;
Trong nội tâm con người, ma quỷ vẫn luôn có mặt thường trực trong đó, và bọn chúng đã đi vào bên trong thông qua các giác quan của thân xác chúng ta. Tuy nhiên nếu chúng ta biết mở ra những cánh cửa ở bên trong nội tâm của mình, thì Đức Phật và các vị thánh thần sẽ đến ghé thăm chúng ta mỗi ngày, và ma quỷ cũng sẽ bỏ đi luôn.
Vì thế tinh thần chúng ta luôn có hai trạng thái, là bức bách khổ ải và thanh tịnh nhẹ nhàng. Nhưng trong lúc chúng ta đau khổ quá đỗi, thì chúng ta không thể suy nghĩ gì được cả. Và điều cần thiết ngay lúc đó, là làm sao cho các rối loạn tâm lý kia lắng xuống trước tiên. Và không có điều gì hay hơn là chúng ta nên niệm Phật, để dìm những tạp niệm xấu đó xuống. Còn khi tâm lý chúng ta thanh bình yên ắng, thì chúng ta hãy quay vào trong mà xét cái tâm của mình vậy. Có nghĩa là lúc bình thường không có nhiều bấn loạn tinh thần, thì chúng ta nên thiền tri vọng. Tức là hàng ngày chúng ta phải luôn luôn theo dõi sát sao cái tâm của mình, không ngừng ngớt một giây phút nào hết.
Vì xét cho cùng tu hành là vì cái tâm của mình thôi. Nói gì thì nói, nếu không vì điều đó thì không thể gọi là tu hành được. Nhẫn đến nương vào các phương tiện bên ngoài, như tụng kinh gõ mỏ lạy lục bái sám suốt ngày, mà không hề quay vào trong tâm của mình mà suy xét, mà theo dõi nó thì cũng là tà đạo, là biểu diễn phô bày hình tướng để cầu danh lợi mà thôi.
Và chỉ có khi nào chúng ta luôn xuy xét và sửa đổi cái tâm của mình, thì lúc đó mới thật sự là chúng ta biết tu hành. Tuy nhiên cái tâm của con người là rất phức tạp, cho nên chúng ta cần phải học tập từ kinh nghiệm của ngưới khác đã tu tập thành công rồi, thì lúc đó chúng ta mới biết đường mà tu hành chứ.
Vậy tu hành là phòng hộ sáu căn và hướng vào tâm suy xét theo dõi cái tâm của mình liên tục, chứ không phải là làm những việc ở ngoài như xây chùa hay đi làm từ thiện. Tu là tự lo cho cái tâm của mình, còn những việc khác sẽ có người khác lo, nếu bạn tu tốt thì không cần lo lắng gì cả, mà tất cả đều có đầy đủ không thiếu một thứ gì. Sở dĩ ngày nay người ta đi tu nhưng lại lao vào làm đủ thứ việc trên đời, là vì họ chỉ lựa những việc dễ làm mà làm thôi, còn việc tu hành thật sự là khó khăn quá nên người ta tránh xa. Tu hành như thế là tà đạo rồi.
Vì điều khó khăn nhất trên đời này, là ở trong tâm lý của chúng ta. Đó là những điều mà chúng ta không thể hiểu được, bằng cách suy nghĩ một chiều theo kiểu hợp lý bằng lý trí của mình. Ví như khi chúng ta phải đối mặt với những điều vô lý nhất trên đời đã làm cho chúng ta đau khổ suốt bấy lâu nay. Từ đó chúng ta thấy bế tắc, và thế giới này dường như cũng đã bế tắc. Tuy nhiên với cách suy nghĩ phá công án của nhà thiền, là phá bỏ tảng đá vô lý đang chắn ngang đường chúng ta đi, thì chúng ta có thể hiểu được những điều vô lý đó một cách rõ ràng. Và chúng ta sẽ phát hiện ra được trong đó, có cả một kho tàng tuệ giác vô giá. Vì với cái trí khôn đó, cho phép chúng ta có thể hiểu được hết mọi chuyện trên đời. Và đến đây thì vấn đề khó khăn của chúng ta đã được giải quyết, cũng như thế giới này đã được khai thông không còn bế tắc nữa.
Vì thế giới này mãi mãi cũng như vậy thôi, chỉ khác là cách chúng ta suy nghĩ về nó như thế nào. Và nếu chúng ta luôn biết cách thay đổi nhận thức và cách tiếp cận với nó, thì chúng ta sẽ thấy nó luôn sinh động và hấp dẫn vô cùng. Còn nếu chúng ta không biết cách biến hóa thay đổi được cách suy nghĩ của mình trước thực tại, thì cuộc sống đó thật là đáng sợ biết bao. Vì thế ai sống luôn luôn cảm thấy sảng khoái an lạc hạnh phúc trước cuộc sống, là người đó biết cách sống dũng cảm vượt lên trên tất cả những nổi trôi thị phi của dòng đời. Và người nào luôn nhìn thấy trong cái quen thuộc hàng ngày có sự mới lạ, thì đó là người hạnh phúc nhất trần gian. Còn người nào ra đi muôn nơi, nhưng vẫn đau khổ bế tắc là người bất hạnh vậy.
Vì trong thực tại, các pháp hữu vi luôn chuyển động không ngừng, và chúng cũng luôn thay đổi liên tục từ hình thái này sang hình trạng khác, cho nên không có cái gì trên đời này là nhàm chán hết. Sở dĩ bạn chán chường trước thực tại, là vì tâm lý của bạn khô cứng rồi, và con mắt bên trong của bạn chưa được mở ra mà thôi. Vậy cho nên chỉ khi nào bạn thật sự biết thiền định, có nghĩa là bạn biết cách khám phá nội tâm của mình, thì bạn mới có thể khám phá và tiếp cận được thực tại. Và từ đó mỗi ngày bạn sẽ nhận thấy những sự vật quen thuộc xung quanh mình, luôn nảy nở sinh động đầy sức sống một cách hồn nhiên tươi mát nhất. Và điều đó sẽ đem lại cho bạn một niềm hạnh phúc lớn lao nhất. Vì lúc đó là lúc tuệ giác của bạn được khai mở rộng rãi sáng bừng khắp nhân gian. Mà tuệ giác là một loại trí tuệ minh triết không có giới hạn, nó cho phép chúng ta thấu hiểu tất cả mọi việc trên đời.
Vì thế giới này đơn giản là luôn được phản ánh thông qua nhận thức của con người. Nếu chúng ta nghĩ thiện thì nó sẽ là thiện, nếu chúng ta nghĩ ác thì nó sẽ là ác. Và đó chính là điều mà chúng ta có thể lựa chọn được. Tuy nhiên nghiệp chướng của mỗi người là mỗi khác. Nếu ai nghĩ được điều thiện, thì có nghĩa là họ đã xả được bớt nghiệp chướng rồi, và đã có được hạnh phúc đích thực rồi. Còn những ai cứ nghĩ đến điều ác hoài, mà căm ghét cuộc đời, rồi đau khổ mãi, thì có nghĩa là nghiệp chướng của người đó sâu dày quá. Vì ngoài kia thực tại vẫn vậy có khác gì đâu. Có chăng là ở trong cái đầu chết cứng này của chúng ta thôi...
Vì khi bạn thấu hiểu, nội tâm của bạn sẽ được bình yên. Vì khi đó bạn có thể chấp nhận được những sự việc, mà thông thường bạn không thể nào chịu đựng nổi. Vì khi bạn biết chịu đựng những thiệt thòi trong cuộc sống, thì có nghĩa lúc đó bạn đang tích tụ thêm sức mạnh cho mình.
Trong tu hành, khi có nhiều vấn đề hợp lý hữu sự bên ngoài đã được giải quyết xong, nhưng trong lòng của bạn vẫn chưa an ổn, thì đó vẫn không phải là tu hành. Và chỉ khi nào bạn biết rằng, nội tâm của bạn đã an ổn rồi, thì khi đó những vấn đề kia mới thực sự là đã được giải quyết xong, là bạn đã biết cách tu hành rồi. Vì thế tu hành mà tin vào những điều hợp lý mãi, thì chẳng có được một chút công đức nào đâu. Vì mục đích của tu hành là để có công đức, mà muốn có công đức thì không có con đường nào khác hơn, là phải hiểu được những điều vô lý trên đời. Và quả nhiên điều này là khó khăn nhất rồi. Vì chỉ khi nào bạn thấu hiểu, thì bạn mới giải quyết dứt điểm được mọi vấn đề.
Bởi chỉ khi nào bạn đủ thấu hiểu, thì bạn mới có đủ sức mạnh. Và bạn hãy thay đổi mình trước đi, rồi sau đó sẽ thay đổi thế giới này.
Vì tu hành là làm sao vượt qua được ý thức, sau đó vào trong vô thức rồi thì cứ để nó dẫn đi đâu thì đi, là tất cả đều thuận duyên. Là sống an nhiên tự tại thuận theo dòng đời, chứ không cần tu thêm gì nữa làm chi cho mệt. Và khi chúng ta còn phải tu, còn phải tụng kinh gõ mỏ ầm ỉ suốt ngày điếc tai điếc óc, là vì chúng ta còn phải sử dụng ý thức để đối đãi ứng xử với cuộc đời. Có nghĩa là chúng ta còn phải cố gắng vươn tới cái vận hành của cuộc đời mình, để sống như nó đã sắp sẳn phải là như thế. Và điều đó có nghĩa là chúng ta vẫn chưa biết gì về các quy luật tự nhiên của cuộc sống này cả. Vì cái tự nhiên nó sẽ luôn ăn khớp với cái vô thức của chúng ta. Và nếu chúng ta còn sử dụng ý thức nhiều quá, thì chúng ta sẽ không thể nào “đi vào dòng” được đâu. Và thế là chúng ta cứ phải tu mãi tu hoài, nhưng cũng chẳng được gì cả.
Vì chỉ có những kẻ phàm phu nhiều vọng tưởng và đau khổ, thì mới cần tu tập thiền định để thanh lọc tinh thần. Vì người ta nói về thiền rất nhiều và rất hay, nhưng đa số là không áp dụng được. Vì nó không thực tế trong trường hợp của bạn là một người phàm phu nghiệp chướng sâu dày, thì cần phải tu tập như thế nào? Do đó Ta sẽ dạy cho các bạn cách tu tập thiền định mà Ta đã từng trải qua rồi, và đã thành công rồi, là Ta đã chạm tới Thực Tại - Niết Bàn rồi.
Này nhé! Hãy tu thiền tri vọng, là theo dõi tâm của mình, là “theo vọng tới cùng”, để hiểu nó là cái gì thì tự nhiên nó sẽ biến mất thôi. Đừng gạt bỏ hay tránh xa vọng tưởng, mà hãy xem vọng tưởng là cần thiết trong tinh thần chúng ta phải có, để mình học tập từ nó những bài học lớn của cuộc đời. Vậy thì như bạn muốn nhổ cái cây lên, thì bạn phải cầm nơi cái thân cây để nhổ gốc nó lên chứ? Bạn muốn đi tới tận sào huyệt của bọn cướp, thì bạn phải đi theo bọn cướp thì mới biết được sào huyệt của bọn chúng chứ? Và pháp tu "theo vọng tới cùng" là cũng như vậy đó.
Vì thực tế chúng ta thấy rằng, đau khổ sẽ không bao giờ tách rời với hạnh phúc được. Và nếu người nào chạy trốn đau khổ, thì cũng có nghĩa là người đó đã từ chối hạnh phúc rồi. Và vọng tưởng đối với cái bản tâm chân như thanh tịnh của chúng ta cũng vậy. Vì vọng tưởng luôn là những con sóng, tung bọt trắng xóa trên bề mặt tâm lý của chúng ta. Vậy tâm lý chúng ta chính là nước, mà sóng được tạo thành kia cũng chính từ nước. Cho nên vọng tưởng và chân như thanh tịnh, cũng có cùng một cái gốc mà thôi. Vậy thì chúng ta phải thực sự giải quyết tận gốc của nó, thì tất nhiên cái thật tánh chân như thanh tịnh của chúng ta, mới hiển lộ ra ngoài được.
Cho nên thiền định là không phải gạt bỏ vọng tưởng, hay chạy trốn vọng tưởng. Mà phải theo dõi nó tới cùng, và phải thấy nó là cái gì trong tâm lý của chúng ta cho tường tận rõ ràng, thì tất nhiên chúng ta sẽ nhổ được cái gốc của nó lên thôi. Vì khi bạn nhổ một cây cỏ đi, thì sẽ có một cây hoa khác sẽ mọc lên ngay chỗ đó.Và nếu bạn nhổ được sạch sẽ cả một đám cỏ đi, thì bạn sẽ có được một rừng hoa xinh đẹp ngát hương trong lòng. Cho nên tu hành là phải lần về cái gốc, chứ không thể nhỡn nhơ đi hái lá trên rừng được. Vì bạn hái cái lá này đi, thì nó cũng sẽ mọc ra cái lá khác mà thôi?
Từ đó chúng ta thấy rằng, thiền là để hiểu những điều vô lý nhất trên đời, cho nên những người tu tịnh độ mãi mãi sẽ không thể hiểu được những điều này. Vì họ chỉ hiểu được những điều hợp lý thôi, vì cấu trúc bộ não của họ đã như vậy rồi. Vì khi tôi tuyên bố đắc đạo, thì tất cả các đại sư tịnh độ đều phản đối, nhưng có một vị thiền sư danh tiếng lẫy lừng nhất thế giới, là dám công nhận tôi thôi. Vì khi tôi nói: “Mặt trời mọc lên cùng với ánh sáng rực rỡ chói chang, còn ánh trăng là sự tiếp nối của buổi hoàng hôn làm cho mọi vật trở nên đẹp đẽ lạ thường”. Và vị thiền sư kia đã hiểu ngay vấn đề, chứ không còn hoài nghi gì nữa. Vì Ngài đã từng hiểu được các vấn đề vô lý trong nhà thiền rồi. Thì bây giờ có một chàng trai trẻ “tay ngang” dám nói như thế, thì Ngài sẽ hiểu được thôi không có khó khăn gì cả. Chứ còn các ông đại sư tịnh độ thì cứ mãi vướng vào cái vòng suy luận hợp lý mãi, thì làm sao mà hiểu được đây.
Vì tu thiền là tu hướng tới chân lý, là hướng tới những điều thực tế, gần gũi giản dị nhất bên cạnh chúng ta. Còn tu tịnh độ là hướng tới lý tưởng, là hướng tới những điều cao xa huy hoàng nơi thế giới cực lạc. Và tu tịnh độ là hành phương tiện bên ngoài, là tu phước nhiều hơn, là hiển giáo. Còn tu thiền là hành theo dõi tâm ở bên trong, là tu huệ nhiều hơn, là mật giáo không nhìn thấy được.
Do đó tu hành là để giải quyết dứt điểm sinh tử luân hồi, nên nó là vô hạn. Vì thế người tu chân chính là lúc nào cũng phải tu, đi đứng nằm ngồi, làm việc ăn ngủ, đi tiêu đi tiểu, mạnh khỏe hay bệnh tật gì cũng là tu, thì may ra mới giải quyết được vấn đề. Người tu hơn thua là chỗ thấy tánh, chứ không có chỗ nào gọi là nhiều ít. Vì bạn có ngồi thiền lâu cách mấy, mà không giải quyết được gì cả thì cũng như không thôi.
Tuy nhiên, trong tu thiền nói chung có thiền chỉ và thiền quán. Thiền chỉ dùng ý thức để dừng lại không chạy theo vọng tưởng, thiền quán là dùng vô thức để theo dõi tâm. Vậy theo cách của tôi là dùng phương pháp niệm Phật để thay cho thiền chỉ, là để thay cho cái thiền "thấy vọng không theo". Còn thiền "theo vọng tới cùng" thì cũng như là thiền quán bình thường xưa nay vậy thôi, có gì khác đâu. Hiểu là phải hiểu như vậy. Vấn đề ở đây là khác về cách gọi tên mà thôi, nhưng cách thực hành thì giống nhau hết. Ở đây tôi đổi thiền chỉ bằng niệm Phật, là vì khi tâm loạn động quá thì thiền chỉ không hiệu quả. Vì tâm bình thường thì “thấy vọng không theo” còn được. Nhưng tâm loạn động quá trời mà ngồi im bắt dừng tâm lại thì chỉ có điên luôn. Vì thế chúng ta thấy mấy thằng khùng nó đi rảo rảo suốt ngày đêm, chứ có ngồi im được đâu?
Còn vọng tưởng vô minh trong tinh thần con người là vô hạn, nếu như bạn cứ suy nghĩ cứng ngắt hoài, nhưng như thế không phải là không thể diệt trừ hết được. Từ xưa đến nay các bậc Chân Nhân đắc đạo thường rất trẻ, chỉ dưới 40 tuổi thôi. Vì thế tu hành đừng đi theo lý thuyết của người khác nhiều quá, mà phải tự mình tìm ra phương pháp thích hợp nhất cho mình. Với tôi, pháp tu: "Niệm Phật (bên ngoài) và theo vọng tới cùng (bên trong)" là phù hợp với con người tôi nhất. Vì đã từ lâu khoảng năm 20 tuổi, thì tôi đã không sài ý thức nữa, mà tôi luôn sống bằng vô thức (Alaida thức) mà thôi.
Và chưa đầy 10 năm, là tôi đã diệt hết vọng tưởng và vô minh rồi. Và đó là cái đêm tôi chứng kiến cái chết của triết học vào khoảng 4 giờ sáng, điều đó có nghĩa là tôi đã chiến thắng được triết học một cách oanh liệt nhất. Là chiến thắng vinh quang, vang dội trước cả ngàn ông triết gia từ Đông sang Tây, từ xưa đến nay. Và từ đó tôi thấy mình phải có trách nhiệm rất lớn với cái thế giới đã bế tắc này, đồng thời tôi cũng phải nói ra hết cái sự thật mà tôi đã chứng nghiệm được. Rằng người đời đã sai lầm nhiều quá, trong cách nghĩ nhị nguyên của mình trước chánh pháp của Như Lai.
Do đó bây giờ tôi mới nói ra rằng, ma quỷ chính là phương tiện thử thách cho bậc chân tu chân chính, chứ không có gì xấu hết. Vì nếu không có ma quỷ thì bạn nương vào đâu để đi đến với thánh thần đây? Và nếu ai diệt được hết ma quỷ trong tâm của mình rồi, thì sẽ sống một cuộc đời rất tươi vui hạnh phúc, và luôn suy nghĩ tích cực, cho nên bi kịch sẽ không thể nào đến gần họ được. Vậy đơn giản hạnh phúc là khi chúng ta luôn suy nghĩ tích cực, cho dù cuộc đời có xảy ra cái gì đi nữa. Sở dĩ chúng ta suy nghĩ đen tối tiêu cực, là vì nghiệp chướng của chúng ta dẫn chúng ta đi con đường đau khổ đó thôi. Do đó những ai đã từng sống một cuộc đời đau khổ, nhưng cuối cùng cũng tìm được hạnh phúc, thì người đó khi chết sẽ được lên thiên đàng...
Và trong tu hành, điều khó khăn nhất là làm sao phải đi vào dòng là ổn hết. Vì khi bạn đã "đi vào dòng" rồi, là bạn chỉ sống bằng vô thức mà thôi, thì lúc đó bạn sẽ chỉ sống với dòng suy nghĩ ào ạt mãnh liệt của mình thôi. Và điều đó là rất hấp dẫn đến nỗi bạn có thể từ bỏ hết tất cả các thú vui đời sống bên ngoài. Cho nên bạn cần phải sống độc cư thiền định tĩnh lặng một mình, thanh tịnh vắng vẻ, để tận hưởng hạnh phúc của đời sống tư tưởng đó.
Vì những ai không chịu đựng nổi với chính dòng suy nghĩ của mình, thì đó là những kẻ bất hạnh. Còn những ai quen thuộc với dòng suy nghĩ của mình như một người bạn thân, thì đó là những người hạnh phúc! Và người tu hành phải là người đạt được cái hạnh phúc đích thực như vậy. Chứ không phải thấy cái ông thầy tu đó sống lũi thủi có một mình, thì cho là bất hạnh. Vì trên đời này, sở dĩ người ta ưa thích cuộc sống bầy đàn ồn ào, là vì người ta luôn xa lạ với chính mình. Vì khi người ta im lặng đến mức quen thuộc với những tiếng nói trong đầu mình rồi, thì lúc đó họ sẽ có một đời sống tinh thần sinh động, phong phú, không bao giờ cô đơn và có sự nhàm chán xảy ra nữa.
Vậy cho nên tu hành là phải cố mà lo cho cái tâm của mình cho đến ngày thấy đạo hiển lộ ra thành niềm vui thì mới được. Và dĩ nhiên khi đi tu, chúng ta xa rời ngũ dục, thì bù lại chúng ta phải có được niềm vui là thấy đạo chứ. Vì cái gì bên ngoài rồi cũng mất, cũng là giả cả thôi. Mình tu hành là mình trân trọng chính con người mình. Mình phải thật hạnh phúc trước cái đả, sau đó mới nghĩ đến việc giúp người khác được. Vì người đời thế này thế kia không thể trách người ta được. Nhưng mình tu không hiểu đạo, thì có việc gì đó xảy ra vô lý một chút thì trách cứ người ta liền. Và khi bạn xông pha ra cứu đời cái kiểu đó chỉ là thêm rước phiền não vào thân. Vì được cũng chẳng nên lấy làm mừng, và mất mác thì cũng chẳng nên lấy làm thất vọng. Thì lúc đó chúng ta làm đạo mới hoàn toàn là vô tư hạnh phúc vậy.
Cho nên theo tôi tu hành nên hạn chế nhảy ra bên ngoài sớm quá, mà phải lo cho cái bản tâm của mình trước cái đả. Lúc nào buồn khổ hoang mang quá, thì nên niệm Phật. Niệm Phật cho nhiều vô, đến khi tâm thanh tịnh mới thôi. Còn lúc bình thường thì lúc nào bạn cũng phải hướng vào bên trong mà theo dõi cái tâm của mình, như là một người bạn thân thiết của nó. Cái đó tôi gọi là “theo vọng tới cùng”. Và với hai pháp tu: “Niệm Phật và theo vọng tới cùng” này, sẽ giúp cho bạn qua khỏi hết tất cả các khổ ách tai ương trên con đường tu hành vinh quang của bạn!
Chúc các bạn thành công!
Thích Hoằng Toàn
26.7.2016