;
ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT - Thích Thông Lạc
(Những chữ nhỏ đứng mầu đen là bài viết của Thầy Thông Lạc, còn những chữ viết mầu xanh ở trong ngoặc là những nhận xét trực tiếp của Đức Thắng)
Thay Lời Tựa
Tập 1 - Đường về xứ Phật
Hôm nay là buổi học đầu tiên về pháp hành, đường lối tu tập của Đạo Phật, xin quý Thầy và quý Phật tửnên chắp tay lên niệm hồng danh Đức Phật. Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni (3 lần).
Đây là một giáo trình tu tập từ khi có Đạo Phật xuất hiện trên hành tinh này. Đấng Giáo Chủ sáng lậpĐạo Phật là Thích Ca Mâu Ni, người đã tự tu và đã tự giác ngộ đạo lý nhiệm mầu, giải thoát khỏi kiếp sống con người đầy dẫy đau khổ và nối tiếp mãi trong kiếp luân hồi sanh tử.
(Nhận xét đoạn văn trên: Trong câu này “Đây là giáo trình tu tập từ khi có Đạo Phật xuất hiện trên hành tinh này.” Câu văn viết tới đây chưa hết ý mà chấm câu, cho câu văn trở thành què quặt. Đáng lý câu văn này viết đủ ý là phải thêm ba chữ nữa mới đủ ý: cho đến nay. chẳng hạn? Do đó câu văn viết mơ hồ thiếu logic! )
Đạo Phật đã có mặt trên trái đất này từ 2540 năm nhưng sự nghiên cứu kỹ về kinh sách và lịch sử của Đạo Phật thì Đạo Phật chỉ có tồn tại được một trăm năm, lúc bấy giờ chúng tỳ kheo tu tập đúng chánh pháp, còn từ đó về sau này chúng tỳ kheo đều tu sai pháp của Đạo Phật do bởi Đạo Phật phát triển theo kiểu thế tục hóa mê tín dân gian và bị các tôn giáo khác đồng hóa. Thời gian một trăm năm đầu ấy, trong khi Đức Phật còn tại thế, tuy vậy, trong chúng tỳ kheo vẩn có nhiều người sống không đúng phạm hạnh, không ly dục ly ác pháp, nên Đức Phật buộc lòng phải chế giới bổn Patimokha để ngăn cấm. Nhưng từ khi có giới bổn ra đời chúng tỳ kheo lại càng vi phạm nhiều hơn.
(Nhận xét của Thích Đức Thắng: Cứ cho là Thầy Thông Lạc quan niệm lịch sử thật sự của đạo Phật là một trăm năm đi. Nhưng cái lịch sử 100 năm này theo tôi cũng sai luôn, vì đức Phật chỉ trụ thế có 80 năm thôi, chưa kể 35 năm trước khi thành đạo, nếu đem trừ đi 35 năm này thì chỉ còn lại có 45 năm, và trong vòng 45 năm nói pháp này là thời gian mà các Tỳ-kheo tu tập theo đúng chánh pháp của Ngài chỉ dạy, còn từ đó về sau là tu sai pháp của đạo Phật. Nếu theo như ý của đoạn văn này thì Thầy thông Lạc đã sai lầm trong nghiên cứu lịch sử. Chỉ có 45 năm các tỳ-kheo tu tập theo đúng chánh pháp chứ không phải là 100 năm như Thầy Thông lạc đã nói. Đó là cái nghiên cứu sai lầm thứ nhất của Thầy Thông Lạc. Cái sai lầm thứ hai trong đoạn văn kế tiếp trên là: Theo Thầy trong vòng thời này, tuy đức Phật còn tại thế, nhưng trong chúng Tỳ-kheo vẫn có nhiều người sống không đúng phạm hạnh, không ly dục ác pháp nên buộc lòng đức Phật phải chế ra giới bổn Patimokkha để ngăn cấm. Nhưng thật ra trong vòng45 năm này, thì trong vòng 5 năm đầu đức Phật chưa chế ra giới bổn (giới cấm), mà trong vòng 5 năm này đức Phật chỉ nói bài kệ 4 câu: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, Tự tịnh kỳ ý, Thị chư Phật giáo.” để răn dạy các Thầy tỳ-kheo mà thôi. Đó chính là bài kệ đầu tiên đức Phật nói ra để răn các Tỳ-kheo vô sự về luật pháp, chứ chưa chế ra giới bổn để ngăn cấm như Thầy đã nói ở đoạn văn trên. Đức Phật chỉ chế ra giới bổn từ khi Tỳ kheo Tu-đề-Nan-đà phạm giới dâm lần đầu tiên vào đầu năm thứ sáu như Luật Tứ phần và bốn bộ luật khác cũng thuộc Luật bộ của các bộ phái Thinh văn Tiểu thừa đã nói như nhau trong sự kiện này, nhân đó đức Phật mới bắt đầu chế ra giới. Nhưng khi đức Phật muốn chế giới bổn thì Ngài luôn luôn căn cứ vào tướng phạm của các Tỳ-kheo Ngài mới chế, chứ không phải Ngài tuỳ tiện, hay tự động tiên liệu để chế ra giới bản. Như vậy là từ khi đức Phật thành đạo cho đến khi chế ra giới bổn là năm năm sau. Đây là sự sai lầm thứ hai trong đoạn văn trên. Trong một đoạn văn ngắn như vậy mà phạm phải hai sự sai lầm như vậy, chứng tỏ Thầy mù tịt không hiểu biết gì về lịch sử, và nhất là về Luật.)
Đến khi Đức Phật thị tịch, các vị đại đệ tử của Người không đủ uy đức điều khiển một số chư Tăng quá đông đảo (1250 vị tỳ kheo). Vì thế sau khi trà tỳ nhục thân Đức Phật xong, các vị đại đệ tử của Đức Phật, nhất là ông Ca Diếp đã trực tiếp nghe một số chúng tỳ kheo vui mừng khi hay tin Đức Phật nhập diệt. Cho nên sau khi đám tang xong, ông vội vàng mở cuộc họp, thiết lập cuộc kết tập kinh luật lần đầu tiên, để lấy đó làm giềng mối cho Đạo Phật ở ngày mai.
Từ khi Đức Phật nhập diệt, mặc dù kinh luật đã được thiết lập nhưng ít ai còn giữ và sống đúng giới hạnh, nên lần lượt chư Tăng chia thành nhiều bộ phái (20 bộ phái) và mỗi bộ phái tự kiến giải kinh luật riêng của bộ phái mình, do đó kinh sách phát triển của Đạo Phật càng ngày càng tăng lên rất nhiều.
Chính những kinh sách này dẫn đến lìa xa Đạo Phật (mất gốc). Người tu sĩ Đạo Phật sống không còn đúng phạm hạnh, tâm không ly dục ly ác pháp được nên tu hành thiền định chẳng có kết quả, nhập địnhchẳng được, phần đông rơi vào tà định. Vì thế thời nay ít ai tu đúng "Chánh niệm" và nhập đúng "Chánh định".
Đọc lại những quyển kinh luận của các nhà học giả, sư, thầy viết ra, lý chánh pháp mù mờ không rõ, đời - đạo viên dung lố bịch, đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo, mượn râu ông nọ cắm cằm bà kia, giống như chiếc áo chắp vá chỗ này, chắp vá chỗ khác, hành pháp thì không thông, nên tưởng tượng ra các hành dựa theo khoa học, võ học, dưỡng sinh, khí công, các pháp hành của Yoga, v.v.., tu tập ức chếthân tâm một cách quá đáng, tạo ra biết bao nhiêu bịnh tật cho những hành giả dại khờ tự đem mình vào chỗ chết, chỗ khổ mà không biết.
(Nhận xét 2 đoạn văn trên: Thầy Thông Lạc căn cứ vào đâu để nói rằng các kinh sách của các bộ pháidẫn đến xa lìa đạo Phật? Cách nói này đứa trẻ nít chúng cũng có thể nói được! Vì chúng chỉ biết có nói thôi, nhưng bảo chúng đưa ra lý luận bằng chứng thì chúng không đưa ra được, chỉ vỉ chúng nói theo kiểu thiếu hiểu biết của trẻ nít hay của kẻ hàm hồ, chứ thật ra chúng cũng đâu có bất cứ căn cứ dữ kiệnnào đâu để chứng minh rằng lời nói của mình là đúng! Ở đây Thầy Thông Lạc cũng vậy, nói ra mà không biết mình nói gì! Nếu Thầy bảo rằng tất cả những kinh sách của các bộ phái trên đều dẫn đến lìa xa đạo Phật, có nghĩa là tất cả những kinh sách này đều sai lầm. Vậy thì Thầy lấy kinh sách nào không sai lầm để Thầy căn cứ vào đó để so sánh, để Thầy tu tập? Trong khi tất cả mọi thứ kinh sách của các bộ phái Phật giáo Thầy đều cho là sai lầm! Có lẽ Thầy căn cứ vào sách vở ngoại đạo chăng!? Đây là một điều tự Thầy mâu thuẫn với chính Thầy mà Thầy không biết. Thứ nữa, theo Thầy, đọc lại những quyển kinh luận của các nhà học giả, sư, thầy viết ra, lý chánh pháp mù mờ, không rõ, đời-đạo viên dung lố bịch v.v… Nếu Thầy đọc những quyển kinh luận này Thầy cho là mù mờ, Thầy không hiểu rõ. Vậy Thầy căn cứ vào đâu để bảo rằng đời-đạo viên dung lố bịch, v.v…, vì Thầy không hiểu rõ về nó mà; những gì Thầy không hiểu rõ về nó, mà nói về nó thì có đúng không? Vậy mà Thầy không tự biết mình, không tự lượng sức mình, trương cổ lên mà đại ngôn! Thầy có biết đây là kiểu lý luận kẻ hàm hồ thiếu hiểu biết hay không?)
Kinh sách phát triển của Đạo Phật quá nhiều nhưng chẳng biết tìm đâu ra một cuốn kinh nào để tu đến nơi đến chốn, đọc vào chỉ toàn là luận lý thuyết suông, thực hành thì vay mượn những pháp môn của ngoại đạo. Chính những người đã viết ra những bộ kinh đang bày bán, họ cũng chẳng tu đến đâu vì họ đang sống chạy theo dục lạc thế gian như những người khác, vì thế biết rõ họ chưa giải thoát.
(Nhận xét đoạn văn trên: Thầy đọc vào những kinh sách phát triển của đạo Phật, Thầy thấy toàn là luận lý suông, thực hành thì vay mượn của ngoại đạo. Theo Thầy những lý thuyết suông này nó là dúng hay là sai? Điều này mới là quan trọng. Theo ý trong mạch văn của đoạn văn này, thì Thầy công nhậnnó là đúng, nhưng sợ không dám nói ra! Đương nhiên lý của Đạo thì lúc nào cũng phải bắt đầu bằng lý thuyết chứ, nếu đi vào đạo mà không nhờ lý thuyết để hiểu nó thì làm sao mà thực hành?Cũng vậy, nếu Thầy tu tập Tứ niệm xứ, mà Thầy không cần lý thuyết về tứ niệm xứ, thì Thầy dựa vào đâu để thực hành? Còn việc thực hành thì vay mượn, có gì sai; ngay trong khi đức Phật còn tại Thế hầu hết giáo lýcủa Ngài đều vay mượn của Bà-la-môn giáo vào lúc bấy giờ, nhưng khi qua đức Phật thì giáo lý ấy trở thành giáo lý giải thoát của Phật. Nào là nhân quả, nghiệp báo, luân hồi, vô thường, thiền định v.v… không phải là của ngoại đạo sao?Cái đặc trưng của đức Phật và giáo lý của đạo Phật là ở chỗ đó. Vay mượn của người ta nhưng lấy cái đó làm thành cái đặc trưng của mình mà không thể đồng hoá với cái của họ được, đó là điều kỳ diệu )
Sau mười năm trong thất, sống giữ gìn giới luật đúng phạm hạnh và tu tập Tứ Niệm Xứ, Tứ Thánh Định, tôi đã thấy được kết quả của những pháp môn này làm chủ sự sống chết và chấm dứt sự tái sanh luân hồi.
(Nhận xét đoạn văn trên: Như trên Thầy bảo các kinh sách của các bộ phái dẫn đến xa lìa đạo Phật?Thầy đọc vào những kinh sách phát triển của đạo Phật, Thầy thấy toàn là luận lý suông, thực hành thì vay mượn của ngoại đạo? Vậy thì Thầy sống giữ gìn giới luật đúng phạm hạnh, và tu tập Tứ Niệm Xứ, bốn không định, những cái pháp này nó ở đây mà ra để Thầy tu tập và giữ gìn nó? Có phải là cũng từ trong những kinh sách của các bộ phái, mà Thầy cho là dẫn đến xa lìa đạo Phật, là sai lầm. Thầy đã cho rằng chúng đưa đến xa lìa đạo, đưa đến sai lầm, mà tại sao Thầy lại lấy chúng để tu tập và giữ gìn? Thật là mâu thuẫn! Chỉ qua có mấy trang giấy mà Thầy viết ra không biết bao nhiêu là sai lầm mâu thuẫn với chính mình như vậy!?Vậy thì cái kết quả về việc giữ gìn và tu tập của Thầy cũng trở nên sai lầm và xa lìa đạo Thầy có biết không?)
Ra thất tôi thành lập tu viện Chơn Như tại ấp Gia Lâm, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh, quyết tâm chấn hưng lại Phật Pháp. Nhưng hai chục năm trôi qua, biết bao nhiêu người theo tu, chỉ tu có ba hạnh: ăn, ngủ, độc cư, mà không ai tu nổi, nên họ không thể nào tu định vô lậu, ly dục ly ác pháp; không ly dục ly ác pháp thì làm sao nhập được Tứ Thánh Hiện Tại An Lạc Trú Định.
Hiện Tại An Lạc Trú Tứ Thánh Định không nhập được thì không bao giờ làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi.
Tu viện của chúng tôi chỉ còn lại một vài nguời sống đúng phạm hạnh, ly dục ly ác pháp, hiện giờ họ đang thực hiện khá sâu vào bốn thiền (Tứ Thánh Định) họ sẽ là người thắp sáng lại Đạo Phật sau này, nếu chúng sanh có đủ duyên, nếu không đủ duyên tức là thiếu phước thì những tu sĩ này sẽ không đủ nghị lực và bền chí chiến đấu lại những nghiệp lực cuối cùng của đời mình.
Con đường tu hành theo Đạo Phật rất thực tế và cụ thể cho tất cả mọi người; ai cũng có thể giải thoátkhỏi cảnh khổ của thế gian bằng một cuộc sống "Đạo" ly dục ly ác pháp.
Sống có ly dục ly ác pháp thì sự tu hành theo Đạo Phật mới có kết quả, bằng ngược lại tu hành vô ích, không lợi mình lợi người còn mang nợ đàn na thí chủ.
Vì sống đạo thì phải ly dục ly ác pháp nên ít có người theo sống được, hầu hết đều bỏ cuộc tu hoặc tu có hình thức hoặc biến thái Đạo Phật qua một hình thức khác (Bồ tát hạnh) để dễ bề hành dục lạc.
(Nhận xét đoạn văn trên: Mục đích của bài giáo trình tu tập này của Thầy Thông Lạc là gì? Có phải đây là vì vấn đề lợi tha, muốn mọi người tu tập theo mình để mọi người được lợi như mình. Vậy vấn đề lợi tha ở đây, không phải là điều Thầy đang thực hành bồ tát hạnh của Thầy đó hay sao? Nhưng tại sao trong chỗ khác thì Thầy lại lên án và báng bổ hạnh lợi tha của Bồ-tát ! Thầy có thầy việc làm của mình là mâu thuẫn với những điều Thầy đã và đang tìm cách báng bổ Bồ-tát hạnh của Đại thừa (ở đây và trong những bài giáo trình khác) của Thầy hay không? Và ngay đến việc đang làm của Thầy cũng mâu thuẫnvới pháp tu theo Tiểu thừa của Thầy? Vì Tiểu thừa thì chỉ biết có tự lợi mà thôi, chứ không biết lợi tha, còn Đại thừa thi vừa tự lợi lại cũng lợi tha. Đây là một lối sống bất nhất! Thầy đang biến thái Đạo Phậttheo Đại thừa mà Thầy không biết, và cũng có thể Thầy cũng có thể dễ bề hành dục lạc lắm đó như câu văn cuối của đoạn văn trên Thầy đã viết.)
Suy đi nghĩ lại, tôi đắn đo nhiều lần không quyết định có nên triển khai giáo án đường lối tu tập của Đạo Phật cho hậu thế không? Nếu đường lối tu hành của Đạo Phật không được phổ biến ở đời này, nhất là đạo đức giải thoát không làm khổ mình, khổ người thì loài người sẽ đi về đâu? Và sẽ khổ đau biết nhường nào?
Sự mê mờ vô minh của con người từ ngàn xưa đến nay đã lầm chấp và cho các pháp thế gian là thật có, chúng sẽ đem lại hạnh phúc cho họ, khi họ được đầy đủ. Vì sự lầm chấp này, họ ôm giữ khư khưcác pháp thế gian, không chịu buông bỏ, do thế, ác pháp càng tăng trưởng, thiện pháp càng suy giảm, con người khổ đau lại càng khổ đau hơn.
Lòng thương xót bao người đã theo Đạo Phật từ xa xưa, hiện giờ và mai sau, bao thế hệ này nối tiếp bao thế hệ kia, tu hành giải thoát đâu không thấy chỉ thấy toàn ưu bi sầu khổ, bịnh chết, lại càng khổ đau hơn. Tu mãi chỉ có an ủi tinh thần một cách trừu tượng, mơ hồ chẳng có thực tế chút nào cả, chẳng có lối thoát ra, loanh quanh lẩn quẩn trong mê hồn trận của Đại Thừa và Tối Thượng Thừa.
(Nhận xét đoạn văn trên: Thầy có biết gì về Đại thửa và Tối thượng thừa?Nếu không biết gì về nó thì đi lẩn quẫn trong mê hồn trận là phải rồi! Vì căn cơ của Thầy không phải là căn cơ của Đại thừa và Tối thượng thừa, cho nên Thầy đã từng làm kẻ bán đồ nhi phế của Đại thừa và Tối thượng thừa. Thầy đã không đủ căn cơ để vào hai nhà trên thì cam tâm chấp nhận nhà dưới của mình đi. Đằng này, Thầy không tự lượng sức căn cơ của mình, cam tâm làm t ỳ kheo Vô Văn báng Phất huỷ Pháp báng đứng Đại thừa Tối thượng thừa. Vậy mà Thầy còn vác mặc về nhờ HT.Thanh Từ ấn chứng cho cái chổ chứng ngộ theo lối tu Tiểu thừa của Thầy, nhưng Thầy có biết HT. Thanh Từ là gì của Đại Thừa, của Tối thượng thừa không? Vậy thì việc làm của Thầy nó có mâu thuẫn với chính Thầy không? Thầy luôn luôn báng bổ đại thừa mà lại đi nhờ người bên Đại thừa ấn chứng cho Thầy! Đúng là một việc làm của thằng điên chứ không phải là việc làm của kẻ bình thường!)
Những gương Thầy Tổ của chúng ta trước khi chết phải chịu khổ đau quá ư cay đắng, khiến cho chúng ta bâng khuâng và lo nghĩ rất nhiều về số phận của chính chúng ta và các đệ tử của chúng ta sau này. Đạo Phật nói riêng và các tôn giáo khác nói chung có giải quyết được sự khổ đau của con người hay chăng? Hay chỉ là một điều an ủi tinh thần suông của thế hệ này đến thế hệ khác.
(Nhận xét đoạn văn trên: Đây là một hiện tượng bình thường của một chúng sinh trước khi chết. Thời kỳ đức Phật còn tại thế, trước khi Ngài vào Niết-bàn, Ngài cũng có những hiện tượng này: Đau đớnnhức mỏi khắp cả cơ thể, đến độ Ngài phải biểu ngài A-nan người thị giả hầu cận của Ngài, xếp giùm y Tăng-gìa-lê làm bốn đặt xuống đất cho Ngài nằm nghỉ, chứ tự thân Ngài không làm được việc này! Đó là những hiện tượng bình thường của xác thân tứ đại hữu lậu này, trước khi duyên không còn đủ nữa, chúng sắp biến dịch. Nhưng điều quan trọng ở đây là đức Phật làm chủ được cái đau nhờ vào Thiền định, trước khi Ngài vĩnh viễn ra đi, phải nhờ vào thiền định. Ngài tuần tự nhập xuất từ sơ thiền đến diệt tận định, và ngược lại như trong kinh Bát-nê-hoàn trong trường A-hàm. Có lẽ Thầy có đọc qua chúng, nhưng vì đọc phớt qua không kỹ nên chi tiết đầu nhức mỏi đau đớn về thân xác của đức Phật Thầy bỏ qua, và chỉ chú ý đén chi tiết thứ hai nên có những cái nhìn sai lầm về chư Tổ, và từ đó có tâm bất kính huỷ báng chư tổ một cách mục hạ vô nhân của kẻ tăng thượng mạn!)
Chứng nghiệm sự giải thoát của Đạo Phật cụ thể và rõ ràng, tôi không đành lòng nhìn nhân loại dần dầnđi xuống hố thẳm khổ đau mà cứ tưởng mình vượt ra đau khổ bằng khối óc, đôi tay, kỹ thuật, khoa học, công nghệ hiện đại, v.v.. làm ra vật chất đầy dẫy thì loài người sẽ đầy đủ hạnh phúc an vui, không còn khổ đau nữa.
Sự nghĩ tưởng như vậy là lầm, nếu con người không có đạo đức thì đừng mong lấy vật chất mà giải quyết sự khổ đau của con người được. Vật chất càng nhiều sự khổ đau của con người càng lớn, do lòng ham muốn tạo ra nhiều ác pháp và thế gian này sẽ là địa ngục, nếu không có đạo đức, con ngườisẽ vì vật chất mà trở thành ác thú và quỷ dữ, v.v... Biết mình tu hành chưa đủ uy đức như Phật, cũng chưa đủ tài trí làm công việc lớn này, nhưng không thể làm ngơ trước sự đau khổ của muôn người, trước sự tồn vong của Đạo Phật, một tôn giáo có hàng triệu người theo tu hành lại bị hướng dẩn tu không đúng chánh pháp. Vì thế chúng tôi buộc lòng phải nói lên sự thật để mong xây dựng lại đường lối tu tập của Đạo Phật cho đúng đắn, ngõ hầu làm sáng tỏ lại giáo pháp của Đức Phật và để cứu giúp biết bao nhiêu người đang và sẽ lầm đường lạc lối trong những pháp tu sai cách thức (tu ức chế tâm).
(Nhận xét những đoạn văn trên: Trong khi Thầy luôn luôn báng bổ kinh điển Đại thừa cho là của ngoại đạo, trong đó có việc báng bổ Bồ-tát hạnh như những chỗ khác. Nhưng ở đây thì Thầy lại thực hành Bồ-tát hạnh trong chức năng cứu khổ phò nguy, vì nhìn thấy cái sự đau khổ của muôn người, trước sự tồn vong của Đạp Phật, nên Thầy dấng thân thực hành Bồ-tát hạnh, dù Thầy tự khiêm tốn cho rằng sự tu hành của mình chưa đủ uy đức như Phật, cũng chưa đủ tài trí làm công việc lớn này. Đúng là Thầy tự mâu thuẫn với chính mình rồi. Thật ra ở đây chúng tôi cũng hết lời không biết nói sao cho những sự kiện luôn Thầy tự mâu thuẫn với chính mình mà không biết, và cứ như vậy viết càn viết bửa lừa đảothiên hạ qua việc chứng nghiệm gì đó của Thầy! Một người đã gọi là chứng nghiệm chân lý thì người đó phải thông tất cả chứ đâu lại đi tự mâu thuẫn với chính mình từ việc này đến việc khác mà không tự thấy, không tự biết! Té ra Thầy cũng chỉ là một vị A-la-hán tăng thượng, giống giống như A-la-hán Vô Văn vào thời kỳ đức Phật còn tại thế (Kinh Lăng Nghiêm) thế thôi!)
Xin những bậc chân tu của Phật Giáo hãy vì tiền đồ Phật Giáo, vì tất cả chúng sanh, vì nhân loại, vui lòng góp sức chỉ vạch những chỗ sai, để cùng chúng tôi kịp thời chấn chỉnh cho đúng đường lối tu hành và đạo đức của Đạo Phật. Xin chân thành tri ân quý vị.
Kính ghi
Thích Thông Lạc
Tu Viện Chơn Như
(Ngày 06 - 10 1997)
Lời Nói Đầu
Đường Về Xứ Phật Tập 2
Kính thưa các bậc Tôn Túc, quý vị Hoà Thượng, Thượng Toạ, Đại Đức, Tăng, Ni và Nam Nữ cư sĩ Phật tử.
Tập 1 Đường Về Xứ Phật đã được in ấn và phát hành. Khi nó đến tay quý vị, chắc chắn có những điều không vừa ý, mong quý vị niệm tình vui lòng tha thứ cho. Tập 2 chào đời và với tập sách này tôi thành tâm tha thiết kêu gọi lòng chân thành của quý vị hãy hướng về chánh pháp của Đức Phật.
Kính thưa quý vị! Từ xa xưa đến nay, các bậc Thầy Tổ của chúng ta đang lầm lạc tu theo một giáo phápkhông đúng của Đạo Phật mà cứ ngỡ tưởng rằng mình đang tu theo giáo pháp chân chánh của Đức Phật.
(Nhận xét đoạn văn trên: Thầy Thông Lạc căn cứ vào đâu để cho rằng Thầy Tổ chúng ta từ xưa tới nay đang tu lầm lạc theo một giáo pháp không đúng của đạo Phật? Vậy giáo pháp đúng của Thầy nó từ đâu mà ra?Từ ngoại đạo chăng, hay từ Thầy chế ra?Vì tất cả mọi Kinh điển của đạo Phật đều bị Thầy phủ nhận! Ở đây Thầy cũng không đưa ra được chứng cứ nào để qui kết là Thầy Tổ chúng ta tu lầm lạckhông đúng đường của Đạo Phật.)
Giáo pháp chân chánh của Đạo Phật không bao giờ dùng những danh từ trừu tượng rất kêu như: Chân Không, Phật Tánh, Cực Lạc, v.v.. để lừa đảo tín đồ. Giáo pháp chân chánh của Đạo Phật luôn luôn chỉ thẳng, nói thật, nói cái sai, cái không đúng đạo đức nhân bản nhân quả của con người để con người tự giác sửa sai, làm đúng lại theo đạo đức làm người, làm Thánh, vì Đạo Phật đã xác định Thánh nhânkhông phải ngoài con người; ngoài con người không thể tìm có Thánh nhân được. Cho nên giáo phápcủa Đức Phật là một giáo pháp không trừu tượng, ảo tưởng, mê tín, dị đoan, phi đạo đức, v.v... Ngược lại những giáo pháp mà Thầy Tổ của chúng ta đang tu theo, nó để lại một rừng kinh sách toàn là loại giáo pháp trừu tượng, ảo tưởng, mê tín, dị đoan, v.v... Lần lượt chúng tôi sẽ lật tẩy bộ mặt lừa đảo gian dối của nó để quý vị suy ngẫm. Nó đã giết chết Thầy Tổ của chúng ta bao đời, bao thế kỷ nay.
(Nhận xét đoạn văn trên: Thầy căn cứ vào đâu để tự biết rằng giáo pháp chân chánh của Đạo Phậtkhông bao giờ dùng những danh từ trừu tượng như chân không, Phật tánh, cực lạc? Đây là một cách lý luận hàm hồ mà không đưa ra chứng lý! Thầy đã đọc hết kinh luật luận thuộc hệ NIKAYE chưa? Trong đó đầy dẫy những danh từ trừu tượng trong kinh luật, và nhất là trong luận tạng của các nhà Tiểu thừanhư: Niết-bàn là trạng thái hoàn toàn an tịnh (Sānta) vi diệu (Paṇīta) và Cực lạc (Accanta-sukha), Vô thượng chánh đẳng chánh giác, chân đế, duyên khởi, Như lai tạng, Đại không, tiểu không, Vô ngã, Nhơn không, Như lai, tâm, tâm sở, Chơn không, hữu vi, vô vi ….., chúng có khác gì bên Đại thừa đâu! Và Thầy có biết kinh Tiểu thừa Pàli mà thầy cho là kinh điển nguyên thỉ đó có đúng là nguyên thỉ hay không? Thầy có biết kinh điển nguyên thỉ được ghi lại bằng thư tiếng gì không? Vào lúc bấy giờ tại Ấn độ, ngôn ngữ dùng để truyền đạt giao thiệp nhau qua lời nói thì thông dụng là ngôn ngữ Magadha, nhưng về ngôn ngữ dùng để ghi chép thành văn bản thì là ngôn ngữ Sanskrit chứ không phải ngôn ngữPàli. Ngôn ngữ Pàli là thứ ngôn ngữ mới được các bộ phái Tiểu thừa phát triển sau này tự đặt ra để phiên dịch lại kinh điển từ nơi ngôn ngữ khác (có thể là Sanskrit, vì ngôn ngữ chữ viết để ghi chép chỉ có chữ Sanskrit là thông dụng, chúng được sử dụng tại Ấn độ trước, sau và thời kỳ Phật còn tại thế. Ngôn ngữ này là ngôn ngữ chính dùng để ghi chép vào lúc bấy giờ như những tác phẩm văn học lớn: Như Rig-Veda, Śakuntalā của Kālidasa, những bộ sử thi như Mahābhārata, Rāmayana, những tác phẩm triết học như Brhadupanishad, Sakhyakārikā, Vāiśesikakārikā, cac tác phẩm ngữ học của Pànini, Patanjati, v.v…) để thành của mình, hay bất cứ một ngôn ngữ nào khác thì cũng vậy, ngôn ngữ Pàli chỉ là ngôn ngữ có sau này, trong thời kỳ các bô phái phát triển, vì vậy chúng không phải là ngôn ngữ nguyên thi, nên Kinh điển trong hệ thống Pàli NIKAYA không phải là kinh NGUYÊN THỈ, Vì khi dịch sang một thứ ngôn ngữ khác chúng không còn là nguyên thỉ nữa, vì chúng theo quan điểm cùng kiến giải của họ, kinh đã không còn trung thực nữa! và lúc này ngôn ngữ Pàli không còn trung thành với chính bản gốc của ngôn ngữ khác nữa, vì chúngđã bị các nhà Tiểu thừa cải biến theo kiến giải căn cơ hạ liệt của mình rồi! Chắc chắn là vấn đề ngôn ngữ học và nhất là ngôn ngữ cổ Thầy mù tịt, nên Thầy cứ tự cho rằng Kinh điển Pàli của Tiểu thừa là kinh điển NGUYÊN THỈ thì Thầy sai lầm to rồi. Tiếng Pàli là ngôn ngữ được các nhà Tiểu thừa sáng chế sau này, và chúng hiện diện để các nhà Tiểu thừa ghi chép theo tiếng Pàli của mình vào thời kỳ Kiết tập lần thứ tư tại Tích Lan, và lần kiết tập này chỉ có bên Tiểu thửa thôi (Theo Đảo sử Tích Lan). Chứ thật ra ngôn ngữ Pàli đâu có nguồn gốc phát xuất từ xa xưa ở Ấn độ, nó là ngôn ngữ ở ngoài Ấn độ, chứ không phài tiếng sử dụng của một dân tộc nào đó vào lúc bấy giờ ở Ấn độ. Vậy Thầy có còn cho nó là Nguyên Thỉ nữa hay không? Một con người thiếu học hành, thiếu nghiên cứu mà dám bạo phổi đứng ra viết những điều linh tinh thiếu chính xác thiếu dữ liệu, thiếu hiểu biết, mà còn huênh hoang tự đắc tự phong Thánh cho chính mình, bất kính Thầy Tổ thượng, trung, hạ toạ! Những điều chúng tôi viết ra đây là một sự thực, nếu Thầy không tin thì cứ viết thư qua hỏi hội Pàli text Society, là Trung tâm nghiên cứu kinh điển Pàli tại Luân đôn thì Thầy sẽ rõ liền, và lúc đó Thầy sẽ tự biết rằng mình nhầm lẫn to, chỉ vì sự học hành kém cõi thiếu hiểu biết của mình mà ra!. Một con người với tư cách như vậy không đủ để làm người huống chi là Thánh! Vậy thì giáo lý NIKAYA của Thầy đang tôn thờ và thực hành theo nó, chúng cũng chỉ là thứ giáo lý được sang định lại bỡi một thứ ngôn ngữ khác. Chúng không phải là ngôn ngữ thường dùng hằng ngày của một dân tộc nào đó tại Ấn độ, mà nó là ngôn ngữ tự đặt ra của các nhà tiểu thừa phát triển sau này. Và như vậy qua tam sao thất bổn, chúng được các nhà Tiểu thừa xào nấu, và tự cắt xén giáo lý nguyên thỉ của đức Phật theo kiến giải hạ liệt của mình, cũng giống như kiến giải thấp hèn hạ liệt của Thầy hiện nay, đã không theo được căn cơ lớn của Đại thừa, của Tối thượng thừa, nên đành phải làm kẻ bán đồ nhi phế giữa đường, quay sang tiểu thừarồi tự phong thánh cho mình. Thầy tưởng rằng ai cũng cùng một thứ căn cơ hạ liệt như Thầy nên Thầy muốn khuấy động báng bổ giáo lý đại thừa hòng mọi người theo Thầy, qua cách lừa đảo chứng nghiệmtứ thiền gì đó, rồi bắt đầu ra sức chống báng Đại thừa một cách mục hạ vô nhơn, theo kiểu ếch ngồi đáy giếng nhìn trời bằng vung đó để hù doạ mọi người được sao? )
Một giáo pháp phi đạo đức, mơ hồ, trừu tượng mạo danh là Phật Giáo. Giáo pháp ấy còn có những cái tên rất kêu: Đại Thừa, Tối Thượng Thừa, Phật Thừa. Với những danh từ vĩ đại này có mục đích để dìm Phật Giáo chân chánh Nguyên Thủy xuống, ở góc độ nhỏ hẹp Tiểu Thừa, Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa, rồi lần lược biến dần giáo pháp chân chánh của Đạo Phật thành tà giáo ngoại đạo để dễ bề đưa giáo pháp của mình ra lừa đảo lường gạt tín đồ Phật Giáo. Thầy Tổ của chúng ta từ xa xưa đã bị các pháp môn này lừa đảo. Họ đều là nạn nhân của những giáo pháp này.
Những bậc Thầy Tổ, Tôn Túc xa xưa của chúng ta đã tu hành lầm đường lạc lối theo những giáo phápnày nên kết quả tu hành giải thoát chẳng ra gì, chỉ sống trong một giấc mơ thế giới siêu hình cảnh giới Niết Bàn, Cực Lạc bằng những lời an ủi suông trong kinh sách này: Tu hành phải vô lượng kiếp mới thành Phật. Do bị lừa bởi những câu nói này, nên vô tình các Ngài trước tác những kinh luận để ca ngợi, xiểng dương, xương minh giáo pháp không đúng của Đạo Phật lên tận mây xanh, khiến cho người sau càng lầm đường lạc lối hơn, từ đời này sang đời khác cứ bổn cũ các Ngài thuyết đi thuyết lại mãi mà chẳng có ai tu giải thoát được những gì. Vì thế kinh sách phát triển để lại cho chúng ta rất nhiều, nhiều như rừng, như biển, nhưng toàn là những thứ kinh sách trừu tượng, ảo giác, mê tín, phi đạo đức, thiếu thực tế, không cụ thể; như trên tôi đã nói phần nhiều là lý thuyết suông rỗng tếch chẳng nói lên được một đạo đức làm người, làm Thánh và chẳng nói lên được một pháp hành lợi ích như thế nào cho bước đường tu hành của mọi người, chỉ toàn là thứ mê tín lừa đảo, phi đạo đức mà thôi.
Kinh, sử, sách này là một thứ đại vọng ngữ huyễn hóa, như nói về lịch sử của Đức Phật: Khi Đức Phậtvừa sanh ra đi bảy bước, có bảy hoa sen đỡ chân, tay chỉ trời chỉ đất. Còn các Tổ tu hành thì thể hiện: Phóng hào quang, biến hóa, tàng hình, biết chuyện quá khứ, vị lai, thu thần, nhập diệt, tự tại sanh tử, v.v... , nhưng có vị Thầy Tổ nào đã làm được như vậy đâu? Trước khi chết Thầy Tổ nào cũng bị bịnh, đau đớn, khổ sở đi đứng không được, có nhiều Thầy Tổ bị bán thân nằm liệt một chỗ, thọ biết bao nhiêu là cay đắng. Bỏ hết cả cuộc đời để tu hành, giờ phút cuối cùng, khi biết tu hành sai pháp, thì ô hô mạng căn không còn nữa. Đó là những vị còn tỉnh táo, nhưng có vị tới giờ phút lâm chung mà còn chưa biết mình tu sai pháp, còn đang sống trong mê hồn trận thế giới siêu hình Cực Lạc. Nhất là những vị tôn túcđược nhiều tín đồ biết danh, lại chết trong đau khổ kinh khủng, mà còn chưa biết mình tu sai pháp. Chính chúng tôi đã chứng kiến những sự việc này.
Còn những Thầy Tổ xa xưa cách đây từ mười bảy, mười tám thế kỷ thì chúng ta không biết họ thu thần nhập diệt như thế nào? Trong những kinh sách của họ không có nói cách thức thu thần nhập diệt rõ ràng cụ thể như Đức Phật, họ chỉ dùng những danh từ thu thần nhập diệt suông theo lối lừa đảo. Còn ngược lại trong kinh Nguyên Thủy khi Đức Phật thu thần nhập diệt tự tại sanh tử một cách rõ ràng và cụ thể như trong kinh Du Hành thuộc hệ thống Trường Bộ kinh trong tạng kinh Nikaya, khi Đức Phật nói lời di chúc cuối cùng liền vào định Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền cho đến Diệt Thọ Tưởng Định, nhập đi nhập lại ba lần rồi Ngài nhập Tứ Thiền ra Tứ Thiền Ngài nhập Niết Bàn xả bỏ báo thân.
(Nhận xét đoạn văn trên: Thầy lúc nào cũng nói kinh điển của Phật là thực tế thế này thế kia, nhưng điều đó có ai phủ nhận đâu, vì đó là một điều thực tế đúng đắn cho cả giáo lý Đại thừa và Tiểu thừa. Nhưng trong những bài viết của Thầy, luôn luôn bị ám ảnh bỡi cái chết, và Thầy đang bị cái chết làm cho sợ hãi, nên lúc nào cũng muốn thoát ra khỏi cái chết! nhưng Thầy có thoát khỏi được cái chết hay không?Chác chắn là Thầy không thể nào thoát khỏi được cái chết, khi Thầy còn mang cái sắc thân này, ngay đến cả đức Phật vẫn còn bị luật vô thường chi phối bỡi sắc thân, huống chi là Thầy! Cái khác nhau giữa Phật và Thầy cùng chúng sanh ở chỗ là đức Phật không sợ hãi cái chết, coi nó như là cuộc sống, như là hơi thở, đủ duyên thì sống, thì hiện hữu, không đủ duyên thì chết, thì biến dịch, có thế thôi, ngược lại vì Thầy không làm chủ được mạng sống, không làm chủ được chuyện sống chết, nên bị chúng làm cho Thầy sợ hãi đến độ biến Thầy thành kẻ điên đảo, làm cho Thầy không còn là con ngườinữa, làm cho Thầy mất trí, và vì vậy cho nên Thầy bắt đầu biến thành nhất xiển đề , huỷ Phật báng Pháp, chửi bới tăng, nói chung là Thầy không còn tin Tam bảo nữa. Rồi Thầy đem việc sống chết ra hù doạ thiên hạ, và làm những việc mà tử trước đến nay chưa hề thấy chúng xuất hiện trên trái đấy này kể từ khi đức Phật ra đời, dù đó là kẻ ngoại đạo chăng nữa, thì cũng không có bất cứ hành động và những lời nói lỗ mãn bất kính nào đối với Phật pháp và Tăng như Thầy đã và đang làm hiện nay! Theo nhưnhững đoạn văn Thầy viết ở trên, Thầy có đọc nhưng thấy đọc không kỹ, hay có kỹ đi nữa, vì Thầy đã cố tình bỏ đi cái phần trước khi đức Phật vào định, cái phần đó mới là quan trong. Cũng như con người, trước khi vào Niết-bàn, đức Phật cũng đau nhức trong người như người thường vậy, đau nhức đến độ ngài không tự tay mình xếp được Tăng-già-lê mà phải sai thị giả A-nan, xếp làm tư cái y để đức Phậtnằm nghỉ. Thầy có đọc đoạn này không?hay có đọc nhưng vì muốn cho chúng phù hợp điều mình muốn nói, nên phải cắt xén đi! Đây là hành động thiếu liêm khiết tri thức, lừa đảo đáng được lên án và phỉ nhổ. Trong đó, lúc nào Thầy cũng lên án các vị Tổ sư tiền bối cho là họ đã lừa đảo chúng ta thế này, thế nọ, mà chính Thầy đang lừa đảo mọi người Thầy lại không hay biết, hay có hay biết đi chăng nữa, thì Thầy cũng phải làm vì một mục đích, và nhiệm vụ nào đó, chỉ có mình Thầy biết thôi!)
Hành động nhập bốn thiền, nhập đi nhập lại ba lần đến Thiền Thứ Tư thì Đức Phật xả bỏ báo thân một cách tự tại trong sanh tử rõ ràng và cụ thể. Đó là lời di chúc không lời cuối cùng đối với người đời sau. Cho nên không còn ai dám phỉ báng, bài bác Bốn Thánh Định của Phật Giáo là mơ hồ trừu tượng dối gạt người như các loại thiền khác, thường chỉ nói suông thu thần nhập diệt rất mơ hồ trừu tượng bằng những lời lẽ để lừa đảo Thầy Tổ của chúng ta, và bây giờ cả chúng ta nữa. Do tin những giáo thuyết này mà chúng ta tu chết người, tu căng mặt, căng mày, nặng đầu, tức ngực, đau lói bên hông và đôi khi bị rối loạn thần kinh sanh ra điên khùng, mất trí, v.v...
(Nhận xét đoạn văn trên: Lối tu mà Thầy nêu trên là lối tu toạ Thiền của Tiểu Thừa NIKAYA của Thầy đó chứ! Lúc Thầy nhập vào sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam thiền, Tứ thiền, thì thầy nhập ngồi hay nhập đứng, nhập nằm hay đi? Chắc chắn là Thầy phải ngồi rồi. Vậy những hiện tượng, tu căn mặt, căng mày, nặng đầu, tức ngực, đau nhói bên hông và đôi khi rối loạn thần kinh sinh ra điên khùng, mất trí, v.v… mà cho cho là lối tu bị “Ức chế”, từ Thầy thường dùng để chỉ cho Thiền tông bên Đại thừa, nhưng thật ra bêb Thiền tông không có bất cứ một pháp tu nào kiểu Thầy đã nói đâu?Chúng không phải là những hiện tượng của những hành giả tu tập toạ thiền của bên NIKAYA sao? Thế là Thầy tự huỷ báng Thiền của Thầy đang tu tập đó rồi. Còn đối với Thiền bên Đại thừa thì không có những hiện tượng đó đâu, Thầy nhầm rồi đó. Bên Thiền tông không có cách tu này, nếu không biết thì Thầy hãy độc kinh Pháp Bảo đàn, của Tổ Huệ Năng thì sẽ rõ cách tu của Thiền tông như thế nào? Như vậy chứng tỏ rõ ràng rằng Thầy là một kẻ dốt nát ngay đến Thiền định bên phái của mình tu mà mình cũng không rõ ràng, huống chi là Thiền định bên Đại Thừa, Tối thượng thừa! Dứt khoát là Thầy mù tịt luôn, khi đã mù tịt đối với pháp tu của người khác thì đương nhiên là không thể mở miệng ra để phê bình được, nhưng ở đây Thầy vẫn mở miệng chứng tỏ Thầy là một con ếch ngồi đáy giếng, nhưng con ếch cho dù nó có ngồi đáy giếng đi chăng nữa, nó vẫn thấy được vòm trời qua sự giới hạn của miệng giếng bằng cái vung, còn Thầy thì sao? Ngồi trong rừng Thiền Tiểu thừa mà không thấy, biết được gì. Vì không thấy biết được gì nên nói càng,nói bừa, và tự huỷ báng chính mình mà không biết!)
Những Thầy Tổ xa xưa của chúng ta tu hành giải thoát như thế nào? Chúng ta không thấy được, chỉ nghe thấy trong kinh sách nói lại mà thôi. Còn những Thầy Tổ hiện đời của chúng ta, chúng ta đã trực tiếp nghe thấy sự sống và chết của các Ngài rất rõ ràng như trên tôi đã nói.
(Nhận xét đoạn văn trên: Nếu Thầy đã không biết không thấy các vị Tổ sư xưa kia tu hành giải thoátnhư thế nào? Vậy tại sao đã không biết không thấy tức là không có căn cứ mà lại còn dám phê bình huỷ báng và bảo rằng đi lạc, đi sai lầm, và là lửa đảo người đi sau. Thật là một việc làm thiếu hiểu biết của kẻ vô học, của kẻ điếc không biết sợ súng, của kẻ điên chứ không phải là người bình thường có hiểu biết.)
Thứ nhất, cuộc sống tu hành của các Ngài tâm tham, sân, si, mạn, nghi chưa hết, nhất là lòng sân không kém gì người thế tục.
(Nhận xét đoạn văn trên: Thầy căn cứ vào đâu để bảo rằng các ngài tâm tham, sân, si, mạn, nghi chưa hết? Còn Thầy đã hết chưa?! Chúng tôi tin chắc rằng Thầy vẫn còn tham, sân, si, mạn, nghi, không những vẫn còn màn nhiều hơn họ nữa là khác. Chúng tôi sẽ đưa ra những bằng chứng cụ thể ngay trong những bài viết của Thầy đã thể hiện: Thật sự nếu Thầy là người đã sạch hết tham, sân, si, mạn, nghi thì Thầy sẽ không có những bài viết thiếu hiểu biết (tức là chỉ cho sự vô minh, ngu si vẫn còn đầy dẫy trong những nhận thức qua các bài viết của Thầy đối với Phật giáo Đại thừa và ngay cả Tiểu thửa một cách sai lầm bậy bạ như vậy như vậy), thứ đến Thầy thể hiện cái kiêu mạn của Thầy qua việc tự phong thánh của Thầy quá vĩ đại, đến cả giáo lý Tiểu Đại từ xưa đến nay, từ đông sang Tây, từ nam chí bắc Thầy miệt thi huỷ báng không còn thể thống gì nữa dưới cái nhìn của cái tâm kiêu mạn của Thầy, và phía bên sau hai sự thể hiện này là ẩn dấu một cái lòng tham danh-lợi không đáy muốn nổi danh qua việc làm này. Ở đây Thầy không thể bảo vì lòng từ bi thương xót người sau nên Thầy mới có việc làmnày! vì nếu Thầy bảo vì lý do đó, thì vô tình thầy tự mâu thuẫn với chính mình qua việc huỷ báng bồ-tát hạnh. Như vậy lý do này không đứng vững, và như vậy việc làm này của Thầy mang đủ cả Tham, sân, si, mạn, nghi. Và nhất là bệnh nghi Thầy đang phạm phải, nó đã biến Thầy thành kẻ “nhất xiển đề” qua việc nghi ngờ giáo lý Đại-Tiểu thừa và đâm ra huỷ báng chúng. Khi mà Giáo lý của đức Phật bị Thầy phủ định, tức là Thầy phủ định chính đức Phật mà Thầy đang theo! Đó là cái vô minh mà Thầy đang thể hiện cho mọi người thấy qua những bài viết này, chúng sẽ là tác nhân đưa Thầy vào địa ngục vô giánsau này.)
Thứ hai vị hòa thượng nào đến khi chết cũng bịnh tật, chịu nhiều sự khổ đau, nhiều vị phải nằm trên giường bịnh ít nhất cũng là sáu tháng còn không thì cũng đôi ba năm liệt giường liệt chiếu tiêu tiểu, ăn uống có một chỗ. Cuối đời tu hành của Thầy Tổ chúng ta quá khổ như vậy.
Kính thưa các bậc Tôn Túc, quý vị Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni và Nam Nữ cư sĩ Phật tử.
Đó là một bằng chứng hiển nhiên mà quý vị hãy kiểm chứng lại xem có phải đúng giáo pháp phát triển này đã lừa đảo và giết chết Thầy Tổ của chúng ta một cách khổ đau vô cùng không, khi mà Thầy Tổ của chúng ta hết sức tin tưởng tu hành với những pháp môn này không dám biếng trể?
Gương tu hành, việc làm Phật sự của Thầy Tổ và cuối cùng sự sống chết của các Ngài như vậy, chúng ta đừng che dấu mà hãy thành thật nói lên sự thật để người sau biết rõ giáo pháp phát triển là một thứ giaó pháp lừa đảo thật sự, tu hành chẳng đi về đâu được cả, chỉ vì danh, lợi mà người trước dối người sau, người sau dối người sau nữa và cứ như vậy mà trải qua trên hai mươi lăm thế kỷ nay, Thầy Tổ của chúng ta chưa có ai làm chủ được sự sống chết như Đức Phật, cũng chỉ vì tu sai lầm pháp môn của ngoại đạo.
Kính thưa quý vị! Hiện giờ quý vị là những bậc Thầy Tổ của Tăng Ni và nam nữ cư sĩ Phật tử, quý vị tự xét lại thân tâm của mình, tuổi đạo trên bốn năm chục năm và hiện giờ có vị đã bảy tám mươi tuổi đời chức vụ làm Tăng Thống, Phó Tăng Thống, Viện Chủ, Viện Trưởng, v.v... đã làm chủ thân tâm được những gì trong bốn sự đau khổ của kiếp làm người sanh, già, bịnh, chết.
Sanh tức là đời sống, quý vị làm chủ được những gì? Có hết tham chưa? Nếu bảo rằng hết tham sao quý vị còn ăn uống phi thời, còn thích ở chùa to, tháp lớn? Sao không sống thiểu dục tri túc ba y một bát, đi xin ăn từng nhà, mặc y áo phấn tảo, vải bỏ của thiên hạ như Đức Phật ngày xưa, như vậy mới gọi là hết tham. Sân tức là lòng căm giận nếu bảo rằng quý vị hết sân thì điều này quý vị tự biết hơn ai hết, những khi gặp chướng ngại pháp sao quý vị lại đỏ mặt tía tai la hét dữ vậy.
Già tức là cơ thể cằn cỗi lụm cụm, tay chân run rẩy và yếu đuối, da nhăn nheo, mặt gầy, nếu quý vị đã nhập định Nhị Thiền được thì quý vị nhận rất rõ nhân quả vô thường không còn tác động làm thay đổi sắc thân của quý vị rất cụ thể và rõ ràng, còn chưa nhập được thì quý vị như người mù chẳng biết màu sắc ra sao cả, chỉ biết có một màu đen sâu thẳm như trong đêm tối.
Bịnh tức là đau nhức của cơ thể, chắc chắn quý vị sẽ không thể tránh khỏi những khổ đau này và quý vị cũng không che dấu được ai cả. Ngay bây giờ cơ thể của quý vị bịnh đau rề rề, nay bịnh này, mai bịnh khác, nay nhức chỗ này, mai đau chỗ kia. Hiện giờ sắc thân của quý vị sống bằng thuốc thang, bằng gạo lứt muối mè, bằng nhịn ăn tiết thực, lúc nào cũng chích thuốc và châm cứu, bấm huyệt, cạo gió, tập thể thao, dưỡng sinh và tập luyện yoga; nhất là cố gắng ăn nhiều bữa để cơ thể có đủ chất dinh dưỡng, ngõ hầu sống thêm được ngày nào tốt ngày nấy. Tu hành như vậy thật không xứng đáng là đệ tử của Đức Phật.
Chết tức là cơ thể không còn hoạt động, không còn thở, nếu quý vị không nhập được Tứ Thiền, tịnh chỉđược hơi thở thì khó mà quý vị làm chủ được sự sống chết này.
Kính thưa quý vị! Quý Vị đã từng theo giáo pháp phát triển của Đại Thừa tu tập, Quý Vị đã làm chủ được một trong bốn sự đau khổ trên đây chưa
Nếu chưa làm chủ được một trong bốn sự đau khổ này thì quý vị phải sáng suốt, đừng vì một lý do nào cả mà hãy vì loài người trên hành tinh này mà vạch trần sự thật để cho con người khỏi tốn công, tốn sức, tốn của cải tài sản, tốn công lao tu tập, tốn tiền của in kinh phát triển Đại Thừa mà chẳng ích lợi gì cho đời, còn có hại cho con người, vì giáo pháp này dạy cầu tha lực, do đó, tu sĩ không còn sức tự lực, lúc nào cũng cầu cạnh, van xin, cúng tế, v.v... Kinh sách phát triển đang lừa đảo con người bằng mọi hình thức trừu tượng, mê tín, huyễn thuật, dị đoan mà tín đồ Phật Giáo phải gánh chịu sự khổ đau này.
Tôi tin chắc rằng quý vị tu theo giáo pháp phát triển không bao giờ làm chủ được bốn sự đau khổ này mà chính quý vị không đủ can đảm nói thật ra mà thôi. Nhưng chính vì không đủ can đảm nói thật ra thì quý vị đã tự làm khổ mình và còn làm khổ bao nhiêu người khác nữa. Không những làm khổ mình khổ người khác mà còn giết chết Phật Giáo, giết chết nền đạo đức nhân bản của Đạo Phật. Dù quý vị cố giữ bí mật không nói ra, nhưng sự sống của quý vị phá giới, phạm giới là một chứng minh hùng hồn cho thấy quý vị chưa làm chủ sự sống. Chưa làm chủ sự sống được thì chứng tỏ quý vị không thể nào làm chủ sự chết được. Bằng chứng cụ thể là khi quý vị chết, chết trong bịnh tật trong đau khổ. Đó là những hiện tượng mà quý vị không làm sao che dấu được tín đồ và những người khác.
Tôi biết rất rõ quý vị thuyết giảng rất hay, nhưng lời nói không đi đôi với tâm giải thoát của quý vị, vì thế quý vị nên tự xét đừng bắt chước Thầy Tổ của chúng ta nói một điều mà làm một ngả không nhất quán.
Giáo pháp phát triển dù quý vị có tu trăm muôn ngàn kiếp thì quý vị cũng chẳng bao giờ làm chủ bốn sự đau khổ này được, chỉ uổng công mà thôi; vì nó là giáo pháp thuộc về hý luận, chứ không phải giáo pháp để tu hành giải thoát. Sắc tức thị không, không tức thị sắc, đó là lời nói trừu tượng không xác quyết. Có là có, không là không. Hiện giờ có là nói có, lát nữa không thì nói không. Thời gian có hiện tại, quá khứ và vị lai rõ ràng; thời gian nào thì nói theo thời gian nấy, dù là một sát na (nháy mắt) chứ đâu nói có là không, không là có. Đó là một sự lừa đảo lường gạt người theo hý luận của Ngài Long Thọ.
(Nhận xét những đoạn văn trên: Thầy căn cứ vào đâu để nói bậy rằng tu theo giáo pháp phát triển không bao giờ làm chủ được bốn sự đau khổ. Trước hết Thầy đã làm chủ được nó chưa? Chắc chắn là Thầy chưa làm chủ được rồi, vì Thầy đang bị bốn sự đau khổ luôn luôn ám ảnh Thầy , chúng thể hiệnqua những bài viết của Thầy không bài nào là Thầy không nhắc đi nhắc lại chúng, Thầy đang bị chúng trói buộc trong mọi ý nghĩ của Thầy. Vậy thì Thầy cứ tự giải quyết bốn sự khổ của Thầy đi; chuyện của mình chưa giải quyết được thì làm sao có thể đi giải quyết giùm cho kẻ khác được! Đây là một việc làmruồi bu của kẻ không biết liêm sỉ. Thứ đến hệ Pàli NICAYA không phải là hệ phát triển của Phật giào Tiểu thừa hay sao? Chúng đâu có phải là Nguyên Thỉ đâu? chỉ vì Thầy không hiểu biết về sự phát triển và sự hình thành ngôn ngữ Pàli nên có những ý nghĩ sai lầm về lịch sử như vậy! Và ngay đến tư tưởnggiáo lý nguyên thỉ cũng hiểu sai ý nghĩa của nó, chỉ vì căn cơ hạ liệt nên có một sự nhận thức sai lầm về quan niệm Khổ, và Tứ đế đã biến thành bốn thứ chân lý của họ. Cái sai lầm ở đây là chính họ cho rằng Khổ là chân lý, nhưng đã là chân lý thì chúng là thực tại tuyệt đối, mà đã là thực tại tuyệt đối thì chúng không thay đổi biến dịch; trong khi họ lại ra sức tu tập cho hết Khổ để đạt Niết-bàn! Có nghĩa là họ làm chân lý khổ biến thành hết khổ. Nhưng ở đây họ quên rằng Khổ là chân lý thì làm sao có thể làm cho nó thay đổi được!?Chính họ mới là những người tu trăm muôn ngàn kiếp vẫn không thực hiện được việc thoát khổ! Vì khổ theo họ là chân lý mà. Vậy mà họ vẫn không biết rằng việc làm của họ là mâu thuẫn, là sai lầm. Đó chính là cái sai lầm chúng hiện rõ qua trình độ căn cơ nhận thức hạ liệt của họ. Đã vậy, mà họ không biết cứ dương dương tự đắc lên án Phật giáo Đại thừa, và cho rằng tu theo Đại thừa là uổng công vô ích theo kiểu nhận thức hạ liệt thấp kém của họ! Với căn cơ thấp kém như vậy thì làm sao họ có thể hiểu được tư tưởng “Sắc tức thị không, không tức thị sắc.” Chỉ có bốn chữ “KHỔ LÀ CHÂN LÝ” mà họ chưa nhận ra ý nghĩa đích thực của nó, huống chi là tư tưởng Bát-nhã. Ở đây cũng như những chỗ khác Thầy Thông Lạc không tự lượng sức kém cõi hạ liệt của mình vẫn cứ lập đi lập lại những lời nói rỗng tếch không nghĩa lý, không căn cứ, nói linh tinh theo dạng điếc không sợ súng mà huỷ báng kinh điển Phật giáo!)
Kính thưa quý vị! Hôm nay tập 2 Đường Về Xứ Phật ra đời, tôi thành tâm kêu gọi quý vị Tôn Túc, Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni và nam nữ cư sĩ Phật tử trong cả nước hãy mạnh dạn đứng lên nói sự thật về các loại kinh sách này như Thiền Sư Thường Chiếu, Hòa Thượng Minh Châu, cư sĩTrùng Quang và một vị sử gia Phật Giáo Thái Lan tên là Thitanàna Thero