như thế nào để các người nhẹ dạ tin theo mà nghiền ngẫm lại lời Phật dạy trong kinh Viên Giác "Tà sư quá mậu/ Phi chúng sanh cữu/ Thị danh chúng sanh/ Ngũ tánh sai biệt" Hòa thượng Thich Thanh Từ giảng giải trong Thanh Từ Toàn Tập "Có duyên với tà mới dễ gặp tà. Người có duyên với chư Phật thì đến với đạo bằng trí tuệ chứ không phài bằng niềm tin. Đó là năm chủng tánh sai biệt của chúng sanh".Tất cả những hệ lụy từ đấy Phật giáo phải nai lưng ra hứng chịu một cách oan uổng.
Đọc lại trong ghi chép cũ
Trong kinh điển Phật giáo, rất nhiều lần Đức Thế Tôn đưa ra nhiều điều khó ở thế gian để qua đó tùy căn cơ bản nghiệp của mỗi chúng sanh mà thuyết hóa. Ở đây người viết xin mạo muội tóm gọn lại và rút ra thành bốn điều khó theo cảm nhận Phật pháp của mình:
Thứ nhất - Được sanh vào thời có Phật là khó; Thứ hai - Được làm thân người là khó; Thứ ba - Được nghe pháp Phật là khó và thứ tư - Được gặp bạn đồng tu là khó.
Với sở học của mình, người viết rất hạnh phúc khi nhận ra đã được đạt ba điều khó ấy, chỉ vô phước sanh không vào thời có Phật tại thế. Như vậy còn hơn người khác chỉ có một làm thân người, nhưng thân người thì kiếp thọ nghiệp đương nhiên không chắc bền trong mai sau.
Là một người có học Phật, ai không thuộc câu kinh "Dục tri tiền thế nhân/ Kim sanh thọ giả thị/ Dục tri lai thế quả/ Kim sanh tác giả thị". Cái nhân con người hôm nay là câu trả lời cho ngày hôm qua và ngày hôm sau. Tuy nhiên, hãy bình tâm, đừng mơ tưởng mình sẽ lại được làm người dễ dãi ở mai sau nếu không tiếp tục tinh tấn, vun trồng, bồi đắp phước duyên (nhưng nếu phước báu tràn đầy, nghiệp duyên đã mãn thì mai sau mình sẽ thọ sanh vào cõi khác rồi ! Ngày trước, trong các buổi giàng chư tôn đức giảng sư hỏi một câu mà chẳng ai dám giơ tay lên để trả lời, đó là "Ai tin mình mình sau sẽ lại làm người?"
Mang một thân thọ nghiệp, chưa kể cộng dồn phước báu hay tạo ác, kiếp sau sự luân chuyển không còn là hình thái một thân người mà là ở muôn vàn hình trạng khác. Ví như đòng điện chày vào tủ lạnh thì nó trở lạnh, chạy vào lò vi sóng thì nó nóng hay vào bóng đèn thì nó tạo ra ánh sáng. Tương tự, dòng nước cũng vậy. chảy vào sông, vào lạch vào hồ ao và vào ống nước, vòi nước phài biến thể.
Tất cả phải khác cho vừa thân nghiệp mình tạo tác. Đó 1à con đường tất yếu không chỉ riêng cho cõi này mà là của sáu cõi luân hồi, bắt đầu từ "ông trời" trở xuống cho đến hàng súc sanh (Thiên-Nhơn - A Tu La - Địa Ngục - Ngạ Quỷ - Súc Sanh). Địa ngục cũng vậy, đó là một nơi "Bất Như Ý Xứ" , là một nơi u tối “Khả yểm", " Khả Cụ", "Bất lạc" .v...v...
Nhà mình cũng sẽ là địa ngục nếu liên tục xào xáo, lục đục không yên ( nhà gì mà như địa ngục) và người trong địa ngục ấy cũng chính là những người không đem lại niền hoan hỷ cho mình (Cái bản mặt như chúa ngục). Những cái cõi hay cảnh giới địa ngục ấy không phải của đức Phật "có sáng kiến" lập ra để bắt nhốt những ai không theo mình mà đó chính là sự hiền nhiên trong cõi này vốn đã hiện hữu từ khi có sự sống.
Nói một cách căn cơ hơn là nó chỉ có ở trong tư tưởng chấp hữu và chấp vô. Vì vậy nói tạo nhân và đến khi trả quả bằng một hình thức trừng phạt tương ứng nào đấy ở thế gian này là một lối nói không được lương thiện cho lắm, nhất là cái nhân ấy có từ...kiếp trước!
Ngay như câu nói"Ngày xưa quả báo nhãn tiền/ ngày nay quả báo thấy liền ngay thôi" thật ra đó chỉ là diễn đạt của tâm cành bức xúc và bất lực trước nghịch cảnh, "muốn' kẻ ác phải bị như thế này như thế nọ theo ý muốn của mình mới xứng với tội gây ra mà thôi. Chớ quên rằng cuộc hành trình xoay vòng trong sáu nẽo luân hồi này, cái nghiệp, cái nhân vẫn theo miệt mài nan giải (Giả sử bá thiên kiếp/ Sở tác nghiệp bất vong/ Nhơn duyên hội ngộ thời/ Quả báo hoàn tự thọ).
Như chúng ta biết, theo quan điểm Phật giáo, giữa Nhân và Quả hằng bao nhiêu kiếp không mất mà vẫn thường còn và để giải quyết xong món nợ truyền kiếp này thì nó cần có một khoảng cách đáng kể do sự biến chuyển(sám hối, làm điều thiện...) qua từng giai đoạn (Dị thời nhi thục, Dị biến nhi thục và Dị loại nhi thục)..
Trong từng giai đoạn "quá độ" ấy chớ nóng vội, hay thắc mắc tại sao kẻ xấu vẫn ung dung sung sướng, người ngay lại vẫn chịu kham khổ, thiệt thòi. Học Phật luôn đòi hỏi hành giả sự tỉnh tâm và tri thức nhất định và luôn sẵn tinh thần từ bi, nổ lực hết mình, tinh tấn bản thân và hoàng hóa tha nhân.
Không nên đem tri thức hạn hẹp của mình nhìn Nhân Quả bằng sự thù ghét trần tục, diễn giải bằng bằng chính nghiệp lực, "kiếp nạn" của mình rồi lại gán cho đó là giáo pháp Phật dạy thì tội lỗi biết bao nhiêu.
Đến vai trò hoằng pháp
Ngày xưa đức Thế Tôn thuyết pháp dùng đến 12 thể tài (phương pháp) rất đa dạng. Đứng đầu là Trường Hàng, Trùng Tụng. Cô Khởi, Thí Dụ, Nhân Duyên, Tự Thuyết, Bổn Sanh, Bổn Sự..v...v..cuối cùng là Vị Tằng Hữu.. Chính phương pháp Thí Dụ và đặc biệt Vị Tằng Hữu sau cùng giúp cho nhiều đối tượng tiếp cận với Phật pháp nhiều hơn. Đó là một viễn cảnh mang đầy chất thần thọai, biến hóa cũng rất đa dạng, dễ dàng cho hành giả lồng vào các nội dung thuyết hóa của mình.
Nhưng cho dù có thần thoại biến hóa ra sao tựu trung những hình ành và nội dung đều không mang tính chất áp đặt hay hù dọa người nghe để thu phục, bởi vì chính chân lý vá ánh sáng đạo giài thóat mà Phật tìm ra đã dư thừa biểu lộ tính ưu việt rồi, hé mở cho chúng ta nhiều cánh cửa thiết yếu.
Từ đây qua nhiểu giai đoạn hay từng quốc độ khác nhau, các nhà hoằng pháp tùy nghi lồng ghép vào thời pháp của mình bằng nhiểu câu chuyện huyễn hoặc, vô thưởng vô phạt.
Nhiều vị giảng sư còn cho đó là phương pháp tùy thuận (?) để rồi cái hệ quả "tùy thuận " này có dịp sống dai, sống lâu dài song song với giáo pháp chính thống của Đức Phật. Những thế hệ hoằng pháp kế thừa mai sau sẽ rất còn khổ cực để tách ra, minh bạch rõ ràng, một công việc chẵng đáng mất sức này, uổng phí biết bao thời gian tu học khác nữa!
Một thí dụ. Câu chuyện nửa dân gian nửa nhà Phật "Mục Liên - Thanh Đề". Lỗi lầm lớn nhất của các giảng sư trước đây là vì quá chạy theo phương pháp "Vị Tằng Hữu" của mình, vô tình tạo ra một câu chuyện Nhân- Quả Mục Liên Thanh Đề hết sức ly kỳ, khiến ai cũng thắc mắc và nguyền rủa các ông tăng phát ngôn vô ý, tạo ra nghiệp khời bà Thanh Đề.
Ít có vị giảng sư nào bây giờ nói rõ cho phật tử biết rằng đó là tổng hợp của biết bao nhiêu tiền kiếp giữa bà Thanh Đề và tôn giả Mục Kiền Liên, chứ không phải xuyên suốt đến "ly kỳ" như vậy.
Và nhất là giữa chuyện tôn giả Mục Kiền Liên trong chánh sử và câu chuyện trong Mục Liên Sám Pháp" (thuộc mô típ Sám Hối, Báo Ân) của Trung Hoa khác nhau ra sao. Đó là một sai lầm lớn của chư vị hoằng pháp PGVN trước đây.
Ngày nay căn cơ và trình độ tri thức con người đã tiến bộ rất xa, chúng ta không còn cần phải dùng đến Thập Điện Diêm Vương để làm gì vì song song đó đã có Thập Thiện Nghiệp Đạo với 10 giới thọ cao đẹp cho cả hàng xuất gia và cư sĩ tại gia.
Hay cao hơn nữa là Thập Mục Ngưu Đồ Tụng và còn nhiều con số 10 trong giáo pháp Phật nữa. Nếu sợ đọa Tam Đồ thì mình còn có Tam Bảo để thực thi tâm nguyện ươm mầm chủng giống Từ Bi. Nếu sợ Ác Nghiệp thì mình còn có những cơ duyên tái tạo Thiện Nghiệp trong quá trình tu học,giải thoát bàn thân...v...v...
Riêng con số 3 Thân-Khẩu-Ý trong kinh "Thập Thiện Nghiệp Đạo" hàm chứa những lý tánh và cũng là quả báo không cần nói ra. Thí dụ như Thân (tam) có 3 nghiệp ác: Sát sanh, trộm cướp, tà dâm - Khẩu (tứ) có bốn nghiệp ác: Nói dối, nói lời thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời độc ác - Ý (tam) có 3 nghiệp chính: Tham, Sân, Si .
Đó là thí dụ những điều cần lắm cho công tác hoằng pháp thời đại hôm nay, lý giải những điều cần thiết va có ích cho Phật pháp, hạn chế nói điều mình thích.
Hoằng pháp thời đại hôm nay còn phải đứng trước thách thức lớn mang tính sống còn là phải dũng càm đứng lên, góp tiếng nói, lọai bỏ những hoằng pháp viên trá hình, bè nhóm, vì lợi ích cục bộ và bản thân, trả lại sự thanh cao của hạnh nguyện Phú Lâu Na, vì lợi ích Phật pháp, vì lợi ích của tha nhân. Mong rằng Ban Hoằng pháp, Ban Tăng sự, Ban Văn hóa và Ban TTTT GHPGVN quan tâm sâu sát hơn và có tiếng nói kịp thời việc này.
Trần Dương - Như Tâm
Nguyễn Đức
Chánh nhân thuyết tà pháp-tà pháp tất quy chánh;Tà nhân thuyết chánh pháp-chánh pháp tất quy tà! Thầy Chân Quang không phải là người tu Phật nên thân miệng ý không thanh tịnh, trong nội tâm chứa đầy dục vọng tham ái, dù có nói Phật Pháp thì cũng thành Tà Pháp. Phàm làm bất cứ điều gì nếu dùng Sắc, Tài, Danh, Thực, Thùy đặt lên trên thì dù là Chánh cũng hóa ra Tà. Cổ Đức dạy:" Nhân thân nan đắc, Phật Pháp nan văn, Thánh tăng nan ngộ..." Đã qua muôn ngàn kiếp mang lông đội sừng, nay làm được thân người là quý rồi, nhưng gặp được Phật Pháp tu tập đúng theo lời Phật dạy thì quả là thiên nan vạn nan... Mong thầy Chân Quang và đồ chúng hãy dõng mãnh thức tĩnh quay đầu, kẻo vô lượng kiếp mang thân chồn đang chờ đợi. Nếu không thì thật đáng thương cho một kiếp làm thân người.
Tâm Ngô
Đề nghị Nguyễn Đức không được nói Sư Phụ TCQ như vậy. Những điều quý vị nói là hoàn toàn sai sự thật. Nếu khi đọc 1 thông tin không hay về Quý Thầy, ít nhất quý vị cũng không được vội vã kết luận ngay về sự tu hành của Quý Thầy Cô bằng những ngôn từ chỉ trích mạnh mẽ như thế. Hiện nay có 1 số bài viết phản động đã bóp méo sự thật, bôi nhọ hoàn toàn danh dự của Sư Phụ. Xin hãy nhớ, nói năng cho cẩn thận, đừng tuyên bố xác quyết điều gì khi mình mới chỉ đọc vài ba thông tin tiêu cực, đặc biệt là về Quý Thầy Cô, có ngày bị khẩu nghiệp
Thích 1 Trả lời 7/25/2020 12:29:40 PM