;
Thiền sư Thích Nhất Hạnh được tạc tượng tại Oakland
Thiền sư Thích Nhất Hạnh hướng dẫn tu tập tại trụ sở Google
Những câu nói của thiền sư Thích Nhất Hạnh giúp bạn sống hạnh phúc hơn
Ngày 11 tháng 10 tôi bay từ Việt Nam đi Đức để làm diễn giả về chủ đề “Việt Nam – những thách thức và cơ hội” đúng sinh nhật thầy Thích Nhất Hạnh. Những ai tu hập hay biết về Thầy đều rõ rằng, ngày sinh ra đời được gọi là ngày tiếp nối, tức mình từ 1 kiếp khác tiếp nối về kiếp này. Cũng như ngày qua đời mà người thường gọi là chết, cũng là ngày tiếp nối, tức chúng ta lại tiếp tục hành trình của mình về 1 kiếp khác, nếu như tu chưa đắc đạo, chưa giải thoát khỏi sinh từ luân hồi.
Đối với tôi, từ “tiếp nối” còn được hiểu rằng, tôi (và chúng ta) đang tiếp nối sự nghiệp tu tập và hoằng pháp của thầy Nhất Hạnh (cũng như các vị thầy khác). Đạo Phật rất cần sự tiếp nối, rất cần sự truyền thừa.
Trước khi bay vài ngày tôi nhận được tin thầy Thích Nhất Hạnh sẽ nhận được giải thưởng Hòa Bình Thế Giới Pacem in Terris, một tin vui cho bất cứ người con đất Việt nào. Bởi thầy là người Việt, gốc Việt đầu tiên được nhận giải thưởng cao quý này. Niềm vui trong tôi và các bạn bè, đồng nghiệp tại công ty sách Thái Hà và các học trò lan tỏa và truyền đi rất nhanh. Thực sự là hạnh phúc và tự hào. Nhất là nếu bạn là Phật tử thì niềm vui đó tăng lên gấp bội.
Quay lại lịch sử của giải thưởng ta sẽ thấy rằng đây là giải của Thiên Chúa giáo trao hàng năm. Lần đầu tiên giải “Hòa bình thế giới Pacem in Terris” được trao vào năm 1964 do đích danh đức Giáo Hoàng John XXIII đề xướng. Đọc lại ta sẽ thấy rằng tiêu chuẩn người nhận giải được ghi rất rõ: “Đây là giải thưởng vinh danh các nhân vật tạo được những thành tựu về Hòa Bình, Công Lý không chỉ riêng cho đất nước của họ mà cho toàn thế giới.” ("To honor a person for their achievements in Peace and Justice, not only in their country but in the world).
Một thông tin nữa mà có thể bạn không biết, rằng đã có 6 trong 42 người đạt giải thưởng Pacem in Terris nhận được giải Nobel Hòa Bình như Martin Luther King, Mẹ Teresa,… trong những năm vừa qua.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong một khóa tu (năm 2013) tại Làng Mai - Thái Lan.
Ngày 31 tháng 10 tới, đúng ngày tôi có mặt tại Làng Mai Pháp thì giải thưởng Pacem in Terris sẽ được tổ chức. Theo tôi được biết thì sự kiện trọng đại và ý nghĩa này diễn ra đúng 50 năm ngày mục sư Martin Luther King được vinh dự nhận giải thưởng này. Như chúng ta đã biết, hai nhà lãnh đạo tôn giáo, mục sư Martin Luther King và thiền sư Thích Nhất Hạnh, đã nhiều lần hội kiến với nhau tại Mỹ để chia sẻ các suy nghĩ, kế hoạch, cùng tìm kiếm một giải pháp hòa bình với tinh thần đấu tranh bất bạo động cho hoà bình và công lý. Những hoạt động của 2 người bạn lớn này đã có tầm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chính trị vào những năm cuối thập niên 1960.
Một sự kiện rất quan trọng và đáng nhớ là đầu năm 1967, trong bài phát biểu nổi tiếng của mình tại nhà thờ Riverside, thành phố New York, mục sư King đã đề cử thiền sư Thích Nhất Hạnh cho giải Nobel Hòa bình và đã gọi Thầy là một tông đồ của hòa bình và bất bạo động.
Trong những ngày vừa qua tôi may mắn có mặt tại Học viện Ứng dụng Phật giáo Châu Âu (European Institute of Applied Buddhism EIAB) và cảm nhận rất rõ những công lao hoằng pháp của Thầy. Các khóa tu tập của người phương tây do người Việt đảm nhận liên tục diễn ra. Tôi vô cùng vui khi thấy các học trò còn rất trẻ của thầy Thích Nhất Hạnh người Việt Nam hướng dẫn tu tập cho các bạn người châu Âu. Tôi hòa mình cùng các bạn Pháp, Bỉ, Thuy Sỹ,… trong thế giới của những người con Phật để thực tập chánh niệm. Vừa bình an và thân thương. Vừa ý nghĩa vừa thực tế. Vừa quan trọng vừa giản dị….
Cá nhân tôi rất thích tinh thần đạo phật dấn thân của thầy Nhất Hạnh. Người tu không chỉ hết long tu cho mình mà còn có tinh thần phụng sự xã hội, cần hướng đến những chúng sinh còn chìm đắm trong khổ đau và đang cần giúp đỡ. Tôi luôn nhớ về trường Thanh niên phụng sự xã hội do Thầy lập ra. Tôi luôn rất tâm đắc với tinh thần rộng mở và ứng dụng cao trong thiền của Thầy. Tôi đặc biệt thích cách Thầy đã và đang mang tinh thần Đạo Phật đế với tất cả mọi chúng sinh, không phân biệt tôn giáo. Thật tuyệt vời.
Nhân dịp thầy Thích Nhất Hạnh được nhận giải thưởng cao quý Hòa Bình Thế Giới Pacem in Terris, tôi nhớ rằng mình đã đọc trên hãng thông tấn AP rằng thiền sư Nhất Hạnh được đánh giá là nhân vật lãnh đạo Phật giáo có tầm ảnh hưởng lớn thứ hai tại Phương Tây, chỉ sau đức Đạt Lai Lạt Ma. Niềm vui của người Việt là ở đây. Hạnh phúc của nước Nam là ở đây. Thật mà.
Tôi biết rằng, không chỉ có tôi mà hàng triệu người con lạc cháu rồng đang và sẽ rất hạnh phúc với sự kiện giải thưởng Pacem in Terris Thiên Chúa Giáo quyết định vinh danh giải thưởng Hoà Bình và Tự Do Thế Giới - The Pacem in Terris Peace and Freedom Award cho một thiền sư Phật giáo Việt Nam là một biểu tượng tôn giáo rất quan trọng, dung như tinh thần của thầy Nhất Hạnh đã và đang cùng các học trò của mình phụng sự liên tôn giáo, cho mọ tôn giáo, không phân biệt tôn giáo.
Tôi đang ngồi ở sân bay Milan và chuẩn bị bay đi Paris. Tôi rất tin rằng sự kiện này sẽ được Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như các Phật tử trong và ngoài nước đón nhận mạnh mẽ. Tôi nghĩ rằng, tại rất nhiều nơi trên đất nước Việt Nam và trên toàn thế giới sẽ cùng đón nhận sự kiện ý nghĩa này Đây là một minh chứng hung hồn và lớn lao về sự đoàn kết và thân thiết giữa hai tôn giáo lớn là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Không chỉ mỗi người con đất Việt mà mọi công dân toàn cầu cần nhìn về sự kiện này như một sự tiếp cận, giao thoa giữa các tôn giáo trên toàn cầu. Tôn giáo làm cho chúng ta gần nhau hơn, yêu thương nhau hơn, mang đến cho nhau nhiều niềm vui hơn. Thât mà.
Là người lo công tác xuất bản sách, nhất là được mệnh danh là “Tiến sỹ văn hóa đọc” tôi luôn coi mỗi con người là 1 cuốn sách, mỗi cuộc đời là một cuốn sách, mỗi công ty là 1 cuốn sách và Làng Mai cũng là cuốn sách tuyệt vời. Trang sách cũng hay và nếu mỗi trang sách đều hay thì chúng ta có 1 cuốn sách tuyệt vời. Những trang sách do thầy Thịch Nhất Hạnh viết gần 90 năm nay thật là đẹp. Trang sách của ngày 31 tháng 10 chắc chắn là 1 trong những trang sách đẹp nhất, ít nhất là từ góc độ của cá nhân tôi, một học trò học Thầy đúng 10 năm nay.
Giải thưởng cao quý Hòa Bình Thế Giới Pacem in Terris là một nhịp cầu tuyệt vời không chỉ kết nối các tốn giáo mà còn kết nối người Việt chúng ta giữa trong nước với nước ngoài, giữa Bắc tông với Nam tông, giữa Thiền, Tịnh và Mật tông. Tôi còn cho rằng đây là nhịp cầu của hiểu và thương, nhịp cầu của tương trợ và bác ái, của quá khứ và tương lai. Thầy Thích Nhất Hạnh đã tiên phong xuất khẩu Phật giáo sang phương tây, bắc nhịp cầu tâm linh Đông – Tây và hiện nay các học trò tại Pháp, Đức, Mỹ, Thái Lan, Hồng Kông, Việt Nam và rất nhiều quốc gia, nhiều dân tộc đang nối tiếp những nhịp cầu. Đúng như trong cuốn sách quý “Khi nào chim sắt bay” của ni sư Ayya Khema có viết rằng khi nào chim sắt biết bay, khi nào ngựa chạy trên 4 bánh xe thì khi đó đạo Phật sẽ lan tỏa tại phương tây.
Tôi đang ngồi chờ tại sân bay Linate của thành phố tráng lệ Milan với tâm trạng bình an và hạnh phúc lạ thường. Sau hơn 2 tiếng nữa tôi sẽ đến Paria sau hành trình từ Frakfurt đến Cologne đến Rome đến Vince,… Tôi cũng đang học theo thầy làm cầu nối mang phương đông đến phương tây theo cách khác, nhưng vẫn vơi tinh thần phụng sự, phụng sự như những học trò, như những tăng thân của Làng Mai, như những Phật tử người Việt Nam.
Thật tuyệt vời rằng sau những cuốn sách như “Gieo trồng hạnh phúc”, “Muốn an được an”, “Con đường chuyển hóa” tôi và công ty sách Thái Hà vừa mới xuất bản cuốn “Tay thầy trong tay con” mừng sinh nhật thầy Thích Nhất Hạnh và mừng sự kiện lớn của giải thưởng cao quý Hòa Bình Thế Giới Pacem in Terris. Trước khi rời Việt Nam bay đi Frankfurt tôi cũng đã kịp viết lời giới thiệu cho cuốn sách thứ 5 “Thiền sư Khương Tăng Hội”. Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người tiếp nối tuyệt vời của thiền sư Khương Tăng Hội. Chúng ta, những phât tử tại gia và xuất gia lại đang tiếp nối những gì thầy Thích Nhất Hạnh đang làm. Cứ thế và tiếp nối.
Ở sân bay châu Âu mà tôi thấy ấm áp vô cùng. Nghe thông báo rằng ở Paris, nơi sẽ hạ cánh, nhiệt độ là 7 độ C nhưng tôi thấy ấm áp lắm. Có lẽ bởi tâm tôi đang chào đón sự kiện quan trọng của giải thưởng cao quý Hòa Bình Thế Giới Pacem in Terris. Cũng bởi, tay thầy trong tay con và tay con vẫn đang trong tay thầy.
Milan, Italy 29/10/2015
TS Nguyễn Mạnh Hùng
Phạm Hùng Dũng
Xin mạo muội có vài lời: 1. Đây không phải là giải thưởng do ĐGH John XXIII đề xướng. Năm 1963, ĐGH ra một tông thư mang tên Pacem in Terris (tạm viết tắt là PIT - Bình an dưới thế). Sau đó để hưởng ứng tông thư, giáo phận Davenport (Iowa, Hoa Kỳ) mới đặt ra giải thưởng mang tên của tông thư. Do đó, qui mô giải thưởng chỉ ở cấp Giáo phận (dưới quyền của Giáo Hội Công giáo Hoa Kỳ), chứ không phải của Giáo Hội Công giáo toàn cầu. Dịch là giải Hòa Bình Thế Giới cũng dễ gây ngộ nhận là giải ở tầm thế giới. 2. Có 6 người được trao giải thưởng Pacem in Terris, "cũng " được trao giải Nobel Hòa Bình. Thực ra, ngoài Mẹ Teresa (PIT-1976, Nobel HB-1979), các vị khác đều được trao giải Nobel Hòa Bình trước, về sau mới được vinh danh với giải PIT này.
Thích 3 Trả lời 10/31/2015 11:03:28 AM