;
Khi Steve Jobs xuất hiện tại sân bay San Francisco lúc 19 tuổi, cha mẹ ông không thể nào nhận ra ông. Jobs, vừa bỏ học ở trường cao đẳng Reed đã ở Ấn Độ vài tháng trước đó.
Ông đã đến chiêm nghiệm những truyền thống tôn giáo như Ấn Độ Giáo và Phật Giáo. Cái nắng của Ấn Độ đã làm cho da ông đen sạm.
Chuyến đi đã thay đổi ông theo nhiều cách khác nhau.
Mặc dù bạn không thể đoán ra điều gì sau đó nhưng những chuyến đi của ông đã thay đổi việc kinh doanh của thế giới.
Trở về vùng vịnh Bay Area, Jobs đã tiếp tục thực tập thiền hành. Ông đã chọn đúng thời điểm. Vào những năm 1970, San Francisco là nơi thiền Phật Giáo bắt đầu nở rộ trên mảnh đất Hoa Kỳ. Ông đã gặp Shunryu Suzuki, tác giả của quyển sách “Tâm thiền, tâm cho người bắt dầu” và đã tìm đến những lời giảng dạy từ một trong những đệ tử của Suzuki là Kbun Otogawa.
Jobs đã gặp Otogawa gần như mỗi ngày. Walter Isaacson đã tường thuật như thế trong cuốn hồi ký của Jobs. Cứ vài tháng, họ lại cùng nhau đi dự những khóa tu thiền.
Thiền Phật Giáo và thiền tập được khuyến khích đã hình thành nên sự hiểu biết của ông về quá trình của chính tâm mình.
“Nếu bạn chỉ ngồi và quán chiếu, bạn sẽ thấy sự loạn động của tâm mình” Jobs cho Isaacson biết “nếu bạn cố gắng giữ bình thảng, nó chỉ làm cho mọi thứ tồi tề thêm thôi, tuy nhiên qua thời gian nó sẽ trở nên định tĩnh. Khi nó định tĩnh, bạn sẽ có khả năng nghe được rất nhiều điều vi tế. Đó là khi trực giác của bạn bắt đầu nở rộ và bạn bắt đầu thấy mọi thứ rõ ràng hơn trong hiện tại. Tâm của bạn chỉ chậm lại và bạn thấy sự mở rộng ra trong giây phút hiện tại. Bạn thấy rất nhiều thứ bạn chưa hề thấy trước đó. Đó là kỷ luật ; bạn phải thực tập nó.”
Jobs cảm thấy có sự cộng hưởng với Thiền nên ông đã định dời đến Nhật để thực tập sâu hơn. Tuy nhiên Otogawa cho ông biết là ông phải làm việc ở California.
Lẽ dĩ hiên, Otogawa là một người vô cùng sâu sắc.
Khi bạn nhìn lại nghề nghiệp của Job, rất dễ nhận ra sự ảnh hưởng của thiền như thế nào. Trong hơn 1,300 năm, thiền đã thấm nhuần trong những người tu tập giúp tăng cường sự can đảm, kiên quyết, và nghiêm ngặt cũng như sự đơn giản đến không ngờ.
Hãy nhìn vào các sản phẩm của Apple sẽ thấy sự đơn giản đến điên cuồng.
Thiền hiện diện khắp mọi nơi trong các thiết kế của công ty.
Hãy nhìn và sự tiến hóa của con chuột.
Đây là sản phẩm thiết kế công nghệ gần như là vòng tròn vẽ tay, hình ảnh cơ bản nhất trong nghệ thuật thiền.
WikimediaAn enso by Sengai Gibon, một thiền sư người Nhật và là một nghệ sĩ năng động ở thế kỷ thứ 19.
Tuy nhiên, thiền không phải chỉ là thứ đã đưa đến thẩm mỹ mà Jobs mong muốn mà nó giúp ông định hình trong việc hiểu khách hàng của mình muốn gì. Ông đã rất nổi tiếng khi nói rằng vai trò của ông không phải là đưa những gì người khác cần mà đưa họ những gì họ không hề biết mình cần.
“Thay vì dựa vào các nghiên cứu của thị trường, Jobs đã miệt mài dựa vào mình với một sự đồng cảm – trực giác về mong ước của khách hàng mình.” Isaacson nói.
Vậy cách gì là nhanh nhất để rèn luyện sự đồng cảm của bạn đi vào cơ bắp” Hàng thế kỷ qua những người tu tập và cũng như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đó chính là thiền.
Khi bạn nghĩ về điều này, sẽ rất dễ dàng nhận ra rằng với Jobs, việc phát triển kinh doanh và nuôi dưỡng nhận thức của ông không hề trái ngược nhau.
Khi ông mất, tờ báo New York Times đã làm khuấy động khi trích dẫn một câu nói về những gì ông đã làm cho xã hội “Bạn đã chạm vào thế giới xấu nhất của công nghệ và làm cho nó đẹp hơn
Chúng ta có thể cảm ơn thời gian ở Ấn Độ và thiền đã tạo nên sự đơn giản vô cùng ngoạn mục và tuyệt đẹp – người đã tạo nên cuộc cách mạng về thiết kế.
Ngọc Hằng dịch
Theo Businessinsider.com
http://linhsonphatgiao.com/11/1/2015/phat-giao-da-thay-doi-cuoc-doi-cua-steve-jobs-va-cong-nghe-the-gioi-nhu-the-nao.html