;
Bấy giờ có Gia chủ Anāthapiṇḍika đi đến Thế Tôn, ... Thế Tôn nói với Gia chủ Anāthapiṇḍika đang ngồi xuống một bên:
- Này Gia chủ, khi nào vị Thánh đệ tử làm cho lắng dịu năm sợ hãi hận thù, thành tựu bốn chi phần Dự lưu, khéo thấy, khéo thể nhập thánh lý với trí tuệ; nếu vị ấy muốn, có thể tự trả lời về mình rằng: “Ta đã đoạn tận địa ngục; ta đã đoạn tận bàng sinh; ta đã đoạn tận ngạ quỷ; Ta đã đoạn tận các cõi dữ, ác thú, đọa xứ; ta đã chứng Dự lưu, không còn bị đọa lạc, quyết chắc chứng đạt cứu cánh giác ngộ.”
Thế nào là năm sợ hãi hận thù được làm cho lắng dịu?
(1) Này Gia chủ, sát sinh, do duyên sát sinh tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong hiện tại, tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Người từ bỏ sát sinh, không tạo ra sợ hãi hận thù trong hiện tại, không tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong tương lai, không khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Người từ bỏ sát sinh, làm lắng dịu sợ hãi hận thù này.
(2) ... lấy của không cho...
(3) ... tà hạnh trong các dục...
(4) ... nói láo...
(5) ... đắm say trong rượu men, rượu nấu; do duyên đắm say trong rượu men, rượu nấu, tạo ra sợ hãi hận ngay trong hiện tại, tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, khiến cảm thọ khổ ưu về tâm. Người từ bỏ đắm say trong rượu men, rượu nấu, không tạo ra sợ hãi thù hận ngay hiện tại, không tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, không khiến cảm thọ khổ ưu về tâm. Với người từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu, như vậy sợ hãi hận thù này được lắng dịu.
Năm sợ hãi hận thù này được lắng dịu.
Thế nào là thành tựu bốn Dự lưu phần?
(1) Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với đức Phật: “Ðây là Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”.
(2) Vị ấy thành tựu tịnh tín bất động đối với Pháp: “Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu”.
(3) Vị ấy thành tựu tịnh tín bất động đối với chúng Tăng: “Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Ứng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Chân chính hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được đảnh lễ, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời.”
(4) Vị ấy thành tựu với những giới được các bậc Thánh ái kính, không bị phá hủy, không bị bể vụn, không bị điểm chấm, không bị uế nhiễm, đưa đến giải thoát, được bậc trí tán thán, không bị chấp trước, đưa đến Thiền định.
Ðây là thành tựu bốn chi phần Dự lưu này.
Thế nào là Thánh lý được khéo thấy, khéo thể nhập với trí tuệ?
Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử quán sát như sau: “Do cái này có, cái kia có. Do cái này sinh, cái kia sinh. Do cái này không có, cái kia không có. Do cái này diệt, cái kia diệt. Tức là do duyên vô minh, có các hành. Do duyên các hành có thức. Do duyên thức có danh sắc. Do duyên danh sắc có sáu nhập. Do duyên sáu nhập có xúc. Do duyên xúc có thọ. Do duyên thọ có ái. Do duyên ái có thủ. Do duyên thủ có hữu. Do duyên hữu có sinh. Do duyên sinh có già, chết, sầu, bi, khổ, ưu não. Như vậy, là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.
Do vô minh diệt không có dư tàn, nên các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu nhập diệt. Do sáu nhập diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sinh diệt. Do sinh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu não diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này diệt. Ðây là Thánh lý được khéo thấy và khéo thể nhập với trí tuệ.”
Này Gia chủ, khi nào với vị Thánh đệ tử, năm sợ hãi hận thù này được lắng dịu, bốn Dự lưu phần này được thành tựu, và Thánh lý này được khéo thấy và khéo thể nhập với trí tuệ, nếu muốn, vị ấy có thể tự mình trả lời về mình rằng: “Ta đã đoạn tận địa ngục; ta đã đoạn tận bàng sinh; ta đã đoạn tận ngạ quỷ; ta đã đoạn tận cõi dữ, ác thú, đọa xứ; ta đã chứng được Dự lưu, không còn bị đọa lạc, quyết chắc chứng đạt cứu cánh giác ngộ.”
Tiến trình tu tập
* * *
AN 10.92 - ENMITY (translated by Bhikkhu Bodhi)
Then the householder Anāthapiṇḍika approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then said to him:
“Householder, when a noble disciple has eliminated five perils and enmities, possesses the four factors of stream-entry, and has clearly seen and thoroughly penetrated with wisdom the noble method, he might, if he so wished, declare of himself:
‘I am one finished with hell, the animal realm, and the sphere of afflicted spirits; finished with the plane of misery, the bad destination, the lower world; I am a stream-enterer, no longer subject to [rebirth in] the lower world, fixed in destiny, heading for enlightenment.’
“What are the five perils and enmities that have been eliminated?
(1) Householder, one who destroys life, with the destruction of life as condition, creates peril and enmity pertaining to the present life and peril and enmity pertaining to future lives, and he also experiences mental pain and dejection. One who abstains from the destruction of life does not create such peril and enmity pertaining to the present life or such peril and enmity pertaining to future lives, nor does he experience mental pain and dejection. For one who abstains from the destruction of life, that peril and enmity has thus been eliminated.
(2) “One who takes what is not given ...
(3) One who engages in sexual misconduct ...
(4) One who speaks falsely ...
(5) One who indulges in liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness, with indulgence in liquor, wine, and intoxicants as condition, creates peril and enmity pertaining to the present life and peril and enmity pertaining to future lives, and he also experiences mental pain and dejection. One who abstains from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness, does not create such peril and enmity pertaining to the present life or such peril and enmity pertaining to future lives, nor does he experience mental pain and dejection. For one who abstains from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness, that peril and enmity has thus been eliminated.
“These are the five perils and enmities that have been eliminated.
“And what are the four factors of stream-entry that he possesses?
(1) Here, householder, a noble disciple possesses unwavering confidence in the Buddha thus: ‘The Blessed One is an arahant, perfectly enlightened, accomplished in true knowledge and conduct, fortunate, knower of the world, unsurpassed trainer of persons to be tamed, teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One.’
(2) He possesses unwavering confidence in the Dhamma thus: ‘The Dhamma is well expounded by the Blessed One, directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise.’
(3) He possesses unwavering confidence in the Saṅgha thus: ‘The Saṅgha of the Blessed One’s disciples is practicing the good way, practicing the straight way, practicing the true way, practicing the proper way; that is, the four pairs of persons, the eight types of individuals—this Saṅgha of the Blessed One’s disciples is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, the unsurpassed field of merit for the world.’
(4) He possesses the virtuous behavior loved by the noble ones, unbroken, flawless, unblemished, unblotched, freeing, praised by the wise, ungrasped, leading to concentration. These are the four factors of stream-entry that he possesses.
“And what is the noble method that he has clearly seen and thoroughly penetrated with wisdom?
Here, householder, the noble disciple reflects thus: ‘When this exists, that comes to be; with the arising of this, that arises. When this does not exist, that does not come to be; with the cessation of this, that ceases. That is, with ignorance as condition, volitional activities [come to be]; with volitional activities as condition, consciousness; with consciousness as condition, name-and-form; with name-and-form as condition, the six sense bases; with the six sense bases as condition, contact; with contact as condition, feeling; with feeling as condition, craving; with craving as condition, clinging; with clinging as condition, existence; with existence as condition, birth; with birth as condition, old age and death, sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish come to be. Such is the origin of this whole mass of suffering.
“‘But with the remainderless fading away and cessation of ignorance comes cessation of volitional activities; with the cessation of volitional activities, cessation of consciousness; with the cessation of consciousness, cessation of name-and-form; with the cessation of name-and-form, cessation of the six sense bases; with the cessation of the six sense bases, cessation of contact; with the cessation of contact, cessation of feeling; with the cessation of feeling, cessation of craving; with the cessation of craving, cessation of clinging; with the cessation of clinging, cessation of existence; with the cessation of existence, cessation of birth; with the cessation of birth, old age and death, sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish cease. Such is the cessation of this whole mass of suffering.’
“This is the noble method that he has clearly seen and thoroughly penetrated with wisdom.
“Householder, when a noble disciple has eliminated these five perils and enmities, and he possesses these four factors of stream-entry, and he has clearly seen and thoroughly penetrated with wisdom this noble method, he might, if he so wished, declare of himself: ‘I am one finished with hell, the animal realm, and the sphere of afflicted spirits; finished with the plane of misery, the bad destination, the lower world; I am a stream-enterer, no longer subject to [rebirth in] the lower world, fixed in destiny, heading for enlightenment.’”
*
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch (Bình Anson hiệu đính)