;
Trên các phương tiện thông tin đại chúng tại Việt Nam, nhất là báo giấy, báo mạng (thuộc sự quản lý của nhà nước), xu hướng phê phán hoạt động hiện thời của tôn giáo, tu sĩ tiêu cực (không phê phán, giáo chủ, giáo lý) đã ngày càng phát triển.
Nhưng điều đáng chú ý là trong số các tôn giáo lớn ở Việt Nam, báo chí chính thức hầu như không đụng đến đạo Ca tô La Mã, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài. Ngay cả scandal của đạo Ca tô La Mã ở nước ngoài cũng ít được nhắc đến ở Việt Nam.
Bên ngoài có những việc có vẻ là nói chung về các tôn giáo, nhưng chỉ có Phật giáo là bị đả kích, không chỉ là nặng nề nhất, mà gần như là duy nhất. Các nhà báo né tránh các tôn giáo khác, mà chỉ tập trung soi và xoáy vào Phật giáo.
Dưới đây là một ví dụ như vậy, sau khi dẫn chứng, chúng tôi sẽ phân tích những hệ quả của những việc làm như vậy.
2. Dẫn chứng
Báo Tuổi Trẻ, số thứ bảy 26/12/2015, trang 15, có đăng bài “Nhiều công trình tín ngưỡng hoành tráng nhưng chưa đẹp” của tác giả Vũ Viết Tuấn. Bài báo có đoạn:
“Xu hướng xây mới các công trình tôn giáo, tín ngưỡng to lớn, hoành tráng và việc cần thiết phải có một bộ quy chuẩn về xây dựng các công trình này đã trở thành vấn đề nóng được đưa ra bàn luận tại hội thảo Nghiên cứu và đánh giá các công trình tôn giáo, tín ngưỡng xây dựng mới ở VN.
Hội thảo diễn ra sáng 25-12 tại Hà Nội, do Viện Kiến trúc quốc gia (Bộ Xây dựng) tổ chức.
ThS.KTS Đỗ Thanh Tùng (viện trưởng Viện Kiến trúc quốc gia) đặt vấn đề hiện cả nước có 24 triệu tín đồ của các tôn giáo khác nhau, với hơn 26.000 cơ sở thờ tự gồm chùa, đền thờ, nhà thờ và các nơi thờ tự khác.
Tuy nhiên, ông cũng thẳng thắn: “Trong xây dựng mới loại hình công trình này, hiện người ta tập trung mọi nỗ lực để vận dụng một cách máy móc, thiếu sáng tạo nhằm tạo ra một công trình bền vững công năng và đạt được cái đẹp theo ý thích của chủ đầu tư. Tức là chỉ thỏa mãn công năng công trình mà hạn chế khả năng sáng tạo của các kiến trúc sư thiết kế.
Bên cạnh những công trình đạt được giá trị kiến trúc thẩm mỹ thì còn nhiều công trình mắc lỗi trong thiết kế, xây dựng, thẩm mỹ”.
Ông Tùng cho rằng công tác rà soát thực trạng, nghiên cứu tổng thể cũng như những định hướng cho người dân, người làm nghề và các nhà quản lý chưa có là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự lai căng, khập khễnh trong hình thức kiến trúc, trong bố cục của các công trình tôn giáo, tín ngưỡng xây dựng mới.
KTS Trần Huy Ánh (Hội Kiến trúc sư VN) cũng bày tỏ băn khoăn về những công trình tôn giáo, tín ngưỡng ở VN được xây dựng trong khoảng 20 năm trở lại đây. Ông nói:
“Tôi rất băn khoăn không biết nên gọi những công trình này là gì, bởi lẽ không thể gọi là những “ngôi chùa” theo như hình dung của chúng ta về những ngôi chùa đã được xây dựng trước năm 1954 ở miền Bắc hay trước năm 1975 ở miền Nam.
Những công trình xây mới 20 năm trở lại đây có sự khác biệt đầu tiên là có kích thước to lớn, tọa lạc trên những diện tích rộng. Có một mẫu số chung cho các công trình này là giá trị nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc rất hạn chế...”.
PGS.KTS Nguyễn Vũ Phương (ĐH Kiến trúc Hà Nội) cho rằng cần phải có một bộ tiêu chí đánh giá các công trình tín ngưỡng, tôn giáo được xây mới ở VN vài chục năm trở lại đây. “Nếu không có bộ tiêu chí đánh giá, chúng ta sẽ đánh giá cảm tính” - ông Phương nói.
Ông Nguyễn Văn Thanh - trưởng ban tôn giáo Mặt trận Tổ quốc VN - cũng đồng tình nên xây dựng bộ quy chuẩn cho các công trình tôn giáo, tín ngưỡng xây mới ở VN.
“Từ thời kỳ đổi mới đến nay, có nhiều công trình tôn giáo được tôn tạo, tu sửa, xây mới, trong đó có nhiều công trình được xây mới hoành tráng, có diện tích rộng nhưng đều chưa có quy chuẩn. Vì vậy, cần đưa ra bộ tiêu chí xây dựng các công trình này để tạo dòng chủ đạo, nhưng phải phù hợp với từng vùng miền, từng địa phương.
Bộ tiêu chí có thể trở thành văn bản quy phạm để có sự phối hợp giữa các cơ quan, đảm bảo việc xây mới các công trình tôn giáo được diễn ra tốt hơn” - ông Thanh đề xuất.
Bài báo đăng hình Chùa Bái Đính (Ninh Bình).
3. Phân tích dẫn chứng
Khi Hội thảo đặt vấn đề “Về những công trình tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam”, người đọc chờ đợi một loạt thí dụ minh họa, dẫn chứng, nhưng phát biểu của kiến trúc sư tham dự hội thảo chỉ nói đến chùa và riêng chùa mà thôi: “Tôi rất băn khoăn không biết nên gọi những công trình này là gì, bởi lẽ không thể gọi là những “ngôi chùa” theo như hình dung của chúng ta về những ngôi chùa đã được xây dựng trước năm 1954 ở miền Bắc hay trước năm 1975 ở miền Nam.
Những công trình xây mới 20 năm trở lại đây có sự khác biệt đầu tiên là có kích thước to lớn, tọa lạc trên những diện tích rộng. Có một mẫu số chung cho các công trình này là giá trị nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc rất hạn chế...”.
Nói cất chùa mà không đáng gọi là chùa, thì rất nặng lời với Phật giáo Việt Nam.
Còn các công trình kiến trúc của các tôn giáo khác thì sao không thấy nói đến?
Nhận xét như thế là ác cảm, thành kiến và đả kích chỉ riêng Phật giáo Việt Nam. Thực tế, có nhiều ngôi chùa mới được xây dựng, đặc biệt là các kiến trúc hệ thống thiền viện Trúc Lâm ai cũng cho là đẹp, mỗi nơi một vẻ, đều là những điểm tham quan du lịch nổi tiếng, thu hút cả người nước ngoài, rất đông đảo. Còn nhà thờ thì không có gì dẫn chứng hay sao?
Các thánh thất của đạo Cao Đài, cái nào cũng y như cái nào, đều giống thánh thất trung tâm nhưng đều kém các thánh thất trung tâm trong việc chăm sóc mỹ thuật. Những thánh thất phía Tây Ninh còn đỡ, còn các thánh thất phía Bến Tre thì như những bản photo coppy thánh thất trung tâm rút gọn, thu nhỏ, mờ nhạt, mất hết chi tiết.
Nhưng tại sao không nói đến những trường hợp nào khác với chùa Phật giáo. Bởi vì, xu thế truyền thông khó chịu, khắc nghiệt với Phật giáo Việt Nam hiện lên rất rõ. Không biết tăng ni Phật tử Việt Nam có chú ý đến điều này. Hễ có dịp là họ đem Phật giáo Việt Nam ra mà chì chiết, mắng mỏ. Ở đây họ nói cất chùa không ra chùa là nhắm vào các nhà lãnh đạo Phật giáo Việt Nam, trên một tờ báo có số phát hành loại lớn nhất nước. Cất chùa mà không ra chùa là hang gì, loại gì. Thâm hiểm lắm đó!
Một trong những tiêu chuẩn được nêu ra là chùa được xây trước năm 1954 ở miền Bắc. Đó là dạng chùa từ thế kỷ XIX trở về trước, chật hẹp, thấp bé, chánh điện chỉ hơn mươi người là đã thấy chật. Đó là dạng chùa trước chấn hưng Phật giáo. Ngày nay, lẽ nào cũng cất theo mẫu những ngôi chùa bé xíu như thế?
Chùa xây trước 1975 ở miền Nam không phải ngôi chùa nào cũng đẹp và hiện nay một số vị tăng cũng theo kiến trúc trên chánh điện dưới giảng đường như thế. Hiện nay người thiết kế cũng có nhiều kiến trúc sư tiếng tăm.
Nói kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng nhưng chỉ nhằm vào chùa, thì còn lý do gì khác?
Vì họ biết Phật giáo hiền hậu, chân thật, đơn giản sẽ không có phản ứng nào đáng ngại. Còn các tôn giáo khác thì họ dè chừng, không dám động chạm tới!
Truyền thông đại chúng bắt nạt những nhà lãnh đạo Phật giáo Việt Nam, bắt nạt tăng ni Phật tử Việt Nam theo kiểu như vậy. Với những người thụ động, hiền lành thì chỉ trích, nặng nhẹ sao cũng được. Các nhà lãnh đạo Phật giáo chỉ biết giơ đầu chịu báng, chắc chắn là không phản ứng gì.
Tôi đề nghị Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần có phản ứng trong trường hợp này, trước hết là đối với Viện Kiến trúc Quốc gia, kiến trúc sư Trần Huy Ánh.
Không phản ứng, thì hậu quả cũng có thể đoán trước. Trên truyền thông, người ta sẽ lại phê đấu Phật giáo Việt Nam một cách không ngần ngại, như ăn hiếp một người nhà quê ngơ ngác, khờ khạo, không biết nói năng gì cả, kể cả khi họ nói như tát vào mặt, rằng cất chùa mà không ra chùa “không thể gọi là những ngôi chùa”.
MT
Phản hồi riêng đối với các bài tranh luận đặc biệt: vinasat132@yahoo.com, vi-vn.facebook.com/cusiminhthanh, ĐT: 0915553610.
************************************
Bài viết trên báo Tuổi trẻ
Xây công trình tôn giáo, tín ngưỡng hoành tráng nhưng chưa đẹp
TT - Có ý kiến băn khoăn về những công trình tôn giáo, tín ngưỡng ở VN được xây dựng trong khoảng 20 năm trở lại đây “không biết nên gọi những công trình này là gì bởi không giống những ngôi chùa đã được xây dựng trước năm 1954 ở miền Bắc hay trước năm 1975 ở miền Nam”.
Xu hướng xây mới các công trình tôn giáo, tín ngưỡng to lớn, hoành tráng và việc cần thiết phải có một bộ quy chuẩn về xây dựng các công trình này đã trở thành vấn đề nóng được đưa ra bàn luận tại hội thảo Nghiên cứu và đánh giá các công trình tôn giáo, tín ngưỡng xây dựng mới ở VN.
Hội thảo diễn ra sáng 25-12 tại Hà Nội, do Viện Kiến trúc quốc gia (Bộ Xây dựng) tổ chức.
ThS.KTS Đỗ Thanh Tùng (viện trưởng Viện Kiến trúc quốc gia) đặt vấn đề hiện cả nước có 24 triệu tín đồ của các tôn giáo khác nhau, với hơn 26.000 cơ sở thờ tự gồm chùa, đền thờ, nhà thờ và các nơi thờ tự khác.
Tuy nhiên, ông cũng thẳng thắn: “Trong xây dựng mới loại hình công trình này, hiện người ta tập trung mọi nỗ lực để vận dụng một cách máy móc, thiếu sáng tạo nhằm tạo ra một công trình bền vững công năng và đạt được cái đẹp theo ý thích của chủ đầu tư. Tức là chỉ thỏa mãn công năng công trình mà hạn chế khả năng sáng tạo của các kiến trúc sư thiết kế.
Bên cạnh những công trình đạt được giá trị kiến trúc thẩm mỹ thì còn nhiều công trình mắc lỗi trong thiết kế, xây dựng, thẩm mỹ”.
Ông Tùng cho rằng công tác rà soát thực trạng, nghiên cứu tổng thể cũng như những định hướng cho người dân, người làm nghề và các nhà quản lý chưa có là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự lai căng, khập khễnh trong hình thức kiến trúc, trong bố cục của các công trình tôn giáo, tín ngưỡng xây dựng mới.
KTS Trần Huy Ánh (Hội Kiến trúc sư VN) cũng bày tỏ băn khoăn về những công trình tôn giáo, tín ngưỡng ở VN được xây dựng trong khoảng 20 năm trở lại đây. Ông nói:
“Tôi rất băn khoăn không biết nên gọi những công trình này là gì, bởi lẽ không thể gọi là những “ngôi chùa” theo như hình dung của chúng ta về những ngôi chùa đã được xây dựng trước năm 1954 ở miền Bắc hay trước năm 1975 ở miền Nam.
Những công trình xây mới 20 năm trở lại đây có sự khác biệt đầu tiên là có kích thước to lớn, tọa lạc trên những diện tích rộng. Có một mẫu số chung cho các công trình này là giá trị nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc rất hạn chế...”.
PGS.KTS Nguyễn Vũ Phương (ĐH Kiến trúc Hà Nội) cho rằng cần phải có một bộ tiêu chí đánh giá các công trình tín ngưỡng, tôn giáo được xây mới ở VN vài chục năm trở lại đây. “Nếu không có bộ tiêu chí đánh giá, chúng ta sẽ đánh giá cảm tính” - ông Phương nói.
Ông Nguyễn Văn Thanh - trưởng ban tôn giáo Mặt trận Tổ quốc VN - cũng đồng tình nên xây dựng bộ quy chuẩn cho các công trình tôn giáo, tín ngưỡng xây mới ở VN.
“Từ thời kỳ đổi mới đến nay, có nhiều công trình tôn giáo được tôn tạo, tu sửa, xây mới, trong đó có nhiều công trình được xây mới hoành tráng, có diện tích rộng nhưng đều chưa có quy chuẩn. Vì vậy, cần đưa ra bộ tiêu chí xây dựng các công trình này để tạo dòng chủ đạo, nhưng phải phù hợp với từng vùng miền, từng địa phương.
Bộ tiêu chí có thể trở thành văn bản quy phạm để có sự phối hợp giữa các cơ quan, đảm bảo việc xây mới các công trình tôn giáo được diễn ra tốt hơn” - ông Thanh đề xuất.
VŨ VIẾT TUÂN (vuviettuan@tuoitre.com.vn
Theo http://tuoitre.vn/
Vạn Trí
Tôi rất đồng tình bài viết cũa anh Minh Thạnh.thậm chí cả những vị tu sĩ phật giáo vì ghét nhau cũng đưa ra truyền thông công chúng để bôi nhọ nhau ảnh hưởng chung đến Phật giáo.
Thích Trả lời 1/17/2016 4:53:47 PM