;
Chánh niệm là sự hay biết nhận thức rõ ràng những hành động của mình ngay trong thời điểm hiện tại.
Nếu có chánh niệm. Thấy là thiền, nghe là thiền, gặp mặt nhau cũng là thiền. Thiền là sống trong hiện tại có chánh niệm. Muốn có chánh niệm phải thiền.
Khi tâm hướng đến đối tượng thấy, có chánh niệm trong con mắt không?
Khi tâm hướng đến đối tượng nghe, có chánh niệm trong tai nghe không?
Khi tâm hướng đến sự xúc chạm, tâm có chánh niệm biết đụng không?
Cần phải biết rõ khi tâm thấy biết thấy.
Cần phải biết rõ khi tâm nghe biết nghe.
Tâm thấy, tâm nghe là tâm thức biết suông không suy nghĩ.
Biết, biết rõ khi tiếp xúc với đối tượng thấy, nghe là Chánh Niệm.
Khi chánh niệm kịp thời khi tiếp xúc với đối tượng, tâm sẽ không bị dính mắc trong cái tốt, xấu. Tốt thì tham, xấu thì sân.
Tham, sân là có khổ.
Khi tâm hiểu có dính mắc là có khổ.
Tâm buông xã được thì tâm an vui.
Buông xã ít thì an vui ít,
Buông xã nhiều thì an vui nhiều,
Buông xã hoàn toàn thì được an vui hoàn toàn.
Do đó, Ngài thường nhắc nhở, "chánh niệm là sống, không chánh niệm là chết". Sống an vui vì có chánh niệm, chết khổ vì dính mắc không chánh niệm.
Chúc quý vị được an vui và tu tập chánh niệm để thoát khổ.
Xin trích một câu pháp do Ngài nói:
"Hành thiền là cách sống tự nhiên với luật thiên nhiên. Chẳng hạn như khi ngồi thiền ta hay biết hết các đối tượng đang diễn ra lúc bấy giờ, đến rồi đi. Chỉ nhìn chúng một cách tự nhiên như người ngồi bên bờ sông nhìn nước sông trôi qua, mắt chỉ nhìn mà không dính mắc vào dòng nước đang thay đổi trong từng giây từng phút".
(Thiền sư Kim Triệu)