;
Kể từ khi đạo Phật du nhập vào nước ta từ đầu thế kỷ thứ nhất đến nay, Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc trong tiến trình dựng nước, giữ nước, mở nước. Trong tinh thần hộ quốc an dân, trụ tích trấn vương kỳ, tiếp nối dòng chảy của lịch sử.
Theo huyền sử Phật giáo đất Tổ có mặt rất sớm thông qua hình ảnh Tiên Dung – Chử Đồng Tử người Phật tử đầu tiên đất Việt. Qua nhiều biến cố lịch sử cũng như sự biến thiên của thời gian Phật giáo Phú Thọ đã vắng đi người thích tử; các ngôi chùa, ngôi đền trở thành hợp tác xã. Hòa bình lập lại, cuộc sống ấm no mọi người quay lại với nền tảng tâm linh từ đó các ngôi chùa bắt đầu được phục dựng với tâm huyết của những vị tiền bối làm nền tảng cho Phật giáo Phú Thọ được phát triển rực rỡ như hôm nay.
Tham dự chứng buổi lễ có: HT. Thích Thiện Pháp - PCT thường trực HĐTS, Trưởng ban Tăng sự TW GHPGVN; HT. Thích Thanh Nhiễu - PCT thường trực HĐTS TW GHPGVN; HT. Thích Gia Quang - PCT HĐTS, Trưởng ban Thông tin Truyền thông TW GHPGVN; HT. Thích Bảo Nghiêm - PCT HĐTS, Trưởng ban Hoằng pháp TW GHPGVN; HT. Thích Quảng Tùng - PCT HĐTS, Trưởng ban Từ thiện Xã hội TW GHPGVN; TT. Thích Thanh Quyết - PCT HĐTS, trưởng ban Giáo dục Phật giáo TW GHPGVN; TT. Thích Quảng Hà - PCT HĐTS, phó Thường trực ban kiểm soát TW GHPGVN; TT. Thích Đức Thiện - PCT kiêm tổng thư ký HĐTS TW GHPGVN; HT. Thích Thanh Điện - phó tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng I TW GHPGVN; HT. Thích Thanh Chính - UV thường trực HĐTS TW GHPGVN phó ban thường trực GHPGVN tp.Hà Nội; HT Thích Thanh Đạt - UV Thư ký HĐTS TW GHPGVN; HT. Thích Danh Lung - UV Thư ký HĐTS TW GHPGVN; TT. Thích Thanh Tuấn - UV thường trực, phó chánh VP I TW GHPGVN; TT. Thích Minh Nghiêm - UV thường trực HĐTS TW GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Phú Thọ, cùng Chư tôn đức Văn phòng I, Văn phòng II TW GHPGVN, Phân ban đặc trách Ni giới TW, chư tôn đức Tăng Ni thường trực BTS cùng 12 BTS GHPGVN các huyện thành thị; Tăng Ni, Phật tử các chùa trong và ngoài tỉnh Phú Thọ.
Về phía quan khách có ông Hà Ngọc Anh - Phó ban Dân vận TW; Ông Bùi Thanh Hà - Phó trưởng ban Thường trực Ban Tôn giáo chính phủ; Ông Ngyễn Tiến Trọng - Cục phó cục PA 88 bộ Công an; GS-TS. Tạ Ngọc Tuấn - PCT hội đồng lý luận TW; GS-TS. Nguyễn Kim Sơn - Phó Giám đốc trường Đại học Quốc gia Hà Nội; GS-TS. Nguyễn Ta Nhí; Đại sứ Nguyễn Anh Thơ - PCT thường trực hội Hữu nghị Việt Trung; GS-TS Nguyễn Thiện Phú; GS-TS. Trịnh Khắc Mạnh - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán nôm; đại diện Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ, các sở ban nghành tỉnh Phú Thọ.
Ông Nguyễn Hữu Điền - Nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Thọ; Ông Ngô Đức Vượng - Nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Thọ; Ông Nguyễn Doãn Khánh: Nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Thọ; Ông Trần Nho - Nguyên PCT UBND tỉnh Phú Thọ; Bà Nguyễn Thị Kim Hải - Nguyên PCT UBND tỉnh Phú Thọ cùng các ông bà nguyên lãnh đạo tỉnh Phú Thọ qua các thời kỳ và đại diện phái đoàn Tỉnh ủy- HĐND- UBND- UBMTTQ các sở ban ngành tỉnh Phú Thọ, huyện Phù Ninh, xã sở tại.
Sau phần văn nghệ cúng dường của anh chị em nghệ sĩ Phật tử thành phố Việt Trì. Đúng 08 giờ 30 phút, buổi lễ chính thức bắt đầu với tiếng niệm Phật cầu gia bị của hơn 8.000 Phật tử đã làm vang động núi đồi, cùng sự trang nghiêm hùng tráng của hội chúng.
TT. Thích Minh Nghiêm - UV Thường trực HĐTS TW GHPGVN, trưởng BTS GHPGVN tỉnh Phú Thọ,Trưởng BTC đại lễ đã tuyên đọc diễn văn khai mạc. TT. Gởi lời tri ân đến với TW GHPGVN, quý cấp lãnh đạo chính quyền các tập thể cá nhân đã đồng hành cùng mọi công tác Phật sự tại tỉnh Phú Thọ tạo thiện duyên trong sự nghiệp hoằng dương chánh pháp, giáo dục đào tạo tăng tài được thuận duyên.
TT đã nhấn mạnh tầm quang trọng của Trung tâm Phật giáo Hùng Vương nơi đất tổ, Phú Thọ là vùng đất linh thiêng nơi vua Hùng dựng nước, Chư vị tổ sư, những vị thầy tâm linh đã khai sơn phá thạch dựng nên những ngôi già lam. Để hôm nay tại nơi này trong mối tương quan ấy việc xây dựng trung tâm Phật giáo Hùng Vương là một trong những nội dung Chư tôn đức giáo phẩm đặt lên hàng đầu. với mục đích kế thừa phát huy truyền thống của các vị tiền bối, bồi đắp nền tảng vững chắc cho Phật giáo Phú Thọ phát triển sau này.
Nhân đại lễ hôm nay với sự gia tâm chú nguyện của Chư tôn đức giáo phẩm ban tổ chức đã tổ chức rót đồng đúc đại hồng chung làm pháp bảo cho Trung tâm, hy vọng rằng nhạc khí nhờ bát âm hòa điệu còn đạo tâm thì nhờ âm thanh mà phát khởi, thiền lâm lấy tiếng chuông để cảnh tỉnh sáu thời.
Phật giáo Phú Thọ phát triển đến nay chính từ sự cống hiến hết mình trong công cuộc hoằng pháp lợi sanh của chư tôn đức kỳ túc tăng già đã được HĐTS TW GHPGVN ghi nhận tại đại hội Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VIII và có giáo chỉ tấn phong giáo phẩm.
ĐĐ. Thích Đạo Ngộ đã tuyên đọc Quyết định cho phép xây dựng của tỉnh Phú Thọ
TT. Thích Minh Thuận - UV HĐTS TW GHPGVN, phó thường trực BTS GHPGVN tỉnh Phú Thọ - phó Thường trực BTC đại lễ đã báo cáo kế hoạch xây dựng trụ sở, tại địa bàn xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh. Cụ thể, UBND tỉnh giao 37.900 m² đất tại núi Bằng Lớn, xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh cho GHPGVN tỉnh Phú Thọ. Theo đó, ngày 15/12/2015, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã có Tờ trình số: 61/TTr-BTST gửi UBND tỉnh Phú Thọ về việc đề nghị cho đổi tên dự án xây dựng trụ sở Phật giáo Phú Thọ thành dự án xây dựng Trung tâm Phật giáo Hùng Vương và chấp thuận quy mô đầu tư xây dựng dự án Trung tâm Phật giáo Hùng Vương.
Ngày 24/5/2016, tỉnh ủy Phú Thọ đã có văn bản số: 226-CV/TU và ngày 01/7/2016, UBND tỉnh Phú Thọ có Văn bản số: 2657/UBND-KGVX về việc đồng ý cho Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Phú Thọ lập dự án xây dựng Trung tâm Phật giáo Hùng Vương tại khu núi Bằng Lớn, xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh.
Các hạng mục chính của dự án bao gồm:
- Cổng Tam quan: Cổng chính 2 tầng, rộng 5,8m, chồng diêm 2 tầng; chiều cao nóc cổng chính 18,5m; 2 cổng bên rộng 3,2m; chiều cao nóc cổng bên 11,5m.
- Hai lầu chuông, lầu trống: kiến trúc dạng chồng diêm 2 tầng mái; diện tích nền 92,65m²; chiều cao công trình 11,5m.
- Tam Bảo: kiến trúc chồng diêm mái; nhà 4 tầng (tầng 1: phục vụ hoạt động hành chính. Tầng 2, tầng 3: làm hội trường; tầng 4 là tòa Phật điện làm bằng gỗ); diện tích nền: 2.341,4m²; chiều cao công trình 21m.
- Nhà Tổ: xây 2 tầng, diện tích nền 347,76m²; chiều cao công trình 12m.
- Nhà khách: xây 2 tầng; diện tích nền 347,76m²; chiều cao công trình 12m.
- Ký túc xá Tăng Ni: gồm 02 nhà 4 tầng.
- Tượng Phật Di Đà: cao 45m, trong đó phần đế 3 tầng; chiều cao chân đế: 10,8m; phần tượng Phật: 12 tầng, kết cấu khung bê tông cốt thép.
- Bảo tàng Phật giáo: kiến trúc chồng diêm mái; kết cấu khung chịu lực BTCT, mái BTCT dán ngói mũi hài; diện tích nền: 985,68m²; chiều cao công trình: 9,5m.
- Nhà lưu trú cho Phật tử: xây 1 tầng, kết cấu khung chịu lực BTCT, mái BTCT dán ngói mũi hài; diện tích nền: 317,47m²; chiều cao công trình: 7,3m.
- Nhà bảo vệ: kết cấu khung chịu lực BTCT, mái BTCT dán ngói mũi hài; Diện tích nền: 118,8m²; chiều cao công trình: 7,7m; nền lát gạch gốm nâu đỏ 400x400.
- Cổng nội viện; cây xanh, vườn tháp: được thiết kế đồng bộ theo công trình.
Tổng mức đầu tư (tạm tính): 150.000.000.000 đồng (150 tỷ đồng); trong đó ngôi chính điện khoảng 50 tỷ đồng; đại Phật tượng khoảng 50 tỷ đồng; Đại hồng chung: 9,5 tỷ đồng; các hạng mục khác: 40,5 tỷ đồng. Vốn tự nguyện công đức của đồng bào Phật tử, nhân dân và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.
Nhân buổi lễ này TT. Thích Thanh Tuấn - UV thường trực, phó chánh VP I TW GHPGVN đã cung tuyên Quyết định của HĐTS tấn phong giáo phẩm cho 3 đại đức lên Thượng tọa (Thượng tọa Thích Minh Đức, Thượng tọa Thích Minh Nghiêm, Thượng tọa Thích Minh Thuận), 2 sư cô lên Ni Sư (Ni sư Thích Đàm Nhã, Ni sư Thích Đàm Phượng). Chư tôn đức đã được HT. Thích Thiện Pháp trao giáo chỉ tấn phong trong niềm hỷ lạc của toàn thể hội chúng.
Ông Bùi Thanh Hà - Phó trưởng ban Thường trực Ban Tôn giáo Chính phủ đã có lời phát biểu chúc mừng đại lễ cũng như tập thể BTS cùng cá nhân các vị chức sắc được tấn phong trong đại hội đại biểu Phật giáo nhiệm kỳ VIII. Ông cũng ghi nhận những đóng góp của Phật giáo Phú Thọ trong thời gian qua.
BTC đã được đón nhận những lẵng hoa tươi thắm của các vị đại biểu khách quý gởi đến chúc mừng đại lễ.
Cuối cùng là lễ gia trì theo nghi thức truyền thống cho phần rót đồng đúc đại hồng chung nặng 21 tấn cao hơn 7 mét đây không chỉ là một dấu ấn nhân ngày đại lễ mà còn là một pháp bảo để lưu dấu trấn giữ thiền môn.